K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2018

Từ thực trạng bệnh tình và thể lực của thế tử, ông phân tích, cân nhắc thiệt hơn rồi tìm ra cách chữa phù hợp nhất:

“Tôi thấy thánh thể gầy, mạch lại tế, sác. Thế là âm dương đều bị tổn hại, nay phải dùng thuốc thật bổ để bồi dưỡng tì và thận, cốt giữ cái căn bản tiên thiên rà làm nguồn gốc cho cái hậu thiện...".

Câu thoại thuộc phần 2: Cảnh Lê Hữu Trác bắt mạch và kê đơn cho thế tử Trịnh Cán.

Điền từ thích hợp vào sơ đồ sau để hoàn thành tóm tắt đoạn trích Vào phủ chúa TrịnhNhân vật trong truyện là Lê Hữu Trác. Ông nhận được (1)________ vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh. Ông được điệu trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Ông đi vào từ cửa sau, nhìn quang cảnh (2)________, vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh...
Đọc tiếp

Điền từ thích hợp vào sơ đồ sau để hoàn thành tóm tắt đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

Nhân vật trong truyện là Lê Hữu Trác. Ông nhận được (1)________ vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh. Ông được điệu trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Ông đi vào từ cửa sau, nhìn quang cảnh (2)________, vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua(3)_______, các hành lang dài quanh co, ông được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là(4)________. Đồ đạc trong phòng đều được(5)_____, đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho(6)________. Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Vì(7)______, lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ.

Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả(8)________.

1
26 tháng 2 2018

Nhân vật trong truyện là Lê Hữu Trác. Ông nhận được thánh chỉ vào phủ chúa Trịnh để chữa bệnh. Ông được điệu trên một cái cáng chạy như ngựa lồng. Ông đi vào từ cửa sau, nhìn quang cảnh chốn phồn hoa, vốn là quan trong triều đình nhưng khi thấy cảnh giàu sang, sung sướng, phồn hoa của vua chúa Trịnh cũng lấy làm ngạc nhiên. Sau khi trải qua nhiều lớp cửa , các hành lang dài quanh co, ông được đưa tới một ngôi nhà thật lớn gọi là phòng trà. Đồ đạc trong phòng đều được sơn son thếp vàng, đều là những đồ quý giá mà nhân gian chưa từng thấy. Trong khi chờ đợi chúa, ông được ăn những đồ ngon vật lạ hiếm có trên đời. Ông có nhiệm vụ bắt mạch, tìm bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Thế tử vì “ăn quá no, mặc quá ấm” mà sinh bệnh. Vì nghĩ đến nước nhà, lòng trung thành đối với đất nước ông đã kê đơn thuốc giúp thế tử chữa trị bệnh. Sau khi hoàn thành công việc khám bệnh, ông từ giã trở về đợi thánh chỉ.

Đoạn trích Vào phủ chúa trịnh của tác giả Lê Hữu Trác đã tái hiện lại khung cảnh xa hoa, sang trọng của chúa Trịnh, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ của tác giả coi thường danh lợi, địa vị.

Đáp án:

1.     thánh chỉ

2.     chốn phồn hoa

3.     nhiều lớp cửa

4.     phòng trà

5.     sơn son thếp vàng

6.     thế tử Trịnh Cán

7.     nghĩ đến nước nhà

8.     coi thường danh lợi

10 tháng 1 2017

Khi khám bệnh, Lê Hữu Trác đưa ra nguyên nhân dẫn đến bệnh của thế tử:

“Là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”.

Đáp án cần chọn là: C

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi.Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè rồi hút thuốc lào… Thế là sung sướng.- Vâng! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi.

Tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

- Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này sung sướng: bây giờ cụ ngồi xuống phản này chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc; ông con mình ăn khoai, uống nước chè rồi hút thuốc lào… Thế là sung sướng.

- Vâng! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

Nói xong lão lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:

- Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.

- Nói đùa thế, chứ ông giáo để cho khi khác.

(Nam Cao, Lão Hạc)

a) Dựa vào đoạn trích và những điều em biết về truyện Lão Hạc, hãy xác định vai xã hội của hai nhân vật tham gia cuộc thoại trên.

b) Tìm những chi tiết trong lời thoại của nhân vật và lời miêu tả của nhà văn cho thấy thái độ vừa kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc?

c) Những chi tiết nào trong lời thoại của lão Hạc và lời miêu tả của nhà văn nói lên thái độ vừa quý trọng vừa thân tình của lão Hạc đối với ông giáo? Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của lão Hạc?

1
10 tháng 3 2019

a, Vai xã hội

    - Lão Hạc: địa vị xã hội thấp nhưng tuổi tác cao hơn ông giáo.

    - Ông giáo: địa vị xã hội cao hơn nhưng tuổi tác ít hơn lão Hạc.

  b, Thái độ kính trọng vừa thân tình của ông giáo đối với lão Hạc được thể hiện qua câu nói:

    … bây giờ cụ ngồi xuống phản… rồi hút thuốc lào…

  c, Những chi tiết thể hiện thái độ của lão Hạc đối với ông giáo:

    - Thân mật như nói với người đồng lứa: "Đối với chúng mình thì thế là sinh sướng".

    - Qúy trọng khi nói với người tri thức: " Ông giáo dạy phải!" và " Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác."

    - Đoạn trích cũng cho thấy tâm trạng buồn và giữ ý của lão Hạc, các chi tiết: " lão chỉ cười đưa đà, cười gượng, lão từ chối việc ăn khoai, không tiếp tục uống nước và nói chuyện tiếp với ông giáo.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao! Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới

Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao!

Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bão trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên từ xưa tới nay đều giống nhau. Mà đâu phải chỉ giống nhau! Với nhịp độ phá hoại môi trường, nhất là phá rừng diễn ra ngày càng nhanh, càng nhiều như hiện nay, bão lụt gần dây hoành hành càng thất thường, càng dữ dội.

Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. Đọc lên như thấy tình cảnh thê thảm hiện lên trước mắt. Chi tiết “Con nằm xấu nết đạp lót nát” rất thật. Trẻ con ngủ mê thường đạp lung tung, làm rách thêm cái chăn vốn đã cũ nát. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm cái gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ.

Nhưng tâm hồn nhà thơ thật cao thượng và giàu có biết bao. Ông ao ước:

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan.”

Đỗ Phủ quả là nhà thơ lớn. Ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.

Đọan văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 

A. Miêu tả 

B. Tự sự 

C. Biểu cảm 

D. Nghị luận

1
18 tháng 7 2017

Đáp án: C

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao! Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới

Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao!

Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bão trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên từ xưa tới nay đều giống nhau. Mà đâu phải chỉ giống nhau! Với nhịp độ phá hoại môi trường, nhất là phá rừng diễn ra ngày càng nhanh, càng nhiều như hiện nay, bão lụt gần dây hoành hành càng thất thường, càng dữ dội.

Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. Đọc lên như thấy tình cảnh thê thảm hiện lên trước mắt. Chi tiết “Con nằm xấu nết đạp lót nát” rất thật. Trẻ con ngủ mê thường đạp lung tung, làm rách thêm cái chăn vốn đã cũ nát. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm cái gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ.

Nhưng tâm hồn nhà thơ thật cao thượng và giàu có biết bao. Ông ao ước:

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan.”

Đỗ Phủ quả là nhà thơ lớn. Ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.

Nội dung của đoạn văn trên là: 

A. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của tác giả về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu pháp của Đỗ Phủ 

B. Kể lại nội dung bài thơ 

C. Tái hiện lại những hình ảnh được miêu tả trong bài thơ 

D. Phân tích cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

1
16 tháng 3 2017

Đáp án: A

22 tháng 7 2018

Vào phủ chú Trịnh trích từ tác phẩm Thượng kinh kí sự. Tác phẩm tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực của nhà chúa.

Đáp án cần chọn là: B

BÀN VỀ SỰ TỬ TẾTrong tiết học hôm nay của tôi, thầy giáo lịch sử đã nói với chúng tôi có ý đại khái rằng: “ Dù cho các em có làm gì đi chăng nữa, dù là việc nhỏ nhặt hay lớn lao, tất cả đều phải đi kèm sự tử tế. Không có tử tế, chúng ta không thể sống tốt được.”Câu nói của thầy đã “ đậu” lại trong tâm trí tôi ngay lúc đó. Mọi lần, tôi đều cảm thấy thầy khó...
Đọc tiếp

BÀN VỀ SỰ TỬ TẾ

Trong tiết học hôm nay của tôi, thầy giáo lịch sử đã nói với chúng tôi có ý đại khái rằng: “ Dù cho các em có làm gì đi chăng nữa, dù là việc nhỏ nhặt hay lớn lao, tất cả đều phải đi kèm sự tử tế. Không có tử tế, chúng ta không thể sống tốt được.”
Câu nói của thầy đã “ đậu” lại trong tâm trí tôi ngay lúc đó. Mọi lần, tôi đều cảm thấy thầy khó khăn, nghiêm khắc quá. Nhưng sao hôm nay tôi lại cảm thấy từng lời, từng câu thầy nói ra rất chân thật và sâu sắc bằng tất cả sự chiêm nghiệm của một người đã hai màu tóc, đã đi được nửa đời người . Tôi cứ băn khoăn mãi.. Vậy thế nào mới là tử tế?
Sự tử tế với tôi là cách đối xử giữa con người với nhau một cách chân thực, nói không với sự lừa dối. Sự tử tế làm cho người ta sống đúng đắn với bản thân, gia đình và xã hội với cái tâm trong sáng và lòng hướng thiện. Và ta có nên xem sự tử tế như một thước đo về lẽ sống và lòng ngay thẳng, sự trung thực và tốt đẹp bên trong “ phần người” của một ai đó?
Tôi nhớ cô giáo dạy Văn năm lớp 9 đã cho một bài tập rằng: “ Đừng quên cái ác vỗ vai cái thiện, cả hai cùng cười tiến về tương lai” và chúng tôi sẽ phải bình luận về câu nói trên. Vậy nếu như ta sống tử tế, có phải ta sẽ phần nào xóa nhòa đi cái ác trong tâm, có khả năng loại trừ đi con rắn độc về lòng đố kị, ganh ghét, tị nạnh nhau. Ta ươm mầm hạt giống thiện để có một cuộc đời hạnh phúc và tốt đẹp hơn. Và khi đối đãi với nhân gian bằng cái tâm trong sáng và tử tế, lòng con người sẽ cảm thấy bình an hơn.. Cho đi những sự tốt đẹp và nhận lại điều tương tự, bạn đồng ý không?
In trong tâm trí tôi là dáng lưng cao gầy đang chạy xe lên dốc cầu cao vô tình thấy người phụ nữ khó nhọc đạp chiếc xe bán hàng dường như đang “đình công”, không ngừng phát ra những tiếng cót két khó chịu của mình. Người đó không ngại ngần dùng phần chân trái làm lực đẩy đưa chiếc xe ấy lên cầu, san sẻ bớt phần nào sức nặng với người phụ nữ. Năm đó tôi tầm 6 tuổi, ngồi sau lưng chú nhìn thấy toàn bộ sự việc ấy. Trong cuộc sống của chú sau này không thuận lợi, dường như đã đưa chú tôi thành con người khác hơn, mọi người ít nhiều có sự xa lánh. Nhưng sự tử tế mà chú cho tôi thấy năm nào tôi vẫn còn nhớ.. À thì ra, đối đãi tử tế với người khác không chỉ khiến mình và người được giúp cảm thấy hạnh phúc và tốt đẹp hơn, mà còn có thể để lại cho người thứ ba nào đó một bài học khắc cốt ghi tâm.
“ Các em phải làm người tử tế..”

Ngày hôm nay, lời thầy còn vang vọng trong tâm trí tôi. Tôi chọn cách sống tử tế. Còn bạn?
Diệu Tâm

0
7 tháng 9 2021

Em tham khảo:

“Thượng kinh kí sự" là tập 65, tập cuối bộ “Y tông tâm lĩnh”. Tác giả viết bằng chữ Hán có điểm xuyết vào một số bài thơ, ghi lại một chuyến đi từ Hương Sơn, Hà Tĩnh ra Kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán (con trai của Trịnh Sâm và nguyên phi Đặng Thị Huệ).

Nhận được chỉ triệu của Trịnh Sâm, ông tâm sự: “Cây kia có hoa nên bị hái, người ta có cái hư danh nên phải lụy về chữ danh”. Cuốn kí sự ghi lại những điều mắt thấy tai nghe khi tác giả đến Thăng Long, vào phủ chúa chữa bệnh cho Thế tử, kể lại những cuộc tiếp xúc với các công khanh, nho sĩ nơi đế đô kinh kì. Ý muốn trở về núi của ông cuối cùng được chấp nhận, ông vui vì tự thấy “thân tuy mắc vào vòng danh lợi nhưng không bị danh lợi mê hoặc. Ra đi thung dung, trở về ngất ngưởng”… Đoạn cuối tập kí sự ông kể việc ông từ Thăng Long về thăm làng Liêu Xá, nơi quê cha đất tổ sau mấy chục năm xa cách, trước khi về lại Hương Sơn.

“Thượng kinh kí sự” thể hiện nhân cách cao đẹp của một danh y: coi trọng việc cứu người, coi thường danh lợi, ưa cuộc sống thanh nhàn. Cảnh, việc, người được tác giả nói đến trong tập kí sự mang giá trị tư liệu lịch sử đáng quý. Một cách viết nhẹ nhàng, lôi cuốn, nhiều trang đầy chất thơ.