K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 9 2019

Hình tượng nhân vật Khải Định:

- Ngoại hình:

+ da vàng bủng như chanh, mũi tẹt, mắt xếch

+ Trang phục lố lăng như khoe của

+ Điệu bộ lấm lét, lúng túng như phường ăn cắp vụng trộm

- Hành vi: nhút nhát, lén lút

→ Bản chất vua bù nhìn, vô dụng được hiện lên chân thực, khách quan: ông vua nhưng không khác thằng hề, con rối mua vui cho dân Pháp, sang Pháp để làm tay sai cho thực sân Pháp

- Sức chiến đấu mạnh mẽ của tác phẩm:

+ Tố cáo chế độ chính sách dã man, bịp bợm của thực dân

+ Lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện, rượu

+ Bản chất của những tên thực dân lừa bịch, mang danh khai hóa nhưng thực chất cướp nước

+ Tố cáo chế độ nhà tù giam cầm người yêu nước trên khắp đất Pháp

1 tháng 2 2016

          "Ngày xửa ngày xưa có một ông vua hiền vì muốn đích thân tai nghe mắt thấy dân có bằng lòng mình không, nên đã vi hành bằng cách cải trang làm dân cày đi dò la khắp xứ".

          Từ ngày còn thơ bé, tôi đã nâng niu trong lòng mình hình ảnh một vị vua anh minh cùng những chuyên vi hành từ lời kể êm êm của bà. Lớn lên đi học, đọc tên truyện ngắn "Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc, cô bé hồn nhiên -trong sáng ngày nào thức dậy trong tôi với niềm hào hứng gặp lại vị vua quen thuộc. Nhưng không ngờ, đó là một chuyện nhầm lẫn mà qua đó chân dung một tên vua bù nhìn cuối thời phong kiến Việt Nam mục ruỗng, ươn hèn hiện lên "sinh động và đầy ấn tượng" từ nhiều điểm nhìn, "đạt ’ hiệu quả nghệ thuật cao nhờ sự sáng tạo độc đáo của tác giả. Chứng kiến chân dung ấy, có một chút gì vỡ ra trong tôi. Hóa ra, truyền thuyết cổ tích dành cho thế giới trẻ thơ là một chuyện hiện thực lịch sử sau này là một chuyện hoàn toàn khác. Vứt Khải Định, tên vua bịp bợm, hai chữ "Vi hành" thiêng liêng đã được "Âu hóa", "hiện đại hóa"! Và tác giả của truyện ngắn này không nhằm kể cho trẻ thơ mà kể cho một cô em hộ phiếm định nhằm nhiều đối tượng, "với một dụng ý chính trị rõ rệt". (Nguyễn Đình Chú).

          Năm 1922, vua bù nhìn Khải Định sang Pháp dự cuộc đấu xáo thuộc địa. Nhân dịp này, năm 1923, Hồ Chí Minh với bút đanh Nguyễn Ái Quốc đã viết một loạt tác phẩm đăng trên báo chí công khai nhằm châm biếm Khải Định. Với "Vi hành", tác giả đã lật tẩy chân tướng tên vua này từ mẽ ngoài đến bản chất xấu xa, hèn hạ của hắn bằng một nghệ thuật hết sức độc đáo.

          Nếu Nguyễn Đăng Mạnh từng cho rằng "tình huống truyện như một tứ thơ… Nó giống như một thứ nước rửa ảnh sẽ làm nổi hình nổi sắc nhân vật, làm bật nổi vấn đề tư tưởng tác giả, thì ở Vi hành, Nguyễn Ái Quốc đã sáng tạo ra tình huống oái oăm, vừa vui vừa tạo được hiệu quả châm biếm sâu cay. Đó là tình huống nhầm lẫn đơn giản mà rất hợp lí, lung linh nhiều ánh sáng bất ngờ, tác động mạnh vào ấn tượng người đọc. Từ sự nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp đến sự nhầm lẫn của cả quần chúng nhân dân, chính phủ Pháp tưởng người da vàng nào cũng là Khải Định, chân tướng Khải Định càng lúc càng hiện lên rõ nét…

          Trước hết là khoảnh khắc ngắn ngủi trên mọt toa xe điện. Người hiểu tiếng Pháp thì bị cho là chẳng biết gì. Người không phải là vua lại bị nhận lầm là Hoàng thượng đi "Vi hành". Tác giả – người bị nhận lầm ấy đành lẳng lặng chịu đựng cặp mắt ma mãnh, tò mò, nhưng lại ra bộ không nhìn gì cả của họ để lắng nghe và nghĩ ngợi. Cũng chỉ tại cái mũi tẹt, cái nước da vàng bủng như vỏ chanh – đặc điểm chung của người Việt Nam! Thái độ kì thị chủng tộc phân biệt màu da dã khiến đôi trai gái người Pháp cũng như bao người khác trong xã hội Pháp lúc ấy coi Khải Định như một "hiện tượng lạ". Thêm cái mác "Hoàng thượng", thêm trang phục lố lăng, Khải Định trở thành trung tâm chú ý! Một "anh vua" mũi tẹt, mắt xếch, nước da vàng bủng như vỏ chanh, đeo lên người đủ cả bộ lụa là, hạt cườm, các ngón tay đeo đầy nhẫn nhút nhát, lúng ta lúng túng đi giữa Pari hoạ lệ. Cái nón quí giá đính đầy vàng ngọc của ngài lại được những người Tây văn minh ngỡ là cái chụp đèn chụp lên cái đầu quấn khăn. Với cách nhìn đó, hỏi rằng vị quốc vương An Nam kia có khác gì một "đồ cổ, một vật lạ"? (chữ dùng của Nguyễn Đăng Mạnh). Vậy mà "đồ cổ" ấy đã tới những đâu? Điểm qua những nơi "mặt rồng" xuất hiện, có lẽ không ít người sững sờ! Nào ở trường đua, nào tất cả những tụ điểm ăn chơi của các "công tử bé"! Có thể lắm, bộ dạng của ngài sẽ lặc lõng giữa nơi tụ họp của những kẻ phóng túng nhất Pari! Mà quả có thế thật! Hãy xem cái vẻ nhút nhát, lúng túng của ngài. Thảm hại thay cho cái dáng điệu vị quốc vương An Nam! Đã thế, sao ngài cứ dấn "bước rồng" vào! Phải chăng "ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền ngự trị của bạn ngài là Alếch xăng đệ nhất có được sung sướng, có được uống nhiều rượu và hút nhiều thuốc phiện bằng dân Nam, dưới quyền ngự trị của ngài hay không?… Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời các cậu công tử bé?" Thật chẳng còn ra thể thống gì! Ngài "Vi hành" hay để lén lút thực hiện những hành vi ám muội? Mâu thuẫn giữa danh vị và hành động, đồng nhất giữa trang phục lố lăng, vô văn hóa và những sở thích, lối sông quái dị, Khải Định tự lột mặt nạ của mình trơ khấc lại nguyên hình, hóa ra chỉ là kẻ chơi bời vô độ! Tưởng không còn gì độc đáo, ấn tượng bằng chân dung này! ấy vậy mà chưa hết. Tròng mắt người Pháp, hắn không chỉ là một kẻ ăn chơi lố bịch, không chỉ giống một mụ đàn bà "đeo lên người đủ bộ lụa là, hạt cườm’’ châu báu, ngài còn như một trò vui mắt không mất tiền, một thằng hề! Chẳng hề thậm xưng, chẳng hề nói dối nhằm gây ấn tượng. Sự thực đấy chứ! Rành rành câu chuyện đôi trai gái Pháp trên chuyến xe: "Thê em còn nhớ buổi dạ hội thuộc địa ở nhà hát ca vũ đấy chứ? Phải trả những nghìn rưỡi phơ răng để xem vợ lẽ nàng hầu vua Cao Miên, xem tụi làm trò nhào lộn của sư thánh xứ Công gô; hôm nay chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh? Nghe nói ông bầu nhà hát múa rối có định kí giao kèo thuê đấy"… Thật không còn lời báng bổ nào hơn đối với vị Hoàng đế đáng kính! Thê ma tác gia, người đang bi tưởng lầm là Hoàng đê đã phải chịu đựng tất cả sự mỉa mai khinh bỉ qua cái nhìn của đôi trai gái Pháp.

          Nhưng đâu chỉ trên một chuyến xe và đâu chỉ tác giả được đón nhận "hân hạnh" đó, đâu chỉ hai người tưởng lầm mà cả quần chúng, cả Chính phủ Pháp tưởng lấm "tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành Hoàng đế ở Pháp”! Để rồi, mỉa mai thay "quần chúng cứ là tự phát mà biểu lộ nhiệt tình khi vừa thoáng thấy đồng bào ta". Nhiệt tình ư, kính trọng ư, những lời chào mừng kín đáo: "Hắn đấy! Xem hắn kìa!” Vua được gọi là "hắn", được nhìn với những cái nhìn ngấu nghiến, tò mò như vật lạ, như một trò hề đến giữa lúc kho giải trí trên đất Pari đã cạn. Phải chăng vì vua "Vi hành" nện đã được "quần chúng hóa"? Thái độ này gợi liên tưởng kia, tình huống lầm lẫn càng lúc càng được mở rộng. Chân tướng Khải Định hiển hiện nổi hình nổi sắc qua nhận xét của từng đối tượng. Ý nghĩa phê phán càng lúc càng thêm mạnh mẽ. Khải Định có gặp lại mình trong câu chuyện đó không, thực dân Pháp có gặp lại chính sách cai trị thuộc địa tàn ác, gặp lại hành động bỉ ổi cử mật thám theo dõi Việt kiều trên đất Pháp hay không, có phản ứng gì không – điều đó chẳng cổ nghĩa lí gì. Vì tác giả chỉ kể lại chuyện nhầm lẫn mà mình tình cờ bắt gặp. Và kể qua một bức thư gửi cô em họ! Chân dung độc đáo, đầy ấn tượng mang sức tố cáo mạnh mẽ, được thể hiện qua hình thức tâm tình riêng tư  đó quả là một sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc. Với hình thức này, tác giả có thể liên hệ, so sánh tạt ngang, chuyển giọng, chuyển cảnh một cách linh hoạt. Bên lời mỉa mai khinh bỉ tên hề Khải Định là lời tâm tình tha thiết khi nhắc về kỉ niệm ấu thơ. Lòng ta lắng lại sau những chuỗi cười giòn giã. Đó là những "khoảng trông" cần thiết cho trí tuệ của người đọc tự vận động, tự liên tưởng để suy ngẫm và tìm ra ẩn ý để giải những hàm ngôn (Đỗ Kim Hồi). Chuyện "những bậc cải trang vĩ dại" trong truyền thuyết cổ tích bên chuyện "những ông hoàng, ông chúa, để tiện việc riêng và vì những lí do không cao thượng bằng, cũng "Vi hành” vế sau nhấn xuống thật sâu để bất ngờ bật lên một tiếng nói tố cáo sắc bén. Đáng ngờ thay những chuyến "Vi hành" của ông hoàng Khải Định! Sự thật đáng mỉa mai mà cũng thật chua chát. Cùng với sự biến đổi của tình huống là sự luân chuyển của giọng văn – là nhận xét, đánh giá của nhiều đối tượng khiến chân tướng Khải Định – kẻ vắng mặt hiện lên sinh dộng nnư trong ông kính vạn hoa. Một chân dung đầy ấn tượng được khắc họa trong một sự sáng tạo độc đáo – "ấn tượng" về nhân vật được nhân lên nhiều lần và thái độ phê phán cũng được nhân lên gấp bội! Đó chính là sự tài tình, của Nguyền Ái Quốc.

          Sự sáng tạo tài tình ấy đã được kết tinh trong một nghệ thuật châm biếm bậc thầy. Đây là một nghệ thuật quen thuộc để đả kích những đối tượng đáng phê phán. Nhưng với "Vi hành", Nguyễn Ái Quốc đã mang đến một tiếng cười mới mẻ mang chiều sâu trí tuệ. Tiếng cười thâm thúy được bật ra từ cách sử dụng câu chữ, xây dựng tình huống, xây dựng chân dung nhân vật. sắc sảo, tỉnh táo, tác giả phát hiện ra sự trái ngược, mâu thuẫn nằm trong bản chất đối tượng, Không nói đến sự phê phán chính sách bảo hộ của thực dân Pháp, ta hãy bàn đến nhân vật chính Khải Định. Như trên đã phân tích, sự mâu thuẫn ấy thể hiện giữa nghĩa thực và nghĩa mờ ám của từ "Vi hành", giữa danh vị và hành động Khải Định. Trắng đen soi chiếu nhau cùng ánh lên hình sắc, bản chất nhân vệt, đồng thời là cái nhìn sắc nhọn của tác giả. Trên cơ sở thực, tác giả cường điệu, phóng dại một cách rất nghệ thuật với những liên tưởng bất ngờ, hợp lí khiến chân dung nhân vật càng thêm sinh động. "Chụp cái chụp đèn lên đầu Khải Định, Bác dã biến Khải Định thành một đồ vật đứng ngơ ngác giữa Pari hoa lệ…" (Trần Đình Sử). Khải Định "ngơ ngác" cồn người đọc thì bật cười. Cười để rồi nhận ra rõ nét hơn sự lố bịch đến đáng ngờ của hắn! Với nghệ thuật cường điệu, lố bịch hóa nhân vật, Nguyền Ái Quốc đã hạ bệ Khải Định một cách không thương tiếc! Thêm vào đó là nghệ thuật tạo tình huống. Bản thân sự nhầm lẫn đã gây cười. Ở đây, tình huống nhầm lẫn được nhân lên với nhiều đối tượng, tiếng cười càng lúc càng thêm giòn giã. Chân tướng nhân vật hiện lên "sinh động, đầy ấn tượng, mang sức tố cáo mạnh mẽ".. Khải Định – tên hề trong lịch sử Việt Nam thêm một lần được thể hiện mình, được ngụp lặn .trong chuồi cười sâu cay, trong nghệ thuật châm biếm sắc sảo của Nguyễn Ái Quốc! Nghệ thuật ấy cũng rất phù hợp với tính thích hài hước của người Pháp. Chắc chắn, những độc giả này sẽ gặp lại mình trong đó. Với những liên tưởng độc đáo mà "Vi hành" gợi ra, trí tưởng tượng của họ sẽ còn dựng lên sống động hơn nữa chân dung Khải Định.

          Tóm lại, khác với sự xuất hiện trực tiếp trong Con rồng tre, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, trong truyện ngắn Vi hành "nhân vật chính không có mặt nhưng lại hiện lên sinh động và đầy. ấn tượng, đạt hiệu quả nghệ thuật cao, mang sức tố cáo mạnh mẽ. Đó chính là nhờ sự sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc". Chân dung biếm họa Khải Định được hiện lên thật sinh động qua những chi tiết cụ thể mà khái quát. Tôi có cảm giác tác giả đã mạnh dạn nhấn từng mảng màu đậm nét, đầy ấn tượng như vẽ bức sơn dầu khắc họa chân dung lố bịch Khải Định. Ngắn gọn cô đúc, gián tiếp, khách quan mà sinh động đầy ấn tượng, bản chất xấu xa ươn hèn của Khải Định được lột tẩy. Phải chăng dó là kết quả của sự kết hợp phong cách Châu Âu hiện đại với lối vui đùa hóm hỉnh thâm trầm Á Đông? Bộ mặt phản động của hoàng đế An Nam bị vạch trần qua tiếng cười bật ra từ những tình huống nhậm lẫn bất ngờ, hợp lí. Nhìn chân dung vua hề Khải Định, những người biết suy nghĩ sẽ tự đặt ra câu hỏi liệu có đáng tồn tại không một tên vua. bù nhìn xấu xa như thế? Sự tàn tạ của vương triều Nguyễn đã hiển hiện trước khi nó vĩnh viễn không còn tồn tại qua thiên truyện "Vi hành". Chức năng dự báo ấy chỉ có thể có được ở cái nhìn biện chứng của người chiến sĩ cách mạng Nguyễn Ái Quốc. Thêm một lần, ta cảm nhận được mối quan hệ chặt chẽ, qua lại giữa chính trị và nghệ thuật. Với “Vi hành" nói riêng, với thơ văn hói chung, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện hùng hồn quan điểm nghệ thuật của mình: Văn hóa nghệ thuật củng là một mặt trận. Nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Và ngay từ thời trẻ, Người dã là một chiến sĩ dũng cảm trên con đường chiến đấu, trước hết là chiến đấu bằng ngòi bút.

3 tháng 6 2019

Đáp án

Phân tích mâu thuẫn trào phúng được thể hiện trong phần I. Chiến tranh và “người bản xứ” (Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc) (5đ)

   - Nhan đề chương: người bản xứ đặt trong dấu ngoặc kép để châm biếm những lời lẽ mị dân giả tạo của bọn thực dân. (0.5đ)

   - Tác giả đi sâu vào sự mâu thuẫn, đối lập gay gắt trong thái độ của bọn thực dân khi đối xử với người dân thuộc địa trước và sau khi chiến tranh bùng nổ (HS lấy dẫn chứng) (1đ)

   - Thấy được sự thay đổi trong cách đổi xử trên là sự lừa bịp trắng trợn của thực dân Pháp. Chúng không chỉ tàn bạo, độc ác mà còn nham hiểm, xảo quyệt, giả dối. Lời lẽ ngọt ngào “như viên kẹo bọc đường” đã gây nên bao cái chết bi thương của người dân vô tội. (1đ)

   - Tác giả tiếp tục phân tích mâu thuẫn khi đối chiếu “cái vinh dự đột ngột ấy” với “cái giá khá đắt” mà người lính bản xứ phải trả. Sự thật là họ trở thành tấm bia đỡ đạn, công cụ sống để phục vụ cho chiến tranh đế quốc, nộp thuế máu cho bọn thực dân. Họ từ biệt vợ con, xa quê hương để bỏ xác phơi thây trên chiến trường. người ở hậu phương cũng bị bắt phục vụ lò lửa chiến tranh rồi số phận cũng không thoát khỏi cái chết => sự căm giận với tội ác của thực dân; thương cảm với số phận bi đát của người dân các nước thuộc địa. (1đ)

   - Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa. => hồi chuông cảnh tỉnh. (1đ)

   - Giọng điệu trào phúng bao trùm, từ ngữ và hình ảnh có sức biểu cảm sâu sắc. Câu hỏi mang ý phản bác, chất vấn, luận tội gay gắt (chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi ấy) (0.5đ)

→ Áng văn chính luận mẫu mực.

NG
14 tháng 9 2023

Phân tích các từ ngữ: ghé mắt, trông ngang, kì, cheo leo, đây, đổi phận làm trai,…

 
31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Đan-kô là một người đẹp trai, mạnh mẽ, can đảm và giàu lòng nhân ái. Anh cố gắng tìm cách dẫn dắt mọi người ra khỏi khu rừng tăm tối. Mặc kệ sự phản bội của đám người anh vẫn hăng hái, tươi tỉnh dẫn mọi người đi. Dù rằng, sâu trong anh vẫn có sự phẫn nộ nhưng vì thương hại mọi người nên ngọn lửa uất giận ấy đã tắt. Anh tha thiết muốn cứu họ.

=> Dù bị những người mình dẫn dắt trách móc, mắng nhiếc tệ bạc nhưng người anh hùng Đan-kô vẫn giàu lòng vị tha: Anh nghĩ rằng không có anh họ sẽ chết nên anh muốn cứu họ, mặc cho họ đối xử với anh tệ thế nào anh vẫn yêu mọi người

 

Hành động của Đan-kô thể hiện tấm lòng anh hùng cao thượng của anh: 

+ Đan-kô tự xé toang lồng ngực, giơ cao trái tim cháy rực để soi đường cho mọi người. 

+ Đan-kô “luôn luôn đi ở phía trước và trái tim anh vẫn cháy bùng bùng”

Sự đánh đổi của anh cuối cùng dẫn dắt đoàn người vượt qua khu rừng tăm tối:

+ Rừng giãn ra nhường lối, “mặt trời rực rỡ”, “biển ánh sáng mặt trời và không khí trong lành”

+ Đan-kô bật lên tiếng cười tự hào rồi gục xuống và chết 

=> Đan-kô là vị anh hùng cao cả, cháy bỏng tình yêu với mọi người, anh luôn muốn dẫn dắt và soi sáng con đường của họ. Bằng cách này, anh ấy đã mang đến cho mọi người sự ấm áp và lòng tốt của mình phát ra từ trái tim rực cháy. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Hành động thể hiện tấm lòng anh hùng cao thượng của Đan-kô: 

+ Động viên, khích lệ mọi người đi tiếp.

+ Không trách cứ mà vẫn yêu mọi người khi bị kết tội.

+ Đan-kô tự xé toang lồng ngực, giơ cao trái tim cháy rực để soi đường cho mọi người. 

+ “luôn luôn đi ở phía trước và trái tim anh vẫn cháy bùng bùng”.

+ Rừng giãn ra nhường lối.

+ Đan-kô bật lên tiếng cười tự hào rồi gục xuống và chết.

→ Có thể thấy, Đan-kô là một người anh hùng cao cả, dũng cảm với tình thương người sâu sắc, anh luôn muốn dẫn dắt và cứu sóng họ, giúp họ thoát ra khỏi nguy hiểm.

9 tháng 2 2019

Đặc sắc trong truyện Tấm Cám khắc họa được hình tượng Tấm, kiểu nhân vật chức năng

   + Ban đầu, Tấm thụ động, yếu đuối, thường chỉ khóc, luôn bị hà hiếp, bắt nạt (lúc mất giỏ cá, lúc mất con bống, lúc bị bắt ngồi nhặt thóc, Tấm bị phụ thuộc vào thế lực bên ngoài.

- Giai đoạn sau, Tấm kiên quyết đấu tranh để giành lấy cuộc sống hạnh phúc (chim vàng anh, khung cửi…). Tấm biết tự mình đấu tranh

- Tấm dần ý thức được thân phận của mình, những mâu thuẫn căng thẳng được giải quyết bằng đấu tranh. Như vậy có sự phát triển trong hành động, ý thức của nhân vật, điều này khẳng định sức sống bất diệt của con người trước sự vùi dập của các thế lực thù địch

1 tháng 2 2016

Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là đỉnh cao sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và cũng là tác phẩm biểu hiện tập trung nhất, sâu sắc nhất tư tưởng yêu nước, thương dân của ông. Với lòng thương cảm và khâm phục chân thành, nhà thơ đã dựng nên một tượng đài nghệ thuật bất hủ về người anh hùng nghĩa sĩ nông dân trong thời kì lịch sử chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc. Có thể nói bài Văn tế là khúc ca bi tráng về người nghĩa sĩ nông dân dám xả thân vì sự sống còn của đất nước. 

 

          Vẻ đẹp đầu tiên ở họ là tinh thần tự nguyện đánh giặc, vốn là những người dân cày quanh năm côi cút làm ăn, điều lo toan hằng ngày của họ là làm sao cho đủ ăn đủ mặc, đừng đói khổ, rách rưới. Họ biết thân phận mình là hèn mọn trong xã hội, ngoài sưu thuế phài nộp cho đủ, họ đâu dám nghĩ đến công to việc lớn. Quốc gia đại sự là của vua quan và triều đình. Vậy mà giờ đây, giặc Lang Sa tràn sang cướp nước, gieo rắc tanh hôi (tinh chiên) đã ba năm mà mặt mũi quan quân chẳng thấy ở đâu, có chăng nữa thì chi là lũ hèn nhát chạy dài. Cảnh tượng ấy khiến họ không thể bưng tai bịt mắt làm ngơ. Lòng yêu nước hun đúc từ nghìn xưa trong huyết quản sôi sục, họ tự nguyện đứng lên đánh giặc:

 

          Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.

 

          Họ nhận về mình công việc cực kì khó khăn, to lớn: đoạn kình, bộ hổ, tức là đánh lại quân giặc mạnh hơn mình gấp bao lần.

 

          Vẻ đẹp tinh thần của họ là dám đánh, dám hi sinh; một lòng xin ra sức, ra tay, cống hiến sức mình cho Tổ quốc. Tịnh thần dám đánh, dám hi sinh ấy càng đẹp biết bao nhiêu khi họ chi là những người dân ấp dân lân, tự liên kết thành đội ngũ để chiến đấu chứ không phải là quân lính của triều đình. Từ cửa nếp nhà tranh của mình, họ xông thẳng vào trận, không hề được luyện tập mảy may. Tỉnh thần ấy lại thêm lớn lao khi nhìn vào vũ khí trong tay họ. Có thể nói, trang bị sắc bén của họ chính là tấm lòng yêu nước và nghĩa lởn vì nước, chứ rơm con cúi, lưỡi dao phay, gậy tầm vông làm sao đem đối chọi được với súng song tâm, với tàu thiếc tàu đổng. Cái sắc bén, cái sức giết giặc của nó chi là ở trái tim, ở dũng khí của người cầm dao, cầm gậy vẻ đẹp của họ thật hào hùng, nhưng bên cạnh cái hào hùng ấy lại là nỗi đau, nỗi thương muốn rơi nước mắt!

 

          Vậy mà ta hãy xem họ xung trận. Bao nhiêu lời văn là bấy nhiêu chất hùng ca, hừng hực khí phách, rực lửa chiến đấu của một trận đánh quyết liệt và anh dũng: 

 

          Hoả mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

 

          Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ni hồn kinh , bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.

 

          Quả là tuyệt vời! Ai đó đã dùng một cách nói rất đắc (chứ không phải đắt) là hình tượng người nghĩa sĩ nông dân cực nhọc, nghèo khó đã hiện lên thành một hình ảnh anh hùng lồng lộng giữa chiến trường, làm chủ trận chiến, áp đảo tất cả. Lưỡi dao phay, ngọn tầm vông của họ đâm ngang chém ngược, tung hoành, hiên ngang chiếm lĩnh cả không gian trận địa, làm cho giặc hồn kinh phách lạc. Tiếng hè, tiếng ó của họ át cả tiếng đại bác của tàu thiếc tàu đồng. Rơm con cúi, lưỡi dao phay cũng đốt xong đồn giặc, cũng chém rớt đầu quan hai giặc. Đoạn văn đầy những động từ, những cụm động từ miêu tả hành động mãnh liệt, hào khí bừng bừng. Trước những con người anh hùng ấy, quân giặc hung dữ với súng đạn nghênh ngang đều như co rúm lại, thấp bé, tồi tàn đến thảm hại. Có thể nói hình bóng người nghĩa sĩ nông dân cần Giuộc nổi lên trên nền trời rực lửa, sừng sững như một tượng đài kì vĩ.

 

          Cảm xúc chủ đạo của bài Văn tế là cảm xúc bi tráng, lời văn rắn rỏi, âm điệu sồi sục, dồn dập. Nghệ thuật đối đã phát huy hiệu quả cao nhất của nó. Tất cả hợp thành một âm hưởng chiến trận hào hùng, phấn khích của một thiên anh hùng ca tuyệt diệu. Ngòi bút tác giả hoàn toàn xứng đáng với hành động cao cả của người nghĩa sĩ nông dân, với những tư tưởng cực kì lớn lao mà tác giả đã phát hiện ra trong hành động tự nguyện giết giặc cứu nước của họ.


Gần ba chục nghĩa sĩ nông dân bỏ mình trong cuộc chiến đấu ác liệt và không cân sức. Cái chết bi tráng của họ khiến thiên nhiên và con người thảy đều thương tiếc: Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng lụy nhỏ. Người chết v) đất nước, vì dân tộc, hỏi làm sao không xúc động đến đồng bào, non nước ?!

 

          Tượng đài nghệ thuật về người nghĩa sĩ nông dân mang tính chất bi tráng. Nó được dựng lên trong nước mắt, trong tiếng khóc thống thiết của nhà thơ và của nhân dân. Đây là thành cồng nghệ thuật xuất sắc của nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Bài Văn tế như một tấm bia, một cái mốc, một tượng đài vinh quang về người nông dân Nam Bộ anh hùng, về nhân dân lao động muôn thuỏ sáng ngời.

 

 

1 tháng 2 2016

Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn tài ba khi đã nêu lên hình ảnh người nông dân trong văn học mà trong suốt các thời gian qua chưa được nhắc đến thông qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.Trong bài văn tế, hình ảnh người nông dân được khắc hoạ rõ ràng.Hình ảnh người nông dân nghèo khổ chỉ biết làm ăn một cách thầm lặng, quanh năm chỉ biết ruộng trâu, cần cù lao động.Họ là những người nông dân yêu ghét rõ ràng , căm thù quyết không đội trời chung với giặc khi thực dân Pháp xâm lược.Họ đã anh dũng chiến đấu và anh dũng hi sinh, trong lời văn là những lời lẽ bi thương đầy nước mắt nhưng không hề rơi nước mắt.Đó chính là cái hay của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

 

          Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ra đời vào năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, Việt Nam. Sau khi chiếm được thành Gia Định vào đầu năm 1859, quân Pháp bắt đầu một quá trình mở rộng tấn công ra các vùng lân cận như Tân An, Cần Giuộc, Gò Công... Ngày 15 tháng 11 năm Tân Dậu, những nghĩa sĩ mà là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã dũng cảm đứng lên chiến đấu tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Khoảng mười lăm nghĩa sĩ bỏ mình. Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân.Theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh này.

 

          Như chúng ta biết thì “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một “Tác phẩm nghệ thuật” hiếm có. “Bi tráng” là tầm vóc và tính chất của tác phẩm nghệ thuật ấy: vừa hoành tráng, hùng tráng, vừa thống thiết, bi ai. Hùng tráng ở nội dung chiến đấu vì nghĩa lớn. Hùng tráng ở phẩm chất anh hùng, ở đức hi sinh quyết tử. Hùng tráng ở chỗ nó dựng lên một thời đại sóng gió dữ dội, quyết liệt của đất nước và dân tộc.

 

          Mở đầu bài văn tế là hai tiếng “Hỡi ôi!” vang lên thống thiết, đó là tiếng khóc của nhà thơ đối với nghĩa sĩ, là tiếng nấc đau thương cho thế nước hiểm nghèo:

 

          “Súng giặc, đất rền; lòng dân trời tỏ” có ý nghĩa là Tổ quốc lâm nguy, súng giặc nổ vang rền trời đất và quê hương .

 

          Trong cảnh nước mất nhà tan, chỉ có nhân dân đứng lên gánh vác sứ mệnh lịch sử, đánh giặc cứu nước cứu nhà. Và người nông dân chỉ biết cui cút làm ăn một cách tội nghiệp đã dũng cảm đứng lên đánh giặc giành lại .nền độc lập cho Tổ quốc thân yêu mà sự dũng cảm đó xuất phát từ tấm lòng yêu nước có trong mỗi con người. Tấm lòng yêu nước, căm thù giặc của những người nông dân, của những người áo vải mới tỏ cùng trời đất và sáng ngời chính nghĩa. Hình ảnh chính của bài Văn tế chính là những chiến sĩ nghĩa quân Cần Giuộc.

 

          Nguồn gốc của họ là nông dân nghèo sống cuộc đời “côi cút” sau luỹ tre làng. Chất phác và hiền lành, cần cù là chịu khó trong làm ăn, quanh quẩn trong xóm làng, làm bạn với con trâu, đường cày, sá bừa, rất xa lạ với cung ngựa trường nhung:

 

          “Nhớ linh xưa:

          Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó"

 

          Cui cút làm ăn: có nghĩa là làm ăn lẻ loi, thầm lặng một cách tội nghiệp.Dù mệt mỏi hay vất vả thì họ vẫn âm thầm, lặng lẽ chịu đựnng một mình mà chẳng nói với ai .“Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó" đã hiện lên đầy đủ một vòng đời không lối thoát của người nông dân Việt, người "dân ấp dân lân" Nam Bộ. Bắt đầu bằng cui cút, vật lộn làm ăn, toan lo để cuối cùng kết thúc trong nghèo khó.Họ là những người nông dân mà quanh năm chỉ biết làm với làm, chưa hề biết đến cái gì gọi là cung, cái gì gọi là ngựa.

 

          "Chưa quen cung ngựa đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ”.

 

          Họ là lớp người đông đảo, sống gần gũi quanh ta. Quanh năm chân lấm tay bùn với nghề nông, “chưa hề ngó tới” việc binh và vũ khí đánh giặc:

 

          “Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó”.

 

          Thế nhưng khi đất nước quê hương bị giặc Pháp xâm lược, những người dân chân lấm tay bùn ấy đã đứng lên tình nguyện làm quân tự nguyện đánh giặc cứu nước cứu nhà, bảo vệ cái nghề làm lụng mà họ coi là bát cơm manh áo của họ là cái nghĩa lớn mà họ “mến” là đeo đuổi

 

          “Bữa thấy bong bong che trắng lốp, muốn tới an gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”.

 

          Đối với giặc Pháp và lũ tay sai bán nước, họ chỉ có 1 thái độ: “ăn gan” và “cắn cổ”,chỉ có 1 chí hướng: “phen này xin ra sức đoạn kình…, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”.

 

          Trong tác bài Văn Tế Nguyễn Đình Chiểu đã có khắc nên sự đối lập giữa đoàn dũng sĩ của quê hương và giặc Pháp xâm lược.Giặc xâm lược được trang bị tối tân, có “tàu thiếc, tàu đồng”, “bắn đạn nhỏ, đạn to”, có bọn lính đánh thuê “mã tà, ma ní” thiện chiến. Trái lại, trang bị của nghĩa quân lại hết sức thô sơ. Quân trang chỉ là “1 manh áo vải” . Vũ khí chỉ có “một ngọn tầm vông”, hoặc “một lưỡi dao phay”, một súng hoả mai khai hoả “bằng rơm con cúi”. Thế mà họ vẫn lập được chiến công: “đốt xong nhà dạy đạo kia” và “chém rớt đầu quan hai nọ”.

 

          Bài Văn tế đã tái hiện lại những giờ phút giao tranh ác liệt của các chiến sĩ nghĩa quân với giặc Pháp:

 

          “Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.”

 

          “Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho ma ní, mã tà hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ”.

 

          Không khí chiến trận có tiếng trống thúc quân giục giã, “có bọn hè trước, lũ ó sau” vang dậy đất trời cùng tiếng súng nổ. Các nghĩa sĩ của ta coi cái chết như không, tấn công như vũ bão, tung hoành giữa đồn giặc: “đạp rào lướt tới”, “xô cửa xông vào”, “đâm ngang chém ngược”, “hè trước, ó sau”.Giọng văn của Nguyễn Đình Chiểu đã tô đậm tinh thần dũng cảm, kiên cường bất khuất của các nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc.Ông cũng thể hiện rõ lòng khâm phục đối với người nghĩa sĩ nông dân.Từ trước đến nay, đây là tác phẩm đầu tiên có đưa hình ảnh của nghĩa sĩ nông dân

 

          Trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” còn có tiếng khóc của mẹ già nơi quê nhà trông chờ con về, vợ thương nhớ về chồng, con ngóng cha về ngh thống thiết, bi ai. Nhiều nghĩa sĩ đã ngã xuống trên chiến trường trong tư thế người anh hùng:

 

          “Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ”

          Đất nước, quê hương vô cùng thương tiếc. Một không gian rông lớn bùi ngùi, đau. đớn:

          “Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ 2 hàng kuỵ nhỏ”.

          Tiếng khóc của người mẹ già, nỗi đau đớn của người vợ trẻ, nỗi nhớ thương của con cái được nói đến vô cùng xúc động:

          “Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ”.

          Các nghĩa sĩ đã sống anh dũng chiến đấu, và hi sinh rất vẻ vang. Tấm gương chiến đấu và hi sinh của họ là để ta biết rằng đất nước nào cũng là độc lập, tự chủ. Không ai được quyền xâm chiếm. Họ là tấm gương sáng rất đáng tự hào:

          “Ôi!

          Một trận khói tan; nghìn năm tiết rỡ”

          Sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài học quý báu mà họ đã để lại. Thà chết vinh còn hơn sống nhục.Họ là tấm gương sáng để dân tộc Việt Nam noi theo mà làm, là ngòn đèn soi sáng cho dân tộc Việt Nam.

 

          “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giăc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia;…”.

          Công lao của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc sẽ đời đời nằm trong lòng mỗi người dân Việt Nam về tấm gương anh dung, sẵn sàng xả thân vì độc lập Tổ Quốc.

          “Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân; cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm, cám bởi một câu vương thổ”.

 

          Tóm lại, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" khẳng định tấm lòng yêu thương dân thiết tha của Nguyễn Đình Chiểu. “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là niềm tự hào và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc đã anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập vững chắc của quê nhà, nơi họ đã sinh ra và lớn lên hay đó là Tổ quốc mà đối với họ "nó"rất quan trọng trong cuộc đời.Nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc chính là tấm gương về tinh thần dũng cảm, lòng yêu nước sâu sắc để cho các thế hệ đi sau khi đọc được bài văn tế này mà noi theo để xây dựng đất nước càng ngày giàu mạnh hơn.

 

 

8 tháng 6 2016

Trong văn học cách mạng trước năm 1975, thước đo giá trị chủ yếu của nhân cách là sự cống hiến, hy sinh cho cách mạng, là các tiêu chuẩn đạo đức cách mạng được thể hiện chủ yếu trong mối quan hệ với đồng chí, đồng bào, với kẻ thù. Sau năm 1975, văn chương trở về với đời thường và Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kỳ đổi mới đã đi sâu khám phá đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Khi làm cho người đọc ý thức về sự thật, có khả năng nhìn thẳng vào sự thật, phát hiện nhiều mối quan hệ xã hội phức tạp, chằng chịt, thì văn chương đã ít nhiều đáp ứng được nhu cầu nhìn nhận và hoàn thiện nhiều mặt của nhân cách con người. Truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là phát hiện về đời sống và con người theo hướng đó.
Phát hiện thứ nhất của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh là một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh, nơi anh đã dự tính bố cục, đã “phục kích” mấy buổi sáng để “chộp” được một cảnh thật ưng ý. Giây phút ấy đã tới, đôi mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát hiện ra vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ có diễm phúc bắt gặp được một lần: “trước mặt tôi là bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ. Mũi thuyền in một nét loè nhoè vào bầu sương mù màu trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới… toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hoà và đẹp… Tôi tưởng thấy chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ chính là cái hạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu. Dường như trong hình ảnh về chiếc thuyền ngoài xa giữa trời biển mờ sương, anh đã bắt gặp cái tận Thiện, tận Mỹ, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hoà, lãng mạn của cuộc đời.
Phát hiện thứ hai của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh lại đầy nghịch lý, nó bất ngờ và trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống. Phùng đã từng có “cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại”, anh đã từng chiêm nghiệm “bản thân cái đẹp chính là đạo đức”, vậy mà hoá ra đằng sau cái đẹp “toàn bích… toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên mặt biển xa lại chẳng phải là “đạo đức”, là “chân lý của sự toàn thiện”. Anh đã chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn và độc ác, coi việc đánh vợ như một phương cách để giải toả những uất ức, khổ đau. Phùng đã từng là người lính cầm súng chiến đấu để có vẻ đẹp thanh bình của thuyền biển mênh mông, anh không thể chịu được khi chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ một cách vô lý và thô bạo. Nhưng anh chưa kịp xông ra thì thằng Phác, con lão đàn ông đã kịp tới để che chở cho người mẹ đáng thương. Chỉ đến lần thứ hai, khi lại phải chứng kiến cảnh ấy, Phùng mới thể hiện được bản chất người lính không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác. Lão đàn ông đánh trả, Phùng bị thương, anh được đưa về trạm y tế của toà án huyện, ở đó có chánh án Đẩu, bạn chiến đấu cũ của anh. Phùng cay đắng nhận thấy những cái ngang trái, xấu xa, những bi kịch trong gia đình thuyền chài kia đã là thứ thuốc rửa quái đản làm những thước phim huyền diệu mà anh dày công chụp được bỗng hiện hình thật khủng khiếp, ghê sợ.
Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện là câu chuyện về sự thật cuộc đời, nó giúp những người như Phùng và Đẩu hiểu được nguyên do của những điều tưởng như vô lý. Bề ngoài đó là một người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị chồng thường xuyên hành hạ, đánh đập thật khốn khổ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, vậy mà vẫn nhất quyết gắn bó với lão đàn ông vũ phu ấy. Chỉ qua những lời giãi bày thật tình của người mẹ đáng thương đó mới thấy nguồn gốc mọi sự chịu đựng, hy sinh của bà là tình thương vô bờ với những đứa con: “đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có những người đàn ông ở thuyền để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa… phải sống cho con chứ không thể sống cho mình…”. Nếu hiểu sự việc một cách đơn giản, chỉ cần yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong. Nhưng nếu nhìn vấn đề một cách thấu suốt sẽ thấy suy nghĩ và xử sự của bà là không thể khác được. Trong khổ đau triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no… trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ”; “Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn…”. Qua câu chuyện của người đàn bà càng thấy rõ: không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng của cuộc sống.
Tư tưởng nghệ thuật đó của Nguyễn Minh Châu thấm sâu trong hầu hết các nhân vật của truyện ngắn: người đàn bà vùng biển, lão đàn ông độc ác, chị em thằng Phác, người nghệ sĩ nhiếp ảnh.
Tác giả chỉ gọi là “người đàn bà” một cách phiếm định. Tuy không có tên tuổi cụ thể, chỉ là một người vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác, nhưng số phận con người ấy lại được tác giả tập trung thể hiện và được người đọc quan tâm nhất trong truyện ngắn này. Trạc ngoài bốn mươi, thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”, người đàn bà ấy gợi ấn tượng về một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ. Bà thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau, khi bị chồng đánh “không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách trốn chạy”, bà coi đó là lẽ đương nhiên, chỉ đơn giản trong cuộc mưu sinh đầy cam go, trên chiếc thuyền kiếm sống ngoài biển xa cần có một người đàn ông khoẻ mạnh và biết nghề, chỉ vì những đứa con của bà cần được sống và lớn lên. “Tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời hình như mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài” – một sự cam chịu nhẫn nhục như thế thật đáng để chia sẻ, cảm thông. Thấp thoáng trong hình ảnh người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, đức hy sinh.
Có lẽ cuộc sống đói nghèo, vất vả, quẩn quanh bao nhiêu lo toan, cực nhọc đã biến “anh con trai cục tính nhưng hiền lành” xưa kia thành một người chồng vũ phu, một lão đàn ông độc ác. Cứ khi nào thấy khổ quá là lão đánh vợ, đánh như để giải toả uất ức, để trút cho sạch nỗi tức tối, buồn phiền: “lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà”. Trong đời vẫn có những kẻ như thế, nói như Nam Cao trước kia, chỉ để thoả mãn lòng ích kỷ, chúng tự cho mình cái quyền được hành hạ mọi người. Lão đàn ông “chân chữ bát”, “mái tóc tổ quạ”, “hai con mắt đầy vẻ độc dữ”, vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho chính những người thân của mình.
Trong một gia đình mà bố mẹ có chuyện lục đục, đáng thương nhất là những đứa trẻ. Chúng bị đẩy vào tình thế thật khó xử: biết đứng về phía ai, biết làm thế nào để trọn đạo làm con? Chị thằng Phác, một cô bé yếu ớt mà can đảm, đã phải vật lộn để tước con dao trên tay thằng em trai, không cho nó làm một việc trái với luân thường đạo lý. Chắc trong lòng cô bé tan nát vì đau đớn: bố điên cuồng hành hạ mẹ; chỉ vì thương mẹ mà thằng em định cầm dao ngăn bố… Cô bé lúc ấy là điểm tựa vững chắc của người mẹ đáng thương, cô đã hành động đúng khi cản được việc làm dại dột của đứa em, lại biết chăm sóc, lo toan khi mẹ phải đến toà án huyện. Còn thằng Phác lại thương mẹ theo kiểu một đứa con còn nhỏ, theo cái cách một đứa con trai vùng biển: nó “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt”, nó “tuyên bố với các bác ở xưởng đóng thuyền rằng nó còn có mặt ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh”. Mặc dù thật khó chấp nhận kiểu bảo vệ mẹ của nó, nhưng hình ảnh thằng Phác vẫn khiến người ta cảm động bởi tình thương mẹ dạt dào.
Vốn là người lính chiến từng vào sinh ra tử, Phùng căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, lẽ công bằng. Anh thực sự xúc động, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền biển bình minh. Một người nhạy cảm như anh tránh sao khỏi nỗi tức giận khi phát hiện ra ngay sau cảnh đẹp chiếc thuyền ngoài xa là sự bạo hành của cái xấu, cái ác. Mới đầu, chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ và người vợ nhẫn nhục chịu đựng, Phùng hết sức “kinh ngạc”, anh “há mồm ra mà nhìn”, rồi sau như một phản xạ tự nhiên, anh “vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”. Hành động ấy nói được nhiều điều. Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, một khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, nhưng sự thật cuộc đời lại ở rất gần. Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, bởi lẽ nghệ thuật chân chính luôn là cuộc đời và vì cuộc đời. Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con người biết yêu ghét vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với con người.
Ở tác phẩm này, nét độc đáo trong xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu là cách tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Nếu coi tình huống là sự kiện có ý nghĩa bộc lộ mọi mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách, đôi khi tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm, trong cuộc đời con người, thì với Phùng, việc chứng kiến lão đàn ông đánh vợ là một sự kiện như thế. Trước đó, Phùng nhìn đời bằng con mắt của một nghệ sĩ, anh rung động, say mê trước vẻ đẹp “trời cho” của thuyền biển sớm mai. Chính trong giây phút tâm hồn thăng hoa những cảm xúc lãng mạn nhất, anh bất ngờ chứng kiến đôi vợ chồng từ con thuyền “thơ mộng” bước xuống, rồi lão đàn ông đánh vợ một cách dã man và vô lý. Tình huống đó được lặp lại một lần nữa, Phùng không chỉ chứng kiến người đàn bà nhẫn nhục chịu đựng mà còn thấy được thái độ, hành động của chị em thằng Phác trước sự hung bạo của cha với mẹ. Từ đó đến cuối truyện, Phùng đã có cách nhìn đời khác hẳn. Anh thấy rõ những cái ngang trái trong gia đình thuyền chài ấy, hiểu sâu thêm tính cách người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu sâu thêm bản chất người đồng đội của mình (Đẩu) và hiểu thêm chính mình. Tình huống truyện đã được Nguyễn Minh Châu đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu hơn nữa để phát hiện tính cách con người, phát hiện sự thật cuộc đời.
Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn này cũng rất đáng chú ý. Người kể chuyện ở đây là nhân vật Phùng, hay nói đúng hơn, đó là sự hoá thân của tác giả vào nhân vật Phùng. Việc chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra một điểm nhìn trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống của tình huống truyện, lời kể chuyện trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục. Ngôn ngữ các nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người: giọng điệu lão đàn ông thật thô bỉ, tàn nhẫn với những từ ngữ đầy vẻ tục tằn, hung bạo; những lời của người đàn bà thật dịu dàng và xót xa khi nói với con, thật đớn đau và thấu trải lẽ đời khi nói về thân phận của mình; những lời của Đẩu ở toà án huyện rõ là giọng điệu của một người tốt bụng, nhiệt thành… Việc sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo như thế đã góp phần khắc sâu thêm chủ đề- tư tưởng của truyện ngắn.
Có thể thấy cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm Nguyễn Minh Châu trước năm 1975 là cảm hứng anh hùng cách mạng, còn sau năm 1975 là cảm hứng về nhân cách con người, là hành trình “khám phá con người bên trong con người” (Bakhtin). Theo mạch cảm hứng ấy, năm 1982 Nguyễn Minh Châu viết truyện ngắn Bức tranh; trong ý nghĩ tự phán xét, nhân vật hoạ sĩ đã vẽ một bức chân dung tự hoạ nhằm thể hiện “khuôn mặt bên trong của chính mình”. Đáng lưu ý là, nếu trong truyện Bức tranh, Nguyễn Minh Châu hướng cái nhìn nghệ thuật vào thế giới nội tâm thì trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu lại hướng cái nhìn nghệ thuật ra thế giới bên ngoài, ra cuộc sống đời thường. Nếu truyện Bức tranh là sự tự nhận thức, tự phê phán của con người dưới ánh sáng của lương tâm, đạo đức, thì truyện Chiếc thuyền ngoài xa là sự nhận thức và phê phán cái xấu, cái ác trong cuộc sống thường ngày. Cả hai tác phẩm đều được viết dưới sự chỉ đạo của quan điểm nghệ thuật: chỉ ra mặt xấu, mặt tối để góp phần hoàn thiện nhân cách con người, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Đặc biệt, truyện Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thực sự sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng, thật đúng như Nguyễn Minh Châu từng khẳng định: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”.

 

8 tháng 6 2016

1. Nhân vật Phùng thể hiện quan niệm về nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu:

    a. Phùng là người yêu nghề, có trách nhiệm với nghề

- Anh đã phục kích mấy buổi sáng mà chưa chụp được bức ảnh nào.

- Sau gần một tuần lễ suy nghĩ, tìm kiếm anh mới chụp được bức ảnh ưng ý.

   à Phùng không đơn giản, qua loa với công việc mà anh luôn hết lòng vì công việc.

    b. Phùng là một nghệ sĩ tài năng:

- Anh đã phát hiện bức tranh thiên nhiên giàu giá trị nghệ thuật:

   + Trước mặt Phùng là một khung cảnh thiên nhiên như  “bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ”.

   + “Mũi thuyền in một nét mơ hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng của mặt trời chiếu vào”.

   +  “Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”.

   + Khung cảnh được nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới giữa hai chiếc gọng vó giống hệt “cánh một con dơi”, đẹp từ đường nét đến ánh sáng. 

   à Phùng là người nghệ sĩ săn tìm cái đẹp. Anh thực sự biết quan sát  bằng đôi mắt tinh tường, "nhà nghề” để lựa chọn cái đẹp hài hoà giữa thiên nhiên, cảnh vật, con người - vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ gặp một lần.

    c. Phùng là người nghệ sĩ thật sự rung cảm trước cái đẹp:

- Cái đẹp đã làm Phùng xúc động và nhận ra sự rung cảm của tâm hồn mình.

   + Anh liên tưởng tới câu nói của ai đó “ bản thân cái đẹp chính là đạo đức” .

   + Và tưởng chính mình vừa khám phá “cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn".

   à Người nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc khi khám phá và sáng tạo, khi cảm nhận cái đẹp hài hoà, lãng mạn giữa thiên nhiên và cuộc đời. Trong hình ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” giữa biển trời mờ sương, Phùng đã cảm nhận cái đẹp toàn bích và thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trở nên trong trẻo, tinh khôi. Từ đây, ta thấy người nghệ sĩ phải là người phát hiện và mang cái đẹp đến cho đời.

     d.  Nhân vật Phùng thể hiện quan niệm về nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu:

- Qua việc khám phá bức ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” của Phùng, tác giả muốn đề ra một quan niệm về nghệ thuật: nghệ thuật chân chính bao giờ cũng bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cho cuộc sống; người nghệ sĩ phải có tài năng, có sự lao động miệt mài và phải có sự xúc động trước cái đẹp thì mới sáng tạo được những tác phẩm có giá trị.

2. Nhân vật Phùng thể hiện cách nhìn về cuộc sống của nhà văn Nguyễn Minh Châu:

    a. Phùng là người có tấm lòng nhân hậu:

- Chưa thoả thuê ngắm bức ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” thì ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào nơi Phùng đứng.

- Người nghệ sĩ đã tận mắt chứng kiến: từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ bước ra một người đàn bà xấu xí, một lão đàn ông  thô kệch, dữ dằn, đánh vợ như một phương cách để giải tỏa những uất ức, khổ đau... Đây là hình ảnh đằng sau cái đẹp “toàn bích, toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất ngờ, trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống.

- Chứng kiến cảnh ấy, Phùng đã “kinh ngạc đến mức (…) há mồm ra mà nhìn” rồi sau đó thì “vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới”. Nhưng anh chưa kịp xông ra thì thằng Phác (con lão đàn ông) đã kịp tới để che chở cho người mẹ .

- Đến lần thứ hai, bản chất người lính ở người nghệ sĩ được thể hiện. Anh xông ra buộc lão đàn ông phải chấm dứt hành động độc ác …  Hành động của Phùng cho thấy anh  không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác.

   àHoá ra đằng sau cái đẹp “toàn bích, toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên mặt biển xa lại chẳng phải là “đạo đức”, là “chân lí của sự toàn thiện” mà nó là  những ngang trái, xấu xa, những bi kịch còn tồn tại trong cuộc sống.

     b. Phùng luôn ý thức để hoàn thiện nhân cách:

- Tận mắt chứng kiến vẻ đẹp của bức ảnh “chiếc thuyền ngoài xa”, cảnh người đàn ông đáng vợ và khi lắng nghe câu chuyện của người đàn bà ở toà án (vì tình thương con, vì ý thức phải sống cho con, vì mong nuôi con cho đến khi khôn lớn mà chị chấp nhận gánh lấy cái khổ), Phùng nhận thức rất nhiều điều qua các cảnh ấy.

   + Đằng sau bức ảnh như  “bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ” là những điều nghịch lý trong cuộc sống đời thường với biết bao số phận, bao mảnh đời éo le.

   + Để Phùng chứng kiến hành động vũ phu của người chồng, Nguyễn Minh Châu muốn phê phán tình trạng bạo lực trong gia đình, một mảng tối của xã hội đương đại.

   + Phùng đã hiểu về người đàn bà hàng chài kia: Ẩn bên trong sự xấu xí, nhẫn nhục là vẻ đẹp tình mẫu tử đầy vị tha, là khát khao hạnh phúc bình dị đời thường của người phụ nữ còn đói nghèo, lạc hậu.

   + Nỗi trăn trở của Phùng trong nhiều năm dài về hình ảnh người đàn bà hàng chài cứ hiện ra sau mỗi lần anh ngắm bức ảnh “chiếc thuyền ngoài xa” chính là quá trình tự ý thức của Phùng để hoàn thiện nhân cách của mình.

    => Truyện không chỉ giàu giá trị nhân đạo mà còn mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều mới  phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.