K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 6 2018

Tình hình các nước đế quốc cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

- Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc:

+ Một số nước đi vào con đường chủ nghĩa tư bản muộn, phát triển nhanh nhưng ít thuộc địa như Đức, Áo-Hung.

+ Các nước đế quốc “già” tốc độ phát triển chậm lại nhưng chiếm phần lớn thuộc địa như Anh, Pháp, Nga. Vì thế mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thuộc địa trở nên gay gắt, từ đó những cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa đã diễn ra.

11 tháng 4 2017

Đến giữa thế kỉ XIX, sau hơn 200 năm thống trị, chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản, đứng đầu là Sôgun (Tướng quân), đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Đây là thời kì trong lòng xã hội phong kiế Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

Về kinh tế, nền nông nhiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nông dân rất nặng nề. Mức tô trung bình chiếm tới 50% số thu hoa lợi. Tình trạng mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra. Trong khi đó, ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

Về xã hội, Chính phủ Sôgun vẫn giữ duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyo là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ. Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy thoái, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công…dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.

Tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu có, song các nhà tư sản công thương lại không có quyền lực về chính trị. Nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và những người cho vay lãi bóc lột.

Về chính trị, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Sô gun dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ).

Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật bản phải “mở cửa”.

Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước, theo đó, Nhật Bản mở 2 cửa biển Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê cho người Mĩ ra vào buôn bán. Các nước Anh, Pháp, Nga, Đức thấy vậy cũng đua nhau ép Nhật Bản kí những hiệp ước bất bình đẳng với những điều kiện nặng nề.

Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để bị các nước đế quốc xâu xé hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.

21 tháng 4 2017

Lạc đề....

28 tháng 10 2021

1.Anh

*Kinh tế:

-Cuối thế kỉ XĨ, Anh phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức và mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, xuống hang thứ 3 thế giới.

-Nguyên nhân:

+Do công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu.

+Giai cấp tư bản Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.

-Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước.

*Chính trị:

-Đối nội:

+Anh là nước quân chủ lập hiến.

+Hai đảng-Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ, thay nhau cầm quyền; bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

-Đối ngoại:

+Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa là chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền ở Anh.

 +Năm 1914,khi thế giới bị các nước đế quốc chia xong thì thuộc địa của Anh rộng 33 triệu km2 và 400 triệu người, chiếm 1/4 diện tích và dân số thế giới, gấp 12 thuộc địa của Đức và 3 lần thuộc địa của Pháp.

+Chủ nghĩa đế quốc Anh là "chủ nghĩa đế quốc thực dân".

+Nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn,được gọi là "đế quốc mà Mặt trời không bao giờ lặn".

28 tháng 10 2021

Bạn rút ngắn dễ hiểu đc ko bạn ?

3 tháng 1 2019

Cuối thế kỉ XIX đâu thế kỉ XX do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “ già” (Anh, Pháp) và đế quốc “ trẻ” (Đức, Mĩ) về vấn đề thuộc địa => Chiến tranh thế giói thứ nhất nổ ra để giải quyết mâu thuẫn này.

27 tháng 5 2018

Đáp án B

Cuối thế kỉ XIX đâu thế kỉ XX do mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “ già” (Anh, Pháp) và đế quốc “ trẻ” (Đức, Mĩ) về vấn đề thuộc địa => Chiến tranh thế giói thứ nhất nổ ra để giải quyết mâu thuẫn này

14 tháng 8 2018

Bên cạnh các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc đìa rộng lớn là các nước đế quốc “trẻ”  (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa

=> Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt.

Đáp án cần chọn là: B

7 tháng 12 2017

Đáp án: B

Giải thích: Mục…I….Trang…31…..SGK Lịch sử 11 cơ bản

 

1 tháng 4 2017

Đáp án: C