K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 8 2018

kho qua ban oi minh chi biet ta mua ha thoi

10 tháng 8 2018

mình cũng thấy vậy nên mới hỏi

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 8 2023

Người ở bến sông Châu là truyện ngắn viết về con người sau thời chiến tuy buồn mà đẹp. Buồn vì chiến tranh lấy đi thanh xuân của một cô gái trẻ đẹp, lấy đi những lời hứa hẹn của đôi lứa, lấy đi sức khỏe để lại những hậu quả nhưng lại rất đẹp về lòng vị tha, sự hi sinh. Một năm sau ngày giải phóng, Mây khoác ba lô trở về bến sông Châu với niềm vui đoàn tụ gia đình và gặp lại San – mối tình thề hẹn trước ngày ra trận. Nhưng thật trớ trêu, ngày Mây về lại là ngày cưới của San, đồng thời gia đình cũng đang chuẩn bị làm đám giỗ khi nhận được giấy báo tử của cô tròn một năm trước. Không muốn thêm một người phụ nữ nữa đau khổ, Mây từ chối ý định “làm lại từ đầu” của San. Không chỉ hàng ngày chứng kiến hạnh phúc gia đình mà Thanh - vợ San cố phô bày; sự dằn vặt, dùng dằng của người yêu cũ mà những vết thương, sự ám ảnh chiến tranh, sự hy sinh của đồng đội cũng hiện về đêm đêm ám ảnh Mây trong từng giấc ngủ. Để tránh khó xử cho cả ba người, Mây rời nhà ra bến đò, sống cô độc, cho đến ngày Quang tìm về tận bến sông Châu tìm cô. Người lính trinh sát miền Nam ở chiến trường năm ấy, vì những cơ duyên nơi chiến trận, đã rong ruổi khắp nơi tìm cô y tá ngày nào chỉ với một địa chỉ mơ hồ “ở bến sông Châu”. Quang nguyện ở lại, dùng tấm chân tình, yêu thương, chăm sóc cô suốt cuộc đời này. Nhưng nỗi buồn vẫn tiếp tục tìm đến với Mây, bởi khi cô quyết định lấy Quang cũng là ngày cô biết được sự thật: vết thương thời chiến đã lấy mất đi khả năng làm mẹ. Không muốn Quang phải chịu thiệt thòi, Mây hắt hủi, xa lánh Quang và nói dối rằng, cô vẫn còn yêu San tha thiết. Vào một đêm mưa bão, vợ San đẻ khó và Mây là người cứu cánh đỡ đẻ cho mẹ tròn con vuông. Cũng một đêm mưa gió, cám cảnh phận đời mình, Mây ra bến sông, bỏ làng, thả thuyền trôi theo dòng sông Châu vô định. Và trong mù mịt gió mưa, Quang xuất hiện, băng qua dòng nước lũ để tới được thuyền Mây. Cả hai cùng con thuyền trôi xuôi về dưới hạ nguồn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

Với tấm lòng của một con người được mệnh danh là Tam Nguyên Yên đổ, Nguyễn Khuyến đã làm quan mấy năm dưới triều Nguyễn nên ông đã có trong mình cái nhìn toàn cảnh về thời cuộc bấy giờ. Nào là thời buổi rối ren, nào là bách tính cực khổ, tất cả đều hiện ra trước mắt. Vì vậy, ngay cả khi đã về hưu, sống cuộc sống ẩn dật, an nhàn về thể chất nhưng tinh thần, tâm hồn ông vẫn mang nặng một nỗi lòng với quê hương, đất nước mà bốn bề chẳng yên. Ông buồn trước tình cảnh rối loạn của đất nước, thương cho nhân dân biết bao giờ mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nỗi niềm canh cánh đó thể hiện rõ tinh thần yêu nước, thương dân của một vị quan luôn hết lòng vì dân, vì triều đình.

- Câu được gạch chân trên sử dụng biện pháp đảo vị ngữ lên trước chủ ngữ, viết đúng phải là: Tất cả đều hiện ra trước mắt nào là thời buổi rối ren, nào là bách tính cực khổ.

13 tháng 5 2020

bài văn thứ nhất 1:

Đối với mỗi học sinh Việt Nam khi đến trường, 5 điều Bác Hồ dạy chính là những thứ mà các em được tiếp xúc rất sớm và là hành trang trên con đường học tập của các em. Sau đây, em xin kể về câu chuyện của em và thật hạnh phúc khi em đã làm theo 1 trong 5 điều Bác Hồ dạy "Giữ gìn vệ sinh thật tốt".

Ngày hôm đó là ngày trực nhật của em và bạn cùng bàn. Tuy nhiên, vì bạn cùng bàn của em bị ốm nghỉ học nên em hoàn toàn phải làm công việc đó một mình. Sau giờ học, sau khi các bạn trong lớp ra về hết, em cảm thấy thực sự rất muốn về nhà. Trong đầu em lúc đó nghĩ là "Về nhà giờ này là được xem ti vi, ăn bánh ngọt. Bây giờ mà ở lại dọn dẹp thì thực sự mệt muốn chết. Với cả cũng đâu có ai giám sát mình đâu, về cũng chả ai biết". Em đã nghĩ như thế và ý định trốn trực nhật đã lóe lên trong đầu em. Tuy nhiên, em đột nhiên nhìn thấy tấm bảng 5 điều Bác Hồ dạy ở trên tường. Trên đó có dòng chữ "Giữ gìn vệ sinh thật tốt" và "Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm". Em bỗng cảm thấy quá xấu hổ về chính mình, rằng tại sao mình lại ý thức kém, thiếu tự giác và không thật thà như thế. Dọn dẹp chính là để góp phần mình vào việc giữ gìn trường lớp xanh sạch đẹp. Nếu như việc nhỏ như này mà em còn không làm thì sao có thể làm được việc lớn đây? Chính vì vậy, em đã ở lại và hoàn thành xong công việc trực nhật của mình. Về đến nhà, em cảm thấy thật vui vì đã góp 1 phần sức lực nhỏ bé của mình vào việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp, cùng các bạn xây dựng nên 1 môi trường học tập trong lành.

Tóm lại, việc làm theo 5 điều Bác Hồ dạy chính là điều cần thiết ở mỗi học sinh. Làm theo 5 điều Bác Hồ dạy không chỉ để trở thành những người tốt hơn mà còn trở thành những công dân có ích trong cộng đồng, đất nước.

Bài văn  2:

Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.

Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.

Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?

Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hồ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…

Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!

Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.

Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:

– Có chuyện chi đó cháu?

– Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!

Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:

– Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.

Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt.

Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.

Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.

Bài văn 3:

Có một lần tôi đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ trực nhật của mình, ấy vậy mà tôi không những không bị phê bình mà còn được biểu dương nữa. Chắc hẳn các bạn rất tò mò “tại sao lại thế?”, phải không nào? Tôi sẽ kể các bạn nghe.

Hôm ấy, thứ năm, trời mưa dầm dề. Tôi thấy thật xui xẻo vì đúng hôm tôi phải đến sớm trực nhật. Tôi mặc áo mưa, xắn quần đến đầu gối, chần thấp chân cao bước trên con đường nhão nhoét đầy bùn đất, ổ voi ổ gà sũng nước. Chợt tôi nhìn thấy từ xa một bà cụ gầy yếu xiêu vẹo chống chiếc gậy dò dẫm từng; bước một, người như muốn đổ. Tôi vội đi lại chỗ cụ, lễ phép hỏi:

– Thưa bà, bà có việc gì mà lại đi giữa trời mưa thế này ạ?

Bà cụ nhìn tôi, móm mém cười:

– À, đứa con gái của bà ở làng bên bị ốm. Bà lo quá nên sang xem sao.

Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt

Tôi ái ngại nhìn con đường phía trước. Từ đây sang làng bên dễ đến hai cây số, liệu bà cụ có thể sang tới nơi? Ngần ngại một lúc, tôi nói với bà:

– Bà ơi, đường từ đây sang làng bên xa lắm. Hay bây giờ, bà vịn vào tay cháu, cháu đưa bà sang làng bên nhé!

Bà cụ mừng rỡ:

– Bà cũng đang lo, đường trơn quá, lỡ ngã thì khổ lắm. May quá, có cháu giúp bà rồi.

Thế là hai bà cháu tôi, bà vịn cháu, cháu đỡ bà cùng “dắt” nhau đi. Trời sáng dần, một số anh chị học sinh cũng đang trên đường tới trường. Có anh chị còn vô lễ, lấn đường của bà cháu tôi.

Trời mỗi lúc một mưa to, gió mỗi lúc một thổi mạnh. Thấy bà cụ co ro, răng đập vào nhau lập bập, tôi biết là bà đang lạnh. Bà lẩm bẩm: “Thời tiết thế này chỉ tội con người thôi”. Tôi vội dừng lại, cởi áo khoác của mình ra choàng lên người bà cụ. Bà tấm tắc khen:

– Cháu thật ngoan ngoãn, hiếu hạnh.

Dần dần, hai bà cháu cũng tới được làng bên. Bà cảm ơn tôi mãi. Đợi bà vào làng rồi, mặc trời mưa, tôi ba chân bốn cẳng chạy tới lớp. Muộn gần nửa tiếng. May quá, bạn Hà cùng bàn đã trực nhật giúp tôi, Cô giáo phê bình:

– Hôm nay bạn Dương đã không hoàn thành nhiệm vụ trực nhật của mình lại còn đi học muộn.

Tôi liền đứng dậy, xin phép cô kể lại nguyên nhân đi học muộn để cô và các bạn nghe. Cô giáo và cả lớp hiểu ra mọi chuyện cô không phê bình tôi nữa mà còn biểu dương:

– Bạn Dương tuy đi học muộn nhưng đã làm được một việc tốt, thật đáng khen. Cô sẽ đề nghị nhà trường khen thưởng. Thôi, chúng ta tiếp tục bài học.

Tuy hơi mệt nhưng tôi cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt. Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt.

Bài văn 4:

Hôm đó, cô trả vở Toán cho cả lớp. Đó là môn yêu thích nhất của Linh. Nhưng không hiểu sao hôm nay vẻ mặt của Linh rất lo lắng, và tôi còn thấy Linh cứ quay bên này, quay bên kia mãi.

Cô vừa trả vở xong cho các bạn thì đến giờ ra chơi. Tôi liền đến bên Linh. Linh nói:

- Hôm nay, bố mẹ tớ đi làm sớm, tớ không kịp xin mẹ 9.000đ để mua bút Nét hoa viết vào vở Toán.

Linh sực nhớ ra và reo lên:

- A! Đúng rồi! Cậu có hai cái bút Nét Hoa, cậu có thể cho tớ mượn một chiếc được không?

Tôi đứng ngẫm nghĩ một lúc rồi tự đặt câu hỏi cho chính mình: "Có nên cho Linh mượn bút không nhỉ?"Tôi hơi băn khoăn. Tiếng trống đã vang lên. Tôi liền về chỗ của mình. Cả lớp ngồi vào chỗ hát xong và Linh cắm cúi viết bài ngay để khỏi trễ giờ. Linh thấy thế nài nỉ tôi cho mượn bút. Cuối cùng tôi cũng quyết định được và gọi nhỏ:

- Linh ơi! Tớ cho cậu mượn bút này.

Chiếc bút đó do mẹ tặng tôi nhân ngày sinh nhật. Màu mực của chiếc bút rất đẹp. Linh nhận được, vẻ mặt phấn khởi lắm. Mỗi khi viết xong mấy chữ, tôi lại ngẩng lên và cảm thấy mực cứ vơi dần đi theo dòng chữ, con số ngay ngắn, thẳng hàng nằm trên trang giấy của bạn. Hết giờ

Toán, Linh trả cho tôi chiếc bút và nói:

- Cảm ơn cậu vì đã cho tớ mượn chiếc bút nhé!

Hôm sau, cô trả vở Toán, cả tôi và Linh đều được điểm 10. Tôi mừng lắm vì đã làm được một việc giúp bạn.

Khi về đến nhà tôi kể lại cho mẹ nghe. Mẹ nói:

- Con hãy cố gắng giúp bạn nhiều hơn khi gặp khó khăn nhé!

Tôi như thấm thía câu nói đấy của mẹ và tôi không bao giờ quên được câu chuyện xảy ra ngày hôm đó.

Bài văn 5:

Chủ nhật tuần vừa rồi em được nghỉ học nên đã một mình đi ra nhà sách trên đường Cầu Giấy để tìm mua vài cuốn truyện, sách để đọc. Trên đường đi em đã làm được một việc tốt đó là giúp đỡ một bà cụ sang đường.

Việc đi trên đường ở Hà Nội rất phức tạp và nguy hiểm, nhất là khi muốn đi bộ cắt ngang qua đường mà không có vạch nhường đường cho người đi bộ. Khi em đang ngồi trên tầng hai của nhà sách, nhìn xuống đường phố đang nhộn nhịp xe cộ bỗng em thấy một cụ già cứ đứng trên vỉa hè, hết ngó phía trước lại ngó về phía sau, vẻ mặt chờ đợi và rất lo sợ. Em đoán là cụ già đó muốn sang phía bên kia đường nhưng nhìn dòng xe đang lao đi vun vút trên đường cụ sẽ không dám xin đường băng qua, cũng chẳng có ai chịu giúp cụ qua đường hay đi xe chậm lại để nhường cụ sang đường. Em thấy vậy liền từ trong nhà sách đi ra ngoài đường, đến gần chỗ cụ già em hỏi cụ: "Cụ muốn đi bộ sang bên kia đường đúng không ạ? Để cháu giúp cụ sang nhé!", cụ già liền mỉm cười và gật đầu cảm ơn, em liền cầm vào cánh tay cụ, dìu cụ đi, vừa đi vừa dùng tay vẫy các xe để xin nhường đường, chỉ một lúc 3m đã đưa cụ sang bên đường một cách an toàn. Cụ cảm ơn em rất nhiều và luôn miệng khen em là một đứa trẻ tốt bụng.

Dù chỉ là một việc nhỏ, một hành động giản dị bình thường nhưng em lại cảm thấy rất vui khi được giúp đỡ mọi người, em hy vọng các bạn nhỏ cũng sẽ như em, người nhỏ làm việc nhỏ, luôn tích cực làm việc tốt mọi lúc mọi nơi.

Học tốt

Mình viết mòn bàn phím đấy, mog bạn t i c k cho mình kkkkk.

13 tháng 5 2020

Bạn copy trên mạng hả ? Bạn : Lê Thị Khánh Linh ?

15 tháng 11 2021

cái này là văn mà bạn lại để tiêu đề là Âm nhạc??

15 tháng 11 2021

ờ xin lỗi hihi

24 tháng 4 2020

dien a

24 tháng 4 2020

Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.

Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.

Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?

Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hồ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…

Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!

Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.

Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:

– Có chuyện chi đó cháu?

– Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!

Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:

– Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.

Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt.

Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.

Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.

3 tháng 2 2021

Dùng nghị luận hay biểu cảm bạn ạ

    "Kiến tha lâu cũng đầy tổ"ý nghĩa của câu này là khuyên bảo chúng ta nên cần cù,siêng năng,tích tiểu thành đại,cứ cố gắng thì ắt sẽ có một ngày sẽ thành công.Sự cần cù,siêng năng trong một công việc không phải cứ ngày một,ngày hai là hoàn thành được,mà đổi ngược lại với sự thành công ta cần có tâm huyết và nỗ lực không bền bỉ để đạt được nguyện vọng.Trong cuộc sống này chỉ có những ai thực sự quyết tâm,cố gắng thì mới có thể thành công được còn những người chỉ biết nói xuông mà không thực hiện thì sẽ không bao giờ thuận lợi trong công việc.Cũng giống như các đức tính tốt đẹp khác,cần cù,chăm chỉ không tự nhiên mà đến với ta mà nhờ rèn luyện và tu dưỡng bản thân.Ngay cả những chú kiến bé nhỏ cũng đã có trong chúng đức tính siêng năng,cần cù,thì lẽ nào một con người văn minh như chúng ta tại sao lại không hiểu thấu được vấn đề này.Các bạn ạ! Tôi muốn nói với các bạn rằng đức tính siêng năng,kiên trì sẽ là người bạn theo chân các bạn trong suốt cuộc đời này đấy.

27 tháng 11 2017

Nếu có người hỏi rằng ai là bạn thân nhất của tôi, tôi sẽ không ngần ngại trả lời: - “Bạn thân nhất của tôi là Hiền”.

Tôi vẫn còn nhớ như in lần đầu tiên tôi gặp Hiền. Hôm ấy là buổi học đầu tiên. Trống đánh tùng tùng một hồi dài, học sinh vội vã xếp hàng vào lớp. Còn tôi, vừa chuyển trường về nên chẳng biết lớp mình ở đâu. Tôi đang ngơ ngác thì bỗng nghe tiếng hỏi:

-  Này, bạn học lớp nào mà còn đứng đây?

Tôi quay lại. Một cô bé tóc hung hung, người khẳng khiu, vẻ mặt hiền lành đang chăm chú nhìn tôi. Tôi trả lời rằng tôi mới xin vào học lớp 4A. Nghe xong, bạn ấy reo lên vui vẻ:

-  Nào! Bạn hãy theo mình. Tên bạn là gì? Còn tên mình là Hiền.

Nói rồi Hiền kéo tay tôi đi. Vào lớp, Hiền giới thiệu tôi với các bạn. Các bạn nhìn tôi với ánh mắt làm quen đầy thiện cảm.

Sau mấy tháng cùng học, tôi nhận ra Hiền học rất giỏi. Những điểm 9, điểm 10 của Hiền làm cho cả lớp phải mến phục. Với tôi, Hiền sẵn sàng giúp đỡ và bênh vực.

Bỗng nhiên, hai hôm liền Hiền không đi học. Tôi tìm đến nhà Hiền. Nhà cửa trống tuềnh trống toàng, mẹ Hiền ốm nằm thiêm thiếp trên giường. Bác cố ngồi dậy trò chuyện với tôi. Bác cho biết là Hiền đi mua thuốc. Hôm nay, tôi mới biết gia đình Hiền rất nghèo. Quanh quẩn chỉ có hai mẹ con vì bố bạn ấy công tác xa tận trên Tây Bắc. Mẹ ốm, Hiền phải ở nhà chăm sóc mẹ. Mẹ Hiền kể rằng ngoài việc đi học, Hiền còn phải làm phụ mẹ. Sáng nào Hiển cũng dậy sớm giúp mẹ dọn hàng ra chợ. Tôi chợt nhớ một hôm đi học về, Hiền tủm tỉm nói: “Sau này mình sẽ làm bác sĩ để chữa bệnh cho mẹ”. Vất vả thế mà Hiền vẫn học giỏi nhất lớp. Tôi thầm phục cô bạn bé nhỏ của tôi.

Hiền ơi! Tôi không ngờ bạn lại biết suy nghĩ sâu xa đến vậy. Trong khi tôi đầy đủ điều kiện học tập mà lại lười học. Hiền đã giúp tôi thấm thía thêm nhiều điều lắm. Đi với Hiền, bao giờ tôi cũng thấy mình nhỏ bé, dù tôi cao hơn bạn ấy nửa cái đầu.

Mùa hè đã đến, tôi theo bố mẹ lên thành phố. Chia tay Hiền, tôi thấy mắt cay cay. Xa nhau ba tháng, tôi sẽ nhớ Hiền lắm. Hiền đặt vào tay tôi một bọc ổi to tướng và dặn:

-  Oanh cầm lên làm quà cho các bạn trên ấy. Nhớ viết thư cho mình nhé!

Tôi nhìn theo cái bóng gầy gầy, mảnh khảnh của Hiền khuất dần sau triền dốc mà lòng thấy nao nao

nếu thấy hay k mình nha

27 tháng 11 2017

hưng đâu

15 tháng 8 2019

 PV: Theo bạn, vì sao bạn bè cần quan tâm chia sẻ vui buồn cùng nhau:

- M: Hmm, theo mình để tình bạn trở nên gắn bó thân thiết hơn.

- PV: Bạn sẽ làm gì nếu thấy bạn mình phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tất.

- M: Bạn bè của mình sẽ không phân biệt đối xử với các bạn nghèo, bạn khuyết tật. Bởi vì đó là bạn của mình, mình tin tưởng họ.

29 tháng 6 2021

câu hỏi hơi dài lên hỏi google

 

7 tháng 4 2020

Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt: nhặt được của rơi, trả lại cho người bị mất.

Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chậm chậm, vừa đưa mắt ngó chừng xem ai là chủ nhân của nó.

Một lúc sau, vẫn không thấy người tìm kiếm. Em đoán người đánh rơi đã đi xa hoặc không biết rằng mình đã đánh rơi. Nếu biết, chắc giờ này người ấy đang loay hoay tìm kiếm. Ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi này đựng những gì? Tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc?

Bao câu hỏi hiện lên trong óc. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Không ai chú ý tới em. Em nghĩ là trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua quần áo mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động thi đua như văng vẳng đâu đây: Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hồ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…

Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!

Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.

Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chi có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:

– Có chuyện chi đó cháu?

– Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!

Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:

– Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu minh xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản.

Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai trăm ngàn tiền mặt.

Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu Cầu em viết tên và địa chỉ xuống phía dưới.

Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.

tham khảo ạ

học tốt

Có một lần tôi đã không hoàn thành tốt nhiệm vụ trực nhật của mình, ấy vậy mà tôi không những không bị phê bình mà còn được biểu dương nữa. Chắc hẳn các bạn rất tò mò “tại sao lại thế?”, phải không nào? Tôi sẽ kể các bạn nghe.

Hôm ấy, thứ năm, trời mưa dầm dề. Tôi thấy thật xui xẻo vì đúng hôm tôi phải đến sớm trực nhật. Tôi mặc áo mưa, xắn quần đến đầu gối, chần thấp chân cao bước trên con đường nhão nhoét đầy bùn đất, ổ voi ổ gà sũng nước. Chợt tôi nhìn thấy từ xa một bà cụ gầy yếu xiêu vẹo chống chiếc gậy dò dẫm từng; bước một, người như muốn đổ. Tôi vội đi lại chỗ cụ, lễ phép hỏi:

– Thưa bà, bà có việc gì mà lại đi giữa trời mưa thế này ạ?

Bà cụ nhìn tôi, móm mém cười:

– À, đứa con gái của bà ở làng bên bị ốm. Bà lo quá nên sang xem sao.

Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt

Tôi ái ngại nhìn con đường phía trước. Từ đây sang làng bên dễ đến hai cây số, liệu bà cụ có thể sang tới nơi? Ngần ngại một lúc, tôi nói với bà:

– Bà ơi, đường từ đây sang làng bên xa lắm. Hay bây giờ, bà vịn vào tay cháu, cháu đưa bà sang làng bên nhé!

Bà cụ mừng rỡ:

– Bà cũng đang lo, đường trơn quá, lỡ ngã thì khổ lắm. May quá, có cháu giúp bà rồi.

Thế là hai bà cháu tôi, bà vịn cháu, cháu đỡ bà cùng “dắt” nhau đi. Trời sáng dần, một số anh chị học sinh cũng đang trên đường tới trường. Có anh chị còn vô lễ, lấn đường của bà cháu tôi.

Trời mỗi lúc một mưa to, gió mỗi lúc một thổi mạnh. Thấy bà cụ co ro, răng đập vào nhau lập bập, tôi biết là bà đang lạnh. Bà lẩm bẩm: “Thời tiết thế này chỉ tội con người thôi”. Tôi vội dừng lại, cởi áo khoác của mình ra choàng lên người bà cụ. Bà tấm tắc khen:

– Cháu thật ngoan ngoãn, hiếu hạnh.

Dần dần, hai bà cháu cũng tới được làng bên. Bà cảm ơn tôi mãi. Đợi bà vào làng rồi, mặc trời mưa, tôi ba chân bốn cẳng chạy tới lớp. Muộn gần nửa tiếng. May quá, bạn Hà cùng bàn đã trực nhật giúp tôi, Cô giáo phê bình:

– Hôm nay bạn Dương đã không hoàn thành nhiệm vụ trực nhật của mình lại còn đi học muộn.

Tôi liền đứng dậy, xin phép cô kể lại nguyên nhân đi học muộn để cô và các bạn nghe. Cô giáo và cả lớp hiểu ra mọi chuyện cô không phê bình tôi nữa mà còn biểu dương:

– Bạn Dương tuy đi học muộn nhưng đã làm được một việc tốt, thật đáng khen. Cô sẽ đề nghị nhà trường khen thưởng. Thôi, chúng ta tiếp tục bài học.

Tuy hơi mệt nhưng tôi cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt. Đúng như mẹ tôi dạy, hạnh phúc luôn đến khi ta làm việc tốt.