K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bởi vì Liên Xô có chiến lược cải cách rất sai lầm, khi họ giống như là "vứt bỏ cái áo cũ đang mặc nhưng cái áo mới vẫn chưa được may xong", cụ thể ở đây là họ đã tiến hành đổi mới và đặc biệt là họ đổi mới nông nghiệp từ dùng con trâu cái cày bây giờ chuyển sang dùng máy. Mà khi đó đang khủng hoảng năng lượng nên giá dầu là cực cao, dẫn đến vụ mùa tiếp tục lún sâu và khi đó, Liên Xô càng khủng hoảng hơn. Chưa tính đến việc chuyển đổi sang chế độ đa đảng của ông Goocbachop càng khiến cho tình hình chính trị Liên Xô ngày càng trở nên rối ren, khi các nước đồng loạt ly khai và hậu quả là Liên Xô sụp đổ vào ngày 25/12/1991

Còn ở Việt Nam, chúng ta chấp nhận chuyển đổi sang kinh tế thị trường, chấp nhận mở cửa với thế giới và từ đó giúp cho Việt Nam chúng ta có được những vốn đầu tư mạnh từ nước ngoài, qua đó giúp chúng ta phát triển và thoát khỏi khủng hoảng

5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Trong cùng bối cảnh, Vương quốc Xiêm đã thực hiện thành công cải cách, trong khi cải cách ở Việt Nam lại không thành công, vì:

- Thứ nhất, khác biệt về vị thế, tiềm lực của vương triều Chakri (ở Xiêm) và triều Nguyễn (ở Việt Nam)

+ Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền ở Xiêm đã được xây dựng và củng cố từ giữa thế kỷ XVIII. Nhìn chung, trong thời gian trị vì của vua Rama I đến Rama V, tình hình chính trị - xã hội ở Xiêm tương đối ổn định.

+ Ở Việt Nam, nhà Nguyễn ra đời vào đầu thế kỉ XIX; tình hình chính trị - xã hội của đất nước không ổn định do triều Nguyễn thường xuyên phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân. Tính chung từ đầu thời Gia Long (năm 1802), đến thời Tự Đức (1862), ở Việt Nam đã diễn ra khoảng 405 cuộc nổi dậy của nhân dân chống lại triều đình.

- Thứ hai, khác biệt về tiền đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

+ Những cơ sở chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, giáo dục của vương quốc Xiêm so với Việt Nam vào thế kỷ XIX có nhiều thuận lợi hơn cho việc hình thành, phát triển và thực hiện các chủ trương cải cách.

+ Mặc dù cả Xiêm và Việt Nam đều là chế độ phong kiến trung ương tập quyền, nhưng so với Việt Nam, xã hội Xiêm là một xã hội thống nhất, cởi mở hơn. Tuy nền kinh tế của cả hai nước đều lấy canh tác nông nghiệp làm cơ sở phát triển, nhưng yếu tố hàng hoá, thị trường ở Xiêm phát triển mạnh hơn nhiều so với Việt Nam.

=> Nói tóm lại, ở Xiêm, những tiền đề cho xu hướng cải cách được định hình và phát triển đầy đủ hơn.

15 tháng 6 2017

Trong cùng hoàn cảnh ở châu Á, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam đều có những đề xuất cải cách dân chủ tiến bộ cho đất nước. Tuy nhiên, duy chỉ có Nhật Bản thành công bởi cuộc cách tân ấy bắt đầu từ người đứng đầu đất nước và có thực quyền còn ở Việt Nam, Trung Quốc thì không.

22 tháng 9 2017

Đáp án C

Trong cùng hoàn cảnh ở châu Á, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam đều có những đề xuất cải cách dân chủ tiến bộ cho đất nước. Tuy nhiên, duy chỉ có Nhật Bản thành công bởi cuộc cách tân ấy bắt đầu từ người đứng đầu đất nước và có thực quyền còn ở Việt Nam, Trung Quốc thì không.

-Liên Xô thất bại vì : Góoc -ba - chốp tiến hành cải tổ đất nước theo đường lối “cải cách kinh tế triệt để”, tiếp theo là cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng. Sau 6 năm, do không có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, lại thiếu một đường lối chiến lược toàn diện nên dẫn tới Liên Xô lâm vào khủng hoảng.

Kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường là đúng nhưng quá vội vàng, chưa có kế hoạch gây nên thất bại.

Thực hiện đa nguyên đa Đảng làm mất đi vai trò của nhà nước, dẫn tới xung đột nội bộ.

-Việt Nam cải cách đạt thành tích lớn vì: nước ta đã xây dựng một chế độ chủ nghĩa xã hội khoa học đầy tính nhân văn phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống cuả mỗi quốc gia bằng cách vận dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội khoa học vào từng hoàn cảnh cụ thể ; luôn luôn cảnh giác với mọi âm mưu cuả các đế quốc.Phải luôn nâng cao vai trò lãnh đạo cuả Đảng Cộng sản, tiến hành cải cách dưới sự lãnh đạo của Đảng; ...

 

4 tháng 4 2021

to quá  nhé

4 tháng 4 2021

nhầm nhầm