K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.Nhà vườn xứ Huế dù giàu hay nghèo thường vẫn có cổng gạch, mái khá rộng, phía ngoài trồng vài cây có quả: ấy là chỗ dừng chân qua cơn mưa, là bóng mát dành cho người đi đường, là chút lộc hoa trái dành cho trẻ con trong xóm. Người Huế lập vườn trước hết là nơi cư ngụ của tâm hồn mình giữa thế gian, ước mong nó sẽ là di sản tinh thần để...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Nhà vườn xứ Huế dù giàu hay nghèo thường vẫn có cổng gạch, mái khá rộng, phía ngoài trồng vài cây có quả: ấy là chỗ dừng chân qua cơn mưa, là bóng mát dành cho người đi đường, là chút lộc hoa trái dành cho trẻ con trong xóm. Người Huế lập vườn trước hết là nơi cư ngụ của tâm hồn mình giữa thế gian, ước mong nó sẽ là di sản tinh thần để đời cho con cháu. Ngôi vườn An Hiên trong vùng Kim Long ở gần chùa Linh Mụ là một kiểu vườn Huế như vậy. Muốn vào vườn người ta bước qua một cái vòm cổng xây gạch và thấy nhô lên ở cuối sân chiếc mái ngói cổ với những nét uốn cong ẩn hiện giữa tán lá xanh biếc. Một lối đi khá dài, hai bên trồng mai trắng, lá đan vòm che trên đầu người như nối dài thêm cái vòm cổng vào đến sân. Vườn an Hiên có một cây ngọc lan già nửa thế kỉ đứng sát cổng, thu tàn đông lạnh nó chỉ rụng lác đác ít lá vàn, vẫn giữ một màu lục tươi nguyên khối, cây già mà hoa trẻ, hoa nở không có mùa. Cứ mỗi con mưa con nắng chợt đến lại bừng lên dễ đến hàng vạn đóa hoa trên cây, hương bay xa đến mấy dặm. Gần gũi với cây ngọc lan là cây hoàng lan, thường gọi là bông sứ vàng, loài hoa màu vàng đu đủ chín – một giống còn lại ở Huế rất hiếm.

(Bích Loan, “Nhà vườn bên dòng sông Hương”)

Trong đoạn văn trên, tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt gì?

A. Thuyết minh và miêu tả

B. Nghị luận và thuyết minh

C. Tự sự và nghị luận

D. Miêu tả và tự sự

1
15 tháng 7 2019

Chọn đáp án: A

Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: ​Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể...
Đọc tiếp

Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: ​Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong phú. Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người. Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ngoài ra còn có các điệu lí như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam... Câu 1: Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Hãy nêu rõ tên tác giả. Câu 2: Ca Huế rất đa dạng. Theo em sự đa dạng và phong phú ấy được thể hiện qua những điểm nào? Các làn điệu dân ca Huế nói lên những tình cảm nào của con người. Câu 3: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng? Câu 4: Qua văn bản trên, em thấy tác giả là người như thế nào?

1
26 tháng 7 2021

lần sau nhớ trình bày câu hỏi sao cho cẩn thận nhé 

Câu 1 : Đoạn văn trên nằm trong văn bản Ca Huế trên sông Hương  

Hà Ánh Minh là tác giả

Câu 2 : Ca  Huế rất đa dạng. Theo em sự đa dạng và phong phú ấy được thể hiện qua những điểm :

+ Thể hiện qua điểm có nhiều nhạc cụ như đàn nguyệt, sáo, tì bà

+thể hiện qua những từ ngữ địa phương được sử dụng nhuần nhuyễn

+Các điệu hò vô cùng đa dạng và phong với với nhiều bài ca hay và nổi bật.

Các làn điệu dân ca Huế đã nói lên tình cảm của con người là thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng của người dân Huế về các làn điệu dân ca độc đáo đó.

Câu 3 : 

BPTT : liệt kê

tác dụng : Phép liệt kê không chỉ cho người đọc thấy sự phong phú của nghệ thuật ca Huế mà còn thấy sự phong phú của tâm hồn người Huế.

Câu 4 :

Qua văn bản trên, em thấy tác giả là một người rất yêu thích quan sát và nghe Ca Huế , Nhờ có sự yêu thích đó mà tác giả có thể quan sát và miêu tả Ca Huế một cách cẩn thận và chi tiết nhất

 

26 tháng 7 2021

Cảm ơn nha!!

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong phú. Chèo cạn,...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong phú. Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người. Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế.” Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? Trong câu văn sau tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?Tác dụng của biện pháp đó? “ Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người.” Khái quát nội dung chính đoạn văn trên bằng một câu văn

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò, hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm. Mỗi câu hò Huế dù ngắn hay dài đều được gửi gắm ít ra một ý tình trọn vẹn. Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn và phổ biến, nhất là trong các câu hò đối đáp tri thức, ngôn ngữ được thể hiện thật tài ba, phong phú. Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh buồn bã, hò giã gạp, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung náo nức nồng hậu tình người. Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh. Hò Huế thể hiện lòng khao khát, nỗi mong chờ hoài vọng thiết tha của tâm hồn Huế. Ngoài ra còn các điệu lí như: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam."    

Từ văn bản của đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn (từ 7- 10 câu) bàn về việc: “Em sẽ làm gì để bảo tồn những di sản văn hóa của dân tộc?”

 

1
20 tháng 3 2022

Em viết theo các ý chị gợi ý nhé:

Nêu lên vấn đề cần bàn (VD: Bảo vệ di sản văn hóa dân tộc là một trong những điều quan trọng nhất hiện nay...)

Khái niệm di sản văn hóa?

Vai trò của di sản văn hóa?

Thực trạng của di sản văn hóa?

Dẫn chứng?

Trái với bảo vệ di sản VH dân tộc?

Bản thân em sẽ làm gì để bảo vệ di sản VH dân tộc?

Kết luận.

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.“… Tấm gương là người bạn chân thành suốt một đời mình không bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ uy quyền hay giàu sang hãnh tiến. Dù gương có tan xương nát thịt  thì vẫn cứ nguyên một tấm lòng ngay thẳng trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó…Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi.

“… Tấm gương là người bạn chân thành suốt một đời mình không bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ uy quyền hay giàu sang hãnh tiến. Dù gương có tan xương nát thịt  thì vẫn cứ nguyên một tấm lòng ngay thẳng trong sạch như từ lúc mẹ cha sinh ra nó…

Có một gương mặt đẹp soi vào gương quả là hạnh phúc. Nhưng hạnh phúc càng trọn vẹn hơn nếu có một tâm hồn đẹp để mỗi khi soi vào tấm gương lương tâm sâu thẳm mà lòng không hổ thẹn…”

                                 (Theo Băng Sơn, U tôi, Ngữ văn 9, tập hai, NXBGDVN, 2018)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên.

Câu 2. (0,5 điểm) Câu văn sau thuộc kiểu câu gì xét về cấu tạo:

     Tấm gương là người bạn chân thành suốt một đời mình không bao giờ biết xu nịnh ai, dù đó là kẻ uy quyền hay giàu sang hãnh tiến.

Câu 3. (1,0 điểm) Tấm gương trong đoạn văn trên có những đặc điểm gì?

Câu 4. (1.0 điểm) Xác định một biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó.

Câu 5.(1,0 điểm) Theo nhà văn Băng Sơn, con người cảm thấy hạnh phúc khi nào? Em có đồng ý với ý kiến đó của nhà văn không? Vì sao?

0
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Ôi ước gì được thấy mưa rơi Cơn mưa lớn vẫn rập rình ngoài biển Ánh chớp xanh vẫn lấp loáng phía chân trời... Ôi ước gì được thấy mưa rơi Chúng tôi sẽ trụi trần, nhảy choi choi trên mặt cát Giãy giụa tơi bời trên mặt cát Như con cá rô rạch nước đón mưa rào Úp miệng vào tay, chúng tôi sẽ cùng gào Như ếch nhái uôm uôm khắp đảo...
Đọc tiếp
Câu 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Ôi ước gì được thấy mưa rơi Cơn mưa lớn vẫn rập rình ngoài biển Ánh chớp xanh vẫn lấp loáng phía chân trời... Ôi ước gì được thấy mưa rơi Chúng tôi sẽ trụi trần, nhảy choi choi trên mặt cát Giãy giụa tơi bời trên mặt cát Như con cá rô rạch nước đón mưa rào Úp miệng vào tay, chúng tôi sẽ cùng gào Như ếch nhái uôm uôm khắp đảo Mưa đi! Mưa đi! Mưa cho táo bạo Mưa như chưa bao giờ mưa, sấm sét đùng đùng. ( Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn - Trần Đăng Khoa) a, Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính? b, Xác định nội dung chính của đoạn trích? c, Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau: Chúng tôi sẽ trần trụi [...] uôm uôm khắp đảo. d, Hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân qua đoạn trích trên? Câu 2: Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng 200 từ) với nhan đề : Khi ta biết ước mơ... Thu gọn
2
19 tháng 1 2021

Câu 1:

a) Thể thơ: tự do

PTBĐ chính: biểu cảm

b) Đoạn thơ nói về nỗi niềm, mong mỏi những cơn mưa tươngr như rất bình thường của những người chiến sĩ trên đảo.

c) biệp pháp tu từ:

+ so sánh” như gon cá rô”,” như ếch nhái”

+ Nhân hóa 

d) bài học:

-Dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn như thế nào cũng cần có niềm tin và khát vọng hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống

- phải có ước mơ và cố gắng để thưch hiện ước mơ đó

-Đôi khi phải chờ đợi. Nhiều khi chờ đợi sẽ có được “trái ngọt” về sau

-Trân trọng những gì mình đã và đang có. Để đến khi những điều bình thường như những cơn mưa không còn là ước muốn cao vời.

19 tháng 1 2021

Câu 1:

a) Thể thơ: tự do

PTBĐ chính: biểu cảm

b) Đoạn thơ nói về nỗi niềm, mong mỏi những cơn mưa tươngr như rất bình thường của những người chiến sĩ trên đảo.

c) biệp pháp tu từ:

+ so sánh” như gon cá rô”,” như ếch nhái”

+ Nhân hóa 

d) bài học:

-Dù sống trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn như thế nào cũng cần có niềm tin và khát vọng hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống

- phải có ước mơ và cố gắng để thưch hiện ước mơ đó

-Đôi khi phải chờ đợi. Nhiều khi chờ đợi sẽ có được “trái ngọt” về sau

-Trân trọng những gì mình đã và đang có. Để đến khi những điều bình thường như những cơn mưa không còn là ước muốn cao vời.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:  “ Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cảmột đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bámtrên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây....
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau  trả lời câu hỏi:

  “ Nhưng, ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cảmột đêm, tưởng chừng như không bao giờ dứt, vẫn còn một chiếc lá thường xuân bámtrên bức tường gạch. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây. Ở gần cuống lá còn giữ màuxanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũngcảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ.

(Chiếc lá cuối cùng- O Hen-ri)

Câu 1:  Chỉ rõ thán từ trong đoạn văn trên và nêu tác dụng?

Câu 2:  Tìm các từ cùng trường từ vựng trong câu văn sau và nêu tác dụng của trườngtừ vựng đó: “ Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa là hình răng cưađã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừnghai mươi bộ.”

Câu 3:  Theo em, bức tranh chiếc lá thường xuân mà họa sĩ già trong văn bản có đoạntrích trên vẽ có xứng đáng là một kiệt tác không? Vì sao? Từ đó, em hiểu thế nào vềquan điểm nghệ thuật của tác giả?

Câu 4:  Nêu ý nghĩa của hình tượng chiếc lá trong đoạn văn trên.

Câu 5:  Từ ý nghĩa đoạn trích trên, hãy trình bày suy nghĩ về nghị lực sống của con người bằng một đoạn văn diễn dịch  khoảng 10-12 câu.(NLXH)


Nhanh giúp mình với mình đang cần gấp

1
12 tháng 10 2021

1. Thán từ: ''Ô kìa'' dùng để bộc lộ cảm xúc

Em tham khảo:

2.

 Trường từ vựng chỉ thời tiết : mưa , gió  => Tác dụng : giúp người đọc , người nghe tưởng tượng được khung cảnh lúc đó

  - Trường từ vựng chỉ màu sắc : xanh sẫm , vàng úa => Tác dụng : giúp dễ dàng hình dung ra chiếc lá

  - Tường từ vựng chỉ hành động : vùi dập , phũ phàng , bám , treo bám => tăng tình tiết sinh động , chân thực

3. 

Bức tranh chiếc lá thường xuân mà họa sĩ vẽ trong văn bản chiếc lá cuối cùng có xứng là một kiệt tác vì:

+ Nó được vẽ giống thật đến mức Giôn - xi là họa sĩ những cũng không nhận ra chiếc lá đó được vẽ

+ Chiếc lá đã được họa sĩ vẽ để cứu sống Giôn - xi và được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt

+ Nó được vẽ bằng cả tài năng và đứa hi sinh thầm lặng của người họa sĩ

4. Chiếc lá là kiệt tác của cụ Bơ men và là nguồn sống của Giôn xi, nó có thể coi là 1 kiệt tác vĩ đại

5. 

 

Ý chí nghị lực là bệ phóng đưa con người đến với thành công. Nghị lực, ý chí chính là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người. Có ý chí, con người luôn vững vàng trước thử thách phong ba. Họ cho khó khăn là trải nghiệm; xem nghịch cảnh là môi trường để rèn luyện. Qua khó khăn đó, ý chí nghị lực được hình thành, được tôi luyện, con người mới có thể hiên ngang, bản lĩnh giữa cuộc đời. Người có ý chí là người luôn dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản. Nguyễn Ngọc Ký, Nick Vujicic, Helen Keller… là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Người có ý chí nghị lực luôn được mọi người yêu quý và trân trọng. Người có ý chí, nghị lực biết khắc phục hạn chế của bản thân, tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên thủng màn đêm của khó khăn để bước ra ánh sáng. Bởi thế ý chí nghị lực là sức mạnh vô hạn tận giúp người sở hữu nó chiến thắng tất cả để bước tới thành công.

7 tháng 11 2021

Đoạn văn sau có những câu nào là trích dẫn trực tiếp và gián tiếp ?(1) Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng : "Dạ thưa xứ Huế bây giờVẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"(2) Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự sông Hương từ bao giờ đã trở thành biểu...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau có những câu nào là trích dẫn trực tiếp và gián tiếp ?

(1) Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng : 

"Dạ thưa xứ Huế bây giờ

Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương"

(2) Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự sông Hương từ bao giờ đã trở thành biểu tượng của xứ này. (3) Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng lo sợ một ngày nào đó "Huế không còn sông Hương thì liệu còn ai buồn nhắc tới Huế nữa không". (4) Còn nhà thơ Huy Tập thì xa xăm rằng : Nếu như chẳng có sông Hương - Câu thơ xứ Huế giữa đường đánh rơi. (5)Vâng, con sông, ngọn núi là chỗ tựa, đồng thời cũng là cội nguồn để tạo ra hương sắc của cả một vùng đất và cao hơn là bản sắc văn hóa của vùng đất ấy.

A. Các câu (1), (2), (3), (4).

B. Các câu (1), (3), (4).

C. Các câu (1), (2), (4).

D. Các câu (5), (4), (3).

1
17 tháng 7 2018

Chọn đáp án: B