K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 7 2019

Chọn đáp án: D.

4 tháng 12 2019

Đáp án C

Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh

17 tháng 3 2021

a) 

  + Lời nói của cha đầy trìu mến và tin tưởng, thôi thúc con đi trên đường đời.

      + Tuy thô sơ da thịt nhưng không nhỏ bé, “Nghe con” nghe sao trìu mến thân thương. Lời cha thốt lên tự đáy lòng: dù ở bất cứ đâu vẫn không quên nguồn cội, luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp, gắn bó với mảnh đất quê hương mình. Đó là nơi mang đậm những đức tính quý báu và tâm hồn cao đẹp. Mong con vượt lên khó khăn, tiếp nối truyền thống để sống có nghĩa, có tình.

b) Từ lời dặn dò của người cha trong đoạn thơ : " Người đồng mình thô sơ da thịt ... nghe con đã cho e hiểu về vai trò của gia đình là rất quan trọng. Trước hết ,gia đình là sức mạnh giúp con người vượt lên khó khăn, đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã và vững vàng hơn trong cuộc sống. Câu nói đã khẳng định được vai trò to lớn của gia đình đối với mọi người.Mỗi con người đều sinh ra và lớn lên trong gia đình, chính điều đó đã giúp chúng ta bước vào đời, giúp ta khẳng định năng lực và phẩm giá của mình để thành công trong cuộc sống. Trong cuộc đời không thể tránh được vấp ngã và khi đó gia đình sẽ là nơi bao bọ, chở che, động viên chúng ta đứng lên sau thất bại, là chỗ dựa vững chức nhất. Trên hết, tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, mỗi thành vien trong gia đình đều dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp nhất; đó đã trở thành một truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ngược lại, vẫn có những người coi thường vai trò gia đình, vô cảm nhất với những con người ruột thịt nhất với mình. Họ không chỉ làm băng hoại truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bị xã hội lên án mà còn trở nên cô đọc ích kỉ, dễ vấp ngã và thất bại trong cuộc đời. Gia đình là nơi bình yên và ấm áp cho mỗi thành viên tìm về sau những biến cố trong cuộc sống.

11 tháng 4 2022

1. Giới thiệu chung:

-         Y Phương là nhà thơ bắt đầu sáng tác và trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông được biết đến với một hồn thơ chân thật, mạnh mẽ, trong sáng và tư duy hình tượng mang nét riêng của văn hóa vùng cao.

Mượn lời cha nói với con, Y Phương đã gợi lên về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ về truyền thống cao đẹp của quê hương và niềm mong ước hãy kế tục truyền thống ấy. Đoạn thơ trên thể hiện rõ điều đó.

 

    2.  Phân tích, chứng minh:

-         Đoạn thơ là lời nhắn nhủ của người cha với con  về cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “ người đồng mình” và phẩm chất cao đẹp của họ.

+ “ Người đồng mình” là người cùng làng, cùng miền, cùng vùng,nói rộng ra là người cùng quê hương, đất nước.Cách nói mang ngôn ngữ địa phương, mộc mạc nhưng rất gắn bó, đoàn kết và trân trọng. Con lớn lên trong cuộc sống lao động của người đồng mình và trong sự đùm bọc che chở cho quê hương.

+ Tự hào về “ người đồng mình” là những con người biết vượt hoàn cảnh khó khăn, sáng tạo. Họ luôn tự lực cánh sinh, làm giàu bằng sức lao động chân chính, mộc mạc nhưng giàu niềm tin.

+ Cuộc sống còn thiếu thốn, người dân còn lam lũ, “ thô sơ da thịt” nhưng họ không hề hèn kém, yếu đuối, không chịu “ nhỏ bé”, nghĩa là không sống khom lưng uốn gối trước thiên hạ.

+ Những con người tuy “ thô sơ da thịt” nhưng rất kiên trì, nhẫn nại trong cuộc sống. Họ biết sáng tạo “ đục đá kê cao quê hương” tạo nên những phong tục tập quán tốt đẹp.

+  Tinh thần tự tôn, ý thức bảo tồn cội nguồn: “ Tự đục đá” lao động thô sơ, thủ công, cải tạo đất đai để sinh cơ lập nghiệp, cải thiện cuộc sống sinh hoạt gia đình và kiến thiết  xây dựng quê hương. “ Quê hương thì làm phong tục” là cách nói mộc mạc nhưng ẩn ý sâu xa. Họ luôn giữ gìn bản sắc văn hóa củ a dân tộc. duy trì các tập quán, phong tục của quê hương và họ tự hào , có ý thức bảo tồn những nét văn hóa riêng của dân tộc mình.

+ Bằng trí tuệ và sức khỏe, họ đã biết tự lập, tự làm đẹp, tự làm giàu cho nới chôn rau cắt rốn.

-          Có thể nói, người cha rất tự hào khi nói về những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mìnhtừ đó nhắc nhở con biết hướng về quê hương, làm giàu đẹp cho quê hương.

+ Bài học làm người mà cha dạy con tuy ngắn gọn nhưng  thấm thía và lay động biết bao.Y Phương nói một cách cụ thể, nói bằng hình ảnh mang phong cách dân tộc mình, “ Người đồng mình”.Lời thơ bình dị, tình cảm chân thành, giọng thơ tha thiết.

+ Cha nói với con , cha dạy con bài học làm người, biết giữ gìn phẩm chất đạo lý: yêu mến tự hào quê hương, sống có chí khí,sống đẹp như “ người đồng mình” đã bao đời nay.

+ Mong muốn của người cha về con tiếp tục sống ân nghĩa thủy chung với quê hương, vượt qua thử thách bằng ý chí, niềm tự hào, đó là hành trang để vững bước trên đường đời.

 

3. Đánh giá chung:

-         Với thể thơ tự do, mạch cảm xúc tự nhiên, cách nói giàu hình ảnh vừa mộc mạc , cụ thể giàu sức khái quát, thành ngữ gần gũi, giản dị, mộc mạc ngay thẳng như lời nói của người dân tộc.

-         Mượn lời nói với con, Y Phương gợi lên về cuộc nguồn sinh dưỡng của mỗi con người. Bộc lộ niềm tự hào về sức sống mạnh mẽ , bền bỉ của quê hương mình.Từ tình cảm gia đình mở rộng ra là tình cảm với quê hương, từ các kỉ niệm nâng lên thành lẽ sống.

Câu 1: Hình ảnh "mặt trời" trong câu thơ "Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? * A/ Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ B/ Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ C/ Nghĩa gốc D/ Tất cả đều sai Câu 2: Từ "Ôi" trong câu thơ "Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam là... * A.Thành phần biệt lập cảm thán B.Thành phần biệt lập tình thái C.Câu đặc biệt D.Khởi ngữ Câu 3: Từ...
Đọc tiếp

Câu 1: Hình ảnh "mặt trời" trong câu thơ "Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? * A/ Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ B/ Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ C/ Nghĩa gốc D/ Tất cả đều sai Câu 2: Từ "Ôi" trong câu thơ "Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam là... * A.Thành phần biệt lập cảm thán B.Thành phần biệt lập tình thái C.Câu đặc biệt D.Khởi ngữ Câu 3: Từ "Việt Nam" trong câu "Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam" là từ loại gì? * A.Danh từ B.Động từ C.Tính từ D.Đại từ Câu 4: Ý nghĩa của những ước nguyện mà tác giả Viễn Phương thể hiện trong khổ thơ cuối là gì? * A.Muốn được ở gần bên Bác. B.Sự quyến luyến không muốn rời xa. C.Tình yêu thương chân thành - tha thiết. D.Tất cả đều đúng Câu 5: Em hiểu thế nào về "giấc ngủ bình yên" mà tác giả nhắc đến trong khổ thơ thứ 3? * A.Không ồn ào, không bị làm phiền B.Sự toại nguyện vì ước mơ của Bác đã thành hiện thực. C.Được mọi người canh gác cẩn thận D.Tất cả đầu đúng

0
25 tháng 4 2023

Hàm ý: "thô sơ da thịt" và "nhỏ bé"

Ý nghĩa của hàm ý:

- "thô sơ da thịt": chỉ những con người giản dị mộc mạc, thật thà, chất phác, chịu khó chịu khổ giỏi.

- "nhỏ bé": không có tiếng nói, địa vị, ở đây người cha muốn khuyên con phải có sự cố gắng, ý chí, nghị lực làm nên nhiều việc lớn.

T.Lam

2 tháng 2 2018

a, Từ chân với nghĩa gốc, chỉ bộ phận của cơ thể con người

19 tháng 8 2017

- Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” là:

      + Dễ thương, giàu tình cảm.

      + Thủy chung, gắn bó với quê hương.

      + Hồn nhiên, mạnh mẽ.

      + Bản lĩnh, bền bỉ

      + Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh.

   - Cảm nhận về 4 câu cuối bài thơ:

      + Lời nói của cha đầy trìu mến và tin tưởng, thôi thúc con đi trên đường đời.

      + Tuy thô sơ da thịt nhưng không nhỏ bé, “Nghe con” nghe sao trìu mến thân thương. Lời cha thốt lên tự đáy lòng: dù ở bất cứ đâu vẫn không quên nguồn cội, luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp, gắn bó với mảnh đất quê hương mình. Đó là nơi mang đậm những đức tính quý báu và tâm hồn cao đẹp. Mong con vượt lên khó khăn, tiếp nối truyền thống để sống có nghĩa, có tình.

13 tháng 9 2018

c, Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ

21 tháng 11 2023

Trong đoạn thơ trên, có một thành ngữ là “sống trên đá không chê đá gập ghềnh”. Thành ngữ này có nghĩa là sống trong hoàn cảnh khó khăn, gian khổ nhưng không than phiền, không kêu ca, mà vẫn cố gắng vượt qua. Thành ngữ này thể hiện tinh thần kiên cường, bền bỉ và lạc quan của người Việt Nam.