K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 10 2020

Bài ca dao nói đến sự vất vả của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Câu thơ:” Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm mưa” trong bài thơ đã nhấn mạnh sự khổ cực, bão tố xô đẩy cuộc đời. Phản ánh số phận phụ nữ xưa bất hạnh, lam lũ trong thời phong kiến.

* Chúc bạn hok tốt!

14 tháng 9 2018

gợi ý:

thể hiện sự tinh tế, con mắt tài ba

thể hiện lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về con người Việt Nam

đề cao truyền thống văn hóa lâu đời của nhân dân Việt Nam

10 tháng 11 2021

Em tham khảo dàn ý:

  1. Mở bài

–    Bài Anh đi anh nhớ quê nhà vốn là thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải, sáng tác vào đầu thế kỉ XX, sau được dân gian hóa mà thành ca dao.

–    Nội dung vừa là nỗi nhớ quê hương tha thiết, vừa là lời bày tỏ tình yêu đôi lứa.

   2. Thân bài:

*    Nội dung bài ca dao:

+ Cách hiểu thứ nhất: Nỗi nhớ quê hương của người đi xa:

–    Nhân vật trữ tình (Anh) là người đang sống xa quê, da diết nhớ quê.

–    Nỗi nhớ biểu hiện cụ thể qua: Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương, là những món ăn dân dã, quen thuộc hàng ngày của dân quê, gợi hình ảnh những bữa cơm gia đình sum vầy, đầm ấm và ước mong được trở lại quê hương.

–    Nhớ người thân yêu: Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Đại từ phiếm chỉ ai, cấu trúc câu lặp bằng điệp từ đứng đầu: Nhớ ai… Nhớ ai mang đậm nét nghệ thuật dân gian của ca dao, đặc tả nỗi nhớ thương mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, gắn liền với cuộc sống lao động vất vả, lam lũ.

–    Trong câu 4, ai có thể là người con gái mà chàng trai xa quê (Anh) đem lòng yêu mến. Hình ảnh tát nước bên đường gợi liên tưởng đến ý đó vì hay được nhắc đến trong ca dao (Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?…)

–    Tất cả các kỉ niệm thấm đượm ân tình của quê hương kết thành nỗi nhớ mênh mông trong lòng người xa xứ.

+ Cách hiểu thứ hai: Lời bày tỏ tình yêu:

–    Nỗi nhớ nhà, nhớ quê được mượn làm cái cớ để dẫn dắt đến việc bày tỏ tình yêu với cô thôn nữ mà chàng trai thầm yêu trộm nhớ bấy lâu nhưng chưa có dịp ngỏ lời.

–    Đại từ phiếm chỉ ai trong câu 3 và 4 hàm ý chỉ cô gái ấy.

–    Câu 3 và 4 đặt nhân vật (ai) vào hoàn cảnh cụ thể là cuộc sống lao động vất vả (dãi nắng dầm sương) của nông dân ở quê nhà và cảnh tát nước bên đường hôm nao khắc sâu trong tâm tưởng người trai xa quê bời đó là cái mốc khởi đầu cho tình yêu đôi lứa.

–    Nỗi nhớ quê hương, nhớ người yếu hòa làm một nên càng da diết, khắc khoải.

  3.  Kết bài

–    Bài ca dao chỉ có 4 câu với những hình ảnh mộc mạc, dân dã nhưng đã thể hiện sinh động tình cảm gắn bó tha thiết đối với quê hương nên tác động sâu xa tới tâm hồn người đọc.
–    Phải thật sự yêu mến quê hương, đất nước thì tác giả mới sáng tác được bài ca dao bình dị và thấm thía như vậy.

7 tháng 11 2021

Tham khảo

Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời. 4)

Bạn đã bao giờ từng nghĩ quê hương mãi là kí ức sâu sắc nhất trong lòng bạn không ? Riêng tôi thì chắc chắn đấy, vì chỉ mỗi khi nghĩ đến quê hương, lòng tôi mới như tràn bao cảm xúc bồi hồi, nhung nhớ. Tôi yêu quê hương, tôi nhớ quê hương tôi lắm, nhớ đến từng hàng cau (dừa cũng được) thẳng tắp, nhớ đến cả bãi cát vàng ấm áp. Nhưng yêu nhất, nhớ nhất đối với tôi vẫn mãi là cái bãi biển, cái tâm trạng của quê hương. Sáng sớm, biển đục ngầu như chưa thức dậy. Trưa về, biển lại như đang buồn khi trời còn quá gắt nắng làm không ai ra chơi với mình. Chiều rồi tối thì may ra mới có người. Nhưng lúc đó thì biển đã choàng lên mình cái chăn đen ấm áp để đi ngủ sau lãng mạn ngắm ánh hoàng hôn tàn dần. Ôi! Biển ơi, biển có biết là nhờ có biển mà quê hương tôi ngày càng đẹp hơn, thật tình rất cảm ơn biển! Vì vậy, biển hãy mãi là niềm tự hào, hãy mãi là kí ức của tôi, biển nhé !

7 tháng 11 2021

Tham khảo

Từ những bài ca dao số 1 trong văn bản "Ca dao, dân ca" cho ta thấy công lao, sự yêu thương, chăm lo của cha mẹ đối với con cái thật lớn lao. Được lớn lên trong vòng tay của cha mẹ, chúng ta sẽ được sống đầy đủ về mặt tình cảm. Gia đình chở che tâm hồn ta. Mỗi khi ta buồn, ta vui, ta cười, gia đình luôn là nơi thấu hiểu ta nhất, chia sẻ với ta nhiều nhất. Chưa dừng lại ở đó, gia đình còn nuôi dưỡng ta trưởng thành. Hơn thế nữa, dưới sự giáo dục của cha mẹ, các em sẽ có những định hướng tích cực trong tương lai. Cho dù cuộc đời kia có vùi dập thế nào đi chăng nữa khi trở về với vòng tay yêu thương của cha mẹ chúng ta sẽ tìm lại được sự bình yên. Chúng ta có thể gửi gắm những thông điệp yêu thương dành đến với những người mà chúng ta yêu thương. Còn những người không biết trân trọng, yêu thương cha mẹ của mình thì đáng bị phê phán trầm trọng. Để trả ơn những công lao vĩ đại đó thì chúng ta cần học tập thật chăm chỉ, lễ phép và đặc biệt là phải quý trọng yêu thương cha mẹ của mình. Nếu chúng ta không trân trọng nó thì có thể sẽ rất hối tiếc. Đừng để mất rồi lại ngồi than vãn, hãy trân trọng tình cảm cha mẹ dành cho chúng ta ấy ngay từ đầu.

20 tháng 11 2021

Bạn tham khảo dàn ý:

  1. Mở bài

–    Bài Anh đi anh nhớ quê nhà vốn là thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải, sáng tác vào đầu thế kỉ XX, sau được dân gian hóa mà thành ca dao.

–    Nội dung vừa là nỗi nhớ quê hương tha thiết, vừa là lời bày tỏ tình yêu đôi lứa.

   2. Thân bài:

*    Nội dung bài ca dao:

+ Cách hiểu thứ nhất: Nỗi nhớ quê hương của người đi xa:

–    Nhân vật trữ tình (Anh) là người đang sống xa quê, da diết nhớ quê.

–    Nỗi nhớ biểu hiện cụ thể qua: Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương, là những món ăn dân dã, quen thuộc hàng ngày của dân quê, gợi hình ảnh những bữa cơm gia đình sum vầy, đầm ấm và ước mong được trở lại quê hương.

–    Nhớ người thân yêu: Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Đại từ phiếm chỉ ai, cấu trúc câu lặp bằng điệp từ đứng đầu: Nhớ ai… Nhớ ai mang đậm nét nghệ thuật dân gian của ca dao, đặc tả nỗi nhớ thương mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, gắn liền với cuộc sống lao động vất vả, lam lũ.

–    Trong câu 4, ai có thể là người con gái mà chàng trai xa quê (Anh) đem lòng yêu mến. Hình ảnh tát nước bên đường gợi liên tưởng đến ý đó vì hay được nhắc đến trong ca dao (Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?…)

–    Tất cả các kỉ niệm thấm đượm ân tình của quê hương kết thành nỗi nhớ mênh mông trong lòng người xa xứ.

+ Cách hiểu thứ hai: Lời bày tỏ tình yêu:

–    Nỗi nhớ nhà, nhớ quê được mượn làm cái cớ để dẫn dắt đến việc bày tỏ tình yêu với cô thôn nữ mà chàng trai thầm yêu trộm nhớ bấy lâu nhưng chưa có dịp ngỏ lời.

–    Đại từ phiếm chỉ ai trong câu 3 và 4 hàm ý chỉ cô gái ấy.

–    Câu 3 và 4 đặt nhân vật (ai) vào hoàn cảnh cụ thể là cuộc sống lao động vất vả (dãi nắng dầm sương) của nông dân ở quê nhà và cảnh tát nước bên đường hôm nao khắc sâu trong tâm tưởng người trai xa quê bời đó là cái mốc khởi đầu cho tình yêu đôi lứa.

–    Nỗi nhớ quê hương, nhớ người yếu hòa làm một nên càng da diết, khắc khoải.

  3.  Kết bài

–    Bài ca dao chỉ có 4 câu với những hình ảnh mộc mạc, dân dã nhưng đã thể hiện sinh động tình cảm gắn bó tha thiết đối với quê hương nên tác động sâu xa tới tâm hồn người đọc.
–    Phải thật sự yêu mến quê hương, đất nước thì tác giả mới sáng tác được bài ca dao bình dị và thấm thía như vậy.

20 tháng 11 2021

Tham khảo!

 

Ca dao tục ngữ nằm trong kho tàng dân gian nước ta. Nó phản ánh ước mơ, những nỗi niềm sâu xa, những tâm tư tình cảm của những người nông dân thời xưa. Ca dao, tục ngữ thường được viết theo thể thơ lục bát vô cùng dễ đọc, dễ nhớ và dễ thuộc, nên được người dân nước ta yêu thích vô cùng.

Bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà” là một bài ca dao ít ỏi mà có tên tác giả sáng tác đó chính là Á Nam Trần Tuấn Khải. Bài thơ này được ông sáng tác đầu thế kỷ XX đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc của người dân lúc đó, và nó vẫn được yêu thích cho tới mãi bây giờ. Cả bài thơ chỉ có vẻn vẹn bốn câu thơ. Nội dung chủ yếu thể hiện sự tương tư nhớ thương của người con trai đối với người con gái mình yêu thương, đối với quê hương thân yêu, khi phải xa quê hương của mình.

Người con trai khi đi xa quê, mới thấy nhớ tới món ăn truyền thống, tuy không phải sơn hà hải vị, chỉ là những món ăn nghèo nàn nhưng chứa chan tình cảm của những người thân thương nơi quê nhà. Người con trai cảm thấy nhớ người phụ nữ của đời mình, với hình ảnh quen thuộc, gần gũi là hình ảnh người phụ  của mình phải chịu nữ dầm sương dãi nắng.

Anh đi anh nhà quê nhà,

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

Hình ảnh món canh rau muống, nấu chua ăn với những quả cà pháo chấm với tương bần do chính tay người mẹ người vợ nấu. Nó chính là những món ăn gắn bó, truyền thống chỉ có ở những con người Việt Nam. Món ăn cổ truyền này chính là một phần linh hồn của dân tộc ta.

Người con trai khi sống cảnh xa quê, xa nhà, khi hoàng hôn buông xuống nhìn thấy những ánh đèn sáng lên bên những gia đình mà người thân sum vầy bên nhau. Trong lòng người con trai chợt nhói lên nỗi nhớ tới gia đình mình, với những bữa cơm giản dị, đầm ấm chứa chan tình cảm yêu thương. Tuy nghèo về vật chất nhưng giàu có tâm hồn.

Trong hai câu thơ tiếp theo người con trai thể hiện nỗi nhớ nhung của mình với người con gái mình thương yêu:

Nhớ ai dãi nắng dầm sương,

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Trong hai câu thơ này ta thấy hình ảnh người con gái hiện lên tần tảo, khuya sớm vất vả, một nắng hai sương. Thể hiện cho hình ảnh của người con gái cần cù chăm chỉ lao động. Thể hiện cho vẻ đẹp tâm hồn cao quý.

Người phụ nữ đó đẹp trong sự lam lũ của mình. Người phụ nữ chịu khó thương chồng thương con, mà không kể nhọc nhằn mưa nắng, ngày đêm chăm chỉ làm việc, tạo ra thật nhiều của cải vật chất để người đàn ông của gia đình, người chồng yên tâm lên đường đi xa học hành, làm ăn.

Hình ảnh người phụ nữ trở nên đẹp hơn bao giờ hết, bởi người phụ nữ đẹp nhất là khi họ hy sinh vì người khác. Người phụ đẹp bởi trong tim người đàn ông luôn chứa hình bóng họ với những yêu thương, trân trọng. Người đàn ông luôn cảm thấy biết ơn sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữ của mình.

Hình ảnh người con gái tát nước bên đường là hình ảnh vô cùng quen thuộc của những cô gái Bắc Bộ, khi mùa vụ tới. Hình ảnh này gợi lên trong lòng người nghe, người đọc nhiều cảm xúc thân thương, gần gũi, yêu mến hơn những hy sinh vất vả của những người mẹ, người chị đã phải trải qua.

Bài ca dao để lại những ấn tượng vô cùng sâu sắc khiến người đọc thấm thía, về những tình cảm gắn bó, với gia đình yêu thương. Nó thể hiện nỗi nhớ nhung của người đi xa dành cho những người ở lại quê nhà.

1, viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình của người lao động , qua chùm các bài ca dao về tình cảm gia đình2,viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ về tình yêu quê hương đất nước con người qua chùm các bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước con người 4, trong ca dao than thân , tác giả dân gian thường sử dụng các hình ảnh ẩn dụ . hãy nêu ý nghĩa  giá trị của các hình ảnh ẩn...
Đọc tiếp

1, viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình của người lao động , qua chùm các bài ca dao về tình cảm gia đình

2,viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ về tình yêu quê hương đất nước con người qua chùm các bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước con người 

4, trong ca dao than thân , tác giả dân gian thường sử dụng các hình ảnh ẩn dụ . hãy nêu ý nghĩa  giá trị của các hình ảnh ẩn dụ ấy

3,liệt kê những nét tính cách đáng phê phán những thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân lao động được đề cập tới trong bài ca dao châm biếm . nhận sét về giá trị của nhũng bài ca dao thuộc đề tài này.

5, chọn 1 bài ca dao châm biếm và phân tích giá trị nghệ thuật gây cười đặc sắc mà tác giả dân giân sử dụng trong bài

6, viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong 1 bài ca dao mở đầu bằng cụm từ thân em

4
5 tháng 10 2018

làm hộ tui tui k cho ahihih, tui cần gấp , pls

5 tháng 10 2018

huhu làm đfi mà

14 tháng 12 2016

DÀN Ý

1. Mở bài: - Bài Anh đi anh nhớ quê nhà vốn là thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải, sáng tác vào đầu thế kỉ XX, sau được dân gian hóa mà thành ca dao. - Nội dung vừa là nỗi nhớ quê hương tha thiết, vừa là lời bày tỏ tình yêu đôi lứa.

2. Thân bài:

* Nội dung bài ca dao:

+ Cách hiểu thứ nhất: Nỗi nhớ quê hương của người đi xa:

- Nhân vật trữ tình (Anh) là người đang sống xa quê, da diết nhớ quê.

- Nỗi nhớ biểu hiện cụ thể qua: Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương, là những món ăn dân dã, quen thuộc hàng ngày của dân quê, gợi hình ảnh những bữa cơm gia đình sum vầy, đầm ấm và ước mong được trở lại quê hương. -

Nhớ người thân yêu: Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Đại từ phiếm chỉ ai, cấu trúc câu lặp bằng điệp từ đứng đầu: Nhớ ai… Nhớ ai mang đậm nét nghệ thuật dân gian của ca dao, đặc tả nỗi nhớ thương mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, gắn liền với cuộc sống lao động vất vả, lam lũ.

- Trong câu 4, ai có thể là người con gái mà chàng trai xa quê (Anh) đem lòng yêu mến. Hình ảnh tát nước bên đường gợi liên tưởng đến ý đó vì hay được nhắc đến trong ca dao (Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?…) - Tất cả các kỉ niệm thấm đượm ân tình của quê hương kết thành nỗi nhớ mênh mông trong lòng người xa xứ. + Cách hiểu thứ hai: Lời bày tỏ tình yêu: - Nỗi nhớ nhà, nhớ quê được mượn làm cái cớ để dẫn dắt đến việc bày tỏ tình yêu với cô thôn nữ mà chàng trai thầm yêu trộm nhớ bấy lâu nhưng chưa có dịp ngỏ lời.

- Đại từ phiếm chỉ ai trong câu 3 và 4 hàm ý chỉ cô gái ấy.

- Câu 3 và 4 đặt nhân vật (ai) vào hoàn cảnh cụ thể là cuộc sống lao động vất vả (dãi nắng dầm sương) của nông dân ở quê nhà và cảnh tát nước bên đường hôm nao khắc sâu trong tâm tưởng người trai xa quê bời đó là cái mốc khởi đầu cho tình yêu đôi lứa.

- Nỗi nhớ quê hương, nhớ người yếu hòa làm một nên càng da diết, khắc khoải.

3. Kết bài:

- Bài ca dao chỉ có 4 câu với những hình ảnh mộc mạc, dân dã nhưng đã thể hiện sinh động tình cảm gắn bó tha thiết đối với quê hương nên tác động sâu xa tới tâm hồn người đọc.

- Phải thật sự yêu mến quê hương, đất nước thì tác giả mới sáng tác được bài ca dao bình dị và thấm thía như vậy.

 

11 tháng 12 2016

Bạn tham khảo link này nha!

Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống ...

 

6 tháng 12 2021

Giúp mềnh vssssss TvT

6 tháng 12 2021

Giúp mình đi mà
Plssssssss

16 tháng 11 2016

3. Số cô chẳng giàu thì nghèo

Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà

Số cô có mẹ có cha

Mẹ là đàn bà, cha là đàn ông

Số cô có vợ có chồng

Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai

Nội dung:Phê phán những người hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng lòng tin của người dân nhẹ dạ để kiếm tiền đồng thời cũng phê phán những người tin vào mê tín dị đoan

16 tháng 11 2016

1. Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi

Em thích bài ca dao đó vì nó muốn nhắc nhở người làm con phải biết đến công lao lo lắng chăm sóc của bố mẹ