K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Giọng quê hương1. Thuyên và Đồng rời quê hương đã mấy năm. Một hôm hai anh rủ nhau đi chơi thật xa, nhưng đến giữa trưa thì lạc mất đường về. Hai người phải ghé vào quán gần đấy để hỏi đường, luôn tiện để ăn cho đỡ đói. Cùng ăn trong quán ấy có ba thanh niên. Họ chuyện trò luôn miệng. Bầu không khí trong quán vui vẻ lạ thường. 2. Lúc...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Giọng quê hương

1. Thuyên và Đồng rời quê hương đã mấy năm. Một hôm hai anh rủ nhau đi chơi thật xa, nhưng đến giữa trưa thì lạc mất đường về. Hai người phải ghé vào quán gần đấy để hỏi đường, luôn tiện để ăn cho đỡ đói. Cùng ăn trong quán ấy có ba thanh niên. Họ chuyện trò luôn miệng. Bầu không khí trong quán vui vẻ lạ thường. 

2. Lúc đứng lên trả tiền, Thuyên mới biết mình quên chiếc ví ở nhà. Hỏi Đồng, Đồng cũng không mang tiền theo. Hai người đang lúng túng, chợt một trong ba thanh niên bước đến lại gần, nói: 

- Xin hai anh vui lòng cho tôi được trả tiền. 

Thuyên ngạc nhiên nhìn anh thanh niên. Trên gương mặt đôn hậu,  cặp mắt ánh lên vẻ thành thực, dễ mến. Thuyên bối rối: 

- Xin lỗi. Tôi quả thật chưa nhớ ra anh là… Người thanh niên không để Thuyên kịp dứt lời: 

- Dạ, không ! Bây giờ tôi mới được biết hai anh. Tôi muốn làm quen… 

3. Ngừng một lát như để nén nỗi xúc động, anh thanh niên nói tiếp: 

- Hai anh đã cho tôi nghe lại giọng nói của mẹ tôi xưa… Bất ngờ trước tình cảm của người bạn mới, Thuyên chỉ biết nói: 

- Cảm ơn anh… Anh thanh niên xua tay: 

- Tôi phải cảm ơn hai anh mới phải. Rồi người ấy nghẹn ngào: 

- Mẹ tôi là người miền Trung…. Bà qua đời đã hơn tám năm rồi. Nói đến đây, người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt để lộ vẻ đau thương. Còn Thuyên, Đồng thì bùi ngùi nhớ quê hương, yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ. 

- Đôn hậu : hiền từ, thật thà. 

- Thành thực : có tấm lòng chân thật. 

- Bùi ngùi : có cảm giác buồn, thương, nhớ lẫn lộn.

Trong lúc lạc đường, Thuyên và Đồng phải làm gì ? 

A. Ghé vào quán gần đó để ăn trưa và hỏi đường

B. Gặp ba người thanh niên và hỏi đường


 

C. Hai anh loay hoay tìm đường về

1
5 tháng 5 2018

Trong lúc lạc đường, hai người đã ghé vào quán gần đó để ăn trưa và hỏi đường

25 tháng 11 2023

a) Trạng ngữ: Một hôm

Chủ ngữ: Thuyên, Đồng

Vị ngữ: rủ nhau đi chơi thật xa, nhưng đến giữa trưa thì lạc mất đường về.

Câu này là câu đơn.

b) Chủ ngữ: Hai người

Vị ngữ: phải ghé vào cái quán gần đấy để hỏi đường, luôn tiện để ăn cho đỡ đói.

Câu này là câu đơn.

c) Chủ ngữ 1: Nụ cười trên môi này

Vị ngữ 1: lan qua môi khác

Chủ ngữ 2: bầu không khí trong quán

Vị ngữ 2: không bao lâu trở nên vui vẻ lạ thường

Câu này là câu ghép.

   Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.      Quê hương là gì hở mẹ      Mà cô giáo dạy phải yêu       Quê hương là gì hở mẹ      Ai đi xa cũng nhớ nhiều Quê hương là chùm khế ngọt     Cho con trèo hái mỗi ngày     Quê hương là đường đi học     Con về rợp bướm vàng bay       …  Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi     Quê hương nếu ai không nhớ     Sẽ không lớn nổi thành người.         ...
Đọc tiếp

 

  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.     
 Quê hương là gì hở mẹ     
 Mà cô giáo dạy phải yêu       
Quê hương là gì hở mẹ     

 Ai đi xa cũng nhớ nhiều

 Quê hương là chùm khế ngọt     

Cho con trèo hái mỗi ngày     

Quê hương là đường đi học     

Con về rợp bướm vàng bay       

… 

 Quê hương mỗi người chỉ một 

Như là chỉ một mẹ thôi     

Quê hương nếu ai không nhớ     

Sẽ không lớn nổi thành người.

                   ( Đỗ Trung Quân – Quê Hương )

1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì ? (1 điểm)

2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. ( 1 điểm)

3. Tìm một biện pháp tu từ có trong khổ cuối và cho biết tác dụng của nó ( 1 điểm)

4. Em thích câu thơ (khổ thơ) nào nhất trong đoạn trích trên ? Vì sao ? ( 1 điểm )

5. Tình yêu quê hương của nhân dân ta đã được thể hiện như thế nào khi đất nước đối mặt với đại dịch covid 19? Em hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 4 đến 6 dòng. (2 điểm )

0
Đọc kĩ đoạn trích và trả lời câu hỏi (câu 1 đến câu 3)        “Quê hương là một tiếng ve  Lời ru của mẹ trưa hè à ơi                           Dòng sông con nước đầy vơi Quê hương là một góc trời tuổi thơ(…)Quê hương là cánh đồng vàng                   Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều                             Quê hương là dáng mẹ yêuÁo nâu nón là liêu xiêu đi về.”(Quê hương, Nguyễn Đình Huân)Câu 1 (1,0 điểm)....
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích và trả lời câu hỏi (câu 1 đến câu 3)

        “Quê hương là một tiếng ve

  Lời ru của mẹ trưa hè à ơi

                           Dòng sông con nước đầy vơi

 Quê hương là một góc trời tuổi thơ

(…)

Quê hương là cánh đồng vàng

                   Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều

                             Quê hương là dáng mẹ yêu

Áo nâu nón là liêu xiêu đi về.”

(Quê hương, Nguyễn Đình Huân)

Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn thơ trên viết theo thể thơ nào? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

Câu 2 (1,0 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 3 (1,0 điểm). Qua đoạn thơ, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Hãy viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) đóng vai Dế Mèn diễn tả lại tâm trạng của mình sau khi chôn Dế Choắt trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

Câu 2 (5,0 điểm). Kể lại tóm tắt một trải nghiệm của em với bạn bè mà em nhớ nhất.

0
I/ Đọc- hiểu: Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:“…Tôi nhận ra, sau khi đã rời xa quê nhà, chiếc bánh chưng không hẳn chỉ là một món ăn truyền thống, nó đã thành sợi dây gắn bó của chính tôi với quê hương. Nếu còn ở Việt Nam, hẳn tôi và các con tôi sẽ không bao giờ biết thế nào là gói bánh, bởi nếu không có ông bà gói hộ và mang đến cho, chúng tôi cũng có thể dễ dàng mua ở bất...
Đọc tiếp

I/ Đọc- hiểu: 
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“…Tôi nhận ra, sau khi đã rời xa quê nhà, chiếc bánh chưng không hẳn chỉ là một món ăn truyền thống, nó đã thành sợi dây gắn bó của chính tôi với quê hương. Nếu còn ở Việt Nam, hẳn tôi và các con tôi sẽ không bao giờ biết thế nào là gói bánh, bởi nếu không có ông bà gói hộ và mang đến cho, chúng tôi cũng có thể dễ dàng mua ở bất cứ đâu. Tôi cũng sẽ không cần lo lắng các con lớn lên mà không hiểu được ý nghĩa ngày Tết là gì. Thế nhưng, tại một nơi cách Việt Nam 16 tiếng đồng hồ bay, việc cả nhà cùng gói mấy chiếc bánh chưng lại khiến tôi nao lòng đến thế.
Tôi đã gần như bật khóc khi cầm thành phẩm hít hà, mùi của lá dong, mùi của nếp, mùi của Tết đây rồi. Bánh dẻo, thơm mùi lá chín, bên trong đậm đà thịt và mỡ quyện vào nhau. Bọn trẻ vui tươi nhìn mâm cơm có bánh, giò, gà luộc và dưa muối: "Trông giống Tết ở nhà ông bà rồi mẹ nhỉ?"
Hóa ra, những thứ gắn kết tôi với quê hương chính là những điều nhỏ bé như việc tự tay gói chiếc bánh chưng cùng cả nhà đón Tết nơi xứ người. Khi cầm trên tay cái bánh, trái tim xa quê hương của tôi phần nào được chữa lành, được an ủi. Tôi cảm nhận sâu sắc rằng mình thực sự là một người Việt Nam. Và tôi mong rằng, các con của tôi, dù mang quốc tịch nào, sống ở đâu, cũng sẽ luôn nhận rõ mùi vị mà chúng thuộc về”.
Ngô Thị Phương Lê(https://vnexpress.net/goc-nhin/nho-thuong-mui-tet-)
Câu 1. Nhân vật “tôi ” nhận ra điều gì về “chiếc bánh chưng” thể hiện trong văn bản?
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng một biện pháp tu từ cú pháp trong câu: Tôi đã gần như bật khóc khi cầm thành phẩm hít hà, mùi của lá dong, mùi của nếp, mùi của Tết đây rồi..
Câu 3. Trong văn bản, tại sao nhân vật “tôi ” lại mong muốn “ các con của tôi, dù mang quốc tịch nào, sống ở đâu, cũng sẽ luôn nhận rõ mùi vị mà chúng thuộc về”.
Câu 4.  Em có đồng tình với quan điểm này không: Hóa ra, những thứ gắn kết tôi với quê hương chính là những điều nhỏ bé như việc tự tay gói chiếc bánh chưng cùng cả nhà đón Tết nơi xứ người. Vì sao?
II/ Tạo lập văn bản : 
Câu 1 : Viết đoạn văn 150 chữ về tình yêu quê hương.
Câu 2: Phân tích tâm trạng của ông Hai trong các đoạn trích sau :

0
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Người liên lạc nhỏ1. Sáng hôm ấy, anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. Một ông ké đã chờ sẵn ở đấy. Ông mỉm cười hiền hậu : - Nào, bác cháu ta lên đường !    Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai cửa tay. Trông ông như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước, ông ké lững thững theo...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Người liên lạc nhỏ

1. Sáng hôm ấy, anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. Một ông ké đã chờ sẵn ở đấy. Ông mỉm cười hiền hậu :

 - Nào, bác cháu ta lên đường !

    Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai cửa tay. Trông ông như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước, ông ké lững thững theo đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đằng sau tránh vào ven đường. 

2. Đến quãng suối, vừa qua cầu thì gặp Tây đồn đem lính đi tuần. Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo. Ông ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá. Lưng đá to lù lù, cao ngập đầu người. Nhưng lũ lính đã trông thấy. Chúng nó kêu ầm lên. Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính, như người đi đường xa, mỏi chân, gặp được tảng đá phẳng thì ngồi nghỉ chốc lát. 

3. Nghe đằng trước có tiếng hỏi : - Bé con đi đâu sớm thế ? Kim Đồng nói : - Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm. Trả lời xong, Kim Đồng quay lại gọi : - Già ơi ! Ta đi thôi ! Về nhà cháu còn xa đấy !Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh. Hai bác cháu đã ung dung đi qua trước mặt chúng. Những tảng đá ven đường sáng rực lên như vui trong nắng sớm. - Kim Đồng (1928-1943) : người dân tộc Nùng, tên thật là Nông Văn Dền, quê ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, hi sinh lúc 15 tuổi. 

– Ông ké : người đàn ông cao tuổi (cách gọi của một vài dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc). - Nùng : một dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở Việt Bắc. 

- Tây đồn : tên quan Pháp chỉ huy đồn. 

 

- Thầy mo : thầy cúng ở miền núi. - Thong manh : (mắt) bị mù hoặc nhìn không rõ, nhưng trông bề ngoài vẫn gần như bình thường.

Anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến gặp ai ?

A. Một thanh niên

B. Một nhóm người lạ

C. Một ông ké    

2
20 tháng 10 2019

Lời giải:

Anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến gặp ông ké.

3 tháng 3 2022

C. một ông ké 

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:      Mấy hôm sau, về tới quê nhà. Cái hang bỏ hoang của tôi , cỏ và rêu mọc xanh đã kín lối vào. Nhưng đằng cuối bãi, mẹ tôi vẫn mạnh khỏe. Hai mẹ con gặp nhau, mừng quá, cứ vừa khóc vừa cười. Tôi kể lại từ đầu chí cuối những ngày qua trog may rủi và thử thách mà bấy lâu tôi trải. Bắt đầu từ chuyện anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm. Nghe xong mẹ tôi ôm...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
      Mấy hôm sau, về tới quê nhà. Cái hang bỏ hoang của tôi , cỏ và rêu mọc xanh đã kín lối vào. Nhưng đằng cuối bãi, mẹ tôi vẫn mạnh khỏe. Hai mẹ con gặp nhau, mừng quá, cứ vừa khóc vừa cười. Tôi kể lại từ đầu chí cuối những ngày qua trog may rủi và thử thách mà bấy lâu tôi trải. Bắt đầu từ chuyện anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm. Nghe xong mẹ tôi ôm tôi vào lòng y như người ôm ẵm khi mới sinh tôi và bảo rằng :
- Con ơi, mẹ mừng cho con đã qua nhiều nỗi hiểm nguy mà trở về .Nhưng mẹ mừng nhất là con đã rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai .Bây giờ con muốn ở nhà với mẹ mấy ngày ,rồi con đi du lịch xa mẹ cũng bằng lòng, mẹ không áy náy nói gì về con đâu. Thế là con của mẹ đã lớn rồi. Con đã khôn lớn rồi. Mẹ chẳng phải lo gì nữa.
Mẹ tôi nói thế rồi chan hòa nước mắt sung sướng và cảm động. Tôi nhìn ra trước cửa hang, nơi mới ngày nào tôi còn trứng nước ở đây và cũng cảm thấy nay mình có khôn lớn.

Từ tình cảm của mẹ Dế Mèn dành cho con, em hãy nêu suy nghĩ về tấm lòng người mẹ đối với những đứa con bằng đoạn văn ngắn (khoảng ½ trang giấy). Trong đoạn văn sử dụng một phép tu từ (gạch chân và chú thích bên dưới đoạn văn).
Mình cần gấp! (ko chép mạng nha!)

1
18 tháng 4 2022

lolang

17 tháng 3 2021

a) 

  + Lời nói của cha đầy trìu mến và tin tưởng, thôi thúc con đi trên đường đời.

      + Tuy thô sơ da thịt nhưng không nhỏ bé, “Nghe con” nghe sao trìu mến thân thương. Lời cha thốt lên tự đáy lòng: dù ở bất cứ đâu vẫn không quên nguồn cội, luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp, gắn bó với mảnh đất quê hương mình. Đó là nơi mang đậm những đức tính quý báu và tâm hồn cao đẹp. Mong con vượt lên khó khăn, tiếp nối truyền thống để sống có nghĩa, có tình.

b) Từ lời dặn dò của người cha trong đoạn thơ : " Người đồng mình thô sơ da thịt ... nghe con đã cho e hiểu về vai trò của gia đình là rất quan trọng. Trước hết ,gia đình là sức mạnh giúp con người vượt lên khó khăn, đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã và vững vàng hơn trong cuộc sống. Câu nói đã khẳng định được vai trò to lớn của gia đình đối với mọi người.Mỗi con người đều sinh ra và lớn lên trong gia đình, chính điều đó đã giúp chúng ta bước vào đời, giúp ta khẳng định năng lực và phẩm giá của mình để thành công trong cuộc sống. Trong cuộc đời không thể tránh được vấp ngã và khi đó gia đình sẽ là nơi bao bọ, chở che, động viên chúng ta đứng lên sau thất bại, là chỗ dựa vững chức nhất. Trên hết, tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, mỗi thành vien trong gia đình đều dành cho nhau những tình cảm tốt đẹp nhất; đó đã trở thành một truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam. Ngược lại, vẫn có những người coi thường vai trò gia đình, vô cảm nhất với những con người ruột thịt nhất với mình. Họ không chỉ làm băng hoại truyền thống tốt đẹp của dân tộc, bị xã hội lên án mà còn trở nên cô đọc ích kỉ, dễ vấp ngã và thất bại trong cuộc đời. Gia đình là nơi bình yên và ấm áp cho mỗi thành viên tìm về sau những biến cố trong cuộc sống.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi          Quê hương anh nước mặn, đồng chua          Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.          Anh với tôi đôi người xa lạ          Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau          Súng bên súng, đầu sát bên đầu          Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.           Đồng chí !(Sách Ngữ văn 9, tập tập một-NXB Giáo dục)Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? Nêu tên tác giả và hoàn...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

          Quê hương anh nước mặn, đồng chua

          Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

          Anh với tôi đôi người xa lạ

          Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

          Súng bên súng, đầu sát bên đầu

          Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

          Đồng chí !

(Sách Ngữ văn 9, tập tập một-NXB Giáo dục)

Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Câu 2. Một văn khác trong chương trình Ngữ văn 9 cũng ra đời cùng thời điểm với bài thơ trên. Đó là văn bản nào, do ai sáng tác? Câu 3. Câu thơ thứ bảy là kiểu câu gì xét về mục đích nói ? Phân tích ngắn gọn tác dụng câu thơ thứ bảy trong đoạn thơ trên.

Câu 4. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 12-15 câu theo phép lập luận diễn dịch để làm sáng tỏ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng, trong đoạn văn có sử dụng câu bị động (gạch chân và chú thích rõ)

0