K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
17 tháng 12 2023

Đáp án: D

2 tháng 3 2023

Điểm giống nhau giữa bài thơ trên với các bài Tự tình (bài 2 – Hồ Xuân Hương) Cảm xúc mùa thu (bài 1 – Đỗ Phủ); Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) là gì?

A. Viết về tình cảm với quê hương

B. Viết về đề tài người phụ nữ

C. Viết về thiên nhiên, mùa thu

D. Làm theo thể thơ Đường luật

3 tháng 3 2021

Nhà thơ Tế Hanh được mệnh danh là nhà thơ của quê hương. Mộ số tác phẩm tiêu biểu của ông như: Hoa niên (1945); Hoa mùa thi (1948); Nhân dân một lòng (1953); Bài thơ tháng bảy (1961). Ngoài ra ông còn xuất bản các tập tiểu luận, và nhiều tập thơ viết cho thiếu nhi. Ông cũng đã xuất bản nhiều tập thơ dịch của các nhà thơ lớn trên thế giới. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh. Bài thơ được sáng tác năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945). Bài thơ Quê hương đã thể hiện được tình yêu dành cho cảnh vật, dành cho làng chài và dành cho con người làng chài của tác giả

Đầu tiên, chúng ta có thể thấy được tình yêu của tác giả dành cho cảnh vật của quê hương mình. Chỉ với hai câu thơ đầu "Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới/Nước bao vây cách biển nửa ngày sông", người đọc đã hiểu được nghề nghiệp và vị trí của ngôi làng quê hương của tác giả. Giọng thơ trầm ấm, nhẹ nhàng như một lời tâm sự kể chuyện đã cho chúng ta thấy được tình cảm của tác giả đối với quê hương mình. Tình yêu của tác giả dành cho cảnh vật quê hương còn được thể hiện ở những dòng thơ cuối "Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ/Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi/Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,/Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!". Đó chính là nỗi nhớ luôn thường trực của một người con xa quê, luôn nhớ đến quê hương của mình với những hình ảnh biểu tượng: nước xanh, cá bạc, cánh buồm trắng. Chỉ cần nhìn thấy cánh buồm xa xa, nỗi nhớ ấy trong tác giả lại trực trào hương vị mặn nồng của quê hương

Trên tất cả, tình yêu của tác giả dành cho con người còn được thể hiện rõ nét hơn ở khung cảnh người dân đi đánh cá và người dân trở về. Khổ thơ thứ hai là cảnh người dân làng chài ra khơi đánh cá, từ đó tác giả Tế Hanh gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình. Câu thơ bắt đầu với "Khi trời trong..hồng" là lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá. Câu thơ "Chiếc..mã/ Phăng mái chèo...giang" là một hình ảnh thơ lãng mạn. Hình ảnh thơ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã. Nhờ có hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Không những vậy, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ. "Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" đã sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Khổ thơ thứ ba đã tái hiện khung cảnh người dân đánh cá trở về. Hai câu thơ đầu "Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ /Khắp dân làng tấp nập đón ghe về" chính là hình ảnh của đoàn thuyền trở về sau ngày dài đánh cá trên biển. Ta có thấy được không khí vui tươi, tấp nập, và những thanh âm của sự trù phú, ấm no của một làng chài ven biển. Những từ láy "ồn ào, tấp nập" được tác giả sử dụng tài tình để diễn tả không khí ấm no, trù phú đó của làng chài. Trong không khí chung đó, chúng ta vẫn có thể nghe thấy những tiếng thầm cảm ơn của những ngư dân về một buổi đánh cá thuận lợi "Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe". Họ biết ơn biển cả, họ biết ơn mẹ thiên nhiên đã cho họ một ngày đi đánh lưới thuận lợi, đem về những mẻ cá nặng trĩu tay với những con cá tươi ngon. Trên nền cảnh, hình ảnh những người dân lao động hiện lên vô cùng đẹp và chân thực "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Đó là những người lao động với làn da rám nắng khỏe mạnh. Đặc biệt là hình ảnh "nồng thở vị xa xăm" là hình ảnh đẹp. Phải chăng đó là hơi thở của biển cả, của những vất vả thăng trầm mà họ đã trải qua cũng như tình yêu của họ để họ bám biển và lao động hàng ngày. Đặc sắc hơn, hình ảnh con thuyền cũng trở nên vô cùng sinh động như một con người nhờ biện pháp nhân hóa "im, mỏi, nằm". Nó như một thực thể sống, đang nghỉ ngơi sau 1 chuyến đi dài. Hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Nghe chất muối". Đây là chi tiết đặc sắc vì bình thường muối được cảm nhận bằng vị giác nhưng ở đây tác giả cảm nhận bằng thính giác. Điều này làm cho bài thơ càng trở nên sinh động và thú vị hơn

Tóm lại, bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh đã thể hiện được tình yêu dành cho quê hương, cho con người của làng quê ven biển. Bằng giọng thơ ấm áp, giản dị của mình, người đọc thấy được tình yêu tha thiết ông dành cho con người, cảnh vật nơi đây

20 tháng 9 2021

Tham khảo:

Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ lớn, có đóng góp không nhỏ trong nền văn học trung đại Việt Nam. Ông thường mang vào trang thơ của mình những cảnh sắc đẹp đẽ, bình dị của làng quê yên bình. Thu điếu là một trong những bài thơ đặc sắc nằm trong chùm thơ thu (Thu điếu – Thu vịnh – Thu ẩm) của Nguyễn Khuyến. Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên mùa thu vắng lặng, lạnh lẽo và đượm buồn, đồng thời cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên trong tâm hồn người thi sĩ.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã giới thiệu khái quát không gian, địa điểm thân thuộc và yên tĩnh của một buổi câu cá mùa thu:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẹo teo”

Hình ảnh “ao thu” đặc trưng của làng quê Việt Nam bước vào trang thơ Nguyễn Khuyến thật chân thực. Mở ra trước mắt người đọc là cái ao mùa thu vùng chiêm trũng đất Bắc. Nhà thơ dùng tính từ “trong veo” để miêu tả “ao thu” ấy, trong veo chỉ sự trong vắt, trong đến mức mà người ta có thể nhìn xuống tận đáy hồ. Có lẽ, thời điểm này không còn là thời điểm chớm thu nữa mà là thời điểm giữa mùa thu hoặc cuối thu nên mới “lạnh lẽo” đến thế, chứ không se lạnh hay lành lạnh. Câu thơ gợi ra một khung cảnh với ao thu trong veo, trong vắt, tĩnh lặng nhưng lại lạnh lẽo, quạnh hiu. Giữa khung cảnh của một ao thu rộng và lạnh lẽo ấy lại xuất hiện thêm một chiếc thuyền nhỏ, càng làm cho không gian trở nên lạnh lẽo. Giữa cái rộng của ao thu đối lập với chiếc thuyền câu đã bé lại còn “bé tẹo teo” khiến cho hình ảnh chiếc thuyền trở nên nhỏ bé hơn, cô đơn hơn. Hai câu thơ mở đầu đều được nhà thơ gieo vần “eo” khiến không gian câu cá mùa thu trở nên lạnh lẽo mang một chút buồn.

 

Nếu như hai câu thơ đầu, nhà thơ giới thiệu cảnh sắc buổi câu cá mùa thu thật tĩnh lặng, thì ở những câu thơ tiếp theo, cảnh sắc mùa thu lần lượt hiện lên sống động hơn:

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

Câu thơ bắt đầu xuất hiện sự chuyển động của vạn vật mùa thu, dù sự lay động ấy chỉ nhẹ nhàng, khe khẽ. Người thi sĩ vẽ lên những hình ảnh “sóng biếc” chỉ “hơi gợn tí” còn “lá vàng” cũng chỉ “khẽ đưa vèo”. Hai từ “hơi” và “khẽ” thể hiện sự chuyển động rất nhẹ nhàng trong cảnh sắc mùa thu. Hẳn là thi nhân Nguyễn Khuyến phải tinh tế lắm mới nhận ra sự khe khẽ đó của thiên nhiên. Hình ảnh “sóng biếc” gợi cho người đọc một màu xanh biếc trên mặt ao trong, một màu xanh rất đẹp mắt và có sắc thái biểu cảm. Không chỉ có sóng biếc mà “lá vàng” cũng được đưa vào thơ Nguyễn Khuyến một cách tinh tế. Người ta thường nói mùa thu là mùa thay lá, mùa lá vàng và rụng xuống. Bởi thế mà lá vàng đã từng bước vào rất nhiều trang thơ thu. Trong thơ về mùa thu, Lưu Trọng Lư có viết:

“Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô”

Nhà thơ tiếp tục miên man tả cảnh sắc mùa thu êm đềm khi hướng tầm mắt ra xa hơn với bầu trời thu:

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Đọc câu thơ, người đọc hình dung ra một bầu trời mùa thu cao vời vợi. Bởi lẽ một bầu trời cao trong vời vợi mới có một màu xanh ngắt. Nếu bên dưới ao thu được điểm tô là màu “biếc” của sóng thu, màu vàng của “lá” thu, thì ở ý thơ này lại là một màu “xanh ngắt” bao la, ngút ngàn. Và trên bầu trời thu ấy là những “tầng mây” đang “lơ lửng”. Từ láy “lơ lửng” diễn tả trạng thái dùng dằng, có trôi nhưng lại rất khẽ, rất thờ ơ của những đám mây. Dường như mùa thu cả không gian đất trời, cảnh sắc đều như trôi chậm lại. Nhà thơ trở lại với cảnh vật bên dưới, phía xa xa của những con ngõ nhỏ. Hình ảnh “ngõ trúc” hiện lên thật hoang vắng. Từ láy “quanh co” cùng “vắng teo” thể hiện một con ngõ ngoằn nghoèo, quanh co và không một bóng khách, gợi sự cô đơn, heo hút, man mác buồn.

18 tháng 2 2017

Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.