K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 6 2018

Đáp án D

14 tháng 11 2016

1.D

2.D

3.C

14 tháng 11 2016

1. Trong truyện Treo biển, nhân vật nào bi chê cười?

A. Người láng giềng B. Khách mua cá thứ nhất

C. Khách mua cá thứ hai D. Nhà hàng bán cá

2. Nhân vật bị chê cười vì điều gì?

A. Vì sửa biển hiệu cửa hàng quá nhiều lần

B. Vì nghe lời người khác

C. Vì không nghe lời người khác

D. Vì không có chủ kiến

3. Trong truyện, chi tiết nào gây cười rõ nhất

A. Nội dung ban đầu của cái biển

B. Các ý kiến góp ý

C. Hành vi của nhà hàng bán cá sau mỗi lần nghe góp ý

D.Hành vi của nhà hàng bán cá khi cất nốt cái biển

\(\Rightarrow\)

Truyện cười (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước...

Tiếng cười trong sinh học mang tính bản năng, vô thức phát ra do phản ứng của cơ thể một cách đơn thuần. Trong khi, tiếng cười tâm lý xã hội biểu thị thái độ, bộc lộ tư tưởng, tình cảm con người. Tiếng cười tâm lý xã hội có hai loại nhỏ: tiếng cười tán thưởng và tiếng cười phê phán.

  • Tiếng cười tán thưởng biểu thị niềm vui, sự yêu mến. Tiếng cười phê phán biểu thị sự khinh ghét, sự phủ nhận.
  • Tiếng cười phê phán là cái cười trong truyện cười. Cái cười phát ra từ cái đáng cười. Cái đáng cười chứa đựng cái hài hiểu theo nghĩa triết học, nghĩa là có mâu thuẫn bên trong. Ðó là mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp, giữa hình tượng và ý niệm, giữa sinh động và máy móc.

 

12 tháng 11 2016

HAI BẢY MƯỜI BA

Ngày xưa, ở làng nọ có hai vợ chồng trẻ. Anh chồng cậy thế hay bắt nạt vợ, nhưng chị vợ cũng đáo để, chẳng phải tay vừa.

Một hôm, nhà chồng có giỗ. Chị vợ nấu chè rồi bưng lên cho chồng bày trên bàn thờ để cúng. Mỗi lần bưng hai bát, cả thảy là bảy lần, vị chi là mười bốn bát tất cả. Chị vợ nhẩm tính rõ ràng như vậy.

Nhưng bàn thờ vừa nhỏ vừa hẹp, anh chồng bày kiểu gì cũng cứ dư ra một bát. Anh ta tặc lưỡi: “Thôi, ta cứ ăn thử, vợ nó chả biết đâu mà sợ!". Ăn xong anh ta rửa bát thật sạch, lén cất vào chạn, không để cho vợ nhìn thấy.

Cúng xong, chị vợ bưng chè xuống mâm, đếm đi đếm lại thì chỉ có mười ba cái bát. Chị đứng thần người ra mất một lúc, suy đi nghĩ lại rồi hỏi chồng: “Tại sao lại thiếu một bát chè ?”. Anh chồng thản nhiên đáp: “Thì mình bưng lên bao nhiêu, tôi bày bấy nhiêu”. Chị vợ phân trần: “Tôi bưng tất thảy bảy lần, mỗi lần hai bát. Hai bảy mười bốn, sao bây giờ lại chỉ còn mười ba?". Anh chồng lúc này mới ớ ra là chị vợ đã đếm cẩn thận, nhưng nhận là mình ăn vụng thì bẽ mặt quá nên giở giọng hờn dỗi, cả vú lấp miệng em: “Tôi biết đâu đấy" Hay là mình nghi cho tôi ăn?". Chị vợ bực mình, hét lên: “Anh không ăn thì còn ai vào đây nữa ? Rõ dơ !”. Sôi tiết, anh chồng đỏ mặt tía tai, nạt vợ: “ A! Con này láo! Mày bảo ông ăn vụng thì tang chứng đâu? ông đánh tuốt xác ra bây giờ!”. Dứt lời, anh ta xông vào tát vợ, lại hất đổ cả mâm chè xuống đất.

Ức quá, chị vợ kiện lên quan. Anh chồng lo lắm, vừa sợ quan phạt vừa sợ mất mặt với xóm làng, bèn mang lễ vật đút lót cho quan. Quan huyện ăn của đút đã quen, thấy anh ta dàng lễ vật hậu hĩnh, liền hứa sẽ thu xếp cho êm thấm mọi chuyện.

Hôm xử kiện, quan bảo chị vợ nói trước rồi mới dõng dạc phán rằng:

- Đám giỗ là đám giỗ nhà chồng chị, không lẽ anh ta lại thất lễ như thế? Hai lần bảy có khi là mười bốn mà cũng có thể là mười ba lắm chứ! Chị thử ngửa mặt lên đếm số đòn tay trên mái nhà kia kìa! Rõ ràng mái trước bảy, mái sau bảy, vậy mà tổng cộng có mười ba. Đúng không ?

Anh chồng xuýt xoa khen tài quan lớn, nhưng chị vợ không chịu, định cãi cho ra lẽ. Quan dập bàn quát: “Thánh nhân đã dạy phu xướng phụ tuỳ. Vợ chồng bay đưa nhau về, cố ăn ở cho hoà thuận, đừng có mà bày vẽ kiện tụng lôi thôi. Lần này ta tha, lần sau tái phạm ta sẽ phạt nặng, nghe chưa!”.

Hai vợ chồng về đến nhà, hàng xóm kéo sang rất đông hỏi chuyện. Anh chồng đắc chí, cười nói huyên thuyên. Còn chị vợ buồn rầu than thở:

Nực cười ông huyện Hà Đông,

Xử vị lòng chồng, hai bảy mười ba.

Không nghe, tan cửa nát nhà,

Nghe thì hai bảy mười ba cực lòng.


 

23 tháng 5 2017

Chọn đáp án: D

Tiếng cười trong câu chuyện Treo biển bất chợt vỡ oà khi người đọc đọc đến chi tiết: người chủ cửa hàng cất nốt chữ "Cá". Vậy thực chất những lời góp ý về nội dung tấm biển là gì?

Trước hết, ta cần thấy rằng, nội dung tấm biển nhà hàng đã treo ban đầu "ở đây có bán cá tươi" bao gồm bốn yếu tố cơ bản: "ở đây" - chỉ địa điểm bán hàng; "có bán" - chỉ hoạt động kinh doanh của nhà hàng; "cá" - chỉ mặt hàng đang kinh doanh; "tươi" - chỉ chất lượng, chủng loại mặt hàng, phãn biệt với chủng loại khác (cá khô chẳng hạn). Như vây, tuy nội dung tấm biển hơi dài nhưng khá đầy đủ và hoàn toàn có thể sử dụng được!

Nhưng rồi cũng lần lượt có bốn người góp ý về tấm biển.

Người thứ nhất bình phẩm chữ "tươi": Nhà này xưa nay quen bán cá ươn? Ý kiến này không thoả đáng bởi như trên đã phân tích, chữ tươi ở đây ngoài ý nghĩa chỉ phẩm chất (tươi) còn có ý nghĩa chỉ chủng loại (không phải cá khô). Hơn thế, chữ "tươi” còn nhằm khẳng định chất lượng của mặt hàng (không phái ươn) nên làm tăng sức hấp dẫn của mặt hàng là cá. Bởi thế, chữ tươi là cần thiết.

 

Người thứ hai hình phẩm hai chữ "ở đây": Chẳng lẽ ra hàng hoa mua cá. Ý kiến này thoạt nghe có vẻ có lí. Tuy nhiên, trong "nghệ thuật quảng cáo”, hai chữ "ở đây" không thừa. Chúng có ý nghĩa tác động, tạo sự chú ý cho khách hàng. Chẳng hạn: Ai Đây rồi! đồ dùng học tập mình cần!

Người thứ ba thì bàn về hai chữ "có bán". Có ý kiến cho rằng ý kiến này đúng một nửa (để chữ bán, bỏ chữ có). Chữ bán đúng là rất cần thiết, nó chỉ tính chất kinh doanh (bán chứ không mua). Không có chữ bán, e rằng khách hàng không biết nơi này bán cá (mời khách hãy đốn mua) hay ià mua cá (mang cá đến đổ hán). Tuy nhiên, cũng như hai chữ "ở đây", chữ có cũng không thừa. Nó có ý nghĩa khẳng định, nhấn mạnh hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Nếu bỏ chữ có, tấm biển vẫn đủ ý nhưng sức tác động trong quảng cáo sẽ nhẹ đi rất nhiều. Ta hãy thử đọc lên và so sánh ở đây bán cá và ở đây có bán cá.

Người cuối cùng bàn về chữ "cá". Ý kiến này vô lí nhất. Ai bán bất cứ mặt hàng gì, bằng cách này hay cách khác, cũng đều phải quảng cáo cho mặt hàng của mình. Không quảng cáo, ai biết nhà hàng có bán không mà đến mua, dù cá vẫn cứ bày ra đấy. Rất có thể đây cũng là cách chơi khăm cùa người láng giềng. Thấy anh hàng xóm ai hảo cũng nghe, không cần suy xét phải trái, anh ta bèn đưa ra lời góp ý phi lí nhất trong số các lời góp ý của mọi người. Thế mà anh chủ cửa hàng vẫn cứ nghe theo.

Như vậy, cả bốn yếu tố trong tấm biển, ở mức độ này hay mức độ khác đều cần thiết, thậm chí có những yếu tố không thể lược bỏ đi được(bán, cá,tươi). Tiếng cựời bật ra vì nhà hàng treo biển mà không hiểu ý nghĩa công việc mình đã làm, chỉ nghe người ta nói mà không cần suy xét, răm rắp làm theo, rốt cuộc là lãng phí tiền của, công sức mà không được việc gì, lại còn bị mọi người cười chê.

Treo biển thuộc loại truyện cười nhằm phê phán những cái xấu, cái đáng cười ngay trong quần chúng nhân dân. Truyện cho ta bài học bổ ích: khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau. Cũng có thể lắng nghe góp ý của người khác nhưng phải cẩn trọng suy xét đúng sai, phải có chủ kiến khi làm việc kẻo phí công vô ích mà lại mang tiếng "Đẽo cày giữa đường", bị thiên hạ cười chê mà vẫn không mang lại kết quả việc làm như mong muốn.

28 tháng 1 2021

Với nội dung châm biến, phê phán thì tuyện "Treo biển" chê cười người làm nhà hàng bán cá không có lập trường, ý kiến riêng của bản thân, nghe theo người khác và cuối cùng là dỡ cả bảng hiệu.

20 tháng 3 2023

Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: “Kiêu căng là đặc quyền của kẻ khờ dại”. Câu nói đó đã dạy cho chúng ta bài học luân lí làm người về lòng khiêm tốn. Đúng vậy, khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời. Vậy khiêm tốn được hiểu như thế nào?

Khiêm tốn là thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể hiện thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử, và quan trọng hơn, họ luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Trong công việc và trong cuộc sống, những người có thái độ khiêm tốn thường không thỏa mãn với những gì mình đạt được mà ngược lại, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để có thể đạt được những thành quả cao hơn và những thành công mĩ mãn. Có lòng khiêm tốn, con người ta mới có tinh thần cầu tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ.

Khiêm tốn chỉ cho ta thấy những thiếu sót của bản thân mình để sửa đổi, không tỏ thái độ kiêu căng tự mãn, và giúp ta biết bình tĩnh tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh. Sống khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý và bớt người ganh ghét đi. Đồng thời, khiêm tốn giúp con người ta không kiêu ngạo khi đứng trên đỉnh cao vinh quang, và người khiêm tốn sẽ lấy thành công đó làm động lực thúc đẩy họ tiến lên phía trước. Nếu tự mãn, đắm chìm trong thành công của mình mà quên mất rằng họ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để tạo lập nên những thành quả mới. Những người đó sẽ dễ gặp thất bại và bị người đời xa lánh. Thực chất thì chúng ta không có đủ tư cách để tỏ ra kiêu ngạo trước những người khác, trí tuệ của chúng ta chỉ là hạt cát nhỏ giữa một sa mạc trí thức rộng lớn. Mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, khiêm tốn trước người, khiêm tốn trước đời, để có thể đạt được những thành công trong cuộc sống.

Qua đây, chúng ta thấy rằng rèn luyện tính khiêm tốn đôi khi bắt nguồn từ những hành động nhỏ nhặt trong đời thường. Tính khiêm tốn chính là bài học đạo đức đầu tiên và cần thiết cho mỗi con người. Nó còn là nhân tố thiết yếu tạo nên sự thành công và góp phần xây dựng những mối quan hệ bền vững trong xã hội.

Bạn tham khảo nhé

20 tháng 3 2023

 em cảm ơn ạ

9 tháng 11 2018

Anh nói sạo, đừng lừa tôi

vậy nhé, đoán zậy thui

9 tháng 11 2018

Bài làm:


Tấm biển được treo lên là “Ở đây có bán cá tươi”
Nếu nhà hàng nhờ em làm lại biển, em sẽ tiếp thu ý kiến của người góp ý thứ nhất, bỏ đi chữ “ở đây”. Thay vào đó sẽ thêm chủ ngữ cho câu văn được đầy đủ  chủ - vị: “Nhà hàng bán cá tươi”
Việc nghe ý kiến góp ý, nhận xét của người khác là rất quan trọng nhưng chúng ta cần có chính kiến của riêng mình. 

20 tháng 11 2016

​- Nếu nhà hàng nhờ mình làm lại cái biển, ta chỉ cần ghi bốn chữnhư sau là đầy đủ :

'' Cưa hàng bán cá ''.

Sau đó nếu có ai góp ý thêm bớt gì mình cũng mặc họ.

- Qua truyện này ta thấy : Cách dùng từ phải được cân nhắc để dùng sao cho đủ, cho đúng và thật thích hợp với nội dung cần thông báo.

​ Chúc bạn học tốt ! ^.^

20 tháng 11 2016

- Em tiếp thu một phần và sẽ treo lại cái biển " CỬA HÀNG BÁN CÁ TƯƠI "

- Giá trị thông báo của câu là ở vị ngữ nên bắt buộc phải có " BÁN CÁ TƯƠI "

- Phần chủ ngữ nên viết gọn là đĩnh danh cụ thể " CỬA HÀNG " không nên dùng " Ở ĐÂY CÓ " nó làm cho câu trở nên nôm na ko có ý nghĩa