K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Khi nói về bằng chứng tiến hóa, có các nhận định sau: (1)   Sự giống nhau về cấu tạo đại thể các cơ quan tương đồng ở các loài các nhau là do các loài đều được CLTN tác động theo cùng 1 hướng (2)   Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng minh giới có chung nguồn gốc, đồng thời dựa vào bằng chứng sinh học phân tử có thể chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài...
Đọc tiếp

Khi nói về bằng chứng tiến hóa, có các nhận định sau:

(1)   Sự giống nhau về cấu tạo đại thể các cơ quan tương đồng ở các loài các nhau là do các loài đều được CLTN tác động theo cùng 1 hướng

(2)   Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng minh giới có chung nguồn gốc, đồng thời dựa vào bằng chứng sinh học phân tử có thể chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài

(3)   Cơ quan tương đồng thể hiện sự tiến hóa phân li, cơ quan thoái hóa thể hiện sự tiến hóa đồng quy

(4)   Khi so sánh cấu tạo hình thái giữa các loài sinh vật ta thấy chúng có các đặc điểm tương tự nhau cho phép ta kết luận về nguồn gốc chung của chúng

(5)   Cơ quan tương tự phản ảnh tiến hóa đồng quy

Nhận định nào đúng ?

A. 2,5                             

B. 2,3                             

C. 1,4                             

D. 3,4

1
15 tháng 3 2017

Đáp án : A

Nhận định đúng là (2)(5)

Đáp án A

1 sai vì sự giống nhau về đại thể này là do cấu trúc khung xương tương tự nhau. Còn CLTN sẽ đưa tới sự sai khác để các loài sẽ thích nghi với các môi trường khác nhau

3 sai. Có thể coi cơ quan thoái hóa là một dạng cơ quan tương đồng nhưng nay không còn giữ chức năng gì trong cơ thể

4 sai. Những đặc điểm tương tự này không cho phép ta kết luận về nguồn gốc chung giữa chúng. các cơ quan tương tự cũng có chung hình thái cấu trúc .

Khi nói về bằng chứng tiến hóa, có các nhận định sau: (1) Sự giống nhau về cấu tạo đại thể các cơ quan tương đồng ở các loài khác nhau là do các loài đều được chọn lọc tự nhiên tác động theo cùng một hướng. (2) Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng minh sinh giới có chung nguồn gốc, đồng thời dựa vào bằng chứng sinh học phân tử có thể chứng minh quan hệ họ hàng...
Đọc tiếp

Khi nói về bằng chứng tiến hóa, có các nhận định sau:

(1) Sự giống nhau về cấu tạo đại thể các cơ quan tương đồng ở các loài khác nhau là do các loài đều được chọn lọc tự nhiên tác động theo cùng một hướng.

(2) Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng minh sinh giới có chung nguồn gốc, đồng thời dựa vào bằng chứng sinh học phân tử có thể chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài.

(3) Cơ quan tương đồng thể hiện sự tiến hóa phân li, cơ quan thoái hóa thể hiện sự tiến hóa đồng quy.

(4) Khi so sánh cấu tạo hình thái giữa các loài sinh vật ta thấy chúng có những đặc điểm tương tự nhau cho phép ta kết luận về nguồn gốc chung của chúng.

(5) Cơ quan tương tự phán ánh tiến hóa đồng quy.   Nhận định nào đúng?

A. (2), (3). 

B. (1), (4). 

C. (2), (5)

D. (3), (4).

1
12 tháng 11 2019

Nhận xét đúng là 2 và 5

3- sai vì cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng đều thể hiện hướng tiến hóa phân li

Đáp án C

26 tháng 9 2018

 Đáp án: C

28 tháng 1 2017

Đáp án B

31 tháng 1 2021

kiểu cấu tạo giống nhau của cơ quan tương đồng phản ánh :

A. các loài sinh vật hiện nay có tổ tiên khác nhau , tiến hóa theo hướng đồng quy tính trạng

B. các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung ,theo hướng phân li

C. các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hóa từ một tổ tiên chung ,theo hướng đồng quy

D. các loài sinh vật hiện nay có tổ tiên khác nhau , tiến hóa theo hướng phân li tính trạng

Cho các phát biểu sau: (1)   Cơ quan thoái hóa cũng được xem là cơ quan tương đồng. (2)   Cơ quan tương đồng phản ánh hướng tiến hóa phân li. (3)   Cơ quan tương tự phản ánh hướng tiến hóa đồng quy. (4)   Những loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự các axit amin  hay trình tự nucleotit có xu hướng ngày càng giống nhau. (5)   Thực chất chọn lọc tự nhiên theo quan điểm của Đac uyn là...
Đọc tiếp

Cho các phát biểu sau:

(1)   Cơ quan thoái hóa cũng được xem là cơ quan tương đồng.

(2)   Cơ quan tương đồng phản ánh hướng tiến hóa phân li.

(3)   Cơ quan tương tự phản ánh hướng tiến hóa đồng quy.

(4)   Những loài có quan hệ họ hàng càng gần nhau thì trình tự các axit amin  hay trình tự nucleotit có xu hướng ngày càng giống nhau.

(5)   Thực chất chọn lọc tự nhiên theo quan điểm của Đac uyn là sự phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của cá thể.

(6)   Theo quan điểm cổ điển chọc lọc tự nhiên là nhân tố quyết định chiều hướng tiến hóa của loài.

(7)   Loài người có thể tạo ra từ loài tổ tiên là vượn người hóa thạch do cấu trúc lại bộ nhiễm sắc thể.

(8)   Quá trình tiến hóa của sự sống trên trái đất có thể chia làm hai giai đoạn là tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học.

Trong các phát biểu trên số ý kiến phát biểu sai là:

A. 1

B. 2 

C.

D. 3

1
7 tháng 2 2017

Chọn B.

Các phát biểu sai gồm có: 6 và 8.

6 sai vì CLTN là nhân tố quy định tiến hóa của loài là theo quan điểm tiến hóa hiện đại.

8 sai vì quá trình tiến hóa sự sống trên trái đất có thể chia ra làm các giai đoạn tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.

Trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về hệ động, thực vật của các vùng khác nhau trên Trái đất? (1) Đặc điểm hệ động, thực vật của các vùng khác nhau trên Trái đất không những phụ thuộc vào điều kiện địa lí sinh thái của vùng đó mà còn phụ thuộc vùng đó đã tách khỏi các vùng địa lí khác vào thời kì nào trong quá trình tiến hóa của sinh giới. (2)...
Đọc tiếp

Trong các nhận định sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về hệ động, thực vật của các vùng khác nhau trên Trái đất?

(1) Đặc điểm hệ động, thực vật của các vùng khác nhau trên Trái đất không những phụ thuộc vào điều kiện địa lí sinh thái của vùng đó mà còn phụ thuộc vùng đó đã tách khỏi các vùng địa lí khác vào thời kì nào trong quá trình tiến hóa của sinh giới.

(2) Hệ động thực vật ở đảo đại dương thường phong phú hơn ở đảo lục địa. Đặc điểm hệ động, thực vật ở đảo đại dương là bằng chứng về quá trình hình thành loài mới dưới tác dụng của cách li đại lí.

(3) Các loài phân bố ở các vùng địa lí khác nhau nhưng lại giống nhau về nhiều đặc điểm chủ yếu là do chúng sống trong các điều kiện tự nhiên giống nhau hơn là do chúng có chung nguồn gốc.

(4) Điều kiện tự nhiên giống nhau chưa phải là yếu tố chủ yếu quyết định sự giống nhau giữa các loài ở các vùng khác nhau trên trái đất

A.  1

B. 4

C. 3

D. 2

1
25 tháng 8 2018

Các nhận định đúng là : (1) (4)

(2) sai, hệ động thực vật ở đảo đại dương nghèo nàn hơn ở đảo lục địa

(3) sai, điều kiện tự nhiên chỉ là 1 phần chứ không phải là chủ yếu, điều này còn phụ thuộc vào hệ gen qui định

Đáp án D

Cho các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin sai về quan niệm tiến hóa của Đacuyn? (1) Quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở vì nó là đơn vị tồn tại thực trong tự nhiên và là đơn vị sinh sản. (2) Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. (3) Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các...
Đọc tiếp

Cho các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin sai về quan niệm tiến hóa của Đacuyn?

(1) Quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở vì nó là đơn vị tồn tại thực trong tự nhiên và là đơn vị sinh sản.

(2) Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.

(3) Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.

(4) Tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động ở động vật chỉ gây ra những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hóa.

(5) Cơ chế làm biến đổi loài thành loài khác là do mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan.

(6) Tất cả các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản.

A. 2.

B. 5.

C. 3. 

D. 4.

1
20 tháng 2 2017

Đáp án C

Các quan niệm 2, 3, 6 là các quan niệm tiến hóa của Đacuyn

Các quan niệm 5, 6 là quan niệm tiến hóa của Lamac

(1) là quan niệm của tiến hóa hiện đại

Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, trong những phát biểu sau đây, những phát biểu thuộc về cơ quan tương tự là: (1). Các cơ quan được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau. (2). Phản ánh sự tiến hóa đồng quy. (3) Cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng...
Đọc tiếp

Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, trong những phát biểu sau đây, những phát biểu thuộc về cơ quan tương tự là:

(1). Các cơ quan được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau.

(2). Phản ánh sự tiến hóa đồng quy.

(3) Cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.

(4). Cánh chim và cánh ong

(5). Ruột thừa ở người.

(6). Chân trước của mèo, vây cá voi, cánh dơi, tay người

(7). Phản ánh sự tiến hóa phân li.

(8). Các cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc.

(9). Gai xương rồng và gai hoa hồng.

(10). Gai xương rồng và tua cuốn đậu Hà lan.

A. (2), (7), (9), (10). 

B. (1), (2), (3), (4). 

C. (2), (4), (8), (9). 

D. (1), (5), (6), (7).

1
17 tháng 12 2017

Đáp án C

I sai, đột biến làm xuất hiện bộ ba kết thúc mới dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã

II sai, đột biến gen gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

III sai, đột biến điểm liên quan tới 1 cặp nucleotit

IV đúng

Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, trong những phát biểu sau đây, những phát biểu thuộc về cơ quan tương tự là: (1). Các cơ quan được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau. (2). Phản ánh sự tiến hóa đồng quy. (3) Cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng...
Đọc tiếp

Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, trong những phát biểu sau đây, những phát biểu thuộc về cơ quan tương tự là:

(1). Các cơ quan được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên mặc dù hiện tại, các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau.

(2). Phản ánh sự tiến hóa đồng quy.

(3) Cơ quan được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.

(4). Cánh chim và cánh ong

(5). Ruột thừa ở người.

(6). Chân trước của mèo, vây cá voi, cánh dơi, tay người

(7). Phản ánh sự tiến hóa phân li.

(8). Các cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc.

(9). Gai xương rồng và gai hoa hồng.

(10). Gai xương rồng và tua cuốn đậu Hà lan.

A. (2), (7), (9), (10)

B. (1), (2), (3), (4)

C. (2), (4), (8), (9).

D. (1), (5), (6), (7).

1
22 tháng 1 2019

Đáp án C

I sai, đột biến làm xuất hiện bộ ba kết thúc mới dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã

II sai, đột biến gen gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.

III sai, đột biến điểm liên quan tới 1 cặp nucleotit

IV đúng