K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 6 2019

- Không gian rộng, sâu của bầu trời đối lập với mặt ao hẹp với ngõ trúc

- Không gian hiu quạnh, tĩnh lặng, thoáng buồn, vắng tiếng, vắng người được thể hiện qua hình ảnh “ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Không gian tĩnh lặng đến độ người câu cá có thể nghe thấy tiếng “cá đâu đớp động dưới chân bèo”.

⇒ Thể hiện nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn tác giả. Qua hoàn cảnh chúng ta có thể hiểu đó là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.

5 tháng 2 2017

- Trong sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian được nhìn qua góc nhìn của Thúy Kiều

+ Hoàn cảnh: bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cô đơn tội nghiệp

- Cảnh vật trước lầu Ngưng Bích mênh mông, rộng lớn, tô đậm tình cảnh cô đơn, trơ trọi của Kiều: non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát xa trông, non xa, trăng gần…

- Bao quanh Kiều là không gian, thời gian tuần hoàn đến nhàm chán càng nhấn đậm tình cảnh cô đơn, buồn tủi của Kiều

- Hoàn cảnh, kết hợp với cảnh vật khiến tâm trạng của Kiều chứa đầy uất ức, hờn tủi trước sự bế tắc không cách nào thoát ra được.

12 tháng 3 2018

- Cụm từ Buồn trông lặp lại bốn lần trong tám câu thơ những đợt sóng lòng trùng điệp, càng khiến nỗi buồn dài dằng dặc, mênh mông, kết hợp với cái nhìn từ xa tới gần.

- Tác giả diễn đạt sâu sắc nội tâm nhân vật Kiều khi rơi vào cảnh bế tắc, không có lối thoát cho bản thân.

- Sóng gió nổi lên như sự báo về những đau khổ sẽ ập tới cuộc đời Kiều.

14 tháng 9 2023

- Nhận xét: Thời điểm chiều tà với không gian vắng vẻ, u buồn thường gợi nhắc con người ta nhớ về quê hương, đặc biệt là đối với những người xa xứ.

- Tình cảm đầy tha thiết, chân thành của một người con xa quê, bà nhớ nhà, nhớ quê hương. Một nỗi buồn trĩu nặng, khó nguôi ngoai.

1 Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?2. Bài Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ tới những tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong Ngữ văn 7, tập một?3. Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn...
Đọc tiếp

1 Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?

2. Bài Nguyên tiêu (phiên âm) gợi cho em nhớ tới những tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong Ngữ văn 7, tập một?

3. Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?

  4 .Chỉ ra các điểm chung  và riêng của 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng

5. Tìm đọc và chép lại một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên.

Giúp tôi với, làm ơn

 

1
10 tháng 11 2021

Bạn toàn học những bài giảm tải nhỉ :)))

17 tháng 6 2017

Đáp án A

26 tháng 5 2019

- Không gian được miêu tả trong bài thơ

     + Không gian rộng lớn của dòng sông và bầu trời, tràn ngập ánh sáng của trăng.

     + Hình ảnh ánh trăng: Tiêu đề của bài thơ đã nhấn mạnh tới vẻ đẹp của đêm trăng rằng, hơn nữa đây lại là mùa trăng đầu tiên trong năm chứa sự tinh khôi.

 + Sức sống mùa xuân: sông xuân, trời xuân, nước xuân

→ Cảnh đêm trăng được miêu tả vẫn phơi phới đẹp và đầy sức sống

- Cách miêu tả:

     + Không miêu tả chi tiết cụ thể

     + Đặc tả vào sự giao hòa giữa không gian trăng với cảnh vật

- Câu thơ thứ hai đặc biệt ở chỗ:

     + Ba chữ xuân nối tiếp: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên

     + Thể hiện sự tràn đầy sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy, chuyển động lớn dần

Bài thơ Nguyên tiêu gợi nhớ đến những câu thơ trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế

     + Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Trương Kế nói tới hình ảnh con thuyền trên sông nước.

Sự khác nhau:

     + “Người khách” ghé thăm tác giả là tiếng chuông chùa (Hàn Sơn)

     + “Người khách” trong bài Rằm Tháng Giêng là ánh trăng bát ngát, mênh mông, đượm tình

1 tháng 8 2019

Mùa xuân thiên nhiên, đất trời xứ Huế:

   + Hoa tím biếc, dòng sông xanh, chim chiền chiện hót vang trời

   + Không gian rộng lớn, bao la, màu sắc đặc trưng của Huế (tím, xanh), hòa với âm thanh sự sống

- Cảm xúc bồi hồi, rộn ràng của tác giả trước cảnh vật thiên nhiên xứ Huế

   + Tác giả trân trọng sự sống (tôi đưa tay tôi hứng)

   + Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, các yếu tố hữu hình, cảm nhận bởi nhiều giác quan

- Hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và sự sống tha thiết của nhà thơ

- Khổ thơ thứ hai thể hiện tình yêu với mùa xuân đất nước:

   + Mùa xuân đất nước cụ thể hóa bằng hình ảnh người cầm súng, người ra đồng

   + Suy ngẫm và chiêm nghiệm của tác giả khi nhìn thấy "lộc" từ mùa xuân đất nước

   + Từ láy "hối hả" và "xôn xao" thể hiện nhịp phát triển, thời kì mới của đất nước

   + So sánh đất nước với vì sao: sự trường tồn vững bền của đất nước

⇒ Hình ảnh mùa xuân tự nhiên và đất nước đối sánh với nhau qua lăng kính yêu cuộc đời, khao khát sống của tác giả

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

Không gian trong Thu điếu: tĩnh lặng, phảng phất buồn:

- Cảnh thu đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn: nước “trong veo” trên một không gian tĩnh, vắng người, ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

- Các chuyển động rất nhẹ, rất khẽ, không đủ tạo ra âm thanh

- Đặc biệt câu thơ cuối tạo được một tiếng động duy nhất: "Cá đâu đớp động dưới chân bèo" → Không phá vỡ cái tĩnh lặng, mà ngược lại nó càng làm tăng sự yên ắng, tĩnh mịch của cảnh vật → Thủ pháp lấy động nói tĩnh.

→ Không gian đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ. Bài thơ nói chuyện câu cá mà thực ra người đi câu cá không chú ý gì vào việc câu cá. Tâm sự của người câu cá là chính là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.

→ Tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.