K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 6 2017

* Thế năng trọng trường của một vật là năng lượng mà một vật có được do vật đặt tại một vị trí xác định trong trọng trường của Trái Đất. Biểu thức: W t = m g z . Đơn vị thế năng là Jun (J).

* Khi một vật dịch chuyển từ vị trí 1 có độ cao z 1 đến vị trí 2 có độ cao z 2 , công của trọng lực:

A 12 = m g z 1 - m g z 2 = W t 1 - W t 2 . Công của trọng lực bằng hiệu thế năng tại vị trí ban đầu và vị trí cuối, tức là bằng độ giảm thế năng.

4 tháng 5 2022

Tham khảo:

a) Cơ năng là khái niệm được dùng để chỉ khả năng sản sinh công của một vật. Khi vật có khả năng sinh ra công càng lớn thì cơ năng của vật đó càng lớn.

b) Động năng là dạng năng lượng của vật có khi vật chuyển động mà có. Động năng của vật phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Khối lượng và vận tốc của vật càng lớn thì động năng càng lớn.

c) Thế năng trọng trường (hay thế năng hấp dẫn) của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa trái đất và vật, nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường

d) Thế năng là một đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của vật. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng đàn hồi.

4 tháng 5 2022

a. Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật đó có cơ năng

b. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng

c. Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa trái đất và vật, nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường .
Đặc điểm của thế năng trọng trường đó chính là đại lượng vô hướng, có thể rơi vào khoảng từ >0=0 hoặc <0

d. Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi.
Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật , vật bị biến dạng càng nhiều thì thế năng càng lớn 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 12 2023

Chọn gốc thế năng tại mặt đất (vị trí A), ném thẳng đứng vật lên cao đến độ cao h (vị trí B).

Công của trọng lực: A = m.g.h

Độ biến thiên thế năng: ΔW= W– W= 0 – m.g.h = -m.g.h

=> Độ biến thiên thế năng có độ lớn bằng công của trọng lực nhưng trái dấu

7 tháng 12 2017

sách giáo khoa luôn chờ bạn

1:khi nào tao nói vật có cơ năng?cơ năng của vật bao gồm những dạng năng lượng nào?2:khi nào vật có thế năng trọng trường?thế năng trọng trường của vật phụ thuộc vào yếu tố nào3:khi nào vật có thế năng đàn hồi?thế năng đàn hồi của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?4:khi nào vật có động năng?động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?5:các chất được cấu tạo như thế nào? giữa các nguyên...
Đọc tiếp

1:khi nào tao nói vật có cơ năng?cơ năng của vật bao gồm những dạng năng lượng nào?

2:khi nào vật có thế năng trọng trường?thế năng trọng trường của vật phụ thuộc vào yếu tố nào

3:khi nào vật có thế năng đàn hồi?thế năng đàn hồi của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

4:khi nào vật có động năng?động năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào?

5:các chất được cấu tạo như thế nào? giữa các nguyên tử phân tử cấu tạo nên các chất tt cái gì

6:bình thường các nguyên tử phân tử cấu tạo nên các chất chuyển động hay đứng yên?nêu mối quan hệ giữa nhiệt độ và chuyển động của các nguyên tử phân tử cấu tạo nên vật đó

7:nhiệt năng là gì?nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật,lấy ví dụ về mỗi cách?

8:nhiệt lượng là gì?kí hiệu và đơn vị của nhiệt lượng như thế nào?

Mọi người giúp mình với mình sắp thi rồi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0
29 tháng 1 2018

Đáp án A

Định luật bảo toàn cơ năng chỉ đúng khi vật chuyển động chỉ chịu tác dụng của trọng lực và lực đàn hồi. Nếu vật còn chịu tác dụng thêm các lực khác thì công của các lực khác này đúng bằng độ biến thiên cơ năng.

7 tháng 4 2017

Theo định lý biến thiên thế năng trọng trường bằng công của trọng lực

27 tháng 2 2016

a) Thế năng trọng trường tại vị trí ném: \(W_{t1}=mgh_1=2.10.10=200(J)\)

Động năng: \(W_{đ1}=\dfrac{1}{2}mv^2=\dfrac{1}{2}.2.20^2==400(J)\)

Ở độ cao cực đại thì thế năng bằng cơ năng \(\Rightarrow W_{t2}=W=W_{đ1}+W_{t1}=400+200=600(J)\)

Lúc chạm đất, h = 0 \(\Rightarrow W_t=0\)

Sau khi ném 1s, độ cao của vật đạt được: \(h=10+20.1-\dfrac{1}{2}.10.1^2=25m\)

Thế năng lúc này: \(W_{t3}=m.g.h=2.10.25=500(J)\)

b) Độ cao cực đại của vật: \(h_{max}=\dfrac{W}{mg}=\dfrac{600}{2.10}=30(m)\)

Công của trọng lực từ lúc ném đến khi thế năng cực đại là: \(A_1=-2.10.(30-10)=400(J)\)

Công của trọng lực từ lúc ném đến khi chạm đất: \(A_2=2.10.10=200(J)\)

6 tháng 5 2021

Công suất là 200w á 

27 tháng 3 2022

Tham khảo
+ Thế năng trọng trường là thế năng được xác định bởi vị trí của vật so với mặt đất. Khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng trọng trường của vật bằng không
+ Ví dụ về vật có thế năng trọng trường là: quả bưởi trên cây...
+ Động năng phụ thuộc vào khối lượng của vật và vận tốc của vật. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.

- Vật có thế năng trọng trường khi vật ở 1 độ cao nhất định so với mặt đất

VD : con chim đang bay trên trời cao

- Động năng phụ thuộc vào 2 yếu tố

+ Khối lượng vật

+ Vận tốc của vật