K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 5 2019

Cách thực hiện để làm tăng vốn từ về số lượng của cá nhân

- Quan sát, lắng nghe tiếng nói hằng ngày của những người xung quanh

- Đọc sách báo nhất là các tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà văn nổi tiếng

- Ghi chép lại từ ngữ mới nghe được vận dụng, tra cứu thêm…

- Tập sử dụng từ ngữ mới trong hoàn cảnh thích hợp

13 tháng 12 2019

Đáp án C

30 tháng 8 2018

Đáp án C 

20 tháng 7 2017

Đáp án A
Khát vọng, niềm tin tất thắng và ý chí giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc Người dặn lại trong bản Di chúc lịch sử: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà” trở thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn cổ vũ đồng bào và chiến sĩ cả nước trong hành trình chiến đấu và chiến thắng.

5 tháng 6 2018

Billy lấy tập tài liệu. 

Nếu Tyler là người nói thật thì Henry đúng là người đã lấy tài liệu. Lúc này, Billy cũng là người nói thật và chỉ có Henry nói dối. Vậy có tới 2 người nói thật,  điều này không phù hợp với dữ kiện được đưa ra. 

Giả sử Billy là người nói thật thì Henry và Tyler phải cùng nói dối. Tuy nhiên, cả hai không thể đồng thời nói dối vì họ nói hai mệnh đề trái ngược nhau.

Vậy trường hợp Henry nói thật, Billy và Tyler nói dối là hợp lý nhất. 

Billy nói "Em không làm việc đó" nhưng đây được xác định là lời nói dối (theo suy luận ở trên). Suy ra, người lấy tập tài liệu là Billy.

Hok tốt !

Billy lấy tập tài liệu. 

Nếu Tyler là người nói thật thì Henry đúng là người đã lấy tài liệu. Lúc này, Billy cũng là người nói thật và chỉ có Henry nói dối. Vậy có tới 2 người nói thật,  điều này không phù hợp với dữ kiện được đưa ra. 

Giả sử Billy là người nói thật thì Henry và Tyler phải cùng nói dối. Tuy nhiên, cả hai không thể đồng thời nói dối vì họ nói hai mệnh đề trái ngược nhau.

Vậy trường hợp Henry nói thật, Billy và Tyler nói dối là hợp lý nhất. 

Billy nói "Em không làm việc đó" nhưng đây được xác định là lời nói dối (theo suy luận ở trên). Suy ra, người lấy tập tài liệu là Billy.

21 tháng 8 2019

Bổ sung các ý còn thiếu:

- Mối quan hệ giữa tài với đức

Trong quá trình rèn luyện cần thể hiện song song, hướng tới sự hoàn thiện cả đức và tài

b, Viết phần dàn ý

MB:

    + Giới thiệu lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, nêu ý nghĩa, nội dung lời dạy đó

TB

- Giải thích câu nói của Bác

    + Khẳng định ý nghĩa, tính đúng đắn của câu nói trong việc rèn luyện, tu dưỡng cá nhân

- Nêu mối quan hệ, phương hướng phấn đấu để thực hiện lời dạy của Bác ( mối quan hệ giữa tài- đức)

- Tầm quan trọng của hai yếu tố tài – đức trong thời kì đất nước hội nhập

KB

- Khẳng định tầm quan trọng của tài và đức.

31 tháng 5 2018

Đáp án

Viết bài văn nghị luận. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu, dẫn dắt, trích dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”- câu nói khẳng định giá trị cơ bản của mỗi con người xoay quanh 2 vấn đề Tài và Đức.

b. Thân bài (9đ)

   - Giải thích (1đ)

      + Tài: Năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và có sáng tạo một công việc gì.

      + Đức: Tư chất tốt đẹp, là phẩm chất và tư cách con người.

Trong một con người, tài và đức luôn phải song hành cùng nhau.

   - Phân tích – chứng minh (6đ):

• Biểu hiện của tài – đức trong mỗi con người:

      + Tài: thể hiện qua năng lực thực hiện hoạt động, công việc nào đó của con người một cách chính xác, xuất sắc. Người có tài là người có khả năng hoàn thành tốt công việc. Người đa tài là người có khả năng làm tốt nhiều việc.

      + Đức: sống đúng với những quy chuẩn đạo đức của con người do xã hội đề ra. Người có đạo đức là người sống lương thiện, ôn hòa, bao dung, vị tha.

      + Người có tài và đức luôn được xã hội trân quý: các vị lương y cứu người, người thầy cô giáo chân chính…

• Mối quan hệ giữa tài và đức:

      + Mối quan hệ biện chứng, bổ sung cho nhau. Một con người hoàn thiện là người hội tụ cả hai yếu tố trên.

      + Người có tài năng nhưng không có đạo đức dễ dẫn tới những hành động và suy nghĩ lệch lạc, có thể gây nguy hại cho cộng đồng.

      + Người có phẩm chất đạo đức tốt nhưng lại không có tài năng thì làm việc cũng khó thành công, ít khả năng đóng góp cho cộng đồng.

      + Trong một con người “tài” và “đức” phải luôn song hành với nhau. “tài”, “đức” không phải ngẫu nhiên mà có, nó phải được vun đắp, trau dồi và phải được giáo dục ngay từ tấm bé để phát triển toàn diện con người.

      + Hồ Chí Minh là minh chứng rõ nét của con người hài hòa 2 mặt tài và đức.

• Bình luận (2đ):

      + Đây là quan niệm hoàn toàn đúng đắn, giáo dục con người tự hoàn thiện mình để trở thành công dân có ích cho xã hội.

      + Mỗi cá nhân cần không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức, trau dồi kiến thức để rèn luyện cả tài lẫn đức.

      + Liên hệ bản thân.

c. Kết bài (0.5đ)

   - Khẳng định lại vai trò của tài và đức, bài học tu dưỡng đạo đức và trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân, cống hiến cho đất nước.

28 tháng 5 2017

- Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Nhà máy dệt kim Vinh mang tên Hoàng Thị Lan- phụ mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Tham dự buổi chiêu đãi có ngài đại sứ và phu nhân

- Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn

- Con chim sắp chết thì kêu tiếng thương

Con người sắp chết thì lời nói phải

- Lúc lâm chung ông cụ còn dặn dò con cháu phải thương yêu nhau.

 

- Mọi cán bộ đều phải thực hiện lời giáo huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

- Con cái cần phải nghe lời dạy bảo của cha mẹ.

23 tháng 3 2021

Để trở thành người có ích cho xã hội, chúng ta cần phải có những phẩm chất nào? Có trí tuệ siêu việt hay là phải có đạo đức tuyệt vời cao cả? Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, những người đang ra sức rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội, Hồ Chủ tịch đã nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng. Cô đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.


 
Cậu nói của Hồ Chủ tịch đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người là tài và đức. Trong ý kiến của Bác, tài chính là tài năng, là kiến thức, là hiểu biết, là kĩ năng kĩ xảo, là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất, đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn, những tình huống phức tạp.

Đức chính là đạo đức, là tư cách tác phong, là lòng nhiệt tình, là những khát vọng chân thiện, mĩ… Người có đức biết tôn trọng và bảo vệ chân lí, dám đấu tranh với sai lầm, sẵn sàng hi sinh quyển lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể.

Xem thêm:  Phân tích “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ
Tài và đức là những phạm trù khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ không thể tách rời. Có tài mà không có đức là người vô dụng, bởi vì tài năng đó không được sử dụng để phục vụ nhân dân mà chỉ để mưu cầu lợi ích cho cá nhân thì cũng trở thành vô ích. Người ta không thể sống một mình, càng không thể tách rời giạ đình, bạn bè, giai cấp, dân tộc và đồng loại.


 
Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng. Người ích kỉ là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác. Nếu có tài, họ cũng chỉ tìm cách sao cho có lợi cho mình. Người có tài mà phản bội Tổ quốc, đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì chẳng những vô dụng mà còn có tội. Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại gây ra cho gia đình và xã hội càng lớn.

Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tàj thì làm việc gì cũng khó. Có đức, tức là có khát vọng hành động, cống hiến vì lợi ích của mọi người nhưng kiến thức ít ỏi và năng lực kém thì những ý định dù tốt đến đâu cũng khó trở thành hiện thực. Tài năng giúp cho con người lao động có hiệu quả. Thiếu tài năng, người ta phải làm việc rất vất vả mà chất lượng công việc lại không cao.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

 
Rõ ràng là giá trị của con người phải bao gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện, đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến. Nhưng trong ý kiến của Hổ Chủ tịch, rõ ràng vị trí của đức được coi là hàng đầu, là yếu tố quyết định. Chính vì thế, thiếu đức con người trở thành vô dụng, thiếu tài người ta làm việc gì cũng khó.

Cách nói của Bác rất giản dị và cụ thể, giúp ta nhận thức đúng đắn hơn về vai trò quan trọng của đức trong phẩm chất của mỗi con người.

Để trở thành công dân hữu ích, chủ nhân xứng đáng của đất nước trong tương lai, ngay từ tuổi học sinh, chúng em phải không ngừng học tập, tu dưỡng. Như vậy mới có đủ đức và tài – tiêu chuẩn của con người mới như Bác Hồ hằng mong ước.


 

23 tháng 3 2021

batngo

 Đầu thế kỉ XX, khi vừa làm xong nhiệm vụ giành độc lập, tự do, dân tộc ta lại phải đối đầu với giặc đói, giặc dốt, trước tình hình ấy, Bác đã dạy: "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Câu nói ngắn gọn này thật có ý nghĩa sâu sắc. Chúng ta thử tìm hiểu kĩ hơn sẽ rút ra được bài học bổ ích cho mình.

 Lời nói của Bác thì luôn luôn giản dị, nhưng ý tưởng của Bác lại vô cùng sâu sắc, không thể nghe qua mà hiểu ngay được. Chúng ta sẽ tìm hiểu từng phần một rồi sẽ tìm hiểu căn cứ sâu xa của lời khuyên này.

   Tài là gì? Đức là gì? Tài là khả năng thực hiện một công việc hoặc sáng tạo một sản phẩm nào đó cho mọi người, có những người có thể thực hiện được những việc khác nhau một cách xuất sắc, ta gọi đó là người "đa tài", có những người làm gì cũng thất bại, thất bại trong mọi lĩnh vực, ta gọi đó là người "bất tài". Bên cạnh khả năng cống hiến cho xã hội, giá trị con người còn được đánh giá qua "đức", tức là những phẩm chất về tâm hồn, tính cách, lối xử sự của một con người trong xã hội. Ví dụ: Một người có những phẩm chất như: nghị lực, trọng danh dự, giữ chữ tín, siêng năng, nhân ái... người ta gọi đó là người có đạo đức tốt. Ngược lại, kẻ nào mang thói biếng nhác, đê hèn, xảo trá, tham lam, độc ác ... ta gọi đó là loại người vô đạo đức. Thế nào là người vô dụng? Người vô dụng là người không giúp ích gì cho xã hội, không mang lại hạnh phúc cho một ai. Con người ấy sống cũng như đã chết, gọi là "sống thừa" trong xã hội. Tại sao Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó?

   Bởi lẽ người ấy có tài mà không đem ra phục vụ nhân dân, đất nước, chỉ lo thu vén cho bản thân. Lòng tham vô đáy, họ đem tài năng phục vự cho riêng bản thân, không phục vụ cho cái chung của tập thể. Vì vậy, có tài mà không có đức có thể dẫn đến hành động xấu, trái đạo đức, phản bội nhân dân Tổ quốc thì chẳng những vô dụng mà còn có tội. Có tài mà kém đạo đức thì tác hại càng lớn, càng đáng phê phán, lên án, vì họ có tài nhưng lại dùng tài năng ấy phục vụ cho những mục đích thấp hèn và như vậy sự tác hại càng to lớn.

Ngược lại, người có đức độ mà thiếu tài năng, theo Bác, làm việc gì cũng khó. Thực vậy, tài năng giúp ta hoàn thành công việc một cách hoàn hảo, đem lại hiệu quả lớn trong sản xuất. Người có đức, muốn phục vụ tốt, nhưng thiếu năng lực thì mọi ý định dù tốt đến mấy cũng khó biến thành hiện thực. Ta thường nghe nói "nhiệt tình cộng ngu dốt ra phá hoại". Bởi lẽ nhiệt tình trong mò mẫm, tìm kiếm mà không nắm khoa học kĩ thuật thì công việc sẽ thất bại. Một học sinh ngoan, có hạnh kiểm tốt nhưng kết quả học tập kém, nhiệm vụ chính của học sinh chưa hoàn thành thì học sinh ấy chưa thể được coi là gương mẫu được. Do vậy, đức là yếu tố quyết định nhất, nhưng không phải là cái chung chung, trừu tượng mà đức phải thể hiện cụ thể trong việc hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, đạt hiệu quả cao. Tài và đức là hai mặt bổ sung chặt chẽ cho nhau. Có cả đức lẫn tài, con người mới trở nên hoàn thiện, hiệu quả công tác mới cao.

   Sở dĩ như vậy. vì trong thanh niên chúng ta không ít những người mải mê học tập mà quên cả rèn luyện tính cách, đạo đức. Ngược lại, có những thanh thiếu niên được uốn nắn kĩ càng về đạo đức nhưng lại kém cỏi về tài năng. Hơn nữa, một người có tài mà không có đức sẽ không biết sử dụng đúng chỗ tài năng của mình. Đôi khi tài năng ấy dùng vào những mục đích ngu xuẩn, độc ác thì thật là nguy hiểm và bất hạnh cho xã hội và dân tộc. Ví dụ: môt kĩ sư hóa học giỏi mà vô đạo đức có thể kết cấu với bọn côn đồ để dùng hóa chất giết người, cướp của, phản bội dân tộc ...

   Ngoài ra, người có tài mà không có đức sẽ thành vô dụng, vì người ấy sẽ bị xã hội xa lánh, ruồng bỏ và cô lập, một con én sẽ không làm nổi mùa xuân.

   Trái lại, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, vì tuy đạo đức người ấyđáng tin cậy nhưng bên cạnh thiện chí, anh ta lại thiếu trình độ, thiếu khả năng chuyên môn hoàn thành công việc một cách xuất sắc. Ví dụ: một giám đốc có nhiều phẩm chất như yêu nước, tận tụy, có tinh thần trách nhiệm ... nhưng lại không có tài điều khiển nhân viên, không đù khả năng kiểm tra công việc của những người kĩ sư dưới quyền ... thì xí nghiệp ấy khó lòng đứng vững, nói gì đến việc mờ rộng hay phát triển. Từ đó người có đức mà bất tài dễ bị coi thưởng, bị mất uy tín ... Chẳng bao lâu sau ông ta sẽ không thuyết phục, không cộng tác, không làm ăn được với ai trong nước, còn hi vọng gì đưa sản phẩm của mình đi xuất khẩu? Một nguy cơ rất dễ xảy ra là khi người chỉ huy không thể kiểm soát được công việc của các nhân viên, những nhân viên có tài mà không có đức dễ dàng làm những việc gian tham, móc ngoặc gây phương hại đến cho xí nghiệp, mang hậu quả nặng nề cho vị chủ quản, không phù hợp với đạo đức và quyền lợi cùa dân tộc, có hại cho mọi người. Người không có đức đôi khi tối mắt vì đồng tiền cám dỗ mà sẵn sàng nhúng tay vào làm điều sai trái, nghĩa là ta đã góp phần hại chính bản thân mình và mọi người. Vì thế, ta cằn hết sức tránh điều trái dù cho là điều trái nhỏ. Nếu ta không tránh, không từ chối thì sẽ bị cám dỗ, mua chuộc, dẫn đến những hậu quả không lường trước được. Thực hiện điều phải thì khó, nhưng làm điều trái thì rất dễ. Những việc sai trái tường chừng như nhỏ bé, không hại gì nhưng nhiều việc sai trái nhỏhợp lại lâu dần thành thói quen. Vì lẽ đó, ta phải giữ ý chí kiên định, phải biết kiềm chế mình và suy nghĩ chín chắn trước khi làm. Có những lúc làm việc xấu mà không biết. Bởi điều trái ấy rất nhỏ nhưng tác hại của nó lại rất lớn. Điều trái luôn mang đến tai họa, không hôm nay thì ngày mai. Chúng ta phải tránh xạ điều trái. "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Lời của Bác dạy là chân lí để thế hệ hôm nay phấn đấu rèn luyện.

Thế nhưng, có những người lại không thấy được điều đó. Họ có những việc làm vô ý thức, thiếu trách nhiệm. Bởi trước khi làm, họ đã không suy nghĩ chín chắn. Việc làm cùa họ luôn mắc phải sai trái, không ít thì nhiều. Những người ấy thật đáng trách. Vì những hành động thiếu sáng suốt của họ dần dần sẽ trở thành thói quen và đưa họ đến con đường tội lỗi. Bên cạnh đó, ta cũng cần phê phán những người thiếụ kiên quyết, không có lập trường, dễ bị người xấu lôi kéo hay bị những ham muôn vật chât cám dỗ. Họ sẽ dễ dàng bị sa ngã. Đôi khi, những người ấy cũng có những sụy nghĩ tốt đẹp nhưng rồi do không có quyết tâm, dễ mềm lòng, họ đã không thể thực hiện được suy nghĩ của mình. Điều ấy thật đáng tiếc! Cho nên, ta cần giúp họ nhận ra cái sai, thấy được điều hay lẽ phải để sửa chữa, khắc phục.

   Qua phần tìm hiểu ý nghĩa và nguyên nhân của lời khuyên trên, chúng ta hẳn thấy rõ tầm quan trọng của tài và đức. Vậy tại sao Bác lại nói đến tài và đức với thanh niên? Không nói, hẳn mọi người cũng đã hiểu mục đích của Bác muốn gởi gắm một lời nhắc nhờ quan trọng với thanh niên trong việc học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật và rèn luyện trau dồi tư cách đạo đức. Lời khuyên của Bác đã nói lên mối tương quan mật thiết giữa tài và đức, nói lên tầm quan trọng không thể thiếu giữa tài và đức trong từng thanh niên. Vậy muốn trau dồi tài và đức, chúng ta phải biết quý trọng tuổi xuân, dành nhiều thời gian cho học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, trau dồi ngôn ngữ nước ngoài ta sẽ có chìa khóa mở cửa thế giới. Trường học sẽ là môi trường thích hợp nhất cho học sinh chúng em rèn luyện những đức tính siêng năng, nhân ái, nghị lực, yêu đồng bào, Tổ quốc và đoàn kết tương thân tương trợ...

   Vậy là tài năng rất quan trọng, rất cần thiết. Xây dựng đất nước mà thiếu người tài thì làm sao giải quyết được biết bao việc khó khăn? Bảo vệ đất nước cũng cần đến người tài. Ta đã từng nghe nhân tài như lá mùa thu, nơi duy ác hiếm người bàn bạc! (Bình Ngô đại cáo). Người vừa có tài, vừa có đức thì thật đáng quý. Họ biết đem tài năng phục vụ lợi ích của dân tộc, đất nước, đem lại những hiệu quả to lớn trên mọi lĩnh vực. Đó là các anh hùng, danh nhân, các nhà khoa học chân chính, các nhà lãnh đạo, quản lí giỏi...

   Tài và đức kết hợp nơi một con người thì con người ắy thật hữu ích cho đất nước.

   Hiểu được tầm quan trọng của tài và đức, em tự nhủ phải cố gắng rèn luyện cả tài và đức để sau này trở thành người có ích cho xã hội, đáp ứng ước mong của cha mẹ và thầy cô, đặc biệt là khỏi phụ tình thương yêu của Bác thể hiện qua lời răn dạy của Người.

Thế nhưng, có những người lại không thấy được điều đó. Họ có những việc làm vô ý thức, thiếu trách nhiệm. Bởi trước khi làm, họ đã không suy nghĩ chín chắn. Việc làm cùa họ luôn mắc phải sai trái, không ít thì nhiều. Những người ấy thật đáng trách. Vì những hành động thiếu sáng suốt của họ dần dần sẽ trở thành thói quen và đưa họ đến con đường tội lỗi. Bên cạnh đó, ta cũng cần phê phán những người thiếụ kiên quyết, không có lập trường, dễ bị người xấu lôi kéo hay bị những ham muôn vật chât cám dỗ. Họ sẽ dễ dàng bị sa ngã. Đôi khi, những người ấy cũng có những sụy nghĩ tốt đẹp nhưng rồi do không có quyết tâm, dễ mềm lòng, họ đã không thể thực hiện được suy nghĩ của mình. Điều ấy thật đáng tiếc! Cho nên, ta cần giúp họ nhận ra cái sai, thấy được điều hay lẽ phải để sửa chữa, khắc phục.

   Qua phần tìm hiểu ý nghĩa và nguyên nhân của lời khuyên trên, chúng ta hẳn thấy rõ tầm quan trọng của tài và đức. Vậy tại sao Bác lại nói đến tài và đức với thanh niên? Không nói, hẳn mọi người cũng đã hiểu mục đích của Bác muốn gởi gắm một lời nhắc nhờ quan trọng với thanh niên trong việc học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật và rèn luyện trau dồi tư cách đạo đức. Lời khuyên của Bác đã nói lên mối tương quan mật thiết giữa tài và đức, nói lên tầm quan trọng không thể thiếu giữa tài và đức trong từng thanh niên. Vậy muốn trau dồi tài và đức, chúng ta phải biết quý trọng tuổi xuân, dành nhiều thời gian cho học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, trau dồi ngôn ngữ nước ngoài ta sẽ có chìa khóa mở cửa thế giới. Trường học sẽ là môi trường thích hợp nhất cho học sinh chúng em rèn luyện những đức tính siêng năng, nhân ái, nghị lực, yêu đồng bào, Tổ quốc và đoàn kết tương thân tương trợ...

   Vậy là tài năng rất quan trọng, rất cần thiết. Xây dựng đất nước mà thiếu người tài thì làm sao giải quyết được biết bao việc khó khăn? Bảo vệ đất nước cũng cần đến người tài. Ta đã từng nghe nhân tài như lá mùa thu, nơi duy ác hiếm người bàn bạc! (Bình Ngô đại cáo). Người vừa có tài, vừa có đức thì thật đáng quý. Họ biết đem tài năng phục vụ lợi ích của dân tộc, đất nước, đem lại những hiệu quả to lớn trên mọi lĩnh vực. Đó là các anh hùng, danh nhân, các nhà khoa học chân chính, các nhà lãnh đạo, quản lí giỏi...

   Tài và đức kết hợp nơi một con người thì con người ắy thật hữu ích cho đất nước.

   Hiểu được tầm quan trọng của tài và đức, em tự nhủ phải cố gắng rèn luyện cả tài và đức để sau này trở thành người có ích cho xã hội, đáp ứng ước mong của cha mẹ và thầy cô, đặc biệt là khỏi phụ tình thương yêu của Bác thể hiện qua lời răn dạy của Người.

26 tháng 4 2018

Đức và tài là hai tiểu chuẩn cơ bản để đánh giá một con người, đồng thời đó là mục tiêu phấn đấu rèn luyện tu dưỡng của thanh niên. Chính vì vậy, khi bàn về mối quan hệ giữa đức và tài, trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Bác Hồ đã phát biểu “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”

Lời giáo huấn của Bác giúp ta hiểu rõ hơn việc cần thiết phải rèn luyện tài năng và đức độ cho bản thân mình.

Trước hết, ta cần hiểu tài là gì? Đức là gì? Thế nào là người có tài? Người có đức là người ra sao?

“Tài” là năng khiếu của con người được biểu hiện qua công việc, là sự hiểu biết, trí tuệ, khả năng về chuyên môn. Người có tài là người có trình độ, nhạy bén, linh hoạt trong công tác, có thể đứng mũi chịu sào” trước những công việc khó khăn. Ngoài ra, họ còn biết tìm tòi sáng tạo ra những phương pháp tốt để đạt năng suất cao, hiệu quả to lớn.

Còn “đức” là đạo đức, phẩm chất, nhân cách tốt đẹp của con người. Người có đức là người luôn có tình cảm tốt, biết yêu thương giúp đỡ mọi người, biết hi sinh cái riêng của "mình cho cái chung tập thể… Người có đạo đức lúc nào cũng khiêm tốn, nhún nhường xem hạnh phúc của người khác như hạnh phúc của chính mình. Họ luôn sống trung thực, sống có lí tưởng, không vì lợi ích cá nhân mà bán rẻ lương tâm. Cả hai mặt tài và đức có mối quan hệ rất mật thiết. Do vậy, Bác cho rằng nếu thiếu một trong hai mặt thì không làm được gì cả.

Bác nói “có tài mà không có đức là người vô dụng". Tại sao? Rõ ràng tài năng rất cần thiết. Nếu xây dựng xã hội mà thiếu người tài giỏi thì làm sao cải tiến, thay đổi đuợc bộ mặt xã hội để đưa đất nước đi lên. Nhưng nếu có tài mà thiếu đức thì sẽ như thế nào? Xã hội có cần những người sống vị kỉ, chỉ biết vun vén lợi ích cá nhân, đem tài năng ra làm điều phi pháp không? Những kẻ tài năng ấy có cần thiết gì cho đất nước đâu. Chất xám quí giá vô ngần. Thế nhưng nếu những con người trí tuệ hơn người ấy không biết sử dụng tài năng của mình vào mục đích cao cả mà vì động cơ thấp hèn, vụ lợi thì quả thật là tác hại vô cùng. Cho nên Bác Hồ mới nói cái “tài” đó là “vô dụng”.

Ngược lai, một người có đức độ mà thiếu tài năng cũng làm không được việc. Bác cũng nói “có đức mà không có tài thì làm việc cũng khó”. Thật vậy, dẫu ta có nhiệt tình năng nổ đến đâu mà trình độ, khả năng chuyên môn hạn chế thì không thể giải quyết, thực hiện công việc tốt, trôi chảy. Nhất là trong quá trình xây dựng xã hội với nền văn hóa khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại thì đất nước rất cần những người có năng lực, trí tuệ mới đảm đương được những công việc lớn lao này. Nếu chỉ có đức thiếu năng lực thì không thể làm được việc, đôi khi còn gây trở ngại hoặc làm hỏng việc nữa. Lênin cũng đã từng nêu công thức: Nhiệt tình cộng với ngu dốt ra phá hoại – là như vậy.

Hiểu được tầm quan trọng của hai mặt tài và đức, chúng ta cần có ý thức rèn luyện cả hai mặt, không được xem nhẹ mặt nào. Bởi vì chỉ có những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”, nghĩa là đủ cả tài lẫn đức, mới là người đất nước đang cần. Như vậy, song song với việc trau dồi kiến thức, học hỏi tiếp thu những điều mới lạ, ta cũng cần tu dưỡng đạo đức, rèn luyện bản thân để thật sự là người có ích cho xã hội.

Bác Hồ kính yêu không những là vị lãnh tụ thiên tài của đất nước mà còn là nhà tư tưởng lớn, Bác luôn nêu cao lí tưởng sống đẹp, luôn cho ta nhiều bài học quí. Người đã nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc rèn luyện cả tài lẫn đức. Để xứng đáng với sự mong mỏi và lòng tin yêu của Bác, mỗi chúng ta sẽ từng bước tu dưỡng phấn đấu để trở thành những công dân vừa “hồng thắm” vừa “chuyên sâu”.

hok tốt ~