K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 5 2017

- Phố Hiến có trên 2000 nóc nhà của các cư dân từ nhiều nước đến ở. Người Trung Quốc và người Nhật Bản rất đông, ngoài ra còn có người Hà Lan. Anh. Pháp. Nơi đây buôn bán rất tấp nập.

- Hội An là thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong. Các nhà buôn Nhật Bản cùng với một sô cư dân địa phương đã dựng nên thành phố này.

- Năm 1618, một giáo sĩ người Pháp đã nhận xét Hội An “là hải cảng đẹp nhất, nơi mà thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán”.

8 tháng 4 2017

- Thăng Long có thể so với nhiều thành thị ở Á châu, nhưng lại đông dân hơn.

- Những ngày phiên chợ, dân ở các làng lân cận kĩu kịt gánh hàng hoá đến đông không thể tưởng tượng được.

- Các con đường rộng bây giờ đều trở thành chật chội.

- Phường Hàng Ngang và phường Hàng Đào là nơi bán áo, bán các thứ tơ, lụa, vóc, nhiễu,... Hàng Buồm cũng là một phố buôn bán rất huyên náo.

26 tháng 6 2019

-Thời các vua Hùng, nghề chính của lạc dân là làm ruộng. Họ trồng lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, rau và dưa hấu. Họ cũng biết nấu xôi, gói bánh chưng, làm bánh giầy, làm mắm,...

-Người dân biết đúc đồng làm vũ khí, đồ trang sức, làm gốm, đan rổ, dụng cụ gia đình,...

-Đời sống tinh thần của nhân dân Văn Lang phong phú với nhiều phong tục như ăn trầu, nhuộm răng,...

Tham khảo:

1.Nước Văn Lang được ra đời vào năm 700 TCN

2.Khoảng năm 700 TCN, nhà nước Văn Lang ra đời, vua được gọi là Hùng Vương. Dưới thời Hùng Vương, người Lạc Việt đã biết làm ruộng, ươm tơ dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất. Cuộc sống ở làng bản rất giản dị. Họ sống trong những nhà sàn để tránh thú dữ. Vào những ngày lễ hội, họ cùng nhau nhảy múa, vui chơi, đua thuyền, đấu vật rất vui vẻ. Ngoài ra, họ còn có những tục lệ riêng như ăn trầu, nhuộm răng đen hay cạo trọc đầu…

3.Những tục lệ của người Lạc Việt vẫn còn tồn tại đến ngày nay là:

- Ở vùng núi cao, người dân vẫn sinh sống trong các ngôi nhà sàn để tránh thú dữ. Đồng thời, họ vẫn còn dữ các tục lệ thờ thần mặt trời, thần đất.

- Phụ nữ của các dân tộc vẫn còn đeo các đồ trang sức bằng đá, bằng đồng…

- Ở các hội làng, hội xã vẫn còn nhiều sử dụng nhiều trò chơi dân gian ngày xưa như đấu vật, đua thuyền, nhảy múa….

 

6 tháng 11 2018

a)

-Dưới thời Văn Lang, người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.

-Hàng ngày họ ra đồng trồng lúa, đỗ, khoai, rau quả và cả dưa hấu. Họ sinh hoạt trong ngôi nhà sàn, thức ăn chủ yếu của người Lạc Việt là xôi, bánh chưng, bánh giầy, cơm…

-Vào những ngày lễ, họ cùng tụ tập lại với nhau, ca hát nhảy múa với nhau và cùng nhau chơi những trò chơi như đấu vật, đua thuyền…Cuộc sống ở làng bản của họ vô cùng giản dị, vui tươi, hòa hợp với thiên nhiên.

b)

Hoàn cảnh diễn ra cuộc khởi nghĩa:

-Hai Bà Trưng được sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước mất, nhà tan, nên hai chị em sớm có lòng căm thù giặc.

-Lúc bấy giờ, Trưng Trắc và chồng là Thi Sách liên kết các thủ lĩnh để chuẩn bị nổi dậy. Chính lúc đó, Thi Sách bị Tô Định giết hại.

-Do đó, Hai Bà Trưng quyết tâm đứng lên khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.

Diễn biến cuộc khởi nghĩa:

-Mùa xuân năm 40, trên cửa sông Hát Môn Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa.

-Nghĩa quân làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa, tấn công Luy Lâu.

Kết quả

-Trong vòng không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa đã hoàn toàn thắng lợi.

c)

Diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng:

-Quân Nam Hán do Hoằng Tháo chỉ huy đã vượt biển, ngược sông Bạch Đằng tiến vào nước ta.

-Ngô Quyền lợi dụng thủy triều, cho quân cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu.

-Sau đó, Ngô Quyền cho quân mai phục ở hai bên bờ sông và cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến nhử quân địch vào khu vực ta đã đóng cọc.

-Thủy triều xuống, cọc gỗ nhô lên, quân ta mai phục đổ ra đánh quyết liệt, thuyền địch bị chọc thủng, quân địch tê liệt, Hoằng Tháo bị tử trận.

Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng:

-Chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

- Hai cha con trò chuyện về phía chân trời có những gì.

- Miêu tả:

Sau trận mưa đêm rả rích, bầu trời và bãi biển sạch bóng. Có hai cha con dạo chơi dưới ánh mặt trời hồng rực rỡ ban mai. Bóng họ trải dài trên cát. Người cha cao gầy bóng lênh khênh, còn người con trai bụ bẫm, lon ton bước bên cha làm nên một cái bóng tròn chắc nịch.

31 tháng 7 2023

(*) Tham khảo

Mô tả: chùa Cầu Nhật Bản

+ Ban đầu, là một cây cầu được dựng bởi các thương nhân người Nhật Bản vào khoảng thế kỉ XVI. Năm 1653, ở sườn cầu phía bắc được dựng thêm phần chùa nên cây cầu được gọi là Chùa Cầu.

+ Năm 1719, chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An, đặt tên cho chiếc cầu là “Lai Viễn Kiều” với ý nghĩa là “Cầu đón khách phương xa”.

+ Chùa Cầu có kiến trúc phan trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của cầu được làm bằng gỗ; mái của công trình được lợp bằng ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo.

Tham khảo:
Hình  ảnh người phụ nữa trong xã hội xưa và nay vừa có những điểm giống lại có cả những điểm khác. Trước hết dù ở thời đại nào đi nũa thì họ vẫn mang trong mình những phẩm chất cao đẹp. Đó là vẻ đẹp truyền thống: chăm chỉ, giàu đức hi sinh, yêu thương chồng con. Hình anh người phụ nữa để lại trong ta những ấn tượng vè sự cam chịu số phận, về việc bị xã hội phong kiến với những định kiens trói buộc: tam tòng tứ đức, trọng nam hinh nữ, ... Họ còn có số phận lênh đênh, bấp bênh, chìm nổi, không được nắm trong tay quyền sống của mình.  Cuộc sống của chính mình những lại nằm trong tay kẻ khác. Đối lập với hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ, người phụ nữ ngày nay đã có quyền tự quyết định lấy số phận, cuộc đời của mình. Họ không phải lênh đệnh, lận đận, số phận hẩm hiu. Tiếng nói của họ được đề cao, được lắng nghe. Người phụ nữ ngày nay có những quyền bình đẳng như nam giới, thậm chí họ còn giữ vai trò quan trọng trong câc cơ quan lớn.  Ở họ có cả những nét đẹp hiện đại và truyền thống giao thoa. Như vậy, hình ảnh người phụ nữ VN xưa và nay đều đáng trân trọng, tôn vinh.

8 tháng 11 2021

cảm ơn bạn nha

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Những công trình tiêu biểu ở Hội An: 

Chùa Cầu Nhật Bản
Nhà cổ Phùng Hưng
Hội quán Phúc Kiến
Điểm nổi bật của các công trình:

Chùa Cầu Nhật Bản: Chùa Cầu dài khoảng 18 m, rộng khoảng 3 m; có kiến trúc pha trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của công trình làm bằng gỗ, có ba hệ mái tương ứng với ba phần cầu. Mái công trình lợp ngói âm dương với những chi tiết trang trí tinh xảo. Đặc biệt có những đồ gốm men lam được khảm trên mái.

Hội quán Phúc Kiến: Hội quán Phúc Kiến là nơi sinh hoạt cộng đồng của người Hoa cùng quê đến Hội An buôn bán và là nơi để thờ cúng các vị tiền hiền, các vị thần che chở cho cuộc sống của người dân địa phương. Hội quán được xây dựng theo kiểu đền miếu cổ Trung Hoa với mái lợp ngói ống.
Nhà cổ Phùng Hưng: Nhà cổ Phùng Hưng có kết cấu hai tầng với dạng nhà ống, hẹp ở chiều ngang và chiều sâu khá dài. Những lớp ngói âm dương đều tăm tắp được tính toán theo thuật phong thuỷ ngũ hành tạo nên một sắc thái đặc trưng. Không gian bên trong nhà chính thiết kế rộng rãi, dành cho buôn bán với chỗ bán hàng, kho hàng và phòng thờ.