K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 9 2017

Chỉ viết gh mà không viết g trước các chữ cái : i, ê, e.

9 tháng 4 2017

Chỉ viết g mà không viết gh trước chữ cái: ư, ơ, a, u, ô, o

10 tháng 1 2022

 Nhân vật Dế Mèn trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài là nhân vật để lại trong bạn đọc nhiều suy ngẫm. Thật vậy, Dế Mèn được xây dựng trong truyện là một chàng dế khỏe mạnh và cường tráng. Dế Mèn có vẻ đẹp về hình thể, được thể hiện qua đôi càng mẫm bóng, thân hình rắn rỏi ra dáng con nhà võ. Hơn nữa, việc sống tự lập từ sớm đã làm cho Dế Mèn có khả năng xây dựng và sinh sống riêng. Cậu không chỉ có vẻ đẹp về hình thể mà còn mang trong mình khí chất, bản lĩnh của một chàng Dế khỏe mạnh và cường tráng. Tuy nhiên, từ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc lại ngẫm ra được một số bài học. Đó là những bài học về đạo đức làm người mà Dế Mèn chưa có. Thứ nhất, cậu coi khinh người bạn Dế Choắt của mình. Trong truyện, Mèn đã chê Choắt là hôi như chuột rồi còn không cho Choắt đào hang sang nhà mình nữa. Dế Mèn luôn giữ thái độ khinh thường Choắt, không coi Choắt ngang hàng với mình. Thứ hai, Dế Mèn trêu chị Cốc nhưng lại không nhận lỗi và kết cục là dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nguyên nhân là do Mèn hung hăng, tự cao trêu chọc chị Cốc nhưng lại nhát gan không dám nhận lỗi mà ba chân bốn cẳng chuồn trước. Và rồi, người lĩnh hậu quả là Choắt tội nghiệp. Cuối cùng, Mèn đã nhận được bài học thấm thía sâu sắc về thái độ sống khiêm nhường ở đời. Tóm lại, Dế Mèn là nhân vật được xây dựng thành công có vẻ đẹp hình thể nhưng thái độ sống thì còn kiêu căng, hống hách.

12 tháng 1 2022

 150-200 chữ á , mình tưởng là 150-200 từ chứ, thế là viết xong thì mình phải đếm từng chữ một á b?

12 tháng 1 2022

ko

nha 

bạn

Hãy đọc bài “ Chuyện một khu vườn nhỏ”- SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1- trang 102.* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc viết tiếp vào chỗ chấm:  Câu 1: Bé Thu thích ra ban công nghe ông nội kể chuyện gì?A. Chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa.B. Chuyện về khu vườn, về cây quỳnh.C. Chuyện về các loài cây. Câu 2: Ban công của nhà bé Thu có những loài cây gì?A. Cây quỳnh, cây hoa...
Đọc tiếp

Hãy đọc bài “ Chuyện một khu vườn nhỏ”- SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1- trang 102.

* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc viết tiếp vào chỗ chấm:

 

Câu 1: Bé Thu thích ra ban công nghe ông nội kể chuyện gì?

A. Chuyện cổ tích ngày xửa ngày xưa.

B. Chuyện về khu vườn, về cây quỳnh.

C. Chuyện về các loài cây.

 Câu 2: Ban công của nhà bé Thu có những loài cây gì?

A. Cây quỳnh, cây hoa mai, cây hoa giấy, cây đa Ấn Độ.

B. Cây quỳnh, cây hoa giấy, cây hoa hồng, cây đa Ấn Độ.

C. Cây quỳnh, cây hoa ti gôn, cây hoa giấy, cây đa Ấn Độ.

 Câu 3: Chú chim lông xanh biếc đã làm gì trên ban công nhà bé Thu?

A. Ngắm cây trên ban công, bắt sâu cho cây .

B. Bắt sâu , rỉa cánh rồi ngắm cây.

C. Bắt sâu cho cây, rỉa cánh, hót líu ríu.

 Câu 4: Chú chim về đậu trên ban công làm Thu rất vui. Vì sao vậy?

A. Vì Thu đã được nhìn thấy một loài chim đẹp.

B. Vì bé Thu muốn khoe với Hằng là ban công có chim đến đậu.

C. Vì ban công có chim về đậu tức là vườn rồi.

 Câu 5:  Em hiểu Đất lành chim đậu là thế nào?

 Đất lành chim đậu có nghĩa đên là vùng đất nào bình yên, yên lành, có nhiều mồi ăn, không bị bắn giết thì chim kéo về làm tổ, trú ẩn. Nghĩa bóng khuyên mọi người biết tránh xa những nơi loạn lạc, tìm đến những nơi bình yên để sinh sống, cũng chỉ nơi có điều kiện thuận lợi, nhiều người tìm đến sinh sống. Câu tục ngữ thể hiện ước vọng sống yên vui hòa bình của nhân dân

 Câu 6:  Đọc bài văn trên em cảm nhận được điều gì?

Chuyện về bé Thu và ông nội yêu thiên nhiên. Ông trồng một ban công toàn cây cảnh, hoa lá. Thu thích nghe ông nói về các loài cây. Em còn muốn chứng minh cho bạn thấy ban công của ông là vườn, vì có chim về đậu.

Vẻ đẹp của cây cối, hoa lá trong vườn và tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài.

 

Câu 7: Từ "xuân" trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển?

A. Anh ấy đã ngoài 70 xuân.

B. Một sớm đầu xuân, Thu phát hiện ra chú chim lông xanh biếc.

C. Em rất yêu mùa xuân.

Câu 8: Dòng nào chỉ gồm toàn những từ đồng nghĩa với từ hạnh phúc?

A. sung sướng, bất hạnh, mãn nguyện.

B. mãn nguyện, bất hạnh, khốn khổ.

C. sung sướng, mãn nguyện, toại nguyện.

Câu 9:.  Cho câu văn:  “ Nó săm soi, mổ mổ mấy con sâu rồi rỉa cánh, hót lên mấy tiếng líu ríu.” Ghi lại động từ và tính từ có trong câu văn trên.

Động từ là: ………………………………………………

Tính từ là:…………………………………………………………………..

 Câu 10. Hãy đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân -kết quả nói về  ban công nhà bé Thu.

-Vì vườn nhà bé Thu không có chim nên lann bảo đó không phải là vườn.

Câu 11: Ghi lại các từ láy có trong bài:……………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………..

Câu 12: Dấu hai chấm trong câu văn sau có tác dụng gì? : “ Có điều Thu chưa vui: Cái Hằng ở nhà dưới cứ bảo ban công nhà Thu không phải là vườn!”

..................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 13: Câu hỏi: “Đất lành chim đậu, có gì lạ đâu hả cháu?” được dùng với mục đích gì?

............................................................................................................................................................

Câu 14: Gạch chân các đại từ có trong các câu sau:

– Ông ơi, đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây bắt sâu và hót nữa ông nhỉ!

Ông nó hiền hậu quay lại xoa đầu cả hai đứa:

Câu 15: “Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy cứ như những cái vòi voi bé xíu.”

a. Từ “râu trong câu văn trên được dùng theo nghĩa gôc hay nghĩa chuyển:…………………….

b. Ghi lại CN, VN trong câu văn trên:

CN:………………………………………………………………………………………………….

VN:………………………………………………………………………………………............

0
16 tháng 5 2019

Ông Bảy đã ngoài bảy mươi tuổi, da dẻ còn hồng hào, khuôn mặt chữ điền, phúc hậu hằn sâu những nếp nhăn thường có ở người già. Tóc ông bạc trắng, hớt cao. Đôi mắt ông ngả màu nâu đục, mỗi lần nhìn ngắm đồ vật nào đó ông lại nheo cặp mắt, trông thật chậm chạp. Mỗi khi ông cười thì đôi mắt ấy ánh lên vẻ hiền từ, bao dung, độ lượng biết nhường nào.

Mỗi lần sang nhà ông Bảy chơi, em phụ ông Bảy quét dọn nhà cửa và xách nước ở giếng khơi trong, cùng ông Bảy tưới cho mấy cây kiểng trước sân nhà. Ông khen em ngoan. Ông cháu vừa làm việc, vừa nói chuyện thật là vui vẻ. Vui nhất là khi ông Bảy kể chuyện ngày xưa cho em nghe. Giọng ông kể trầm ấm, rõ ràng, đôi lúc ông cười thành tiếng, những lúc như thế trông ông Bảy trẻ lại đến mấy tuổi.

Sau mỗi câu chuyện ông Bảy thường xuyên khuyên dạy em: Sống trên đời phải cò tình nghĩa, có tình làng nghĩa nước. Ông khuyên em đừng đua đòi cái xấu, phải học cái hay. Phải biết vâng lời dạy bảo của thầy cô giáo và cha mẹ. Phải chịu khó học hành cho bằng chị, bằng em, bằng bạn bè. Không có học là không thể làm việc tốt được.

1 tháng 12 2021

Mỗi ngày đến lớp em đều gặp cô Thúy. Cô Thúy là chủ nhiệm lớp em. Cô Thúy có thân hình đẹp. Năm nay cô gần 30 tuổi. Cô có thân hình thon gọn. Cô có khuôn mặt trái xoan trắng hồng. Mái tóc của cô đen óng dài ngang lưng và rất suôn mượt. Cô thường cột tóc cao và rất hợp với khuôn mặt của cô. Đôi mắt của cô nhỏ, đà và sáng long lanh như ánh sáng. Cô hay cười và nụ cười cô thật rạng rỡ, hai hàm mi của cô dài và cong. Cô còn giúp đỡ chúng em rất nhiều trong việc học tập. Cô ăn mặc rất giản dị. Cô luôn mỉm cười với chúng em, khi cười cô để lộ hàm răng trắng. Cô sở hữu giọng nói nhẹ nhàng và truyền cảm. Khi cô kể chuyện, chúng em có cảm giác được đi vào câu chuyện ấy. Cô ân cần giảng giải cho chúng em nhưng cô cũng rất nghiêm khắc. Cô luôn vui vẻ lạc quan và yêu đời. Các giáo viên khác đều yêu thích cô. Cô Thúy luôn nhiệt tình trong việc giảng dạy. Em tự hào vì cô là chủ nhiệm lớp em. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng cô. Em mong cô mãi dạy chúng em.

/cmd+Mỗi ngày đến lớp em đều gặp cô Thúy. Cô Thúy là chủ nhiệm lớp em. Cô Thúy có thân hình đẹp. Năm nay cô gần 30 tuổi. Cô có thân hình thon gọn. Cô có khuôn mặt trái xoan trắng hồng. Mái tóc của cô đen óng dài ngang lưng và rất suôn mượt. Cô thường cột tóc cao và rất hợp với khuôn mặt của cô. Đôi mắt của cô nhỏ, đà và sáng long lanh như ánh sáng. Cô hay cười và nụ cười cô thật rạng rỡ, hai hàm mi của cô dài và cong. Cô còn giúp đỡ chúng em rất nhiều trong việc học tập. Cô ăn mặc rất giản dị. Cô luôn mỉm cười với chúng em, khi cười cô để lộ hàm răng trắng. Cô sở hữu giọng nói nhẹ nhàng và truyền cảm. Khi cô kể chuyện, chúng em có cảm giác được đi vào câu chuyện ấy. Cô ân cần giảng giải cho chúng em nhưng cô cũng rất nghiêm khắc. Cô luôn vui vẻ lạc quan và yêu đời. Các giáo viên khác đều yêu thích cô. Cô Thúy luôn nhiệt tình trong việc giảng dạy. Em tự hào vì cô là chủ nhiệm lớp em. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng cô. Em mong cô mãi dạy chúng em.

20 tháng 8 2017

Kính thưa quý cô, bác !

Em tên là Vũ Quốc Bình, em là tổ trưởng tổ 1. Em xin giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua.

Tổ em gồm có mười thành viên, trong đó có sáu bạn nữ. Chúng em cùng ở một phường nên rất thuận lợi cho việc học tổ nhóm ở nhà.

Trong tháng vừa qua, tổ em tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường và lớp em tổ chức. Các thành viên trong tổ đều chăm học, đến lớp luôn thuộc bài và làm bài đầy đủ. Ai cũng hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Tổ em đã nhiều lần được cô giáo khen. Em rất tự hào về thành tích mà tổ em đã đạt được. Chúng em đã đạt 153 điểm 10 trong tháng vừa qua. Trong phong trào thi viết chữ đẹp, bạn Hữu Diện đã đạt được giải nhất, bạn Ánh Hằng và bạn Thu Thảo đã đạt giải nhì. Sở dĩ được như vậy là nhờ một quá trình tập luyện của các bạn. Ngoài việc học tập, cả tổ chúng em tham gia tốt các hoạt động ngoài giờ như phong trào trồng cây xanh, công tác Trần Quốc Toản, công tác Sao nhi đồng. Tổ em được vinh dự nhận "cờ thi đua" của lớp.

Em rất vui và tự hào về thành tích đạt được của tổ em trong tháng vừa qua.

 

23 tháng 11 2017

HƯỚNG DẪN VIẾT

Cô Ngọc là cô giáo chủ nhiệm lớp Một của em. Cô giảng bài trầm bổng và cuốn hút. Cô luôn ân cần hướng dẫn chúng em tập viết và làm toán. Em nhớ những khi cô cười, nụ cười ấm áp ấy đã truyền cho chúng em thêm hứng khởi học tập. Khi em và các bạn mắc lỗi, cô luôn nhắc nhở chúng em bằng giọng dịu dàng mà nghiêm trang. Chúng em rất yêu quý và kính trọng cô. Tuy không được học cô nữa nhưng em luôn mong cô mạnh khỏe và thành công.

Các bạn ơi, mình biết nội quy rồi nhé, câu hỏi của mình mặc dù không phải là một bài làm cụ thể nhưng mình vẫn cần hỏi (Với cả là mình từng đặt câu hỏi này rồi, bạn nào đã phí công trả lời thì cho mình xin lỗi nhé):1. Khi viết các chữ cái của một cụm từ thành các phần tử trong 1 tập hợp thì không phỉa viết dấu đúng không? Những chữ cái như ô hay ơ thì khi viết vào có cần...
Đọc tiếp

Các bạn ơi, mình biết nội quy rồi nhé, câu hỏi của mình mặc dù không phải là một bài làm cụ thể nhưng mình vẫn cần hỏi (Với cả là mình từng đặt câu hỏi này rồi, bạn nào đã phí công trả lời thì cho mình xin lỗi nhé):

1. Khi viết các chữ cái của một cụm từ thành các phần tử trong 1 tập hợp thì không phỉa viết dấu đúng không? Những chữ cái như ô hay ơ thì khi viết vào có cần thêm dấu móc không?

Ví dụ: Cho cụm từ "Em yêu hòa bình". Hãy viết phần tử A chứa các chữ cái trong cụm từ đó.

 

2. Khi viết một tập hợp thì những phần tử lặp lại sẽ bị bỏ đi, vậy ngta yêu cầu viết các chữ cái trong một tập hợp mà có cả chữ E (viết hoa) và e (viết thường) chẳng hạn, thì chúng có được tính là cùng 1 phần tử không?

 

3. Các bạn bày cho mình cách tick các bạn với, vì mỗi khi mình đặt câu hỏi thì các bạn trợ giúp mình nhiều lắm lun mà mình không biết tick thế nào.

Cảm ơn các bạn nhìuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuu :)))))))))))))))))))))))))))))

1

1. Khi viết các chữ cái của một cụm từ thành các p/tử trong 1 tập hợp thì không cần viết dấu. Những chữ cái như ô hoặc ơ thì khi viết vào không cần thêm dấu móc.

VD : Cho cụm từ "Em yêu hòa bình". Hãy viết phần tử A chứa các chữ cái trong cụm từ đó. ( câu mà??? ) ( tập hợp mà??? )

Trong cụm từ trên, có các chữ cái sau đây xuất hiện : e, m, y, u, h, o, a, b, i, n. Tập hợp tìm được là \(A=\left\{e,m,y,u,h,o,a,b,i,n\right\}\).

2. Khi viết một tập hợp thì những phần từ lặp lại sẽ bị bỏ đi, vậy nếu người ta yêu cầu viết các chữ cái trong một tập hợp mà có cả chữ E ( viết hoa ) và e ( viết thường ) chẳng hạn, thì chúng có được tính là cùng 1 p/tử.

VD : Cho câu "Tôi yêu Việt Nam". Hãy viết tập hợp B chứa các chữ cái trong câu đó.

Trong câu trên, có các chữ cái sau đây xuất hiện : t, o, i, y, e, u, v, n, a, m. ( vì chữ T ( viết hoa ) và t ( viết thường ) phát âm giống nhau trong tiếng Việt ). Tập hợp tìm được là \(B=\left\{t,o,i,y,e,u,v,n,a,m\right\}\).

3. Cái này thì chịu :(