K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2021

tra google đi cho nhanh

28 tháng 10 2021

TL:

Năm ấy, ta vừa mới lớn, được vua cha rất thương yêu chiều chuộng. Vua cha thường nói với mẫu hậu rằng: “Con gái đầu lòng của ta thật xinh đẹp, hiền lành. Phải kén được một chàng trai có tài cao, chí lớn, ta mới gả nó đi lấy chồng”.

Rồi một hôm, vua cha cho người đi loan báo khắp nơi rằng nhà vua muôn kén rể quý. Nhiều chàng trai từ khắp nơi tìm đến, nhưng chưa có ai khiến vua cha vừa ý.

Bẵng đi một dạo, bỗng một hôm, không hẹn mà nên, có hai người đến cùng một lúc. Một người tự xưng là Sơn Tinh, làm chúa miền non cao. Một người tự xưng là Thủy Tinh, cai quản miền nước thẳm. Hỏi đến tài năng, hai người đều có tài lạ. Sơn Tinh có tài năng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Còn Thủy Tinh cũng không kém. Chàng có tài gọi gió, gió đến; hô mưa, mua về; trong chớp mắt có thể khiến trời nổi dông bão, gây ra lụt lội.

Cả hai người đều muôn cưới ta làm vợ. Vua cha lúc bấy giờ rất băn khoăn. Cứ như ý ta nghĩ thì vua cha có vẻ nghiêng về phía Sơn Tinh hơn. Nhưng, trong hai người, nhà vua từ chối người nào, chọn người nào thì cũng không tiện. Cha bèn mời các vị Lạc hầu, Lạc tướng đến để bàn bạc.

Rồi người truyền với hai vị khách cầu hôn rằng cả hai chàng đều rất hợp ý vua cha. Có được những rể quý như hai chàng, thật là điều đại phúc, cũng là cho đất nước Vãn Lang này. Nhưng ngặt nỗi vua cha lại chỉ có một đứa con gái, không biết làm sao. Nhận lời người này tất sẽ phụ lòng người kia. Thật là khó xử.

Để chọn được một trong hai người mọt cách thuận tình hợp lí, vua cha đã đặt ra điều kiện rằng sáng sớm ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, vua cha sẽ cho người ấy đón ta về nhà. Sính lễ gồm một trăm ván cơm nếp, một trăm nẹp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.

Cả đem hôm đó ta không sao ngủ được. Cứ nghĩ đến lúc phải rời hoàng cung về với nhà chồng, xa rời vua cha và mẫu hậu, lòng ta cứ nghẹn ngào. Lại còn chưa biết sẽ về đâu: nơi núi cao hay vùng nước thẳm. Tất cả phải đợi đến sáng hôn sau mới rõ được.

Sáng hôm sau, khi chân trời vừa mới rạng, ta chưa kịp thức giấc, đã nghe lao xao tiếng người ngoài cổng thành xin vào đón dâu. Chính Sơn Tinh cùng với quân lính và người nhà đã đem đủ lễ vật đến trước. Vua cha mừng rỡ thâu nhận sính lễ rồi giục ta mau chóng cùng Sơn Tinh lên đường về núi Tản Viên. Ngước mắt nhìn hoàng cung lần cuối, ta vội vã lên đường. Thoáng chốc, bóng dáng tòa thành đã mất hút trong mây.

Thủy Tinh đến sau, biết chuyện Sơn Tinh đã đến trước và rước ta đi rồi, chàng vô cùng giận dữ, liền thét gọi quân lính hò reo đuổi theo. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm thành dông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn. Đoàn quân thủy quái từ dưới sông tiến lên rầm rập trên rừng, khí thế vô cùng khủng khiếp.

Từ trên núi cao, Sơn Tinh biết chuyện, chàng bình tĩnh khuyên ta hãy an lòng. Nói rồi chàng vẫy tay dựng núi thành hàng ngăn nước sông. Chàng lại hóa phép dời từng ngọn núi, dựng lên làm những bức thành cao ngất để cản dòng nước lũ. Thủy Tinh dâng nước cao lên chừng nào, chàng lại cho núi cao lên chừng ấy. còn giao cho tướng hổ dẫn quân tiêu diệt đoàn thủy quái đang bò lổm ngổm khắp mặt đất. Cuộc chiến kinh hoàng không sao tả nổi.

Hai bên cứ thế đánh nhau liên tục mấy tháng ròng rã. Quân Thủy Tinh càng đáng càng hăng. Sức của Thủy Tinh lúc đầu thì hung dữ, càng ngày xem ra càng suy yếu. Cuối cùng hắn đành chịu thua, phải rút quân về.

Tuy vậy, Thủy Tinh ôm hận trong lòng quyết không từ bỏ. Liên tiếp từ đó đến nay, năm nào hắn cũng cho quân lên đánh Sơn Tinh, gây cho đất Phong Châu ta cảnh lũ lụt mấy tháng liền, thật là đau khổ không sao kể siết. Sơn Tinh cùng nhân dân thành Phong Châu kiên cường chống lại quyết giữ lấy cuộc sống yên bình. Dù cố hết sức nhưng Thủy Tinh lúc nào cũng nhận lấy thất bại.

~HT~

25 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Qua tác phẩm Người con gái Nam Xương, Vũ Nương hiện nên là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chưa vun vén được với chồng bao lâu thì phải xa cách vì chồng ra trận. Được một thời gian thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ, lại đơn côi gối chiếc nhưng nàng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một người con dâu tốt. Tới khi mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Chỉ bấy nhiêu đấy thôi, ta đã thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

25 tháng 10 2021

sao nghiên về kể nhiều hơn hay sao á

 

 Sau khi đọc trong sự tích đền Tiên La, em đặc biệt ấn tượng với nhân vật Vũ Thục Nương. Nàng sinh ra trong gia đình bốc thuốc cứu người, vừa đẹp người đẹp nết, văn võ song toàn đã làm quận trưởng Phạm Danh Hương si mê. Đôi trai tài gái sắc ấy ngỡ sẽ có một cuộc sống viên mãn nhưng sóng gió lại ập tới khiến Thục Nương tan cửa nát nhà. Nhưng cô gái ấy vẫn giữ cho mình nghị lực sống kiên cường nhất định phải trả nợ nước thù nhà. Thục Nương đã chiêu tập binh mã, dựng cờ khởi nghĩa, lập đàn tế trời dấy binh chống lại quân xâm lược phương Bác - điều mà một người phụ nữ sống trong thời đại phong kiến không mấy ai có đủ dũng cảm và tài chí để làm được như nàng. Nhưng đáng tiếc tài chí của người con gái ấy không gặp thời, thế giặc rất mạnh không đủ sức chống trả nên nàng đã hi sinh cùng quân sỹ của mình tại Kim Quy. Thời gian đã trôi qua hàng nghìn năm song câu chuyện về Vũ Thục Nương - người con gái dũng cảm và tài năng ấy chưa bao giờ bị lãng quên mà luôn sống mãi cùng đất nước muôn đời.

26 tháng 11 2021

Tham khảo:Truyện kể về hai nhân vật chính là cô Tấm và Cám. Tấm hiền lành, chăm chỉ, tốt bụng. Cám thì lười biếng, được cưng chiều. Vì bố mất sớm nên Tấm phải ở cùng với người dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ là Cám. Tấm luôn bị mẹ con Cám đối xử bất công và cực nhọc. Một lần Tấm và Cám đi bắt tép, ai bắt được nhiều tép hơn sẽ được thưởng. Cám lừa Tấm lên bờ rồi chút hết tép trong giỏ của Tấm vào giỏ mình. Trong giỏ của Tấm chỉ còn lại một con cá bống. Tấm khóc nức nở và được Bụt hiện lên giúp đỡ. Nhờ sự giúp đỡ của Bụt, Tấm có người bạn để tâm sự là cá bống, có quần áo mặc đi chơi hội, được bầy chim sẽ giúp đỡ. Đến ngày hội làng, khi đi xem hội Tấm lỡ đánh rơi một chiếc giày và được nhà vua nhặt được. Vua truyền lệnh: hễ ai ướm giày vừa chân thì vua sẽ lấy làm hoàng hậu. Tấm đi vừa chiếc giày và trở thành hoàng hậu. Thấy vậy, mẹ con Cám ghen tị. Một lần Tấm về giỗ cha, nàng trèo lên hái cau thì mẹ con Cám chặt cây cau và hại chết Tấm. Sau lần ấy, Cám vào cung tiến cung. Tấm nhiều lần hóa thân biến thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, và cuối cùng là trong quả thị để trở thành con gái của bà cụ. Nhờ miếng trầu têm mà vua nhận ra Tấm. Nàng trở lại làm hoàng hậu. Mẹ con Cám chết.

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Hoàng tử bé-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiểu Phương.-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật anh trai Kiều Phương-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật cáo. -    Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của...
Đọc tiếp

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Hoàng tử bé

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Kiểu Phương.

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật anh trai Kiều Phương

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật cáo.

 

-    Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn.

-    Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật cô bé bán diêm.

-    Viết đoạn văn ngắn( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận của em về nhân vật Sơn.

-    Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ có yếu tố tự sự và miêu tả trong một bài thơ đã học ở sgk ngữ văn 6 tập 1 mà em thích.

7
12 tháng 11 2021

Tham khảo

Kiều Phương là 1 cô bé hiếu động và rất đam mê hội họa . Ở cô dậy lên những phẩm chất đáng quý , đó là sự hồn nhiên , trong sáng và nhân hậu . Khi bị anh trai gọi là Mèo , cô không buồn hay giận mà còn vui vẻ chấp nhận và thường dùng tên ấy để xưng hô với bạn bè . Mặt cô lúc nào cũng lấm lem màu vẽ do cô tự sáng chế . Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt lên . Mặc dù tài năng hội họa của cô được mọi người đánh giá rất cao nhưng cô vẫn giữ được tâm hồn trong sáng , hồn nhiên . Tuy hay bị anh la mắng nhưng cô vẫn dành cho anh những tình cảm thật tốt đẹp và rất trân trọng anh . Những tình cảm đó đã được thể hiện ở bức tranh đoạt giải nhất của cô . Khi dự thi trở về , mặc dù trước thái độ lạnh nhạt của anh trai , Mèo vẫn kêu anh cùng đi nhận giải với mình. Em rất thích nhân vật Kiều Phương này!

12 tháng 11 2021

Tham khảo

Hoàng tử bé chính là một mảng tuổi trơ trong trẻo và mát lành. Hoàng tử yêu mến đóa hoa hồng lấp lánh, lung linh bởi những điều mà đôi mắt không nhìn thấy được nhưng chính cậu không biết mình bị vẻ đẹp bên ngoài đánh lừa nên quên đi bản chất của tình yêu. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim. Hoàng tử bé cũng nhận ra sự liên hệ của mình với con cáo là nhờ sự cảm hóa. Cậu đã dành thời gian, công sức, sự kiên nhẫn, dịu dàng từng chút một để có thể đến gần nó hơn. 

 

30 tháng 9 2019

Tham khảo:

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.

30 tháng 9 2019

Qua câu chuyện Thánh Gióng, hình tượng Thánh Gióng hiện ra thật oai hùng. Thánh Gióng là một người dũng cảm , cường tráng và yêu nước .Với sức mạnh của mình, ông đã đánh bại kẻ thù, mang lại hòa bình cho dân tộc. Chi tiết ..... làm em cảm thấy ấn tượng. Vì .....( chọn chi tiết mà cô giáo bạn cho ghi chứ không mk ghi là cô trừ điểm).( ghi nội dung câu chuyện).Em hứa....