K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Giọng quê hương

1. Thuyên và Đồng rời quê hương đã mấy năm. Một hôm hai anh rủ nhau đi chơi thật xa, nhưng đến giữa trưa thì lạc mất đường về. Hai người phải ghé vào quán gần đấy để hỏi đường, luôn tiện để ăn cho đỡ đói. Cùng ăn trong quán ấy có ba thanh niên. Họ chuyện trò luôn miệng. Bầu không khí trong quán vui vẻ lạ thường. 

2. Lúc đứng lên trả tiền, Thuyên mới biết mình quên chiếc ví ở nhà. Hỏi Đồng, Đồng cũng không mang tiền theo. Hai người đang lúng túng, chợt một trong ba thanh niên bước đến lại gần, nói: 

- Xin hai anh vui lòng cho tôi được trả tiền. 

Thuyên ngạc nhiên nhìn anh thanh niên. Trên gương mặt đôn hậu,  cặp mắt ánh lên vẻ thành thực, dễ mến. Thuyên bối rối: 

- Xin lỗi. Tôi quả thật chưa nhớ ra anh là… Người thanh niên không để Thuyên kịp dứt lời: 

- Dạ, không ! Bây giờ tôi mới được biết hai anh. Tôi muốn làm quen… 

3. Ngừng một lát như để nén nỗi xúc động, anh thanh niên nói tiếp: 

- Hai anh đã cho tôi nghe lại giọng nói của mẹ tôi xưa… Bất ngờ trước tình cảm của người bạn mới, Thuyên chỉ biết nói: 

- Cảm ơn anh… Anh thanh niên xua tay: 

- Tôi phải cảm ơn hai anh mới phải. Rồi người ấy nghẹn ngào: 

- Mẹ tôi là người miền Trung…. Bà qua đời đã hơn tám năm rồi. Nói đến đây, người trẻ tuổi lẳng lặng cúi đầu, đôi môi mím chặt để lộ vẻ đau thương. Còn Thuyên, Đồng thì bùi ngùi nhớ quê hương, yên lặng nhìn nhau, mắt rớm lệ. 

- Đôn hậu : hiền từ, thật thà. 

- Thành thực : có tấm lòng chân thật. 

- Bùi ngùi : có cảm giác buồn, thương, nhớ lẫn lộn.

Trong lúc lạc đường, Thuyên và Đồng phải làm gì ? 

A. Ghé vào quán gần đó để ăn trưa và hỏi đường

B. Gặp ba người thanh niên và hỏi đường


 

C. Hai anh loay hoay tìm đường về

1
5 tháng 5 2018

Trong lúc lạc đường, hai người đã ghé vào quán gần đó để ăn trưa và hỏi đường

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Mồ Côi xử kiện1. Ngày xưa, ở một vùng quê nọ, có chàng Mồ Côi được dân tin cậy giao cho việc xử kiện.      Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường. Chủ quán thưa: - Bác này vào quán của tôi hít hết mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền. Nhờ ngài xét cho. 2. Mồ Côi hỏi bác nông dân. Bác trả lời...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Mồ Côi xử kiện

1. Ngày xưa, ở một vùng quê nọ, có chàng Mồ Côi được dân tin cậy giao cho việc xử kiện.

      Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường. Chủ quán thưa: 

- Bác này vào quán của tôi hít hết mùi thơm của lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền. Nhờ ngài xét cho. 

2. Mồ Côi hỏi bác nông dân. Bác trả lời : 

- Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm. Tôi không mua gì cả. 

Mồ Côi bảo : 

- Nhưng bác có hít hương thơm thức ăn trong quán không ? 

Bác nông dân đáp : 

- Thưa có. 

Mồ Côi nói : 

-  Thế thì bác phải bồi thường. Chủ quán muốn bồi thường bao nhiêu ? 

- Thưa Ngài, hai mươi đồng. 

- Bác hãy đưa hai mươi đồng ra đây, tôi phân xử cho ! 

Nghe nói, bác nông dân giãy nảy :

- Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quán đâu mà phải trả tiền ? 

- Bác cứ đưa tiền đây. 

3. Bác nông dân ấm ức : 

- Nhưng tôi chỉ có hai đồng. 

- Cũng được - Mồ Côi vừa nói vừa thản nhiên lấy hai đồng bạc bỏ vào một cái bát, rồi úp một cái bát khác lên, đưa cho bác nông dân, nói : 

- Bác hãy xóc lên cho đủ mười lần. Còn ông chủ quán, ông hãy chịu khó mà nghe. Hai người tuy chưa hiểu gì nhưng cũng cứ làm theo. Khi đồng bạc trong bát úp đã kêu lạch cạch đến lần thứ mười, Mồ Côi phán:  

- Bác này đã bồi thường cho chủ quán đủ số tiền. Một bên "hít mùi thịt", một bên "nghe tiếng bạc". Thế là công bằng. Nói xong Mồ Côi trả hai đồng bạc cho bác nông dân rồi tuyên bố kết thúc phiên xử. 

                                                                               TRUYỆN CỔ TÍCH NÙNG 

- Công đường : nơi làm việc của các quan. 

- Bồi thường : đền bù bằng tiền của cho người bị hại.

Truyện Mồ Côi xử kiện là truyện cổ tích của dân tộc nào ?

A. Dân tộc Chăm

B. Dân tộc Kinh


 

C. Dân tộc Nùng

1
15 tháng 6 2017

Đây là truyện cổ tích của dân tộc Nùng.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:                                                  Chiếc áo len  Năm nay, mùa đông đến sớm. Gió thổi từng cơn lạnh buốt. Đã hơn một tuần nay, Lan thấy Hòa có chiếc áo len màu vàng thật đẹp. Áo có dây kéo ở giữa, lại có cả mũ để đội khi gió lạnh hoặc mưa lất phất. Lan đã mặt thử, ấm ơi là ấm. Đêm ấy, em nói với mẹ là em muốn có một chiếc áo len...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

                                                  Chiếc áo len

  Năm nay, mùa đông đến sớm. Gió thổi từng cơn lạnh buốt. Đã hơn một tuần nay, Lan thấy Hòa có chiếc áo len màu vàng thật đẹp. Áo có dây kéo ở giữa, lại có cả mũ để đội khi gió lạnh hoặc mưa lất phất. Lan đã mặt thử, ấm ơi là ấm. Đêm ấy, em nói với mẹ là em muốn có một chiếc áo len như bạn Hòa.

     Mẹ đang định mua áo ấm cho hai anh em Tuấn, Lan. Thấy con gái nói vậy, mẹ bối rối :

 - Cái áo của Hòa đắt tiền bằng cả hai áo của hai anh em con đấy. Lan phụng phịu : - Nhưng con chỉ muốn một chiếc áo như thế thôi.

     Dỗi mẹ, Lan đi nằm ngay. Em vờ ngủ. Một lúc lâu, bỗng em nghe tiếng anh Tuấn thì thào với mẹ :

 - Mẹ ơi, mẹ dành hết tiền mua áo đấy cho em Lan đi. Con không cần thêm áo đâu. Giọng mẹ trầm xuống :

 - Năm nay trời lạnh lắm. Không có áo ấm, con sẽ ốm mất.

 - Con khỏe lắm, mẹ ạ. Con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong. Tiếng mẹ âu yếm :

 - Để mẹ nghĩ đã. Con đi ngủ đi.

 Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá. Em muốn ngồi dậy xin lỗi mẹ và anh, nhưng lại xấu hổ vì mình đã vờ ngủ. Áp mặt xuống gối, em mong trời mau sáng để nói với mẹ : "Con không thích chiếc áo đấy nữa. Mẹ hãy để tiền mua áo ấm cho cả hai anh em."

 - Bối rối : lúng túng, không biết làm thế nào

 - Thì thào : nói rất nhỏ

Sau khi mặc thử chiếc áo len của bạn Hòa, Lan đã làm gì ?

A. Lan để dành tiền để mua được chiếc áo giống như vậy

B. Lan nói với mẹ là em muốn có chiếc áo giống như Hòa

C. Lan kể với mẹ về chiếc áo của bạn Hòa

2
24 tháng 7 2019

 Đêm ấy em nói với mẹ là em muốn có một chiếc áo len như bạn Hòa.

14 tháng 5 2021

mình chọn c bạn nhe

Đọc truyện và trả lời các câu hỏi sau:                                                Ai có lỗi ? Tôi đang nắn nót viết thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp : "Mình không cố ý đâu !" Cái cười của cậu làm tôi càng tức. Tôi nghĩ cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng. Lát sau, để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti...
Đọc tiếp

Đọc truyện và trả lời các câu hỏi sau:

                                                Ai có lỗi ? 

Tôi đang nắn nót viết thì Cô-rét-ti chạm khuỷu tay vào tôi làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu. Tôi nổi giận. Cô-rét-ti cười, đáp : "Mình không cố ý đâu !" Cái cười của cậu làm tôi càng tức. Tôi nghĩ cậu vừa được phần thưởng nên kiêu căng.

 Lát sau, để trả thù, tôi đẩy Cô-rét-ti một cái đến nỗi hỏng hết trang tập viết của cậu. Cậu ta giận đỏ mặt, giơ tay dọa tôi, nói :"Cậu cố ý đấy nhé !"

 Thấy thầy giáo nhìn, cậu hạ tay xuống, nhưng lại  nói thêm : "Lát nữa ta gặp nhau ở cổng."

 Cơn giận lắng xuống. Tôi bắt đầu hối hận. Chắc là Cô-rét-ti không cố ý chạm vào khuỷu tay tôi thật. Tôi nhìn cậu, thấy vai áo cậu sứt chỉ, chắc vì cậu đã vác củi giúp mẹ. Bỗng nhiên tôi muốn xin lỗi Cô-rét-ti, nhưng không đủ can đảm.

 Tan học, tôi thấy Cô-rét-ti đi theo mình. Tôi đứng lại, rút cây thước kẻ cầm tay. Cậu ta đi tới, tôi giơ thước lên.

 - Ấy đừng ! - Cô-rét-ti cười hiền hậu

- Ta lại thân nhau như trước đi !

 Tôi ngạc nhiên, ngây ra một lúc, rồi ôm chầm lấy bạn. Cô-rét-ti nói :

 - Chúng ta sẽ không bao giờ giận nhau nữa, phải không En-ri-cô ?

 - Không bao giờ! không bao giờ ! - Tôi trả lời.

 Về nhà, tôi kể chuyện cho bố mẹ nghe, tưởng bố sẽ vui lòng. Nào ngờ bố mắng: “Đáng lẽ chính con phải xin lỗi bạn vì con có lỗi. Thế mà con lại giơ thước dọa đánh bạn”.

 - Kiêu căng : cho rằng mình hơn người khác, coi thường người khác.

 - Hối hận : buồn, tiếc vì lỗi lầm của mình.

 - Can đảm : không sợ đau, không sợ xấu hổ hay nguy hiểm.

 - Ngây: đờ người ra, không biết nói gì, làm gì.

Cô- rét- ti làm gì khiến cho En-ri- cô nổi giận ?

A. Cô-rét-ti nói xấu En-ri-cô

B. Cô-rét-ti vẽ lên vở En-ri-cô

C. Cô-rét-ti chạm vào khuỷu tay En-ri-cô khiến nguệch ra một đường xấu trên vở

2
10 tháng 10 2019

Cô- rét- ti đã chạm vào khuỷu tay En-ri-cô làm nguệch ra một đường xấu trên vở, khiến cho En-ri- cô nổi giận

18 tháng 3 2022

đáp án c nhé 

nếu sai mong bạn thông cảm 

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Hũ bạc của người cha1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng.  Một hôm, ông bảo con: - Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây !  2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Hũ bạc của người cha

1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng.  Một hôm, ông bảo con: 

- Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây !  

2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng : 

– Đây không phải tiền con làm ra. 

3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đi đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền. 

4. Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt: 

– Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền. 

5. Ông đào hũ bạc lên và bảo : 

- Nếu con lười biếng, dù cha cho một trặm hũ bạc cũng không đủ.

 Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là đôi bàn tay con. 

 

- Người Chăm : một dân tộc thiểu số, sống chủ yếu ở Nam Trung Bộ. 

- Hũ : đồ vật bằng đất nung loại nhỏ, miệng tròn, giữa phình ra, thường dùng đựng các loại hạt hoặc đựng rượu, đựng mật. 

- Dúi : đưa cho nhưng không muốn để người khác biết. - Thản nhiên : làm như không có việc gì xảy ra. 

- Dành dụm : góp từng tí một để dành.

Con hãy cho biết: Hũ bạc của người cha là câu chuyện của dân tộc nào ?

A. Dân tộc Chăm

B. Dân tộc Tày

C. Dân tộc Nùng

1
14 tháng 5 2019

Như vậy Hũ bạc của người cha là câu chuyện của dân tộc Chăm

Ngày xửa ngày xưa có 1 chàng trai trẻ chưa cưới được vợ, chàng trai sống bằng nghề nông quanh năm gắn bó với con trâu và cái cày. Vào 1 ngày nọ chàng trai vác rìu lên rừng kiếm củi. Trong lúc chàng trai đang hì hụi đốn cây, anh nhìn thấy 1 con quạ đen tha 1 con chim sẻ nhỏ bay tới đậu ở 1 tảng đá tại gần chỗ anh đang làm việc. Nhìn thấy con quạ sắp ăn thịt con chim sẻ, chàng trai bỗng...
Đọc tiếp

Ngày xửa ngày xưa có 1 chàng trai trẻ chưa cưới được vợ, chàng trai sống bằng nghề nông quanh năm gắn bó với con trâu và cái cày. Vào 1 ngày nọ chàng trai vác rìu lên rừng kiếm củi. Trong lúc chàng trai đang hì hụi đốn cây, anh nhìn thấy 1 con quạ đen tha 1 con chim sẻ nhỏ bay tới đậu ở 1 tảng đá tại gần chỗ anh đang làm việc. Nhìn thấy con quạ sắp ăn thịt con chim sẻ, chàng trai bỗng động lòng trắc ẩn thương cho chú chim nhỏ bé sắp sửa lọt vào miệng loài quạ quái ác.

Chàng trai cúi xuống nhặt một viên đá ném vào con quạ. Con quạ đen giật mình thấy có ai ném mình nên bỏ lại con mồi rồi vỗ cánh bay lên. Bực tức bởi vì hỏng ăn, con quạ chửi bới om sòm. Chàng trai nhặt thêm viên đá nữa ném tiếp vào con quạ và mắng: – “Đồ chim quái ác, mày hãy biến ngay !”. Con quạ đen tức tối bay đi, trước khi bay đi nó còn đe dọa chàng trai là sẽ quay lại trả thù. Chàng trai chạy lại phiến đá nhặt chú chim sẻ đang ngoi ngóp, anh tìm đủ mọi phương cách ủ cho con chim sống lại. Với cố gắng và lỗ lực cứu chú chim, chỉ gần 1 tiếng sau, chú chim nhỏ đã tỉnh lại và vỗ cánh bay được. Chú chim sẻ cảm ơn chàng trai và bảo anh ngồi đợi nó một lát để nó bay đi lấy tặng anh 1 vật quý.

Truyện cổ tích việt nam: Ai mua hành tôi

Truyện cổ tích Việt Nam: Ai mua hành tôi

1 lúc sau, chú chim đã quay trở lại và trong miệng ngậm 1 cái lọ bé tí xíu đặt xuống bên cạnh chàng trai và nói: – “Đây là lọ nước thần có phép màu làm cho một người đang già có thể trẻ lại, làm cho một vật nhỏ có thể to thêm, trên thế gian này không có một ai có”. Nói xong chú chim sẻ vỗ cánh bay đi. Chàng trai tò mò bèn mở nút lọ nước thần ra xem, anh thấy nước trong lọ tỏa ra một hương thơm ngào ngạt. Chàng trai nghĩ thầm: – “Những thứ nước thơm như này chủ yếu để cho các bà nhà giàu có sức vào làm đỏm, chứ mình thì chắc chả bao giờ dùng loại nước thơm này “. Rồi anh đậy nắp lọ lại cẩn thận, cất vào túi áo và gánh củi mang về. Về tới nhà anh treo lọ nước lên kèo nhà, rồi thời gian cứ thế trôi qua, cũng do quá bận bịu với công việc đồng áng nên anh cũng bẵng quên đi, không còn nhớ tới cái lọ nước ấy nữa.

Một vài năm sau đó, vất vả mãi chàng trai mới cưới được một cô vợ. Vợ của anh cũng là con gia đình làm nông nên quanh năm chân lấm tay bùn, vì suốt ngày phải tiếp xúc với việc đồng áng cho nên vợ anh cũng đen đủi và xấu xí. Nhưng vợ chồng nhà anh rất yêu thương nhau.

 

Vào một hôm, khi người chồng đang cày giở nốt mảnh ruộng người đồng, vợ anh ở nhà cho lợn gà ăn và thu dọn nhà cửa sạch sẽ. Trong lúc đang lau dọn, chị phát hiện trên kèo nhà có một lọ gì đó nho nhỏ, chị tò mò mở ra thì ngửi thấy một hương thơm ngào ngạt lan tỏa ra khắp nhà, chị tưởng đây là nước thơm chồng để đây nhân dịp đặc biệt sẽ tặng cho vợ. Lát sau, chị đun nước tắm gội rồi cho nọ nước thơm xức khắp mình mẩy.

Thật không ngờ, sau khi xức xong, từ một con người với vẻ ngoài xấu xí, bỗng chốc chị đã trở lên xinh đẹp lạ thường. Vẻ đẹp của chị giờ có thể nói là “nghiêng nước nghiêng thành” không ai sánh bằng. Nước thần trên người chị chảy xuống mấy cây hành nhỏ bên cạnh giếng, bỗng nhiên mấy cây hành bỗng lớn phổng một cách lạ thường, củ hành to như bình vôi, dọc hành dài như một chiếc đòn gánh.

Khi người vợ đi cày trở về nhà thì anh không thể nhận ra vợ mình nữa, anh cứ ngỡ rằng mình đang gặp một tiên nữ giáng trần, mãi sau anh mới nhận ra vợ vì nghe được giọng nói quen thuộc của chị. Chị vợ ngồi kể cho chồng nghe toàn bộ sự việc, nghe xong anh mới sực nhớ ra lọ nước thần mà con chim sẻ 3 năm trước báo đáp đền ơn anh đã cứu mạng. Kể lại chuyện cũ trong rừng cho vợ nghe, hai vợ chồng ôm nhau mừng rỡ, anh ngồi ngắm vợ mãi không biết chán.

Cũng kể từ hôm đó, anh quấn lấy vợ không rời. Chính vì thế mà một phần việc đồng áng có chút phần bê trễ. Nhưng cứ ở nhà ngắm vợ như này mãi không ổn, như này thì hai vợ chồng không có cơm để ăn mất. Anh nghĩ ra một cách, ngày hôm sau anh đi tìm và thuê một thợ vẽ cực giỏi để vẽ hình vợ anh. Thế là từ giờ, cứ mỗi khi ra đồng làm việc, anh lại mang theo tấm hình của vợ để ngắm lúc mệt mỏi.

Một hôm khi đang cày ruộng, vừa cày được mươi luống thì con quạ năm xưa xà xuống quắp mất tấm hình của vợ anh rồi bay đi mất. Anh thấy vậy đuổi theo nhưng không kịp, con quạ đã vẫy cánh bay xa. Để báo thù mối thù 3 năm về trước, con Quạ mang bức tranh tới tận kinh đô, thả xuống sân rồng (Sân của hoàng cung nhà vua). Bọn lính canh thấy có bức tranh vẽ hình một cô gái rất đẹp nên đã cầm lên trình vua xem. Vì người con gái trong tranh quá xinh đẹp, vua ngắm mãi không hề biết chán, trong bụng nghĩ “Trong cung ta đã có rất nhiều mỹ nữ xinh đẹp tuyệt trần, nhưng không có một người nào đẹp như người con gái trong tranh. Hẳn là trời sai con quạ kia đến mách cho ta đây!”.

Lập tức vua ra lệnh cho một viên quan đại thần trong triều phải gấp rút tìm được cho ra người con gái xinh đẹp trong tranh và mang nàng về đây. Viên quan cho người đi dò la lùng sục khắp mọi vùng. Để việc dò la hiệu quả hơn, viên quan còn cho mở hội ở các vùng, khi người dân đến chơi hội đông, chúng lấy bức tranh ra và giả vờ nói là tình cờ nhặt được, ai là chủ nhân thực sự của bức tranh thì đến nhận lại.

Một hôm, chúng tới mở hội ở quên hai vợ chồng anh chàng có lọ nước thần. Quả nhiên anh chàng đã rơi vào bẫy của chúng. Thấy tấm hình của vợ mình, anh mừng rỡ tới nhận lại tranh. Nhưng anh không ngờ rằng, bọn chúng đã bí mật theo anh về tới tận nhà. Khi nhìn thấy vợ anh đúng là người phụ nữ trong tranh, chúng ập tới bắt nàng và đưa lên kiệu rước nàng về kinh đô, mặc cho người chồng của nàng quỳ lạy than khóc.

Sau khi bị bắt vào cung, người vợ không cười mà cũng không nói, biết bao nhiêu áo đẹp nhưng nàng vẫn không mặc, đầu tóc rối bù không chải, không cho một ai đến gần. Đem được người đẹp về cung, vua lấy làm mừng rỡ nhưng làm đủ mọi cách, người đẹp cũng không nở một nụ cười, không cất lên một tiếng, suốt ngày chỉ im lặng. Vua lệnh cho rao trong dân chúng rằng, hễ trong nhân gian có ai làm cho nàng cười nói được, người đó sẽ được phong quan và thưởng rất hậu hĩnh.

Nghe được tin này, từ những gánh hề nổi tiếng cho tới những bậc cao y nô nức kéo nhau đến kinh thành với hy vọng có thể làm cho người đẹp nói cười. Nhưng đủ trò được giở ra, đủ mọi biện pháp từ diễn hề tới cúng bái cũng không làm cho nàng mở miệng.

Lại nói đến chuyện anh chồng, từ khi mất vợ, anh không thiết làm gì nữa, tất cả công việc anh đều không màng tới, chỉ ở nhà nhớ vợ. Khi nghe được tin loan báo ai làm cho người đẹp trong cung cười nói thì sẽ được vua ban thưởng, anh liều mình một phen lên kinh tìm vợ. Trước khi đi, anh nhổ mấy củ hành lớn bên cạnh giếng buộc làm một gánh quẩy theo. Đến kinh đô, anh đi qua đi lại trước cửa hoàng cung rồi rao lớn:

“Dọc bằng đòn gánh,
Củ bằng bình vôi,
Ai mua hành tôi,
Thì thương tôi với!”

Tiếng rao của anh mỗi lúc một lớn vọng vào cung vua. Nghe thấy tiếng chồng, nét mặt của người vợ tươi tỉnh hắn. Cuối cùng nàng cũng quay ra nói với thị nữ:

– Hãy ra mời người bán hành vào đây cho ta!

Khi nhìn thấy chồng mình, người vợ cười lên một tiếng. Thấy người đẹp bỗng dưng cười nói, vua lấy làm sung sướng, lại thấy mấy cây hành to kì lạ, vua càng làm thấy ngạc nhiên. Cứ ngỡ rằng chắc nàng cười nói là do mấy cây hành kì lạ kia, vua nảy ra một ý muốn tự cải trang thành người bán hành gánh qua gánh lại để làm vui lòng người đẹp. Vua bảo anh chồng:

– Nhà ngươi cởi hết quần áo ra, ta sẽ cho ngươi tạm mặc long bào vào, ta sẽ mặc bộ quần áo của ngươi để giả làm người bán hành rong.

Thấy vua mặc quần áo xong, gánh gánh hành đi qua đi lại rao như anh chồng rao, người vợ lại càng cười ngặt ngẽo. Thấy người đẹp thích thú vua lại càng làm già. Nhưng đột nhiên người vợ bảo thị nữ thả chó ra. Đàn chó thấy vua cứ ngỡ là người lạ liền nhảy bổ vào cắn xé cho đến chết. Người vợ bảo chồng mình:

– Mình hãy mau mau leo lên ngai vàng ngồi đi!

Anh chồng lật đật trèo lên ngai vàng giữa lúc trăm quan và cung nữ rập đầu bái mạng. Từ đó anh làm vua và ở với vợ trọn đời.

LÀ CHUYỆN CỔ TÍCH GÌ???TRẢ LỜI THÌ NHỚ KẾT BẠN LUÔN NHA

13
24 tháng 3 2018

là truyện cổ tích Lọ nước thần 

30 tháng 4 2018

biết là chuyện Lọ Nước Thần rồi lại còn hỏi

29 tháng 12 2019

Ăn, thua, hòa, thẳng, được.

DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT...
Đọc tiếp

DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...

Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.

    Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 đã gây rắc rối cho nhiều thí sinh và đọc báo thấy nói điểm thấp “thê thảm”, tôi quyết định tự mình làm thử. Tôi là người Australia, có bằng tiến sĩ triết học ở Đại học Melbourne nên làm xong chỉ mất 30 phút. Tuy thế, chưa chắc tôi đã được điểm tuyệt đối.

    Ai từng trải qua chương trình học tiếng Anh ở Việt Nam cũng biết nó khá nặng về ngữ pháp. Nhưng đề thi năm nay không đầy ắp câu trắc nghiệm ngữ pháp khô khan. Vấn đề ở đây là các câu hỏi kiểm tra kiến thức từ vựng, kiểu chọn từ gần đồng nghĩa nhất với từ gạch dưới trong câu sau.

    Người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.

    Vài câu hỏi có 2 phương án trả lời đủ đồng nghĩa với từ gạch dưới mà tôi phân vân không biết chọn đáp án nào. Một số câu hỏi khác khiến tôi tự nhủ: Không biết học sinh cấp ba ở Australia có chắc chắn biết cụm từ “disseminate knowledge" (phổ biến kiến thức) hay “broach a subject" (động đến vấn đề nhạy cảm) là gì không.

    Câu hỏi đặt ra: Phần lớn người bản ngữ còn chưa chắc rõ những từ này thì người trẻ Việt Nam sắp vào đại học biết để làm gì?

    Một trong những thách thức ngành giáo dục đang phải đối mặt trong năm học 2018-2019 chính là nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo.

    Trả lời báo chí ngày 4/9, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: "Chúng tôi cũng tập trung thực hiện nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh theo hướng không chỉ giáo dục trong, mà còn ngoài nhà trường, để làm sao đề án mà trước kia là 2020, giờ trình Chính phủ điều chỉnh lại là đề án 2080, theo hướng thiết thực, hiệu quả".

    Ở Việt Nam, người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói những điều này rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.

    HIỂU CHẾT LIỀN'

    Đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 năm nay (chắc như đề thi mấy năm trước) chỉ kiểm tra khả năng đọc hiểu, không yêu cầu thí sinh viết nguyên câu, không cần bày tỏ ý kiến hay tóm tắt lại thông tin, và tất nhiên không có phần nào liên quan giao tiếp.

    Nếu mục đích là kiểm tra KIẾN THỨC VỀ tiếng Anh (bao gồm một số điểm khá nâng cao) thì đề thi này tuyệt vời. Thế nhưng, nếu mục đích là kiểm tra KHẢ NĂNG DÙNG tiếng Anh thì giá trị của nó hầu như rất ít.

    Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hòa nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hóa.

    Có nhiều thí sinh bị rớt môn tiếng Anh là chuyện không hề nhỏ. Nhưng vấn đề lớn hơn là ngay cả đối với những thí sinh vượt ải, thậm chí điểm cao chót vót, thì khi vào đại học vẫn chưa chắc có thể sử dụng tiếng Anh thành thục.

    Tôi có thể đưa ra rất nhiều ví dụ, vừa đáng cười vừa đáng buồn, về tiếng Anh kém cỏi của những học sinh tôi đã dạy (một số đã thi tốt nghiệp cấp ba với điểm tiếng Anh kha khá).

    Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hoà nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hoá.

    Ở một trường đại học tôi dạy môn tiếng Anh giao tiếp năm thứ hai, sinh viên được yêu cầu nộp bài viết về những yếu tố chính của một bài thuyết trình thu hút và thuyết phục khán giả. Đọc xong 4, 5 bài, tôi gần như bị chóng mặt. Tiếng Anh viết của sinh viên thì không tự nhiên, đến độ mất ý nghĩa. Suy nghĩ lại một chút, tôi mới nhận ra tại sao: Phần lớn sinh viên đã viết bài bằng tiếng Việt và nhờ Google dịch giúp vì không có khả năng viết bài đơn giản bằng ngôn ngữ họ đang học. 

    Ở một trường đại học khác, tôi dạy khóa trang bị những kỹ năng tiếng Anh cần thiết cho sinh viên khi vào đại học. Mặc dù sinh viên tham dự đã đậu bài kiểm tra 4 kỹ năng, trong 20 phút đầu, tôi có cảm giác nhiều bạn theo không kịp những điều mình nói bằng một thứ tiếng Anh rõ ràng và thông thường nhất có thể.

    Sinh viên thì nhiệt tình, ham học nhưng không khí vẫn nghẹt thở. Rõ ràng là, mặc dù cũng có thể họ đã luyện nghe khá nhiều, có lẽ gần như chưa bao giờ nghe một người bản ngữ nói tiếng Anh một cách bình thường. Tôi thử đổi sang tiếng Việt: “Các bạn hiểu chết liền đúng không?” Cả lớp cười to. Nhờ vậy, không khí trong lớp mới bớt căng thẳng chút.

    SỢ SAI, SỢ "QUÊ", SỢ HỎI

    Cách học tiếng Anh không thực tế dẫn đến những vấn đề vô cùng lớn, gây ra nhiều hệ quả khác nhau. Và mọi vấn đề này đều xuất phát từ những nỗi sợ cố hữu của người Việt: sợ sai, sợ “quê” và sợ hỏi.

    Thứ nhất là tâm lý sợ sai. Đã nhiều lần bắt chuyện với người Việt bằng tiếng Anh, có khi là người thông minh đã học tiếng Anh nhiều năm, tôi để ý thấy khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt thường biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

    Đối với tôi, nỗi “sợ người nước ngoài” này đặc biệt khó hiểu: Khi qua Việt Nam, đại đa số người bản ngữ  không quan tâm người Việt nói sai ngữ pháp hay phát âm chưa chuẩn, mà chủ yếu để ý đến nội dung chính người nói muốn truyền đạt. Bất kỳ ai tự học một ngoại ngữ khác thì đủ “bầm mình” để hiểu rõ việc nói tiếng nước ngoài khó như thế nào.

    Nếu tự ý thức chút nữa, họ càng phải hiểu tầm quan trọng của việc “nói sai”: Trong lớp là nơi thầy cô có thể sửa lỗi, “ngoài đường" là nơi mình phát hiện ra cách nói tiếng Anh nào dễ hiểu, thực dụng và dễ sử dụng nhất.

    Khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.

    Vấn đề tiếp theo là cái có thể gọi là rối loạn lo âu khi phải đối đầu sự mập mờ, có ảnh hưởng đặc biệt đến khả năng nghe. Người Việt thường được khuyến khích hiểu bài học thông qua việc vận dụng các quy tắc ngữ pháp và tra từ điển. Kết quả là khi họ lâm vào tình trạng chỉ hiểu sơ sơ những gì một người bản ngữ nói - tức là ở tình thế rất bình thường khi đang học một sinh ngữ - thì đã cảm thấy hết sức khó chịu.

    Nguyên nhân là phong cách dạy lỗi thời. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh và khó nghe hiểu được, đúng ra người học phải bình tĩnh lại, thử nghe ra những từ khóa cần thiết để hiểu ý chính của người nói và, trong trường hợp vẫn “hiểu chết liền" thì hỏi lại: “Could you say that again?” (Làm ơn nhắc lại được không?)

    Điều đáng nói là hệ thống dạy ngôn ngữ ở Việt Nam thì đã và đang âm thầm làm điều ngược lại: Nó vẫn khiến cho học trò quá rụt rè trong việc hỏi lại những gì họ chưa hiểu, thậm chí khi họ thực sự tò mò muốn biết.

    Vấn đề thứ ba thấy rất rõ ràng khi xem qua đề thi tiếng Anh THPT năm nay là người Việt học tiếng Anh không chú tâm đầy đủ ngữ cảnh liên quan. Khi tôi được đào tạo dạy tiếng Anh cho người không phải bản ngữ, giáo viên hay nhắc các thầy cô tương lai về kết quả của một cuộc nghiên cứu ngôn ngữ học: Để nhớ lâu một từ mới, một học trò với trí nhớ trung bình cần “gặp” lại nó khoảng 7 lần trong 7 tình huống khác nhau.

    Còn phương pháp dạy tiếng Anh phổ biến ở trường Việt Nam thì khác hẳn. Học trò vẫn bị bắt buộc học từ mới một cách máy móc, hiểu ra ý nghĩa từ 1, 2 ví dụ đơn điệu, tách biệt với tình huống cụ thể, không liên quan hành động thực tế nào giúp họ hiểu và nhớ. Kết quả của cách dạy và học này là bài thi phần lớn câu hỏi hoàn toàn thiếu ngữ cảnh.

    CÔNG CỤ GIAO TIẾP HAY NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN

    Muốn phê phán thì phải có giải pháp khắc phục. Tới đây chắc sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra: Một chương trình học Anh ngữ cấp 2, cấp 3 chất lượng cao thì ra sao? Một đề thi chất lượng cần kiểm tra cái gì và nên kiểm tra bằng cách nào?

    Ngoài việc dạy và luyện cả 4 kỹ năng, cái cần được nhấn mạnh là học và hiểu qua bối cảnh, đồng thời khích lệ học trò DÙNG tiếng Anh một cách thiết thực, hiệu quả.

    Dạy ngữ pháp hay từ vựng không có gì sai - dù gì vẫn có những điểm khi học một ngôn ngữ mới, học sinh vẫn phải học thuộc lòng hay lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng phải công nhận là đại đa số học sinh sẽ không "tiêu hóa" được bài, nếu không có câu chuyện hay thông tin hấp dẫn đi kèm, hoặc không có trò chơi hay thử thách đủ để thu hút và giữ sự chú ý từ người học.

    Khi học viết thì phải khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm của chính mình. Khi học nói phải kích thích học sinh mô tả thế giới xung quanh, những trải nghiệm của chính lứa tuổi teen. Khi học đọc thì phải cho học sinh mang lên lớp tài liệu giàu ý nghĩa được chính các em chọn lọc, chứ không phải bài đọc nghiêm nghị có giá trị giáo huấn nặng nề.

    Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.

    Tôi không có ý khuyên giáo viên gạt bỏ tất cả giáo trình qua một bên. Thế nhưng, đó phải là giáo trình tiếng Anh và thiết bị lớp học “thế hệ mới", cùng với giáo viên tiếng Anh - không cần thiết là người nói tiếng Anh hoàn hảo - được đào tạo trên tinh thần tận dụng nguồn tài liệu khổng lồ hữu ích trên Internet.

    Đề thi tiếng Anh cần được thiết kế lại để có 4 phần riêng kiểm tra cả 4 kỹ năng, đi cùng với chương trình được mở rộng nói đại khái ở trên. Chuyện quan trọng không kém là cần thay đổi triệt để tiêu chí ra đề và chấm bài thi.

    Nếu bài thi thuộc “thế hệ cũ" (như đề thi tiếng Anh THPT 2018) đòi hỏi trình độ hiểu biết về tiểu tiết cao đến mất ý nghĩa thực tế, tiêu chí mới cần xoáy sâu vào giao tiếp thành công, tiếp thụ thông tin hiệu quả hay giãi bày ý kiến mạch lạc, rõ ràng.

    Nói tiếng Anh giọng Việt Nam hơi đặc sệt một chút cũng được, miễn là người nghe hiểu được ý. Viết cũng vậy: Email có sai ngữ pháp hay vụng về chút cũng ít khi thành vấn đề trên thực tế, vì vậy nó không nên bị quan trọng hoá khi ra đề hay chấm điểm.

    Việc phần lớn thí sinh trượt tiếng Anh THPT năm nay không hề có nghĩa là tiếng Anh trung bình của giới trẻ VN không có tiến bộ. Khảo sát so sánh trình độ tiếng Anh của các nước khác chỉ rõ Việt Nam đứng giữa danh sách và có xu hướng đi lên.

    Việt Nam vẫn xếp sau Singapore và Philippines - nơi tiếng Anh là một trong số ngôn ngữ chính thức hay được công nhận là ngôn ngữ giảng dạy, nhưng vẫn trội hơn Nhật Bản. Lớp học tiếng Anh ở Nhật hay Hàn Quốc ép học sinh học gạo và tập trung vào những kiến thức về ngôn ngữ bị tách rời, chủ yếu vì chúng dễ kiểm tra, và đặc biệt thích hợp với tư tưởng bằng cấp.

    Việt Nam có thể học từ ai nếu muốn tiến lên tiếp? Singapore cho học sinh thực hành nói bằng cách học diễn, kể chuyện. Đề thi tiếng Anh cấp ba bao gồm phần viết, nói và nghe; học sinh thi nói phải mô tả hình.

    Ở Philippines, tiếng Anh không chỉ được coi là môn học mà là phương tiện truyền thông hàng ngày. Điều làm học sinh thấy thích thú là trọng tâm của lớp học. Ngoài giờ lên lớp, còn có chương trình tiếng Anh do chính người Philippines nói tiếng Anh lưu loát sản xuất và dẫn.

    Mục đích của chương trình học nên là kỹ năng thực tế giúp học sinh giao tiếp với người nước ngoài, tự giới thiệu sơ qua về bản thân, tìm hiểu người nghe một chút, giao tiếp với họ một cách có hiệu quả. Hay nói một cách cụ thể hơn, để giúp người Việt sắp vào đời không ngại, không muốn chạy trốn, không sợ sai hay mất mặt khi có người nước ngoài đứng trước mặt và bắt chuyện.

    Đương nhiên, vẫn sẽ có những người Việt cần đến kỹ năng tiếng Anh “hàn lâm" và phức tạp hơn. Nhưng chuyện đó không có nghĩa phải lấy từ ngữ “siêu cao cấp" làm trọng tâm của chương trình Anh Ngữ cấp ba. Mục đích rõ ràng, ngay cả của việc học đại học đối với đại đa số sinh viên ngày nay, là có bằng và đủ kiến thức để kiếm được một việc làm sau tốt nghiệp.

    Khi vào đại học, sinh viên giỏi muốn học thật cao sẽ cặm cụi đọc hiểu, thảo luận tài liệu tiếng Anh liên quan chuyên môn của họ, trình bày sự kiện phức tạp và ý kiến tinh tế trong bài viết hay thuyết trình tiếng Anh. Nhưng, để đạt đến trình độ học vấn tiếng Anh cao như vậy, chắc chắn người học không thể bỏ qua cái nền cơ bản: Khả năng dùng tiếng Anh cho những mục đích hàng ngày, như nghe hai người bản ngữ nói chuyện về thời tiết hay bày tỏ quan điểm của mình về iPhone đời mới nhất.

    Nếu đi theo hướng đó, Việt Nam cần phải thay đổi trước tiên định hướng cốt lõi của việc dạy và học tiếng Anh: Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.

    2

    dài vậy trời

    17 tháng 11 2021

    đọc mỏi mắt quá

    Nêu cảm nghĩ của bn khi đọc : Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc...
    Đọc tiếp

    Nêu cảm nghĩ của bn khi đọc :

     

    Đây là câu chuyện chân thật về gia đình nghèo khổ, khi đứa con vừa bắt đầu đi học thì người cha qua đời, hai mẹ con cùng dìu dắt nhau đi và dùng đống đất đỏ nhè nhẹ phủ lên để tiễn biệt người cha.

    Người mẹ không đi thêm bước nữa mà ở vậy nuôi dưỡng con thơ. Lúc đó trong thôn chưa có điện, mỗi tối thằng bé thắp ngọn đèn dầu bé tí đọc sách, vẽ tranh. Người mẹ thì từng mũi kim sợi chỉ may vá đan áo cho con. Ngày tiếp ngày, năm kế năm những tấm bằng khen cứ đắp lên vách tường đất loang lổ của họ. Đứa con cứ như ngọn trúc xanh của mùa xuân vụt lên phơi phới, nhìn đứa con cao nhanh hẳn thì đuôi mắt mẹ cũng xuất hiện nhiều nếp nhăn mỗi lần cười khi nhìn thấy con nhận phần thưởng.

    Nhưng dường như trời không thương mẹ con họ, khi đứa con vừa thi vào trường trung học của huyện thì mẹ bị bệnh phong thấp nặng. Việc đồng áng làm không nổi, có khi cơm ngày hai bữa cũng không đủ ăn. Lúc đó học sinh ở trường trung học mỗi tháng phải nộp 30kg gạo. Đứa con biết mẹ không có khả năng nên nói với mẹ: “Mẹ, con sẽ nghỉ học để giúp mẹ làm ruộng”. Mẹ vò đầu con, âu yếm nói: “Con có lòng thương mẹ như vậy, mẹ rất vui, nhưng không đi học không thể được, yên tâm. Mẹ sanh con mẹ sẽ có cách nuôi con. Con đến trường ghi danh đi, mẹ sẽ mang gạo lên sau. Đứa con ngang bướng cãi lại, không chịu lên trường, người mẹ bực mình tát mạnh lên mặt con, đó là lần đầu tiên 16 tuổi trong đời bị mẹ đánh như vậy.

    Câu chuyện cảm động về Mẹ khiến ai đọc cũng rơi nước mắt - ảnh 1

    Đứa con cuối cùng cũng cắp sách đến trường, nhìn sau lưng con cứ xa xa dần theo con đường mòn, người mẹ vò trán suy nghĩ. Không lâu, bếp của trường cũng nhận được gạo của người mẹ bệnh tật mang đến. Bà khập khễnh bước vào cổng, với hơi thở hổn hểnh từ trên vai thả xuống một bao gạo nặng trĩu. Người phụ trách nhà bếp mở gạo ra xem, hốt một vóc lên xem lập tức cột chặt miệng bao lại nói: “Bậc phụ huynh các người thích làm những việc có lợi cho mình. Bà xem gạo nè, có thóc có sạn có hạt cỏ… làm sao mà ăn”. Người mẹ ngượng ngùng đỏ cả mặt, nói lời xin lỗi. Người phụ trách nhà bếp không nói gì thêm mang gạo vào nhà. Người mẹ lại móc trong túi gỡ ra mấy lớp lấy ra 5 tệ nói với người phụ trách: “Đây là tiền phí sinh hoạt của con tôi tháng này làm phiền ông chuyển đến dùm. Ông đùa nói: “Thế nào bà nhặt được trên đường đó à”, bà mắc cỡ đỏ mặt nói cám ơn rồi quay lưng đi.

    Rồi lại đến một tháng, bà nhọc nhằn vác bao gạo đến nhà bếp, người phụ trách nhà bếp vừa nhìn gạo xong thì cột chặt lại, cũng là thứ gạo đủ màu sắc. Ông nghĩ, có lẽ lần trước do không dặn người này rõ ràng, ông nhẹ nhàng từng chữ nói với bà: “Bất cứ thứ gạo gì chúng tôi đều nhận, nhưng làm ơn để riêng ra, cho dù thế nào cũng không được để chung, như vậy chúng tôi không thể nào nấu được, nấu ra thì cơm sẽ bị sượng. Nếu lần sau còn như vậy tôi sẽ không nhận”. Bà hốt hoảng thành khẩn nói: “Thưa ông! Gạo nhà tôi đều như vậy cả, phải làm thế nào?” Người phụ trách đùng đùng nói: “Một sào ruộng nhà bà mà có thể trồng được cả trăm giống lúa như vậy à? Thật buồn cười”. Bị la như thế bà không dám nói năng gì, lặng lẻ cúi đầu, người phụ trách cũng làm lơ để bà đi.

    Đến tháng thứ ba, bà lại vất vả vác đến một bao gạo, vừa nhìn thấy người đàn ông la bà lần trước, trên mặt bà lại hiện lên nụ cười còn tội hơn là khóc. Ông ta vừa nhìn thấy gạo bỗng giận dữ quát lớn nói: “Tôi nói vậy mà bà vẫn cứ như vậy không đổi. Sao mà ngoan cố, cũng thứ gạo tạp nham này, bà xem đi. Lần này mang đến thế nào thì mang về vậy!".

    Hình như bà đã dự đoán trước được điều đó, bà liền quỳ xuống trước mặt người phụ trách, hai dòng lệ trào ra trên khóe mắt, buồn bã nói: “Tôi nói thật với ông, gạo này là… tôi đi xin đấy", ông giật bắn người, hai mắt tròn xoe nói không nên lời.

    Bà ngồi phịch xuống đất, lộ ra đôi chân biến dạng, sưng húp… rơi lệ nói: “Tôi bị bệnh phong thấp đi lại rất khó, không thể làm ruộng được. Con tôi đòi bỏ học giúp tôi, bị tôi đánh nên trở lại trường học".

    Bà cầu xin người phụ trách làm thế nào vừa giấu bà con hàng xóm lại càng sợ đứa con biết được sẽ tổn thương lòng tự trọng của nó. Mỗi ngày trời còn chưa sáng bà len lén cầm cái bao chống gậy đi cách thôn khoảng 10 dặm để van xin lòng thưong của những người khác, rồi đợi trời thật tối bà một mình âm thầm về. Gạo bà xin được đều để chung vào. Tháng kế tiếp vừa mang gạo đến trường bà nhìn người phụ trách, chưa nói mà nước mắt lưng tròng. Ông đỡ bà dậy nói: “Thật là ngừơi mẹ tốt, tôi sẽ lập tức đi trình với hiệu trưởng, để trường miễn học phí cho con bà”. Bà vừa nghe xong hốt hoảng lắc đầu nói: “Đừng…đừng…nếu con tôi mà biết tôi đi xin để nuôi nó đi học sẽ làm nó tổn thương và như thế ảnh hưởng đến sự học của nó. Ông hiểu ý bà nói: “À, thì ra bà muốn tôi giấu kín điều này, được rồi, tôi nhớ”. Bà khập khễnh như người què quay lưng đi.

    Cuối cùng thì hiệu trưởng cũng biết được sự việc với nét mặt hiền hoà nói: “Vì gia đình bà quá nghèo, trường sẽ miễn học phí và tiền sinh hoạt 3 năm. Ba năm sau, đứa con đã thi đậu vào trường đại học Thanh Hoa. Ngày tốt nghiệp, chiêng trống vang trời, hiệu trưởng đặc biệt chú ý người học sinh có hoàn cảnh khó khăn này và mời cậu ta lên lễ đài. Cậu ta khó chịu nói: “Thi đạt điểm cao có rất nhiều, vì sao bảo em lên lễ đài? Lại càng làm mọi người ngạc nhiên hơn là trên lễ đài đổ liên tiếp ba hồi trống vang dội. Lúc đó người phụ trách nhà bếp cầm ba cái bao đựng gạo của người mẹ lên lễ đài kể câu chuyện Người mẹ đi xin gạo để nuôi con ăn học. Dưới lễ đài mọi người im bặt, Hiệu trưởng nhìn ba cái bao giọng hùng hồn nói: “Đây là câu chuyện ba cái bao gạo của người mẹ đi xin, trên đời này đem vàng cũng không mua được những hạt gạo này, sau đây tôi sẽ mời người mẹ vĩ đại đó lên lễ đài".

    Đứa con trong lòng nghi nghi, nhìn lại phía sau xem, thấy người phụ trách dìu mẹ từng bước từng bước tiến lên lễ đài. Hai mẹ con nhìn nhau, từ ánh mắt lấp lánh tình yêu thương của người mẹ, vài sợi tóc trắng bay bay trước trán. Đứa con bước đến trước, ôm chầm lấy mẹ và bật khóc, “Mẹ… Mẹ của con…”.

    Trải qua bao nhiêu năm tháng câu chuyện của mẹ vẫn còn sáng mãi trong truyền thuyết.

    1
    5 tháng 9 2021
    Hay và cảm động quá!
    II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:Nhím con kết bạnTrong một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình, rất nhút nhát nên chú không quen biết bất kì một con vật nào khác sống trong rừng. Vào một buổi sáng đẹp trời, nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một chú Sóc nhảy tới và nói: - Chào bạn! Tôi rất vui sướng...
    Đọc tiếp

    II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

    Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

    Nhím con kết bạn

    Trong một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình, rất nhút nhát nên chú không quen biết bất kì một con vật nào khác sống trong rừng. Vào một buổi sáng đẹp trời, nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một chú Sóc nhảy tới và nói: - Chào bạn! Tôi rất vui sướng được gặp bạn.

    Nhím con bối rối nhìn Sóc, rồi quay đầu chạy trốn vào một bụi cây. Nó cuộn tròn người lại mà vẫn run vì sợ. Ngày tháng trôi qua, những chiếc lá trên cây bắt đầu chuyển màu và rụng xuống. Nhím con quyết định phải mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú đông. Trời ngày càng lạnh hơn. Một hôm nhím con đang đi tìm nơi trú đông thì trời đổ mưa. Nhím sợ hãi cắm đầu chạy. Bỗng nó lao vào một đống lá. Nó chợt nhận ra sau đống lá là một cái hang “Chào bạn!”. Một giọng ngái ngủ của một chú nhím khác cất lên. Nhím con vô cùng ngạc nhiên. Sau khi trấn tĩnh lại. Nhím con bẽn lẽn hỏi: - Tên bạn là gì? - Tôi là Nhím Nhí. Nhím con run run nói: “Tôi xin lỗi bạn, tôi không biết đây là nhà của bạn”. Nhím Nhí nói: “Không có hề gì. Thế bạn đã có nhà trú đông chưa? Tôi muốn mời bạn ở lại với tôi qua mùa đông. Tôi ở đây một mình buồn lắm. Nhím con rụt rè nhận lời và cảm ơn lòng tốt của bạn. Cả hai thu dọn và trang trí chỗ ở gọn đẹp. Chúng rất vui vì không phải sống một mình trong mùa đông gió lạnh. (Trần Thị Ngọc Trâm)

    Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

    - Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn. - Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

    Vì sao Nhím con lại không quen biết bất kì loài vật nào trong rừng? (0,5 điểm)

    A. Vì Nhím xấu xí nên không ai chơi cùng.

    B. Vì Nhím chỉ ở trong nhà, không ra ngoài bao giờ.

    C. Vì Nhím sống một mình, không có ai thân thiết.

    D. Vì Nhím nhút nhát, luôn rụt rè, sợ sệt.

    3
    20 tháng 1 2019

    Chọn câu trả lời D: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác D: 0 điểm

    Mk chọn đáp án D