K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 8 2019

Thể thơ song thất lục bát là sự sáng tạo của người Việt.

- Bốn câu hợp thành một khổ: hai câu 7 chữ (song thất), hai câu 6- 8 (lục bát)

- Không hạn định về độ dài bài thơ

Hiệp vần: chữ cuối của câu 7 trên vần dưới với chữ thứ 5 câu 7 phía dưới

+ Chữ cuối của câu 6 hiệp vần với chữ thứ 6 của câu 8

+ Chữ cuối của câu 8 vần với chữ thứ 5 câu 7 khổ tiếp theo

8 tháng 2 2019

Bài ca Côn Sơn được viết theo thể thơ lục bát, thể thơ dân tộc.

- Những câu sáu, tám liên kết với nhau

- Tiếng cuối của câu sáu vần với thứ sáu của câu tám (rầm vần với cầm)

- Tiếng cuối của vần tám hiệp vần với tiếng cuối của câu sáu tiếp theo

4 tháng 10 2018

Bài thơ Sông núi nước Nam được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, gồm 4 câu và bảy chữ

+ Các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ câu 2 và 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối

22 tháng 9 2016

Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức là chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt phân nửa của thất ngôn bát cú. Được ra đời vào thời kỳ nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc.

16 tháng 6 2018

Thể thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt:

- Cả bài gồm có 4 câu

- Mỗi câu có 5 từ

- Hiệp vần: Các chữ cuối cùng của câu 2 và câu 4 hiệp vần với nhau

26 tháng 9 2019

Qua Đèo Ngang thuộc thể loại

Thất ngôn bát cú

     + Tám câu, mỗi câu 7 chữ

     + Cách gieo vần: cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8

     + Câu 3 và 4 đối nhau, câu 5 và câu 6 đối nhau

24 tháng 5 2019

- Thể thơ thất ngôn bát cú bắt nguồn từ thơ Đường, phổ biến ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc, chủ yếu cây bút quý tộc sử dụng.

   + Cấu trúc bài thất ngôn bát cú gồm 8 câu, 7 chữ tạo thành đề- thực- luận– kết

   + Luật lệ bằng trắc:

     Các tiếng nhất(1)- tam(3)- ngũ (5) bất luận

     Các tiếng nhị (2)- tứ(4) lục (6) phân minh

   + Gieo vần: các tiếng cuối câu 1, 2, 4, 6, 8 hiệp vần với nhau

- Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật: 8 câu, 7 chữ, gieo vần ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

21 tháng 9 2017

- Số câu : 4 câu mỗi bài (tứ tuyệt)

- Số chữ : 5 chữ trong mỗi dòng thơ (ngụ ngôn)

- Hiệp vần : chữ cuối cùng của dòng 2-4 vần bằng

26 tháng 12 2019

Nhạc điệu thể thơ lục bát:

- Dồi dào, có cái chắc khỏe, réo rắt của thể thơ thất ngôn

- Sự du dương, mềm mại của thể lục bát

- Có thể nhận thấy qua khổ “trời thăm thẳm… tiếng trùng mưa phun”

4 tháng 5 2017

Thể thơ song thất lục bát là một thể thơ truyền thống của dân tộc ta. Bản thân cách cấu tạo câu thơ và vần luật của nó cũng đã tạo nên một thứ nhạc điệu lên bổng xuống trầm một cách linh hoạt, có khả năng diễn tả tài tình những cung bậc khác nhau của tâm trạng con người, Phan Huy Thực cũng đã dịch Tì bà hành của Bạch Cư Dị sang thể thơ này. Nguyễn Du dùng thể thơ này để khóc cho “thập loại chúng sinh” trong Vận chiêu hổn...

Chinh phụ ngâm là khúc ngâm dài (diễn tả mọi cung bậc của nỗi buồn triền miên ở người chinh phụ. Nguyên tác của Đặng Trần Côn được viết bằng chữ Hán, theo thể đoản trường cú (câu ngắn, câu dài xen nhau). Người dịch giả tài hoa Đoàn Thị Điểm - với một nỗi cảm thông kì lạ với nỗi lòng người chinh phụ đã dịch tác phẩm của Đặng Trần Côn sang bản chữ Nôm với thể thơ song thất lục bát vô cùng đắc địa. Có thể nói, chính nội dung tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình và sự đồng cảm cao độ của người nghệ sĩ đã bắt gập thể thơ song thất lục bát như một định mệnh để rồi tất cả tiếng lòng sầu thương ai oán của người chinh phụ đã được tấu lên với giọng cao thấp, bổng trầm mà khó có thể thơ nào có thể diễn tả được như thế.

Nếu khúc ngâm được viết bằng thể thơ khác thì chắc chắn hiệu quả biểu đạt sẽ không bằng thể song thất lục bát. Gần hơn cả với thể thơ này là thể thơ lục bát Truyện Kiều của Nguyễn Du được viết bằng thể thơ này vì đó là một tiểu thuyết bằng thơ. Chinh phụ ngâm là một khúc ngâm có tính “độc diễn” tâm trạng. Nếu sử dụng thể thơ lục bát sẽ không tránh khỏi giọng đểu đều bằng phẳng. Thể song thất lục bát đã khắc phục được điều đó.

Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ ngoài nhạc điệu vốn có của thể thơ song thất lục bát, giọng sầu thương bi thiết còn được tạo nên bởi cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh có giá trị gợi tả nỗi buồn, tình cảnh lẻ loi; các từ láy cùng với biện pháp điệp từ ngữ, lối đối cũnơ góp một phần không nhỏ vào việc tạo nên giọng điệu sầu bi ấy.