K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2017

Đáp án: C

Câu 1: Những câu hát than thân của người phụ nữ thường được mở đầu bằng từ hoặc cụm từ nào ?

A. Thương thay B. Thân em C. Em như D. Ai

Câu 2: Mục đích chủ yếu của truyện ngụ ngôn là gì ?

A. Kể chuyện B. Thể hiện tình cảm C. Gửi gắm ý tưởng, bài học D. Truyền đạt kinh nghiệm

Câu 3: Địa danh nào không phù hợp khi điền vào chỗ trống trong câu ca dao sau : “ Đường vô xứ ...... quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ . Ai vô xứ ..... thì vô”

A. Xứ Huế B. Xứ Lạng C. Xứ Nghệ D. Xứ Quảng 

26 tháng 12 2020

Mình nghĩ câu 1 là B. Thân em đấy ạ. Bởi vì câu hỏi có nêu "những câu hát than thân của người phụ nữ..", còn "Thương thay" là than thân nói chung thôi ạ.

23 tháng 3 2016

   C.Gửi gắm ý tưởng bài học.  

 

23 tháng 3 2016

C. Gửi gắm ý tưởng bài học.

9 tháng 8 2017

Chọn đáp án: A

14 tháng 5 2018

Những bài học có thể rút ra từ truyện Đeo nhạc cho mèo:

- Sáng kiến phải có tính thực tiễn và khả thi, nếu không mọi thứ chỉ là nói suông, hão huyền

- Một kế hoạch tốt phải có điều kiện thực hiện, trong đó người thực hiện rất quan trọng

- Một hội đồng chỉ có một cá nhân thao túng thì mọi đường hướng đều dễ dẫn tới sai lầm, điên rồ.

19 tháng 11 2017

a)Khi kể chuyện tưởng tượng , em có thể tùy ý thích của mình mà đưa vào truyện bất cứ chi tiết , sự kiện vì được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.

b)+ So sánh truyền thuyết với cổ tích :

_ Giống nhau :

Truyền thuyết và cổ tích đều là truyện dân gian , có yếu tố tưởng tượng, kì ảo , có nhiều chi tiết ( mô típ ) giống nhau : sự ra đời thần kì , nhân vật chính có tài năng phi thường ..............

- Khác nhau :

Truyền thuyết kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. Còn truyện cổ tích kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc, thể hiện ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác , ............Truyền thuyết được cả người kể lẫn người nghe tin là có thật, còn truyện cổ tích coi là không có thật.

+So sanh truyện ngụ ngôn và truyện cười :

- Giống nhau :

Truyện ngụ ngôn và truyện cười đều là truyện dân gian , ngắn gọn , có yếu tố gây cười.

- Khác nhau :

Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật , dồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió , kín đáo truyện con người nhằm khuyên nhủ , răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. Còn truyện cười kết thúc bất ngờ, yếu tố gây cười thú vị để tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xã hội.

Bài này mình phải viết 15' mới xong đấy. Bạn cố gắng học vào nhá, không nên chép bài trên mạng nhiều quá- chỉ khi nào thật sự cần thiết thôi. Chúc bạn học giỏi.!

8 tháng 2 2018

a.

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

- Bài viết nêu ra những ý kiến:

    + Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị

    + Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.

    + Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).

- Diễn đạt thành những luận điểm:

    + Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

    + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

+ Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

    + "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"

    + "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."

b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

    + Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;

    + Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;

    + Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

24 tháng 3 2016

B -  Đúc kết những bài học kinh nghiệm để khuyên nhủ, răn dạy người ta.

24 tháng 3 2016

B -  Đúc kết những bài học kinh nghiệm để khuyên nhủ, răn dạy người ta