K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 5 2019

- Ngành thủ công (hoặc đặc sản, hoặc nét văn hóa ẩm thực) mà bạn muốn giới thiệu là gì? Nó là sản phẩm của quê hương bạn hay của vùng miền khác?

- Đánh giá khái quát vai trò của nó đối với xã hội (ngành thủ công) hoặc với kho tàng văn hóa ẩm thực nói chung.

- Giới thiệu về vùng quê có nghề truyền thống hay có đặc sản, có nét văn hóa ẩm thực đó.

- Giới thiệu cụ thể về đối tượng:

Với ngành thủ công, có thể thuyết minh về:

    + Nguồn gốc hình thành nghề thủ công đó (nên lựa chọn các truyền thuyết hoặc những câu chuyện cũ để kể một cách tóm lược).

    + Sản phẩm của ngành thủ công đó là gì? Có vai trò như thế nào trong cuộc sống?

    + Miêu tả lại công đoạn sản xuất (chú ý những "bí quyết nhà nghề" có tính đặc trưng trong quá trình tạo ra sản phẩm).

    + Nghề thủ công ấy trong thời hiện đại có những thay đổi ra sao? (ví dụ sự can thiệp của máy móc, công nghệ vào quá trình sản xuất như thế nào? ...)

Với các loại đặc sản hay nét văn hóa ẩm thực có thể thuyết minh về:

    + Quá trình tạo nên sản phẩm (cũng cần chú ý những "bí quyết" riêng).

    + Cách thưởng thức sản phẩm đó như thế nào để nó trở thành một nét văn hóa.

    + Đánh giá chung về ý nghĩa, vai trò của đối tượng vừa được thuyết minh.

18 tháng 10 2019

Dàn ý:

1. Mở bài : Giới thiệu về đối tượng thuyết minh (đặc sản cốm làng Vòng ở Hà Nội).

2. Thân bài :

- Vị trí, vai trò của cốm trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam, đặc biệt hơn là ở Hà Nội xưa.

- Nguồn gốc hình thành cái tên nổi tiếng đất Bắc từ xưa – Cốm làng Vòng.

- Quá trình tạo nên những hạt cốm : từ những hạt lúa non còn thơm mùi sữa, những người nông dân thu hạt và rang lên …

- Đặc điểm của sản phẩm : cốm hạt màu xanh lá non, mềm, có đặc trưng riêng của vùng miền.

- Vị trí của cốm trong thời hiện đại và văn hóa ẩm thực người Việt.

3. Kết bài : Suy nghĩ bản thân về hạt cốm thơm mùi lúa non với tuổi thơ, với văn hóa.

28 tháng 11 2023

Một số sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công ở địa phương em là: ngành đồ gốm, dệt vải,....

7 tháng 4 2023

Em ở đâu mà có ngành đồ gốm thế?

24 tháng 5 2023

Ví dụ ở Lâm Đồng có vải thổ cẩm

Thanh Hoá có chiếu cói

Huế có nhang, nón lá, cổ phục,...

v.v.v...

Tuỳ địa phương, lựa chọn sản phẩm tiêu biểu nhé!

25 tháng 11 2023

Tham khảo:

Địa phương: Hà Nội

* Yêu cầu số 1: Khái quát một số đặc điểm văn hoá:

- Ẩm thực:

+ Phong phú, đa dạng, mang nhiều nét tinh tế và đặc trưng riêng.

+ Nhiều món ăn nổi tiếng, như: phở, bún chả, bún riêu, bún ốc nguội, chả rươi,...

- Nhà ở:

+ Nhà ở truyền thống được đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch, mái lợp lá hoặc ngói. Nhà thường có ba gian: gian chính là nơi thờ cúng và tiếp khách; hai gian bên gọi là buồng, dùng làm phòng ngủ hoặc chứa thóc, gạo, đồ dùng....

+ Hiện nay, nhà ở của người dân có sự thay đổi theo hướng hiện đại và tiện nghi hơn.

- Lễ hội: có nhiều lễ hội đặc sắc, như: lễ hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai); lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức); hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn); hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì),...

* Yêu cầu số 2:

- Tìm hiểu về 1 món ăn (món: phở)

+ Thành phần chính của phở là: bánh phở (làm từ bột gạo), nước dùng (ninh từ xương bò cùng các loại thảo mộc) và thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng.

+ Khi ăn phở, thực khách có thể ăn kèm các gia vị như: hạt tiêu, chanh, ớt, hành lá, rau thơm,…

- Tìm hiểu về một lễ hội (lễ hội chùa Hương):

+ Lễ hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

+ Lễ hội bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng và thường kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch hằng năm.

+ Mở đầu là lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,... Bên cạnh phần lễ, phần hội ở chùa Hương là nơi hội tụ nhiều nét sinh hoạt văn hoá dân tộc độc đáo như hát chèo, hát văn,...

+ Lễ hội Chùa Hương là hoạt động mang đậm nét văn hoá của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

* Dàn ý bài nói tham khảo

 

1. Mở bài

- Giới thiệu tác phẩm văn học cần bàn luận

2. Thân bài

a. Đánh giá về nội dung

- Vẻ đẹp của các nhân vật

- Vai trò của các nhân vật đó trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm

b. Đánh giá về nghệ thuật

- Với thơ: thể loại, ngôn ngữ, hình ảnh, giọng điệu, nhịp điệu

- Với truyện: tình huống, người kể chuyện, giọng điệu

3. Kết bài

- Đánh giá chung về thành công của tác phẩm 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

* Bài nói mẫu tham khảo

Phân tích đánh giá tác phẩm “Dưới bóng hoàng lan” (Thạch Lam)

Thạch Lam cây bút văn xuôi lãng mạn tiêu biểu của văn học 1930 – 1945, các sáng tác của ông tập trung đi sâu khai thác vào cuộc sống đời thường, bình dị. Với những tác phẩm thường “truyện không có truyện” nhưng lại để lại những dư âm sâu sắc trong lòng người đọc về vẻ đẹp cuộc sống, tâm hồn con người. Một trong những tác phẩm được đánh giá “truyện không có truyện” của Thạch Lam, không thể không kể đến truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan”.

Câu chuyện kể về Thanh – một chàng trai mồ côi cha mẹ, sống cùng bà. Chàng lên tỉnh đi làm rồi hằng năm có dịp nghỉ phép sẽ về thăm quê. Lần trở về lần này đã cách kỉ nghỉ trước 2 năm, vì vậy Thanh mang trong mình nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết.

Quê hương đối với mỗi con người là mái ấm không bao giờ có thể quên. Và Thanh cũng vậy! Dù xa nhà 2 năm nhưng khi trở về, chàng cảm thấy bình yên và quen thuộc đến lạ. Căn nhà với thửa vườn như một nơi mát mẻ và hiền lành luôn sẵn sàng dang tay đón chờ Thanh. Có thể nói, dù lên tỉnh làm việc nhưng cuộc sống chốn phồn hoa đô thị không khiến chàng trai ấy thay tính đổi nết. Vẫn là một con người hiền lành, trân quý những điều giản dị và yêu thương mái ấm gia đình mình dù còn nghèo khó. Đó chính là phẩm chất cao đẹp của Thanh. Quê hương không chỉ là nơi con người “đi để trở về” mà còn là như một làn suối thanh mát làm thanh sạch tâm hồn.

Hơn hết, vì mồ côi cha mẹ từ bé, Thanh rất yêu và hiếu thảo với bà của mình. Với bà, Thanh vẫn như một chàng trai bé bỏng, để bà săn sóc, vỗ về. Nghe tiếng bà đi vào. Thanh nằm yên giả vờ ngủ. Thanh nằm yên cảm nhận bà ở bên mình quạt nhẹ trên mái tóc, cảm giác như được trở về những ngày thơ ấu. Chàng không dám động đậy, có lẽ để tận hưởng thêm những giây phút hạnh phúc ấy. Được bà yêu thương vỗ về, Thanh cảm động gần ứa nước mắt. Với Thanh, bà là tất cả. Chàng cố gắng học tập, làm việc cũng chỉ mong được báo đáp những tình cảm bag dành cho mình.

Ở quê hương, dưới bóng hoàng lan, không chỉ có bà, Thanh còn có một mối tình trong sáng, đơn sơ, giản dị. Đó là những tình cảm trong sáng đầu đời dành cho Nga – cô gái hàng xóm. Thấy Nga, Thanh vui vẻ gọi. Chàng nhìn cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ. Đối với chàng, Nga như một người thân mật. Thanh rủ Nga đi nhặt hoàng lan rơi, hai người có không gian riêng tư để hoài niệm những kí ức tươi đẹp. Thanh thấy quả tim đập nhẹ nhàng. Trước sự bày tỏ của Nga, Thanh chẳng biết nói gì, chàng vít một cành lan hái cho Nga như thay cho lời muốn nói. Đoá hoa ấy phải chăng như một lời ước hẹn thầm kín giữa hai người? Thế nhưng, cuộc đoàn tự không được bao lâu, Thanh sớm phải quay lại thành phố. Khi rời đi, chàng còn đứng lại nhìn cây hoàng lan và các cây khác trong vườn đầy lưu luyến. Chàng không trực tiếp chào Nga, có lẽ vì sợ sự lưu luyến khiến chàng không làm chủ được lòng mình. Chàng bước đi nửa buồn mà nửa vui. Buồn vì phải xa bà, xa quê và xa người con gái ấy. Nhưng cũng vui vì một chút tình cảm đã được nhen nhóm trong lòng. Thanh nghĩ đến căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm. Nơi ấy có bà, có Nga và có cây hoàng lan của hai người. Và Thanh biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước. Đó là tình yêu và niềm tin mà Thanh dành cho Nga.

Bên cạnh nhân vật chính là Thanh, hình ảnh người bà trong truyện ngắn hiện lên mang theo bóng hình người phụ nữ Việt Nam. Một con người tần tảo, hi sinh, vị tha, hết lòng vì gia đình. Bà không chỉ là bà mà còn là cha, là mẹ, là trụ cột gia đình đối với Thanh. Trong mắt bà, Thanh vẫn luôn bé bỏng như ngày nào. Một mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc nhưng đã nuôi Thanh khôn lớn trưởng thành. Bà săn sóc Thanh từng chút một, thấy chàng ngủ, bà nhẹ buông màn, nhìn cháu và xua đuổi muỗi. Thanh có lẽ chính là động lực sống của bà.

Còn Thanh – một cô bé hàng xóm hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng là người đã thay Thanh ở bên bà những lúc Thanh vắng nhà. Nga dành cho Thanh một tình yêu chân thành mà kín đáo. Trong bữa cơm cùng bà và Thanh, cô gái ấy chỉ ăn nhỏ nhẹ, cầm chừng và buông đũa luôn để sới cơm cho Thanh. Người con gái ấy hồi hộp, căng thẳng như lần đầu về nhà chồng. Thỉnh thoàng, nàng nhìn Thanh mang theo bao yêu thương, trìu mến. Khi cùng Thanh đi nhặt hoa lan, Nga thẹn thùng nhưng cũng mạnh mẽ mà bày tỏ tình cảm của mình: “Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá”. Mỗi lời bày tỏ nỗi nhớ nhưng cũng như một lời tỏ tình đối với Thanh. Nga nâng niu đoá hoa mà Thanh hái cho mình, khoe bà: “Anh con hái đấy ạ” đầy vui sướng, hạnh phúc. Đoá hoa ấy như chan chứa sự kết trái cho mối tình của Nga và Thanh. Để rồi, mỗi mùa hoa hoàng lan, cô lại giắt hoa trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương. Cũng là để nhớ về người mình yêu thương.

Về thành công nghệ thuật của Thạch Lam, có lẽ không thể không nhắc đến cách xây dựng “truyện không có cốt truyện”. Truyện ngắn của ông được nhận xét là đậm chất trữ tình. Ông không đi sâu vào khai thác những mâu thuẫn của hiện thực, không tạo dựng những tình huống kịch tính mà tập trung khám phá tâm hồn con người. “Dưới bóng hoàng lan” là một truyện ngắn như vậy. Câu chuyện diễn ra yên bình, nhẹ nhàng như chính bức tranh thiên nhiên trong sáng được diễn tả trong tác phẩm. Không có sự kiện nổi bật, không có biến cố, các nhân vật xuất hiện một cách tự nhiên, một cuộc sống sinh hoạt đời thường hiện ra không có gì độc đáo. Thế nhưng, nó lại có sức hút đến lạ. Sức hút đến từ dòng cảm xúc của các nhân vật. Thanh – một chàng trai trở về quê sau 2 năm xa với niềm mong nhớ khôn nguôi. Quê hương như dòng nước thanh khiết gột rửa tâm hồn chàng tránh xa khỏi chốn phồn hoa đô thị. Và bà của Thanh mang bóng hình người phụ nữ Việt Nam – một con người tần tảo, hi sinh, chịu thương chịu khó. Nga – một cô bé hàng xóm xinh xắn, hồn nhiên, dễ thương mang trong mình mối tình sâu kín đầu đời với Thanh. Mạch truyện diễn ra chậm rãi, nhẹ nhàng cùng những cảm xúc của nhân vật khiến bạn đọc như được hoà mình trong khung cảnh thanh bình, yên ả ấy.

Như vậy, chúng ta thấy rằng cách xây dựng nhân vật của Thạch Lam không quá nổi bật, nhưng lại mang những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đó là câu chuyện về tình yêu gia đình, tình yêu đôi lứa và tình yêu quê hương đất nước.  Bóng hoàng lan là không gian quen thuộc nơi con người bộc lộ tình cảm chân thành cho nhau, là không gian mát mẻ, tĩnh lặng, đối lập với cuộc sống phồn thị ngoài kia và cũng là nơi ươm mầm mối tình trong sáng, đẹp đẽ.

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Vào năm 1987, Vạn Lý Trường Thành trở thành di sản thế giới do UNESCO công nhận. Ngoài ra, nó cũng nằm trong “Bảy kỳ quan thời Trung cổ của Thế Giới”.

Có thể nói Vạn Lý Trường Thành là kỳ quan nhân tạo vĩ đại nhất của Trung Quốc. Nó cũng có ảnh hưởng rất lớn tới văn hóa nơi đây.

Trường thành đi qua 7 điểm chính là: Sơn Hải Quan, Gia Dục Quan, Nương Tử Quan, Ngọc Môn Quan, Biển Đẩu Quan, Nhạn Môn Quan và Cư Dung Quan.
Sơn Hải Quan: Đây là cửa ải đầu tiên. Nằm giáp giữa 2 tỉnh Hà Bắc và Liêu Ninh. Nếu bạn đứng ở nơi đây vừa có thể ngắm được toàn cảnh biển và núi. Nên cái tên Sơn Hải Quan vì thế mà được tạo thành.
Gia Dục Quan: hay còn biết với tên khác là Hòa Bình Quan. Đây là cửa ải nằm phía tây của Trường Thành thuộc thành phố Gia Dục Quan, tỉnh Cam Túc.
Nương Tử Quan: hay Vi Trạch Quan. Nơi đây có địa thế hiểm trở, núi non hùng vĩ, dễ phòng thủ nhưng khó tấn công. Nên nó còn được mệnh danh là “Tam tấn môn hộ”. Cái tên Nương Tử Quan bắt nguồn từ sự tích về cô công chúa Bình Dương – con gái thứ ba của Lý Uyên. Từng dẫn hàng vạn tướng sĩ đứng canh giữ ở cửa ải này. Cô công chúa có võ nghệ cao cường, đạo quân của công chúa có tên “Nương Tử Quân”. Do vậy, cái tên cửa ải này bắt nguồn từ đây. Nương Tử Quan thuộc huyện Bình Định, tỉnh Sơn Tây.
Ngọc Môn Quan: Thuộc huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc. Cái tên Ngọc Môn Quan bắt nguồn do: tất cả đá, ngọc sản xuất tại Tân Cương thời đó đều phải đi qua ải này.
Biển Đầu Quan: Thuộc huyển Biển Đầu, Tỉnh Sơn Tây. Khu vực này đất đồi không bằng phẳng, phía tây thấp – phía đông cao. Do đó, mới có tên là “Biểnn Đầu Quan”.
Nhạn Môn Quan: Nằm trên thung lũng ở huyện Đại, thuộc tỉnh Sơn Tây. Nơi đây có địa hình hùng tráng. Hai bên đều là vách núi dựng đứng. Chỉ có con nhạn (con én) mới bay dọc theo thung lũng mà qua cửa ải được. Do đó, cửa ải này mới có tên là “Nhạn Môn Quan”.
Cư Dung Quan: thuộc Xương Bình, nằm ở ngoại ô Bắc Kinh.

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Hòa Bình
- Nhiều cây cối, có sông lớn
- Sản xuất cây lương thực như gạo, sắn,.
- Nét văn hóa đặc sắc khi có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống như: Mường, Thái,..
- Danh nhân như Nguyễn Văn Dần.

Tham khảo:

Trong năm 1909, về phía Đông của đầm nước mặn Tân Diêm có dải cồn cát ngăn cách đầm với biển, trên dải cồn cát Sa Huỳnh, M. Vinet là quan thuế người Pháp làm việc ở Sở thương chính tại cửa biển Sa Huỳnh đã phát hiện một kho chum khoảng 200 chiếc trong chứa nhiều đồ tùy táng, những chum gốm này do người dân đào lên để lấy trong đó các hạt trang sức mã não, thủy tinh. Ông đã công bố phát hiện kho chum Sa Huỳnh này trong Tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ (B.E.F.E.O)(Vinet, 1909), điểm thời gian năm 1909 được lấy làm mốc khởi đầu cho sự phát hiện và nghiên cứu về văn hóa Sa Huỳnh.  

     Năm 1923, La Barre khai quật tại Sa Huỳnh tìm thấy hơn 200 mộ chum, tài liệu được H. Parmentier chỉnh lý và công bố trong tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ (B.E.F.E.O)(H.Parmentier, 1924). Năm 1934, M.Colani khai quật tại điểm phát hiện văn hóa Sa Huỳnh thuộc làng Thạnh Đức và công bố tại hội nghị Tiền sử học Thái Bình Dương tổ chức tại Manila (Philippines) năm 1935 (M.Colani, 1935). Đến năm 1936, M.Colani xác lập thuật ngữ Văn hóa Sa Huỳnh (Sahuynh Culture) khi nghiên cứu các di tích tiền sử ở Quảng Bình được công bố trong bài viết "Ghi chú về tiền sơ sử Quảng Bình", đăng trên tạp chí "Những người bạn Huế xưa". Tên gọi Văn hóa Sa Huỳnh"Sahuynh Culture” của M.Colani dùng để chỉ nền văn hóa của cư dân tiền sử có táng tục mộ chum và lấy địa điểm Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) đặt tên cho nền văn hóa này (M.Colani, 1936). Như vậy thuật ngữ văn hóa Sa Huỳnh hay còn gọi là Sa Huỳnh cổ điển do các học giả người Pháp định danh, nội hàm thuật ngữ chứa đựng các di tích thuộc thời đại đồ sắt có đặc trưng chung về văn hóa khảo cổ.

     Thời gian tồn tại văn hóa Sa Huỳnh trước công nguyên khoảng 500 năm và kết thúc ở thế kỷ 2 sau công nguyên. Văn hóa Sa Huỳnh có chung một không gian liền khoảnh khu vực miền Trung từ Hà  Tĩnh vào đến Bình Thuận mà ở hai đầu của nó có sự giao thoa với văn hóa Đông Sơn (phía Bắc) và văn hóa Đông Nam Bộ (phía Nam). Những di tích thuộc thời đại đồng thau cách nay trên dưới 3000 năm đến 2600 năm phát triển trực tiếp hay gián tiếp lên văn hóa Sa huỳnh được gọi bằng thuật ngữ “Tiền Sa Huỳnh” hoặc giai đoạn sớm của văn hóa Sa Huỳnh, trong đó các dòng chảy văn hóa Tiền Sa Huỳnh phát triển trực tiếp lên Sa Huỳnh như Long Thạnh, Bình Châu I, Bình Châu II, Bàu Trám (lớp sớm), Bãi Ông. Gián tiếp góp phần vào sự hình thành Sa Huỳnh ví như văn hóa Xóm Cồn. Không gian phân bố của các di tích Tiền Sa Huỳnh tồn tại trong khu vực Nam Trung Bộ, giữa chúng đều có mối quan hệ, tuy thời gian có sớm muộn khác nhau nhưng cùng góp phần vào sự hình thành đỉnh cao Sa Huỳnh sắt (Đoàn Ngọc Khôi, 2004).

     Không gian phân bố văn hóa Sa Huỳnh trải dài ở miền Trung Việt Nam; phía Bắc giao thoa với văn hóa Đông Sơn ở Bãi Cọi (Hà Tĩnh); phía Nam giao lưu với văn hóa Đông Nam Bộ ở Bình Thuận; phía Tây trải dọc theo thung lũng Đông Trường Sơn giao lưu với văn hóa Tây Nguyên; phía Đông văn hóa Sa Huỳnh vươn ra hệ thống các đảo trong vùng biển của Việt Nam như: Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré, Phú Quý, Thổ Chu, Côn Đảo, Phú Quốc... ở đây văn hóa Sa Huỳnh giao lưu với văn hóa của vùng đảo Tây Thái Bình Dương theo dòng chảy văn hóa hải lưu.

     Vùng trung tâm của văn hóa Sa Huỳnh nằm ở tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và Bắc Bình Định. Đặc biệt tại tỉnh Quảng Ngãi, văn hóa Sa huỳnh phân bố theo ba vùng sinh thái văn hóa rất đặc trưng và được xác thực qua các cuộc khai quật khảo cổ quy mô, đó là: Vùng núi – thung lũng sông Tang Hồ nước Trong; Vùng đồng bằng duyên hải – Long Thạnh, Bình Châu, Sa Huỳnh; Vùng đảo Cù lao Ré – Xóm Ốc, Suối Chình. Tại các điểm trung tâm này đã tìm thấy hàng trăm mộ chum, mộ vò, mộ đất của văn hóa Sa Huỳnh và hàng ngàn di vật đá, đồng, sắt, gốm, thủy tinh, đồ trang sức đá ngọc nephrit, agat.

6 tháng 10 2022

viet cau tra loi giup nghia