K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 7 2018

Đáp án: D

24 tháng 2 2018

Đáp án: A

Nhà toán học vĩ đại người Nga Lôbachepxki sinh năm 1792 . Thời thơ ấu bằng \(\frac{1}{8}\)cuộc đời ; ông sống ở quận Nigiegơrốt. Rồi thì \(\frac{1}{4}\)cuộc đời không ngừng học tập và lao động đã mang lại cho ông danh hiệu giáo sư Trường đại học Kadan . Sau đó , \(\frac{5}{32}\)cuộc đời , ông đã nghiên cứu và đạt được một phát minh vĩ đại về môn hình học mới mà ngày nay mang tên ông ....
Đọc tiếp

Nhà toán học vĩ đại người Nga Lôbachepxki sinh năm 1792 . Thời thơ ấu bằng \(\frac{1}{8}\)cuộc đời ; ông sống ở quận Nigiegơrốt. Rồi thì \(\frac{1}{4}\)cuộc đời không ngừng học tập và lao động đã mang lại cho ông danh hiệu giáo sư Trường đại học Kadan . Sau đó , \(\frac{5}{32}\)cuộc đời , ông đã nghiên cứu và đạt được một phát minh vĩ đại về môn hình học mới mà ngày nay mang tên ông . Nhưng phải mất 3 năm sau , công trình ấy mới được công bố trong tờ báo " Thông tin khoa học của trường Đại học Kadan ." . Tiếp theo là 27 năm còn lại của đời mình , nhà bác học đã kiên trì làm việc và tiếp tục phát triển và hoàn thiện những tư tưởng của mình .

Hãy tính xem phát minh ra hình học mới của Lôbachepxki đã được công bố trên báo chí vào năm nào ?

2
5 tháng 9 2016

năm 1829

26 tháng 6 2020

năm 1829

7 tháng 11 2023

TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC THAN TỚI MÔI TƯỜNG VÀ HƯỚNG XỬ LÍ

1. Ý nghĩa của nội dung tìm hiểu

- Than là một trong những loại nhiên liệu hóa thạch quan trọng nhất trên thế giới hiện nay. Từ khi cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới nổ ra, than đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống con người.

- Tuy nhiên, hoạt động khai thác than gây ra những vấn đề ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng.

=> Báo cáo sẽ tìm hiểu về hiện trạng, nguyên nhân ô nhiễm môi trường do hoạt động công nghiệp khai thác than gây ra và đề xuất một số giải pháp xử lí cho vấn đề này.

2. Hiện trạng và nguyên nhân

a. Hiện trạng

- Khai thác than làm thay đổi và phá hủy cảnh quan thiên nhiên nghiêm trọng. Việc xây dựng hầm mỏ lộ thiên hay trong lòng đất là nguyên nhân gây ra xói mòn đất đai và cái chết của lớp thực vật trên bề mặt. Ở những nơi không có cây cối, sự xói mòn sẽ kéo dài từ 50 - 60 năm sau khi khai mỏ.

- Khai thác than ở các mỏ lộ thiên đặc biệt nguy hiểm cho nguồn nước ở những khu vực lân cận. Quá trình sử dụng nước để rửa than sẽ gây ô nhiễm nguồn nước nặng nề.

- Bụi bẩn và trầm tích trong than chảy ra sông, hồ sẽ hại chết các loài sinh vật dưới nước cũng như đầu độc những người dân sử dụng nước này từ 5 - 25 năm. Ngoài ra, Acid sulfuric hình thành khi khoáng chất chứa sunphit bị oxy hóa trong khai thác than là nguyên nhân chính gây ra mưa axit.

b. Nguyên nhân

- Do nhu cầu lớn của con người: Theo thống kê, hơn 40% lượng điện năng trên thế giới hiện nay được sản xuất ra là từ than trong các nhà máy nhiệt điện.

- Với trữ lượng khoảng 10 nghìn tỷ tấn - gấp nhiều lần so với dầu mỏ hay khí đốt, lại thêm chi phí bỏ ra để khai thác thấp nên than được sử dụng rất phổ biến trong các ngành công nghiệp.

 

=> Ngành công nghiệp khai thác than phát triển.

3. Một số giải pháp

- Khai thác mỏ ít chất thải.

- Chuyển đổi từ khai thác lộ thiên sang hầm lò để hạn chế và giảm thiểu tác động đến môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm nước mặt cũng như nước ngầm do đất đá thải gây ra.

- Áp dụng công nghệ tái sử dụng nước một cách tối đa.

- Các doanh nghiệp cần chủ động đổi mới công nghệ, hướng tới công nghệ sạch nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững,...

NG
25 tháng 9 2023

a. Dấu gạch ngang có công dụng đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

b. Dấu gạch ngang dùng để nối các từ ngữ trong một liên danh. 

Chọn C

1 tháng 9 2023

Chọn C. Cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính

NGƯỜI ĐI TÌM “CHÂN TƯỚNG” SỰ SỐNG               “Tôi còn có thể sống được bao lâu nữa?” – Đó hầu như là câu hỏi đầu tiên của rất nhiều người sau khi biết mình mắc bệnh nan y, không thể qua khỏi. Năm 1981, lúc 40 tuổi, Xti– phen Guôn– đơ, nhà sinh vật học người Mĩ, cũng đã thốt lên với các bác sĩ câu hỏi này khi ông biết mình đã bị ung thư…         Những người mắc bệnh...
Đọc tiếp

NGƯỜI ĐI TÌM “CHÂN TƯỚNG” SỰ SỐNG

               “Tôi còn có thể sống được bao lâu nữa?” – Đó hầu như là câu hỏi đầu tiên của rất nhiều người sau khi biết mình mắc bệnh nan y, không thể qua khỏi. Năm 1981, lúc 40 tuổi, Xti– phen Guôn– đơ, nhà sinh vật học người Mĩ, cũng đã thốt lên với các bác sĩ câu hỏi này khi ông biết mình đã bị ung thư… 

        Những người mắc bệnh giống ông đều biết rằng khoảng nửa trong số họ sẽ bị tử thần “rước đi” chỉ sau tám tháng nữa. Họ than vãn đầy tuyệt vọng: “Thế là hết, tôi chỉ còn tám tháng nữa thôi”. Nhưng Guôn-đơ thì khác, suy nghĩ của ông lúc đó là: “Chẳng phải ta còn tới 50% hi vọng đó sao?”

        Để có thể “gia nhập” vào nhóm người sống quá tám tháng, Guôn-đơ đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia miễn dịch học về phương thức chữa trị tốt nhất. Ông nhận được từ họ câu trả lời: “Trong cuộc chiến ung thư, yếu tố quan trọng nhất là tinh thần. Có được lòng tin ắt sẽ chiến thắng được mọi thứ!”

        Vậy là Xti-phen Guôn-đơ đã quyết tâm dùng ý chí chiến đấu với cặn bệnh quái ác ấy. Ông vẫn tiếp tục công việc giảng dạy về địa chất, sinh vật học và khoa học lịch sử ở đại học Ha-vớt. Ngoài ra, Guôn-đơ còn đảm nhiệm cương vị chủ biên tạp chí khoa học – một tạp chí có uy tín nhất trong lĩnh vực khoa học và tự nhiên và là Chủ tịch Hội xúc tiến khoa học Mĩ. Năm 1982, dựa vào những phát hiện khảo cổ, Guôn– đơ đã cùng những người công tác với mình cho ra đời lí luận về nguồn gốc tiến hóa các loài khác hẳn với những tiến hóa truyền thống của Đác – uyn. “Lí thuyết tiến hóa cân bằng giai đoạn” – tên công trình nghiên cứu của ông – có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của khoa học sinh vật đương đại. Và sau này, những phát hiện mới, phong phú của ngành khảo cổ đã càng chứng minh tính đúng đắn trong quan điểm tiến hóa có tính nhảy vọt của Xti-phen Guôn – đơ…

        Cuối cùng, sau khi hoàn thành tác phẩm nổi tiếng dày 1500 trang có tên “Kết cấu của lí luận tiến hóa”, Xti-phen Guôn - đơ – nhà sinh vật học uyên bác của thế giới, đã qua đời tại Niu Oóc ngày 20 - 5 - 2001, hưởng thọ 60 tuổi. Như vậy, ông đã không chỉ lọt vào danh sách những người “sống quá 8 tháng” mà còn có thêm 20 năm cống hiến hết mình cho khoa học. Cuộc đời của Xti-phen Guôn – đơ là một tấm gương sáng về một nghị lực phi thường.                                                                      (Theo Vũ Bội Tuyền)

  • Viest 1 đoạn nói lên suy nghĩ của em về Xti-phen Guôn-đơ
  • hãy giúp Xti-phen Guôn-đơ viết bản thảnh tích nghiên cứu khoa học
1
22 tháng 4 2018
Ai giúp đi tôi cũng đang cần
Danh nhân thế giới: Mari Quyri ( dịch theo tiếng việt) 1867-1934. Mari Quyri là nhà khoa học đầu tiên được nhận giải Nôben. Bà đã dành trọn cuộc đời để nghiên cứu khoa học, và cống hiến trọn vẹn những thành tưu to lớn cho nhân loại. Từ nhỏ, Mari Quyri là một cô bé thông minh, ham học và rất yêu thích khoa học tự nhiên. Nhưng vì gia đình quá nghèo nên bà phải lao động để kiếm sống. Sau bao...
Đọc tiếp

Danh nhân thế giới: Mari Quyri ( dịch theo tiếng việt) 1867-1934. Mari Quyri là nhà khoa học đầu tiên được nhận giải Nôben. Bà đã dành trọn cuộc đời để nghiên cứu khoa học, và cống hiến trọn vẹn những thành tưu to lớn cho nhân loại. Từ nhỏ, Mari Quyri là một cô bé thông minh, ham học và rất yêu thích khoa học tự nhiên. Nhưng vì gia đình quá nghèo nên bà phải lao động để kiếm sống. Sau bao nhiêu vất vả gian nan cuối cùng bà đã thực hiện được ước mơ: Bước chân vào giảng đường đại học. Nhờ tài năng, trí thông minh và sự cần cù, Mari Quyri đã lần lượt nhận được bằng cử nhân về Vật lý và Toán học. Bà đã cùng chồng là Pie Quyri nghien cứu và phát hiện ra nguyên tố mang tính phóng xạ Radium và được trao giải Nôben Vật lý. Sau khi ông Pie qua đời vì một vụ tai nạn, bà vẫn tiếp tục nghiên cứu, và một lần nữa bà lại được nhận giải thưởng Nôben Hóa học. Suốt cuộc đời, cho đến khi trút hơi thở cuối cùng vào năm 1934, bà đã không ngừng nghiên cứu, đóng góp công sức cho khoa học và chô hạnh phúc nhân loại. Cuộc đời của Mari Quyri là một tấm gương sáng ngời về nhân cách của một nhà khoa học luôn dành tình yêu cho đất nước, cho khoa học chân chính..........Danh nhân thế giới Anfrét Nôben(dịch theo tiếng việt) 1833-1896. Anfrét Nôben sinh ra trong một gia đình trí thức. Ngay từ nhỏ Nôben đã yêu thích các môn khoa học. Yêu thích cả văn học và khoa học nhưng ông đã chọn con đường nghiên cứu khoa học vì cho rằng đó là con đường mang lại hạnh phúc,hòa bình cho nhân loại. Ông đã để lại 350 phát minh như: thuốc nổ Dynamit, thiết bị biến chất lỏng thành chất rắn, sợi nhân tạo, máy cắt tự động...Đặc biệt, phát minh ra thuốc nổ Dynamit của Nôben đã đưa tiến trình phát triển của nhân loại lên một bước mới. Nhưng Dynamit cũng được làm vũ khí chiến tranh, điều đã khiến Nôben vô cùng đau khổ, nên ông nguyện cống hiến toàn bộ tài sản cho hòa bình của thế giới. Giaỉ thưởng Nôben là biểu tượng, là giải thưởng cao quý thể hiện mong ước đẹp đẽ nhất của ông. Giaỉ thưởng Nôben là nguồn động viên khách lệ, nâng bước cho các nhà khoa học tiếp tục phấn đấu, hoạt động vì khoa học và vì một thế giới hòa bình......Danh nhân thế giới Hêlen Kylơ( dịch theo tiếng việt) 1880-1968. Hêlen Kylơ sinh ra trong một gia đình hòa thuận, hạnh phúc. Nhưng khi chưa đầy 2 tuổi do bị mắc chứng viêm màng não nên Hêlen bị, câm, điếc, mỳ hoàn toàn. Thời thơ ấu phải sống trong bóng tối đầy vất vả khó khăn, nhờ có cô Sulivan giúp đỡ, Hêlen bắt đầu đi học và tập nói những câu dơn giản nhưng bà vẫn không thể nhìn và nghe được. Mặc dù vậy, với nghị lực phi thường bà đã tốt nghiệp thủ khoa Trường Đại học nữ retclip thuộc Trường Đại học Tổng hợp Havớt. Sau khi tối nghiệp Đại học, bà không ngừng đi thuyết trình ở khắp các tiểu bang của nước Mĩ, đi vòng quanh thế giới để giúp đỡ những người bị câm điếc. Nhớ sự nỗ lực của Hêlen mà nhiều người trên thế giới đã quan tâm đến những người tàn tật hơn, giúp họ có cơ hội được sống, được lao động và học tập nhiều hơn. Hêlen Kylơ là một người phị nữ vĩ đại không những cứu mình thoát khỏi bóng tối mù lòa mà còn dâng trọn cuộc đời cho những người không may mắn bị tàn tật.......Danh nhân thế:giới Anbe Anhxtanh( dịch theo tiếng việt) 1879-1955. Thuở nhỏ Anhxtanh rất ghét phải học thuộc lòng, và điểm các môn của cậu rất thấp. Cho đến một hôm, Anhxtanh được tặng được tặng một chiếc la bàn, món quà ấy đã đã khơi gợ nơi cậu bé niềm yêu thích và say mê với khoa học tự nhiên. Mặc dù phải trải mùi vị cay đắng của việc thi trượt đại học và thất nghiệp trong 2 năm trời nhưng điều đó khong hề làm cho tình yêu khoa học của Anhxtanh suy giảm. Sự hiếu kì và ước mong hướng tới những chân lí của khoa học cuối cùng đã giúp Anhxtanh cho ra đời Thuyết tương đối làm nền tảng cho nghành Vật lý sau này. Ông trở thành nhà Vật lí thiên tài của thế kỉ 20 và năm 1921 ông đã được nhận giải Nôben Vật lí. Ông mất đi, nhưng nhũng công trình nghiên cứu đồ sộ và tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà bác học vĩ đại hết lòng vì khoa học, vì nền hòa bình của thế giới, vì con người vẫn sống mãi với thời gian, sống mãi trong tâm khảm của các thế hệ tương lai.......Danh nhân thế giới: Abraham Lincôn( dịch the nghĩa tiếng Việt)1809-1865. Abraham Lincôn là người đề cao chủ nghĩa bình đẳng, là người đã đem lại tự do và bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp nô lệ da đen nên được mệnh danh là người Cha của họ. Tuổi thơ của ông vô cùng vất vả, vốn là con trai của một gia đình làm nghề hai hoang nghèo khó nên đi học chưa được một năm, Lincôn phải ở nhà giúp đỡ bố mẹ. Chính điều đó đã giúp Lincôn có nhiều kinh nghiệp quý giá trong cuộc sống. Lincôn thông minh, ham đọc sách và có ý thức học tập, nhờ tự học mà mới 27 tuổi, ông đã trở thành luật sư. Lincôn là người đầu tiên trong lịch sử nước Mĩ được bầu làm Tổng thống hai nhiệm kì liên tiếp. Ông là người đặt nền tảng cho sự phát triển của nền dân chủ khong những ở nước Mĩ mà trên toàn thế giới. Ông đã trở thành tấm gương vĩ đại của một con người hết mình vì hạnh phúc và tự do của nhân loại.

1
28 tháng 10 2021

ukm............đọc đi

4 bí ẩn vũ trụ khoa học chưa thể giải thích Những tia vũ trụ năng lượng cao đến từ đâu?Theo trang Wikipedia định nghĩa thì những tia vũ trụ năng lượng cao chính là những hạt nhỏ di chuyển cực nhanh vì chúng được bắn xuống từ ngoài không gian với năng lượng cao. Các Positron (một phản hạt của electron) có chiếm một phần nhỏ trong số những hạt này và các nhà khoa học chưa rõ chúng hình...
Đọc tiếp

4 bí ẩn vũ trụ khoa học chưa thể giải thích

Những tia vũ trụ năng lượng cao đến từ đâu?

Theo trang Wikipedia định nghĩa thì những tia vũ trụ năng lượng cao chính là những hạt nhỏ di chuyển cực nhanh vì chúng được bắn xuống từ ngoài không gian với năng lượng cao. Các Positron (một phản hạt của electron) có chiếm một phần nhỏ trong số những hạt này và các nhà khoa học chưa rõ chúng hình thành như thế nào hay đến từ đâu. Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi vào năm 2008, tàu thăm dò PAMELA hoạt động trên quỹ đạo phát hiện, số lượng positron năng lượng cao dội xuống Trái Đất lớn hơn nhiều so với ước tính của các nhà khoa học. Cho đến nay đây vẫn là một bí ẩn vũ trụ mà các nhà khoa học chưa tìm được lời giải thích.

Vũ trụ sẽ kết thúc như thế nào?

Các nhà thiên văn ước tính Mặt trời sẽ tiêu diệt Trái đất sau khoảng sáu tỷ năm. Tuy nhiên, theo giả thuyết động lực học, vũ trụ có thể bị diệt vong, tiêu tan toàn bộ hành tinh, ngôi sao thiên hà ở một cột mốc thời gian nào đó. Tuy nhiên lại có quan điểm cho rằng vũ trụ lại tiếp tục mở rộng hơn nữa. Điều này sẽ khiến lực hấp dẫn vũ trụ đạt đỉnh điểm và sau cùng là nó sẽ bị co lại thành một khối đặc.

Cũng theo Wikipedia, cho đến lúc này các nhà vật lý đã vẽ ra khoảng sáu kịch bản mà vũ trụ sẽ kết thúc. Chúng gồm Big Freeze (Vụ đóng băng lớn), Big Crunch (Vụ co lớn), Big Bounce (Vụ dao động lớn), Big Change (Vụ thay đổi lớn), Big Rip (Vụ Xé lớn) và Multiverse (Đa vũ trụ). Mỗi kịch bản xảy ra tuỳ theo sự thay đổi của một số yếu tố cơ bản như năng lượng tối (dark energy), lực hấp dẫn đến từ vật chất có khối lượng hoặc năng lượng "ma" (phantom dark energy)...

Sao Hỏa liệu có từng có sự sống?

📷

Bằng chứng là năm 2011, các nhà khoa học công nhận màu đỏ trên sao Hỏa có thể là kết quả của một vụ nổ hạt nhân lớn hay các hình ảnh ghi lại được cho thấy sao Hỏa giống như hành tinh sống sót sau những cuộc tấn công hạt nhân.

Ngoài ra, còn rất nhiều bằng chứng về vật thể lạ, con sông, đại dương, vết tích lũ lụt tìm thấy trên sao Hỏa nhưng việc có hay không từng có một cuộc sống nào đó trên sao Hỏa thì khoa học vẫn chưa khẳng định được. Tất cả chỉ đang dừng lại ở các bằng chứng, nghi vấn, giả thuyết...

Bên trong lỗ đen nó là gì?

Bên trong lỗ đen vũ trụ thực chất là gì thì chưa ai có được câu trả lời. Chúng ta chỉ biết rằng, hố đen có sức hút cực lớn và bất cứ hành tinh nào khi bị hút vào lỗ đen cũng sẽ biến mất không còn một dấu vết. Và có quan điểm khoa học ngược lại cho rằng, hành tinh không hề bị phá hủy khi lọt vào trong lỗ đen.

Trên đây là tổng hợp bốn bí ẩn vũ trụ đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu trong nhiều năm nhưng kết quả vẫn chưa thu được gì nhiều. Có lẽ sẽ còn rất lâu nữa các nhà khoa học mới có thể tìm ra câu trả lời.

0
17 tháng 7 2021

Kết quả đã ủng hộ rằng $O_2$ sinh ra từ $H_2O$ (cụ thể là cơ chế quang phân ly nước). Do ở vi khuẩn lưu huỳnh mặc dù có $CO_2$ tham gia vào quá trình tổng hợp lên hợp chất hữu cơ thì chỉ có thể sảy ra quá trình oxi hóa và khử của $CO_2$ không hề sinh ra $O_2$.