K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 7 2018

Một số bài ca dao nội dung tương tự :

- "Biển Đông còn lúc đầy vơi

Chớ lòng cha mẹ suốt đời tràn dâng"

- “Chiều chiều xách giỏ hái rau

Nhìn lên mả mẹ ruột đau như dần”

- “Đói lòng ăn hột chà là

Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng”

- “Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”

- Gió mùa thu mẹ ru con ngủ

Năm canh chày thức cả năm canh

- Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha

- Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang.

26 tháng 9 2019

- Nội dung rì ?? 

12 tháng 10 2018

Một số bài ca dao khác về tình cảm gia đình như sau:

Công cha đức mẹ cao dày,  

Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.  

 Nuôi con khó nhọc đến giờ,  

Trưởng thành con phải biết thờ song thân.

Có cha có mẹ thì hơn

Không cha không mẹ như đờn đứt dây.

Anh em như thể tay chân

 Như chim liền cánh, như cây liền cành.

Chiều chiều xách giỏ hái rau 

Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần.

Chiều chiều lại nhớ chiều chiều 

Nhớ cha, nhớ mẹ chín chiều ruột đau.

Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẫu từ .

Câu cs như nhungwxx 

 

 

7 tháng 11 2017

Bài 2 nhại lại lời của ông thầy bói nói với cô gái:

- Cách nói của thầy bói nước đôi, hiển nhiên, chẳng có gì mới

+ Bố cô đàn ông, mẹ cô đàn bà

+ Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà

+ Sinh con chẳng gái thì trai

- Lời phán của thầy bói trở nên vô nghĩa, cổ hủ, nực cười

→ Tác giả dân gian lật tẩy bản chất bịp bợm của tên thầy bói rởm đời

 

- Bài ca dao phê phán kẻ hành nghề mê tín chuyên lừa lọc, dốt nát, lừa bịp lòng tin của người khác để kiếm chác

- Đồng thời nó châm biếm sự mê tín đến mù quáng của những người thiếu hiểu biết, mê muội

27 tháng 9 2021

– Đọc bài ca dao số 2 ta nhận thấy: Tác giả dân gian nhại lại lời của thầy bói khi thầy phán cho người đi xem bói. Vì vậy, nó vừa mang tính khách quan lại vừa có tác dụng gây cười và châm biếm rất sâu cay.

– Trong bài ca dao, thầy bói đã đánh trúng tâm lí của người đi xem bói, thầy phán toàn nhừng chuyện mà người đi xem bói rất quan tâm, đó là những vâ’n đề hệ trọng trong cuộc sông như: giàu – nghèo, cha – mẹ, chồng – con. Thế nhưng cách phán của thầy lại là kiểu nói dựa, nói nước đôi và những điều thầy nói đều là những sự thật hiến nhiên mà ai cũng biết. Kết quả là nhừng lời phán của thầy đã trở thành vô nghĩa, nực cười. Bằng nghệ thuật phóng đại, bài ca dao đã lật tẩy bản chất của những tên thầy bói chuyên đi lừa bịp.

– Với nội dung trên, bài ca dao có ý nghĩa châm biếm sâu cay đối với những hạng người hành nghề mê tín, lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bịp kiếm tiền, trong khi bản thân thầy bói cũng dốt nát. Bên cạnh đó, bài ca dao còn châm biếm những kẻ mê tín một cách mù quáng do ít hiểu biết. 

Những bài ca dao có nội dung tương tự:

+ Thầy bói ngồi cạnh giường thờ

Mồm thì lẩm bẩm tay sờ đĩa xôi.

+ Hòn đất mà biết nói năng

Thì thầy địa lí hàm răng chẳng còn.

+ Thầy đi xcm bói bao người

Số thầy thì dể cho ruồi nó bâu.

Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”.

(Trích Ngữ văn 7- Tập I)

Câu 1: Những câu văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Văn bản đó thuộc thể loại gì ? Câu 2: Hãy chỉ ra một từ láy có trong những câu văn trên. Xét về cấu tạo, từ láy đó thuộc kiểu từ láy nào ?

Câu 3: Tại sao người anh lại nói “tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.” ?

Câu 4. Qua văn bản mà em vừa xác định, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì ?

Bài 2: . Đọc kỹ bài ca dao sau:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng, con ơi!”

Câu 1: Bài ca dao trên thuộc chủ đề nào? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong bài ca dao là gì?

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng chủ yếu trong bài ca dao? Em hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy. Tìm các từ láy trong bài ca dao và phân loại.

Câu 3: Em có biết bài ca dao nào khác cũng có nội dung tương tự như bài ca dao trên? Hãy chép lại bài ca dao đó.

Câu 4: Từ nội dung bài ca dao trên, kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( 8- 10 câu )nêu cảm nhận của em về vai trò của gia đình đối với mỗi con người. Trong đoạn văn có sử dụng từ láy, từ ghép – chỉ rõ 1 từ láy và từ ghép.

1

1. Nội dung: nỗi đau đớn cua hai anh em Thành và Thủy trước khi chia tay.

2. 

Quan hệ từ: và, mà, như, của.

Đại từ: chúng tôi, tôi

5 tháng 9 2016

 Độc thoại là hình thức kết cấu đơn giản nhất trong thơ ca trữ tình dân gian nhằm biểu đạt một cách trực tiếp, giản dị, tự nhiên những ý nghĩ tâm tư tình cảm của các nhân vật trữ tình. Ở dạng này, nội dung của lời ca hướng vào một ý lớn với ngôn ngữ mang tính tự sự. Hình thức này thường được sử dụng trong sinh hoạt dân ca nghi lễ phong tục và dân ca lao động. Đó là những câu hát với những lời lẽ trang trọng kể về sự tích, ca ngợi công đức các anh hùng trong dân ca nghi lễ:

 

Bề trên hiển thánh đời Trần
Một đình một miếu bốn dân phụng thờ
Anh linh bảo hộ từ xưa
Dân khang vật thịnh đội nhờ thánh công...

7 tháng 11 2019

Một số bài ca dao có nội dung tương tự:

Có cha có mẹ thì hơn,

Không cha không mẹ như dờn không dãy.

Còn cha gót đỏ như son,

Đến khi cha mất gót con đen sì.

*

Con có cha như nhà có nóc,

Con không cha như nòng nọc đứt đuôi.

*

Đi đâu mà ***** già,

Gối nghiêng ai sửa, chén trà ai nâng.

*

Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời,

Cầu cho cha mẹ sống đời với con.

*

Chiều chiều ngó ngược, ngó xuôi

Ngó không thấy mẹ, bùi ngùi nhớ thương.

*

Chiều chiều xách giỏ hái rau

Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần.

Chúc bạn học tốt!
16 tháng 9 2016

Bài1:tác giả ví công cha, nghĩa mẹ như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông lấy cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên để so sánh, làm nổi bật ý nghĩa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng. Đây cũng là một nét tâm thức của người Việt. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ như hình ảnh cha nhưng sâu xa hơn, rộng mở và gần gũi hơn. Đốicông cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

Bài 2:

Ngày xưa, do quan niệm "trọng nam khinh nữ", coi "con gái là con người ta" nên những người con gái bị ép gả hoặc phải lấy chồng xa nhà đều phải chịu nhiều nỗi khổ tâm. Nỗi khổ lớn nhất là xa nhà, thương cha thương mẹ mà không được về thăm, không thể chăm sóc, đỡ đần lúc cha mẹ đau ốm, bệnh tật.Nỗi nhớ mẹ của người con gái trong bài ca dao này rất da diết. Điều đó được thể hiện qua nhiều từ ngữ, hình ảnh:- Chiều chiều: không phải một lần, một lúc mà chiều nào cũng vậy.- Đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ sau càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa.- ruột đau chín chiềuchín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ấy cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn.Bài 3:diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Để diễn đạt những tình cảm ấy, tác giả dân gian đã dùng biện pháp tu từ so sánh: nỗi nhớ được so sánh như nuộc lạt buộc trên mái nhà (rất nhiều).Cái hay của cách diễn đạt này nằm ở cách dùng từ “ngó lên” (chỉ sự thành kính) và ở hình ảnh so sánh: nỗi nhớ – nuộc lạt trên mái nhà. Hình ảnh “nuộc lạt” vừa gợi ra cái nhiều về số lượng (dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính ông cha) vừa gợi ra sự nối kết bền chặt (tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha).Bài4:là những câu hát về tình cảm anh em. Anh em là hai nhưng cũng là một, vì: “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân” (cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, cùng chung buồn vui, sướng khổ). Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay (những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất). Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.Bài ca dao là lời nhắc nhở chúng ta: anh em phải hoà thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng.  
6 tháng 9 2016

trời đất có ai biết ko z gianroi

SOẠN TIẾP BÀI CA DAO SỐ 1 VÀ SOẠN BÀI CA DAO SỐ 2,3,4(các em không phải chép câu hỏi, chỉ kẻ bảng, đánh số CH1…rồi trả lời) 1. Đọc lại bài ca dao 1 và trả lời những CH sau1. Những từ ngữ “Phồn hoa thứ nhất Long Thành, người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” thể hiện những tình cảm nào của tác giả đối với kinh thành Thăng Long (lưu luyến, tự hào,biết ơn, phấn khởi, yêu mến, nhớ nhung,  ….)- Những từ ngữ...
Đọc tiếp

SOẠN TIẾP BÀI CA DAO SỐ 1 VÀ SOẠN BÀI CA DAO SỐ 2,3,4

(các em không phải chép câu hỏi, chỉ kẻ bảng, đánh số CH1…rồi trả lời)

 

1. Đọc lại bài ca dao 1 và trả lời những CH sau

1. Những từ ngữ “Phồn hoa thứ nhất Long Thành, người về nhớ cảnh ngẩn ngơ” thể hiện những tình cảm nào của tác giả đối với kinh thành Thăng Long (lưu luyến, tự hào,biết ơn, phấn khởi, yêu mến, nhớ nhung,  ….)

- Những từ ngữ “Phồn hoa thứ nhất Long Thành, người về nhớ cảnh ngẩn ngơ”

-> tình cảm …..

 

2. Em hãy tìm từ ngữ để hoàn thiện bài tập điền khuyết sau

(*) Tổng kết về bài ca dao:

- Về NT của bài ca dao:

+ Bp …., ….

+ ……. giàu hình ảnh và giàu sức gợi

- Về nội dung của bài ca dao

+ Bài ca dao ca ngợi …, sự …. của …..

+ bày tỏ ….. của tác giả dân gian

 

 

(*) Tổng kết bài ca dao

…….

 

2/ Đọc hiểu bài ca dao số 2

a. Em hãy đọc kĩ bài ca dao, đối chiếu với tri thức về thể thơ lục bát để tìm từ ngữ điền vào bảng chứng minh bài ca dao được sáng tác theo thể thơ lục bát có biến thể

Bài ca dao số 2

Số dòng thơ/ số cặp lục bát

+ Có …. cặp lục bát nhưng …… dòng đầu không đi theo cặp:

Số tiếng trong từng dòng

+ Đa số các dòng thơ đều có câu lục 6 chữ, câu bát 8 chứ. Nhưng có dòng …… tiếng: dòng đầu tiên

Vần

- 2 dòng ….: ra/ hòa, các dòng còn lại không tuân thủ …..

Nhịp

- dòng2,3- 4,5- 6,7- 8,9: ngắt nhịp ……

Nhưng dòng 1 lại ngắt nhịp …..

Thanh điệu

Có 1 cặp lục bát ( dòng …..) tuân thủ luật bằng trắc

Các dòng, cặp còn lại : chưa tuân thủ luật thanh điệu bằng trắc

 

b/ Đọc hiểu bài ca dao

1. Trong lời hỏi, cách xưng hô của cô gái tạo giọng điệu thơ như thế nào?

     Qua đó, trong lời hỏi, cô gái hỏi chàng trai về những điều gì?

* Lời hỏi

- Cách xưng hô “em-anh”-> giọng điệu thơ …..

 

- Hỏi tên ….., tên …….

2. Trong lời đáp, chàng trai trả lời và nhắc đến những địa danh nào? Những địa danh này có gì ấn tượng? (xem chú thích 3/sgk 62 và chú thích 1/ sgk 63 để trả lời)

       Qua đây, chàng trai thể hiện thái độ, tình cảm gì của mình

* Lời đáp

- Chàng trai nhắc đến …, ….- những địa danh ghi dấu …………

 

 

 

-> Niềm ……… về một dân tộc …….

3. Tóm lại, về hình thức, bài ca dao có có điểm gì độc đáo?

     Qua đó, bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp nào của quê hương đất nước ?

A. Ca ngợi vẻ đẹp hữu tình của cảnh sắc quê hương

B. Ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mộc mạc của con người quê hương

C. Ca ngợi truyền thống giữ nước quật cường của dân tộc

* Bài ca dao có hình thức ……. độc đáo

-> ca ngợi ………….

 

3/ Đọc hiểu bài ca dao số 3, 4

Bài ca dao số 3

1. Bài ca dao đã nhắc đến những địa danh và món ăn nào của vùng đất Bình Định?

...............

2. Khi giới thiệu về những địa danh và món ăn đo, tác giả dân gian đã sử dụng 2 biện pháp tu từ nào trong 4 biện pháp tu từ sau đây: điệp từ (lặp đi lặp lại 1 từ nhằm nhấn mạnh đặc điểm nào đó của đối tượng), nhân hóa, liệt kê, so sánh

     Qua các biện pháp tu từ, tác giả dân gian đã giới thiệu về vẻ đẹp của mảnh đất Bình Định. Vậy, kết hợp xem phần chú thích của bài ở trang 63/sgk và qua các biện pháp tu từ, em hãy cho biết: mảnh đất Bình Định là mảnh đất như thế nào (thiên nhiên, con người, món ăn) ( em dùng các tính từ để chỉ ra đặc điểm của thiên nhiên, con người và món ăn)

* BP ......

-> mảnh đất Bình Định

+ có thiên nhiên ...

+ con người ....

+ những món ăn .......

3. Qua bài cao dao, em cảm nhậ được tình cảm gì của tác giả dân gian đối với quê hương BĐ?

- ......

Bài ca dao số 4

1. Bài ca dao số 4 viết về vùng miền nào?

2. Trong bài ca dao có những hình ảnh nào? Có biện pháp tu từ nào? Những hình ảnh và biện pháp tu từ đó thể hiện đặc điểm gì của vùng đất này?

* vùng Đồng Tháp Mười.

* Những hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn”, bp điệp từ “sẵn”, liệt kê

-> ca ngợi vùng ĐTM trù phú, giàu có sản vật thiên nhiên

3. Qua bài cao dao, em cảm nhậ được tình cảm gì của tác giả dân gian đối với quê hương BĐ?

- tự hào, yêu mến- tự hào, yêu mến

Hơi dài nhưng mong đc giúp ạ,em cảm ơn

0
3 tháng 10 2017

Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

Cả hai đều có ý nghĩa thanh thân, thương cảm cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.