K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:“Kiều càng sắc sảo mặn màSo bề tài sắc lại là phần hơnLàn thu thủy nét xuân sơnHoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanhMột hai nghiêng nước nghiêng thànhSắc đành đòi một tài đành họa hai.Thông minh vốn sẵn tính trờiPha mùi thi họa đủ mùi ca ngâmCung Thương làu bậc ngũ âmNghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.Khúc nhà tay lựa nên chương,Một...
Đọc tiếp

: Đọc đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Một hai nghiêng nước nghiêng thành

Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha mùi thi họa đủ mùi ca ngâm

Cung Thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.”

Câu hỏi:

Câu 1: Em hiểu thế nào về hình tượng “thu thủy”, “xuân sơn”. Cách nói “làn thu thủy, nét xuân sơn” là cách nói ẩn dụ hay hoán dụ? Vì sao?

Câu 2: Dụng ý của tác giả trong câu “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”? Theo em có nên thay thế từ “hờn” bằng từ “buồn” được không?

Câu 3: Sử dụng câu chủ đề sau để viết đoạn văn:

“Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà cả về tài lẫn sắc”.

Câu 4: Qua cung đàn của Thúy Kiều (ở câu thơ cuối đoạn trích) em hiểu thêm gì về nhân vật này?

Câu 5: Qua đoạn trích, tác giả Nguyễn Du bày tỏ tình cảm gì với nàng Kiều?

Câu 6: Chép chính xác một câu thơ trong bài thơ em đã học trong chương trình ngữ văn THCS nói về vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Câu 7: Hai nhân vật Thúy Vân và Thúy Kiều có những điểm nào giống và khác nhau?

0
26 tháng 11 2021

Đoạn thơ nói về vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Thúy Kiều, vẻ đẹp của nàng khiến thiên nhiên ''hờn, ghen''. Qua đây, tác giả muốn dự báo rằng số phận của nàng sẽ gặp nhiều sóng gió.

26 tháng 11 2021

hơi ngắn

 

8 tháng 6 2019

- Thu thủy: làn nước mùa thu.

- Xuân sơn: nét núi mùa xuân.

Cả câu thơ sử dụng hình ảnh mang tính ước lệ và biện pháp ẩn dụ gợi lên đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như nét núi mùa xuân.

Tham khảo:

 

Câu 1:

 Những câu thơ trên thuộc : Truyện Kiều của Nguyễn Du 

                Đôi nét về tác giả : 

+ Ông sinh sống trong một gia đình đại quý tộc , nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học 

=> Bước nền để Nguyễn Du trở thành một nhà thơ ( Ông được lưu truyền " máu văn " từ gia đình mình ) 

+ Nguyên Du ( 1765-1820) tên chữ là Tố Như , hiệu là Thanh hiên , quê ở làng Tiên Điền , huyện Nghị Xuân , tỉnh Hà Tĩnh . 

+ Ông phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắt và được củ làm chánh sứ sang Trung Quốc (từng trải , đi nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi khổ của nhân dân . 

Câu 2 :

- Hình tượng ước lệ khi miêu tả Thúy Vân

    + Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang: Khuôn mặt tròn như mặt trăng, lông mày sắc, đậm

    + Hoa cười ngọc thốt đoan trang: Miệng cười như hoa nở, đoan trang thanh khiết như ngọc

 

Thúy Vân là một cô gái đẹp, phúc hậu, đoan trang, quý phái

 

- Kiều càng sắc sảo mặn mà: Vẻ đẹp đằm thắm

- So bề tài sắc lại là phần hơn: Kiều vừa có sắc vừa có tài

- Làn thu thủy nét xuân sơn: Mắt trong như nước, lông mày nét núi mùa xuân

- Hoa ghen thua thắm liễu hơn kém xanh: Vẻ đẹp đến tạo hóa cũng phải ghen tị

- Giống: Đều dùng hình ảnh của thiên nhiên để ước lệ vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều. ( Chọn ra nhưng câu nào bạn thấy hợp lí nhé! Mik chỉ tổng hợp lại thôi!)

Câu 3 :

"Sắc đành đòi một tài đành họa hai" 
Sắc đành đòi một:là nhan sắc ở vị trí số 1 không ai sánh bằng
Tài đành họa hai:tài năng may ra có người bằng
=>"Sắc đành đòi một tài đành họa hai" nghĩa là tài năng của Kiều thì có thể bằng còn nhan sắc của Kiều thì tuyệt trần không ai có thể sánh vai

Đọc kĩ bốn câu thơ sau và trả lơi các câu hỏi bên dưới:Kiều càng sắc sảo mặn màSo bề tài sắc lại là phần hơnLàn thu thủy nét xuân sơnHoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh1.     Chép chính xác những câu thơ còn lại để hoàn thiện đoạn thơ gợi tả vẻ đẹp của nàng Kiều. Qua đoạn thơ vừa chép, em thấy nàng Kiều có những vẻ đẹp gì ?2.     Vì sao nói nàng Kiều là nhân vật chính của tác phẩm nhưng trong văn...
Đọc tiếp

Đọc kĩ bốn câu thơ sau và trả lơi các câu hỏi bên dưới:

Kiều càng sắc sảo mặn mà

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

1.     Chép chính xác những câu thơ còn lại để hoàn thiện đoạn thơ gợi tả vẻ đẹp của nàng Kiều. Qua đoạn thơ vừa chép, em thấy nàng Kiều có những vẻ đẹp gì ?

2.     Vì sao nói nàng Kiều là nhân vật chính của tác phẩm nhưng trong văn bản có đoạn thơ trên, tác giả lại gợi tả vẻ đẹp của người em gái (nàng Vân) trước, rồi mới tả Kiều sau?

3.     Khi tả nhan sắc của Kiều, Nguyễn Du tập trung gợi tả chi tiết nào? Vì sao tác giả lại lựa chọn chi tiết đó?

4.     Trong đoạn thơ em vừa chép, dụng ý của tác giả trong câu “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” là gì? Theo em có nên thay thế từ “hờn” bằng từ “buồn” được không?

5.     Tìm 1 thành ngữ có trong đoạn thơ em vừa chép và nêu tác dụng của việc sử dụng thành ngữ đó trong đoạn. 

0

Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự, miêu tả.

3 tháng 8 2023

Dàn ý phân tích:

Mở đoạn:

- Giới thiệu đoạn thơ trên:

+ Có người từng nói rằng văn học chân chính xưa nay bất biến với đời là nhờ tạo nên từ máu và nước mắt của người nghệ sĩ. Và chính nhà thơ Nguyễn Du đã làm được điều đó, đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong các đoạn trích đặc sắc trong tác phẩm nổi tiếng của ông - "Truyện Kiều". Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về tài lẫn sắc. 

Thân đoạn:

Nội dung thơ: Tả và bật nên tài sắc vẹn toàn của nàng Kiều.

- "Kiều càng sắc sảo, mặn mà" - So bề tài, sắc, lại là phần hơn.": nghệ thuật đòn bẩy được nhà thơ sử dụng điêu luyện làm nẩy nên vẻ đẹp của nàng Kiều đồng thời dễ dàng dẫn người đọc đến khung nghĩ tưởng hình ra Kiều.

- "Làn thu thủy, nét xuân sơn": tác giả tập trung lực bút của mình để tả đến "cửa sổ tâm hồn" đẹp đẽ của Kiều - như làn nước mùa thu dịu nhẹ long lanh, còn đôi lông mày thì thanh thao của nét của núi khi xuân đến.

- "Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh": nhà thơ dùng bút pháp ước lệ tượng trưng vẻ đẹp của nàng bằng sự nhân hóa những cái đẹp ở thiên nhiên nhưng lại với từ "ghen", "hờn".

+ Người ta thường nói "Đẹp như hoa", "thắm như hoa", "tươi như hoa" nhưng đến hoa còn ghen tị vì thua với sắc đẹp của Kiều. Từ đó ta thấy rằng cái đẹp của Nàng kiều quá đỗi hoàn hảo.

+ Liễu lại hờn giận vì kém xanh, xanh ở đây không phải xanh xao mà là xanh tươi, tươi tắn tức chỉ cái đẹp của Kiều như mùa xuân vậy, lúc nào cũng "thắm" hơn hoa và "tươi" hơn liễu.

=> Nguyễn Du không giành những từ "nghưỡng mộ", "yêu thích",.. mà dùng ganh ghét hờn thua của thiên nhiên với Kiều cho thấy được sự dự đoán về số phận tương lai bạc mệnh, bấp bênh của nàng tố nga.

=> Bởi vậy mới nói vẻ đẹp của nàng là vẻ đẹp của sắc và vẻ đẹp của cả tài, hoàn toàn hơn hẳn nét đẹp của Thúy Vân. 

- "Một hai nghiêng nước nghiêng thành - Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.": tác giả dùng điển cố "nghiêng nước nghiêng thành" để càng tôn nên cái đẹp đẽ, sự sắc sảo của Kiều rồi lại so sánh cùng điệp ngữ "đành" rằng vẻ đẹp của nàng lớn đến nhường nào thì họa mà nàng gặp phải sẽ gấp đôi nên chừng ấy.

+ Số phận của một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, tài hoa trong xã hội phong kiến là đón nhận một tương lai không được bình yên.

- Sáu câu thơ cuối đoạn:

+ Gợi đến cái đẹp trong tâm hồn, suy nghĩ, tài năng của nàng Kiều không chỉ là bình hoa rỗng mà thực như viên ngọc sáng bên ngoài đẹp đẽ bề trong.

+ Nàng thông rõ, giỏi cả về thơ ca vẽ vời lại còn biết đánh đàn hay nức tiếng không ai bì kịp.

+ Thế nhưng cuối cùng những tất cả điều ấy lại góp nên sóng gió cho chặng đường tương lai của nàng Kiều: bạc mệnh lại càng não nhân.

Kết đoạn:

- Tổng kết lại vẻ đẹp, tài năng của nàng Kiều qua sự miêu tả của nhà thơ.

3 tháng 8 2023

 em làm Kiều của toi kh =))

31 tháng 7 2021

mình gạch đầu dòng nha

- Kiều thông minh sắc sảo hơn người / được trời ban cho trí thông minh hơn người.

-Tài năng của Kiều được thể hiện rõ nét như chơi đàn hay (đàn hồ cầm), văn chương giỏi, ...

- Nếu nói sắc là một thì tài là hai.

-Nhan sắc thì :

    + Da trắng ngần như nước mùa thu kiến cho giang sơn, vạn vật, vạn người mê mẩn khiến cho thiên nhiên chỉ cần nhìn cũng ganh tị.

    có vậy thui =]]

31 tháng 7 2021

Viết bài văn nha,tui quên ghi ở trên

- Trường từ vựng mùa trong năm: thu, xuân.

- Trường từ vựng chỉ thiên nhiên: thủy, sơn, hoa, liễu.

Ví dụ:

- Trong bốn mùa tôi thích mùa xuân nhất.

- Những đóa hoa trong vườn đang nở rộ. 

Từ ghép: tài sắc, thu thủy, xuân sơn. 

Từ láy: sắc sảo, mặn mà. 

Thành ngữ "Nghiêng nước nghiêng thành"

Nội dung chính của đoạn thơ: Miêu tả vẻ đẹp tuyệt sắc giai nhân của Thúy Kiều. Nàng không chỉ có nhan sắc tuyệt trần mà còn cả tài năng xuất chúng.