K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 7 2020

Trong xã hội mà nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì việc học tập càng trở nên quan trọng. Khi đó, vai trò trách nhiệm của những người thầy, người cô càng trở nên khó khăn, nặng nề hơn bao giờ hết. Và nhớ đến công ơn của các thầy, các cô là một tình cảm đẹp đẽ cần có ở bất kì người học trò nào.

Thời xưa, cụ Chu Văn An đã từng mở lớp dạy học tại quê nhà. Và nhiều người trong số những học trò của cụ đã làm đến những chức quan quan trang trong triều đình. Phạm Sư Mạnh là một học trò như thế, tuy đã là quan đầu triều nhưng ông vẫn tỏ thái độ vô cùng kính trọng người thầy cũ của mình. Đến nhà thăm cụ, ông chỉ đứng từ xa vái chào, vào trong nhà cũng không dám ngồi cùng sập với cụ, chỉ xin ngồi ở bậc dưới. Ông trả lời đầy đủ những câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như một người học trò bình thường. Tâm lòng thật đáng quý biết bao!

Thời nay, học sinh chúng ta cũng có vô vàn cách để biểu lộ lòng biết ơn của mình đối với thầy cô giáo: tham gia văn nghệ chào mừng 20 – 11; thi đua giành nhiều hoa điểm tốt; đến thăm, chúc sức khỏe các thầy các cô.

19 tháng 7 2020

Thời cắp sách tới trường là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Ngày bé, cứ ngỡ chỉ có bố, có mẹ là yêu thương ta hết mực. Đến tuổi đi học, ta nhận ra còn có những người cha, người mẹ của hơn 35 đứa con đang đến tuổi ẩm ương. Họ từng bước dạy ta nên người, dạy kiến thức, dạy cuộc sống, dạy ta biết ta phải làm gì trong cuộc đời khó khăn này. Cô Hương Giang - giáo viên chủ nhiệm tôi 3 năm học ấy đã cho tôi biết được những điều quý giá ấy.

Ngày mới vào trường bỡ ngỡ, người đầu tiên tôi được tiếp xúc là cô. Vẻ điềm tĩnh của cô trong lần đầu gặp mặt ấy đến giờ còn nguyên trong tâm trí tôi. Cô cười tươi lắm. Nhận đám học sinh mới mà thấy hình như cô đã coi chúng tôi như con ruột. Là lớp chuyên văn, cô biết và hiểu được tâm lý của những đứa con gái mới lớn: điệu đà. Cô ủng hộ chúng tôi làm đẹp, song lại chỉ trong khuôn khổ cô cho phép. Nghiêm khắc là điều tiếp theo tôi thấy được trong con người cô. Tôi chưa thực sự hiểu thế nào là lo sợ cho đến khi mắc lỗi và đứng trước mặt cô. Cô nghiêm khắc ! Vì hiểu là sai nên cô nghiêm khắc. Chúng tôi không lần nào phạm một lỗi hai lần bởi không ai dám đối diện với sự trừng phạt của cô. Đó là chuyện trên lớp. Trong cuộc sống thường ngày, khi phải đối diện với khó khăn. Điều tôi nghĩ đến đầu tiên là ''Nếu là cô, cô sẽ làm gì'' . Dường như mọi vấn đề đều ổn thỏa khi có cô bên cạnh. Lời khuyên, cách giải quyết hay đơn giản chỉ là lời động viên của cô luôn đem lại kết quả không thể tưởng. Khó khăn không còn là khó khăn, nó trở thành bài học cuộc sống để cô dạy chúng tôi cách đối diện. Dạy cho chúng tôi biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã bởi cuộc sống đâu phải là một chuỗi êm đềm, bằng phẳng mà nó có rất nhiều ngã rẽ

Cô còn dạy cho chúng tôi biết yêu thương, chia sẻ với những người bất hạnh. Biết cảm thông, biết trân trọng những điều quý giá qua từng trang sách,từng bài văn.

Tôi luôn cảm thấy mình may mắn vì được làm học sinh của cô trong suốt những tháng năm cấp ba. Có lẽ cô là báu vật vô giá mà đám học sinh chuyên văn lớp tôi được nhận. Tôi luôn nhớ, luôn trân trọng từng khoảnh khắc đẹp đẽ được bên cô, bên lớp.

Không chỉ cô Giang, mà tất cả thầy cô, họ đều là những điều đẹp nhất làm nên tuổi học trò, làm nên một thời áo trắng tinh khôi đáng nhớ.

13 tháng 9 2023

Một tác phẩm viết về người mẹ: À ơi tay mẹ; Mẹ và quả…

    
9 tháng 4 2020

1.

Quê hương em nằm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nơi có những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Chính bởi được tạo nên bởi phù sa bồi đắp nên thuận tiện cho tưới tiêu gieo trồng. Nơi đây được xem như vựa lúa lớn nhất cả nước.  Mỗi vụ lúa chín, cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái. Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.  Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.

2.

Gia đình mình không như nhà nhiều bạn chỉ có 4 người mà có tới 6 người, bao gồm ông bà nội của mình, bố mẹ mình, anh trai và mình. Ông bà nội tớ đều đã ngoài sáu mươi tuổi rồi, hai người vẫn còn khỏe và minh mẫn lắm. Ông có một bộ râu trắng dài, mỗi khi rảnh, ông thích nhất là chơi cờ cùng những ông lão trong khu phố, cùng họ uống trà, nói chuyện, y hệt như một lão nhân thời xưa vậy. Còn bà tớ rất thích ra công viên gần nhà tập dưỡng sinh vào mỗi buổi chiều cho cơ thể dẻo dai. Những lúc khác, bà đều trồng rau hoặc chăm sóc những cây hoa trong vườn. Còn bố tớ là một giáo viên cấp 3, chỉ khi nào có tiết dạy bố mới đến trường thôi, còn lại bố đều ở nhà đọc sách hoặc soạn giáo án. Bố mình vẫn còn trẻ lắm dù rằng bố đã đồng hành với nghề thầy giáo này hơn hai mươi năm rồi. Mình rất thích được nghe bố giảng bài, vô cùng dễ hiểu và dễ nhớ. Còn mẹ tớ lại là một nhân viên ngân hàng, công việc của mẹ ấy vậy nhưng lại cần sự cẩn thận tỉ mỉ vô cùng cao. Mỗi ngày tớ đều thấy mẹ ngồi làm sổ sách chi chít những con số, khi ấy tớ thương mẹ lắm. Còn anh trai tớ, năm nay anh đã vào cấp 3. Anh lớn hơn tớ nhiều lắm, cả vóc người cũng cao lớn nữa, trông chẳng thua kém gì bố cả. Anh rất yêu thương và chiều chuộng tớ. Tớ rất yêu gia đình mình.

3.

nh con ra trong bao nhiêu khó nhọc. Mẹ ru yêu thương con tha thiết".

    Khi nghe ca khúc này, tôi chợt nhớ đến hình dáng đấng sinh thành, người đã sinh ra tôi, đã không ngại khổ nuôi tôi khôn lớn. Và đó chính là mẹ, người luôn đứng vị trí quan trọng nhất trong tâm trí tôi.

    Thật vậy, trong gia đình, tôi thương nhất là mẹ vì mẹ đã luôn dành riêng cho tổ ấm này một tình thương bao la, không sao tả xiết. Thân hình nhỏ bé chăm chỉ làm việc cùng đôi bờ vai gầy gầy đã gánh bao nhiêu cực khổ khiến tôi thương mẹ lắm. Tôi yêu nhất đôi bàn tay hằng ngày khám bệnh cho bệnh nhân, tối về lại phải chăm sóc gia đình, nấu những bữa cơm nóng hổi rồi về đêm khi ánh trăng tròn lên cao, đôi bàn tay ấy chưa được yên giấc, tiếp tục vỗ vỗ quạt quạt ru chị em tôi chìm vào giấc ngủ và từ khuôn miệng xinh xắn của mẹ cất lên lời hát ru ngọt ngào mà tha thiết, đậm đà tình thương bao la của người mẹ dành cho những đứa con.

    Mặc dù vất vả đến thế nhưng mẹ tôi chẳng than lấy một lời, mẹ quả thật là người cứng rắn, biết cam chịu một cách đáng khâm phục. Mẹ luôn cẩn thận trong mọi việc, hoàn thành tốt và biết chịu trách nhiệm từ những việc mình làm để làm gương tốt cho con cái. Tuy nhiên trong việc dạy dỗ con, mẹ là người rất nghiêm túc. Mẹ luôn chỉ bảo cho chị em tôi những cái hay cái tốt, từ những việc nhỏ nhặt như công việc nhà đến việc lớn như cách ăn nói sao cho đúng mực, thái độ và cách cư xử với mọi người sao cho phù hợp. Mẹ quan tâm đến mọi việc tôi làm, nếu có việc gì không vừa lòng mẹ liền trách và phân tích rõ cho tôi hiểu vì sao tôi không nên làm như vậy, tuy vậy tôi cũng không giận mẹ mà ngược lại, tôi thấy kính trọng mẹ nhiều hơn. Trong gia đình là thế nhưng ngoài xã hội, mẹ là người hiền lành, dễ hòa đồng, biết cách ứng xử trong mọi tình huống và điều đặc biệt ở mẹ khiến nhiều người quý mến là mẹ rất biết cách ăn nói cho vừa lòng mọi người. Và tôi thấy mình thật may mắn khi được làm con của mẹ.

 Đề bài 1: ''Trong đầm gì đẹp bằng sen

 Lá xanh, bông trắng, lại chen nhị vàng.

 Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.''

Câu ca dao trên nói về cảnh đẹp quê hương có đầm sen, và quê tôi cũng có... Quê tôi là một mảnh đất nông thôn giản dị, đầy tự nhiên như bao vùng quê khác. Nhưng với tôi, quê hương luôn quen thuộc và đầy thương nhớ. Một ngày nọ, trở về quê hương, niềm cảm xúc mong nhớ ấy lại rung động trong trái tim tôi. Tôi nhớ những đầm sen đầy nước , đầy hoa, nhớ những ngôi trường cùng tiếng trống vang xa, nhớ lại giọng nói quê mình, nhớ lại từng hình ảnh, từng con sông, nhớ cả tiếng hót trong trẻo, ấm áp của chú chim đầu ngõ, nhớ từng cánh đồng bao la bát ngát, nhớ lại mọi cảm xúc ngây thơ trong sáng hồn nhiên của mình thời còn trẻ, còn dại. Ánh mặt trời dìu dịu của buổi chiều tàn rọi vào tán lá. Cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp hiện ra trước mắt tôi. Đôi chân tôi dính chặt vào đất, nó như không muốn trở về thành phố, muốn đắm chìm trong bầu không khí mát mẻ mà ấm áp này mãi mãi...  

Đề 2 và đề 3 ko làm.

16 tháng 9 2023

Bài văn tham khảo: 

Mùa thu luôn là đề tài, là cảm hứng quen thuộc lâu đời của thơ ca.Trong kho tàng văn học dân tộc ta đã từng biết đến một mùa thu trong veo trong thơ Nguyễn Khuyến, thu ngơ ngác trong thơ Lưu Trọng Lư, dào dạt và đượm buồn trong thơ Xuân Diệu.Và thật bất ngờ khi ta gặp một Hữu Thỉnh tinh tế, sâu sắc đến vô cùng qua một thoáng “Sang thu”.

Bài thơ được sáng tác năm 1977 khi đất nước mới giành được độc lập 2 năm. Đây cũng là một trong những mùa thu và những người lính như Hữu Thỉnh lần đầu tiên được cảm nhận vẻ đẹp của nó  trong không khí hòa bình. Chủ đề tác phẩm: Bằng tâm hồn nhạy cảm, bằng tình yêu mùa thu, quê hương nhà thơ đã mở rộng lòng mình để đón nhận giây phút chuyển mình của cảnh vật, đất trời từ cuối hạ sang đầu thu. Đồng thời bộc lộ những chiêm nghiệm, những suy ngẫm về con người, về cuộc đời  vốn đầy rẫy những khó khăn thử thách.

“Sang thu” ở đây là chớm thu, là lúc thiên nhiên giao mùa. Mùa hè vẫn chưa hết mà mùa thu tới có những tín hiệu đầu tiên. Viết về mùa thu các tác giả thường dùng những chất liệu quen thuộc: Sắc vàng của hoa cúc, của lá vàng rơi hay tiếng lá xào xạc của lá ngô đồng, của rặng liễu… Cò riêng Hữu Thỉnh lại đón nhận mùa thu bằng những cảm nhận tinh tế, giản dị:

 “Bỗng nhận ra hương ổi

 Phả vào trong gió se”

Thu của  Hữu Thỉnh được bắt đầu bằng một mùi hương quen thuộc phảng phất trong “gió se” - thứ gió khô và se se lạnh, đặc trưng của mùa thu về ở miền Bắc. Đó là “hương ổi” - mùi hương riêng của mùa thu làng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Động từ  “Phả” giàu sức gợi cảm, là động từ mạnh diễn tả mùi hương thơm nồng nàn, lan tỏa. Hương ổi “phả” vào trong “gió se” đem đến cho người đọc một sự liên tưởng thú vị: khiến cho hương thơm ấy như sánh lại và đậm đặc hơn. Làn gió heo may đã đưa hương ổi lan tỏa khắp các đường ngõ, thôn xóm. Để rồi ta nhận ra trong gió có mùi thơm hương ổi nồng nàn một tín hiệu rõ nhất báo mùa thơ về. “Hương ổi” gắn liền với bao kỉ niệm của thời thơ ấu, là mùi vị của quê hương đã thấm đẫm trong tâm tưởng nhà thơ và cứ mỗi độ thu về thì nó lại trở thành tác nhân gợi nhớ.  Hương ổi ấy, cơn gió đầu mùa se lạnh ấy là sứ giả của mùa thu (cũng như chim én là sứ giả của mùa xuân). Nó đến rất khẽ khàng, “khẽ” đến mức chỉ một chút vô tình thôi là không một ai hay biết. Kể từ đây tín hiệu chuyển mùa khi thu về không chỉ là sắc lá vàng bay, là hoa cúc vàng nở rộ, là rặng liễu đìu hiu…  mà vị sứ giả đầu tiên mang đến mùa thu cho mỗi chúng ta là “hương ổi” một thứ hương quê mộc mạc, dân dã vốn đã rất thân thuộc với mọi người. Ở đây Hữu Thỉnh đã có một hình ảnh, một tứ thơ khá mới mẻ so với thơ văn cổ viết về mùa thu, nhưng lại vô cùng quen thuộc và gần gũi đối với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân miền Bắc mỗi độ thu về.

Tín hiệu sang thu không chỉ bằng hương ổi, gió se mà còn được gợi ra bằng hình ảnh “sương thu”. Với Hữu Thỉnh sương thu không chỉ đẹp, nhẹ nhàng, mong manh hư ảo mà còn rất con người nó đang ngập ngừng lưu luyến trước bước đi của thời gian:

“Sương chùng chình qua ngõ

 Hình như thu đã về”

Nhà thơ đã nhân hóa làn sương qua từ láy “chùng chình”. Phép tu từ ấy đã thổi hồn vào những sự vật vô tri, vô giác để làn sương mỏng manh ấy như có tâm hồn, có cảm nhận riêng như ai đó đang nửa muốn đi, nửa muốn ở, ngập ngừng vương vấn khi bước chân qua ngưỡng cửa mùa thu. Câu thơ lắng đọng tạo cảm giác mơ hồ đan xen nhiều cảm xúc. Với nhà thơ Nguyễn Du thì mùa thu như khói biếc: “Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”.  Còn nhà thơ Tàn Đà thì sương thu nhẹ nhàng như hơi thở của làn khói: “ Khói thu xây thành”. Ở đây sương thu của Hữu Thỉnh, không phải là làn sương dày đặc, mịt mù như trong câu ca dao quen thuộc miêu tả cảnh Hồ Tây lúc ban mai “Mịt mù khói tỏa ngàn sương”, hay như nhà thơ Quang Dũng đã viết trong bài thơ “Tây Tiến”: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” mà là “Sương chùng chình qua ngõ” gợi ra những làn sương mỏng manh, mềm mại, giăng mắc  màn khắp đường thôn ngõ xóm làng quê. Nó làm cho khí thu mát mẻ và cảnh thu thơ mộng, huyền ảo, thong thả, bình yên. “Ngõ” ở đây vừa là ngõ thực của làng quê, nhưng cũng có thể là con ngõ nối giữa hay mùa hạ và thu chăng? Tâm trạng sang thu hay tâm trạng con người đang lưu luyến đợi chờ , tiếc nuối một điều gì đó trước ngưỡng cửa thời gian. Như vậy tín hiệu chuyển mùa được tác giả cảm nhận bằng tất cả các giác quan: khứu giác (hương ổi), xúc giác (gió se)  rồi đến thị giác (làn sương), tuy vậy trước những tín hiệu ban đầu ban đầu của khoảnh khắc giao mùa, cảm xúc của nhà thơ còn mơ hồ chưa rõ ràng. Cảm xúc ấy còn được thể hiện qua từ “bỗng” diễn tả tâm trạng bất ngờ như chưa kịp chuẩn bị. Và từ: “Hình như thu đã về”.  Câu thơ như lời tự hỏi lòng mình là một câu hỏi tu từ thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng . Từ “Hình như”  là sự phỏng đoán nửa tin, nửa ngờ, một tâm trạng mơ hồ, phân vân, không thật rõ ràng. Đúng là một trạng thái cảm xúc của thời điểm chuyển giao. Thu đến nhẹ nhàng quá, mơ hồ quá. Câu thơ gợi một chút mơ hồ về thời gian rõ nét đồng thời Hữu Thỉnh đã rất tinh tế thể hiện được những cảm nhận về cảm xúc giao mùa của đất trời, của lòng người một cách ngất ngây và say đắm. Phải là một con người có tâm hồn yêu thiên nhiên tinh tế, nhạy cảm mới có thể cảm nhận được những tín hiệu ban đầu của khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu.

Nếu khổ thơ thứ nhất là những cảm nhận về mùa thu còn mơ hồ, chưa rõ nét thì đến khổ thơ thứ hai bức tranh mùa thu đã được hiện hữu rõ ràng, đậm nét qua dấu ấn đổi thay của cảnh vật.Sau giây phút ngỡ ngàng và khe khẽ vui mừng, cảm xúc của thi sĩ tiếp tục lan tỏa, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn:

“Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã”

Dấu ấn bức tranh mùa thu được tác giả cảm nhận qua 3 nét vẽ cụ thể: với những hình ảnh:“dòng sông”, “cánh chim”, “đám mây ”. Hình ảnh dòng sông được tác giả miêu tả qua từ láy “dềnh dàng” cùng biện pháp nhân hóa giúp người đọc hình dung trạng thái của dòng sông mùa thu khác hẳn với mùa hạ. Nếu mùa hạ song cuồn cuộn trở nặng phù sa, dữ dội bao nhiêu thì đến mùa thu dòng sông ấy lại trở lên hiền hòa. Nó trôi một cách lững lờ, ung dung, thong thả như đang dạo chơi. Hình ảnh dòng sông gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh mùa thu đã đi qua mùa giông bão. Cái “dềnh dàng” của dòng sông không chỉ gợi ra vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên mùa thu mà còn mang đầy tâm trạng của con người như chậm lại, như trễ nải, như ngẫm ngợi nghĩ suy về những trải nghiệm trong cuộc đời. Đối lập với hình ảnh hiền hòa, chậm chạp, khoan thai của dòng sông là sự vội vàng của những cánh chim. Không gian trở nên xôn xao, không có âm thanh nhưng câu thơ lại gợi được cái động. Chim là động vật vô cùng nhạy cảm, chúng nhận ra trong gió heo may cái se lạnh của mùa thu đang về và mùa đông đang tới. Vậy nên chúng gấp gáp làm tổ, hối hả tha mồi, tất bật chuẩn bị cho những ngày tháng trú đông an toàn nhất hay sự vội vã của một hành trình về phương Nam trú rét. Nhưng cái tinh tế của hồn thơ Hữu Thỉnh lại ở từ “ bắt đầu”. Không phải là những cánh chim đang vội vã mà mới chỉ là bắt đầu. Nhận ra quy luật này chắc hẳn Hữu Thỉnh phải là người rất yêu cuộc sống nên mới có tâm hồn nhạy cảm, mới có thể nghe được, thấy được cái vỗ cánh bắt đầu của những cánh chim, cái cựa mình rất nhẹ của thời gian. Nhà thơ Xuân Diệu từng viết:

“  Không gian như có dây tơ

Bước đi sẽ đứt động hờ sẽ tan”

Ấn tượng nhất trong bức tranh mùa thu chính là hình ảnh:

                     “Có đám mây mùa hạ

                     Vắt nửa mình sang thu”

Đây là một hình ảnh thơ sáng tạo, một liên tưởng độc đáo, chỉ bằng mười con chữ gói gọn trong hai câu thơ mà người đọc có thể hình dung ra một bầu trời trong veo, những đám mây trắng lững lờ trôi, nắng mùa hạ vẫn còn vương lưng trời, hắt ánh vàng lên đám mây mỏng nhẹ. Thiên nhiên hai mùa như đang trộn lẫn, đang giao hòa trong áng mây bay. Động từ “vắt” thể hiện thật tài tình tạo ra nhiều liên tưởng giúp người đọc có thể hình dung những đám mây nhẹ trôi bồng bềnh uốn lượn như dải lụa mà ai đó tung lên trời. Cũng có thể gợi cho ta nghĩ đến cây cầu dải yếm hay cầu Ô Thước trong truyện “ Ngưu Lang, Chức Nữ” bắc trên dải ngân hà… Biết bao liên tưởng thú vị được gợi ra từ hình ảnh đám mây đã trở thành nhịp cầu nối liền hai dải thời gian, nối liền hai bờ không gian và thời gian giữa hạ và thu. Bước qua dải cầu mây mềm mại ấy tức là ta đã bước qua mùa hạ sôi động để sang với mùa thu dịu dàng, quyến rũ. Trong thơ ca Việt Nam, không ít những vần thơ nói về đám mây trên bầu trời thu:

 “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”

                                            (Nguyễn Khuyến - “Thu điếu”)

Hay:  “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”

                                                      (Huy Cận - “Tràng giang”)

Cài tài của Hữu Thỉnh là ông đã lấy cái thời gian siêu hình của sự vật để miêu tả thời gian định tính của vũ trụ. Dòng sông, cánh chim, đám mây đều được miêu tả bằng nghệ thuật nhân hóa, thổi hồn vào sự vật làm cho bức tranh thu trở nên hữu tình và thi vị.

Nếu ở hai khổ thơ đầu của bài thơ, dấu hiệu mùa thu đã khá rõ ràng trong không gian  và thời gian, sang khổ cuối vẫn theo dòng cảm xúc ấy, tác giả bộc lộ suy ngẫm của mình về con người, về cuộc đời:

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa

Bức tranh phong cảnh lúc giao mùa được tác giả gợi tả bằng những hình ảnh quen thuộc. Bằng giác quan nhạy cảm, tinh tế  Hữu Thỉnh đã nghe thấy, nhận thấy và đong đếm được những nắng, những mưa, những âm vang của cuộc sống. Hàng loạt những phó từ chỉ mức độ giảm dần như vẫn còn “vơi dần, bớt” để nói về trạng thái đặc điểm của thiên nhiên nắng, mưa, sấm khi sang thu. Với một hồn thơ bay bổng, một trái tim nhạy cảm, một giác quan tinh tế Hữu Thỉnh đã cảm nhận trên bầu trời thu nắng hạ vẫn còn  nhưng không còn gay gắt, chói chang, đổ lửa như nắng mùa hạ. Mưa mùa hạ vẫn còn nhưng sang thu mật độ thưa hơn, nhẹ hơn, nó không dữ dội như những cơn mưa mùa hạ nữa. Chớm thu sấm mùa hạ còn theo bước chân mùa hạ đi vào mùa thu nhưng âm vang giảm hẳn. Sang thu con người, vạn vật dường như đã quen dần với tiếng sấm mùa hạ nên không còn bất ngờ và kinh hãi nữa.

Hai câu thơ cuối bài lắng xuống với nhiều triết lí sâu xa:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi”.

Hai câu thơ vừa mang nghĩa tả thực, vừa mang nghĩa tượng trưng: Tả thực, Sấm là hiện tượng bất thường của tự nhiên. Hàng cây đứng tuổi là hàng cây cổ thụ sống lâu năm, hàng cây ấy đã trải qua nhiều tác động của tự nhiên trở nên vững vàng, mạnh mẽ hơn. Đồng thời câu thơ còn mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa: Sấm và hàng cây đứng tuổi là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa sâu xa: “Hàng cây đứng tuổi” chỉ những con người đứng tuổi từng trải. Họ trở lên vững vàng hơn trước những tác động  bất thường của ngoại cảnh. Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn thuần chỉ là giọng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ, chiêm nghiệm về đời người. Nhìn cảnh vật biến chuyển khi thu mới bắt đầu, Hữu Thỉnh nghĩ đến cuộc đời khi đã “đứng tuổi”. Phải chăng, mùa thu đời người là sự khép lại của những tháng ngày sôi nổi với những bất thường của tuổi trẻ và mở ra một mùa thu mới, một không gian mới, yên tĩnh, trầm lắng, bình tâm, chín chắn…trước những chấn động của cuộc đời. Vậy là “Sang thu” đâu chỉ là sự chuyển giao của đất trời mà còn là sự chuyển giao cuộc đời mỗi con người. Hữu Thỉnh rất đỗi tinh tế, nhạy bén trong cảm nhận và liên tưởng. Chính vì vậy những vần thơ của ông có sức lay động lòng người mãnh liệt hơn.

Bằng biện pháp tu từ nhân hóa, các hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sức gợi cảm, thể thơ năm chữ, bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh đã thể hiện một cách đặc sắc những cảm nhận tinh tế để tạo ra một bức tranh chuyển giao từ cuối hạ sang thu nhẹ nhàng, êm dịu,trong sáng nên thơ…ở vùng đông bằng Bắc Bộ để từ đó gửi gắm những suy nghĩ rất sâu sắc về con người và cuộc đời. Đọc “Sang thu”, ta nhận ra ở Hữu Thỉnh là tình yêu tha thiết với thiên nhiên, là một tâm hồn tinh tế và vô cùng nhạy cảm. Điều đó thật đáng để ta trân trọng.

            Đã rất nhiều năm trôi qua nhưng đến nay bài thơ “ sang thu” vẫn còn nguyên giá trị. Những khổ thơ trên đã góp phần làm nên thành công ấy cho bài thơ. Bài thơ mang một chút buồn, dịu dàng và lặng lẽ, thiên nhiên và con người cùng một nhịp sang thu. Cảnh thu và tình thu đang lồng vào nhau, thắm thiết và lưu luyến bồi hồi, vừa trang nghiêm, vừa chững chạc. Một mùa thu thật đẹp, lặng lẽ và dịu dàng, gửi gắm vào đó là tình cảm của con người với quê hương, đất nước. Với những giá trị ấy Hữu Thỉnh cùng với “sang thu” sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc hôm nay và mai sau.

Bài thơ em thích đó là "Thời nắng xanh". Sau đây là bài viết của em:

Âm điệu thơ tự bao giờ cứ ngân vang mãi trong trái tim tôi. Khúc hát ca văn chương mang một sức mạnh diệu kỳ đi sâu vào tiềm thức nơi trái tim người đọc để lại biết bao rung cảm sâu sắc trong lòng những kẻ phiêu lưu du ngoạn cùng ngôn từ. Từ bao đời nay, thi ca luôn hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình đặt chân đến xứ xở của cái đẹp. Song thơ cũng không chỉ là cái đẹp nó còn là “người thư kí trung thành của những trái tim” (Duy bra lay). Ngoài việc là tấm gương phản ánh cuộc sống, thi ca là dòng chảy của tình cảm- nơi thi nhân trải những cảm xúc lên trang giấy trắng chỉ có thể diễn đạt bằng thơ. Quả là như vậy, chỉ khi đến với “Thời nắng xanh” của Trương Nam Hương tôi mới thấm thía sâu sắc thứ tình cảm kì diệu trong thơ qua những hình tượng tưởng gần gũi nhưng được làm mới theo cách riêng dưới góc nhìn của người nghệ sĩ :

                                   Nắng trong mắt những ngày thơ bé

 

Cũng xanh mơn như thể lá trầu

Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau

Chở sớm chiều tóm tém

Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm

Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài

Bóng bà đổ xuống đất đai

Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt

Rủ rau má, rau sam

Vào bát canh ngọt mát

Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.

    Dù vài câu thơ nhưng thành công neo vào lòng người đọc hình ảnh người bà tần tảo yêu thương con cháu. Giọng thơ tâm tình tha thiết ăm ắp tình cảm chân thành của người cháu dành cho người bà kính yêu.

    Bài thơ gây ấn tượng với người đọc từ nhan đề của bài thơ “Nắng thời xanh”. Nắng trong thi ca không còn là hình ảnh mới, từng xuất hiện trong rất nhiều thi phẩm như “ Đây thôn Vĩ Dạ”  ( Hàn Mặc Tử )

                                   “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”

  Hay nắng xanh cũng từng xuất hiện trong thơ Tố Hữu : 

                                  “Bác đã đi rồi sao Bác ơi !

                                   Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời “

   Nhưng trong thơ của Trương Nam Hương nắng lại gắn với một “thời xanh”. Phải chăng đó là quãng thời gian hạnh phúc vui vẻ nhất của tác giả trong suốt tuổi thơ của mình. Màu xanh gợi liên tưởng đến một sức sống thanh xuân khoẻ khoắn, bền lâu cùng với dòng chảy vô tình của thời gian. Dường như một phần đời nơi tâm hồn ấy mãi nằm lại với những hồi ức đẹp nhất rực rỡ như ánh nắng của thiên nhiên đất trời. Và thi sĩ cũng dùng hình ảnh nắng lật tứ vẽ nên bức chân dung người bà kính yêu mang vẻ đẹp giản dị truyền thống chân quê:

                                “Nắng trong mắt những ngày thơ bé

                                 Cũng xanh mơn như thể lá trầu

Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau

Chở sớm chiều tóm tém

Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm

    Trong mắt của đứa trẻ “nắng” xanh mơn mởn như “lá trầu” . Nhà thơ còn khéo léo kết hợp nghệ thuật so sánh cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác hoàn toàn mới mẻ “ nắng” có màu xanh mơn mởn tinh khôi mới mẻ. Hình ảnh thơ đầy sáng tạo khiến câu thơ trở nên sinh động mang đậm dấu ấn sáng tạo riêng của thi sĩ. Hai câu thơ đầu như cánh cửa dẫn lối người đọc đến với người bà hiện lên bình dị trong lao động hàng ngày. Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền và giành để thưởng thức sớm chiều. Ngược trở lại dòng chảy văn chương hình ảnh những người bà ăn trầu đã không còn quá xa lạ. “Miếng trầu làm đầu câu chuyện” và nó cũng trở thành hình ảnh gợi nhắc  về người bà. Ăn trầu là tập tục ở miền quê đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.  Lắng nghe trong đôi câu chữ là hình ảnh của người bà mang vẻ đẹp, thói quen sinh hoạt của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Ôi! Chỉ là màu của trầu mà ngỡ cả ráng chiều đọng lại trên vành môi quặng thâm của bà. Nó đã trở thành mảnh kí ức ghim chặt trong nỗi nhớ của người cháu về bà của mình. Một hình ảnh quá đỗi giản dị gần gũi thân quen nhưng bước vào thơ Trương Nam Dương lại dội nên một nỗi nhớ sâu sắc về bóng hình gắn bó với một thời nắng xanh tươi đẹp. Những kỉ niệm về người bà như một cuốn sách tiếp tục đươc lật mở đến không gian mới :

                             “Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài

                              Bóng bà đổ xuống đất đai

                           Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt

                              Rủ rau má, rau sam

                             Vào bát canh ngọt mát”

    Bài thơ được triển khai theo kết cấu đan xen một câu tả hình ảnh “nắng” thiên nhiên và sau đó là những câu thơ xuất hiện hình ảnh người bà của nhân vật trữ tình. Người bà một lần nữa xuất hiện cùng hình ảnh “nắng” trong những luống khoai liếp vách không cài. Nắng hồn nhiên như trẻ con nhảy từ luống khoai nọ đến luống khoai kia. Cả khu vườn rắc đầy bụi vàng của nắng. Hình ảnh thôn quê thanh bình, yên ả hiện lên sống động trước mắt những người thưởng thức. “Xiên” là động từ mạnh chỉ ánh sáng đột ngột, xuyên thẳng xuống. Có lẽ đó là cái nắng nóng gay gắt của những ngày hạ chí nhưng người bà vẫn tiếp tục công việc cày xới : 

                            “Bóng bà đổ xuống đất đai”

    Hình ảnh thơ khơi nguồn liên tưởng về những người nông dân chân lấm tay bùn “bán lưng cho đất bán mặt cho trời” để làm nên những hạt lúa mang nặng tinh hoa đất trời, hạt cơm ta có trong mỗi bữa ăn. Người bà của nhà thơ mang dáng dấp của những người nông dân lao động cần cù, vất vả. Nhưng tất cả những gian truân ấy để đổi lấy niềm vui cho đứa cháu thơ “rủ châu chấu cào cào” và cả luống rau ăn ngày còn thiếu thốn đủ điều. Hạnh phúc ấy kết  vào bát canh yêu thương ngọt mát. Một thời thơ ấu bình yên bên người bà, dù còn nhiều khó khăn nhưng cháu vẫn có được tuổi thơ trọn vẹn nhất. Tựa như một bát canh ngọt mát có thể làm dịu cơn đói của người lâu ngày chưa ăn thì những kí ức đấy làm bóng mát cho tâm hồn nhân vật trữ tình để khi nhớ lại bật thành thơ dồn nén cảm xúc:

                             “Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.”

 

 Tất cả những kỉ niệm hồi cháu sống với bà đã hoá thân vào hình ảnh “bát canh” ngọt lành bà cho. Bát canh đầy ăm áp những hạnh phúc giản dị bình yên ấy chan lên “thời nắng xanh” của mình trở thành tuổi thơ không bao giờ quên. Chỉ với một câu thơ mà bao nhiêu phù sa tình cảm lắng đọng xuống đáy sâu trong lòng người đọc về tình cảm của người cháu. Dù trong bài thơ không có một chữ “yêu” nhưng cứ đọc câu thơ hiện lên như cả một bầu trời thương nhớ đến người bà của nhà thơ. Chính tuổi thơ ngọt ngào bên người bà đã nâng đỡ thi sĩ bước trên ngả đường của giấc mơ và khát vọng.

      Đôi ba câu thơ nhẹ nhàng nhưng neo đậu vào tâm hồn người đọc rung động đưa ta trở lại với miền đất mang tên kỉ niệm về một thời thương nhớ. Thi sĩ đã phục dựng hình ảnh người bà mang nét đẹp của người phụ nữ truyền thống, chăm chỉ cần cù, chịu thương chịu khó. Dù hoàn cảnh còn thiếu thốn nhưng người bà ấy vẫn yêu thương và mang đến cho đứa cháu những điều tốt đẹp nhất. Tuổi thơ của cháu có “châu chấu, cào cào”, có niềm vui từ bát canh ngọt mát và cả bóng hình của bà chở che. “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim cuộc sống đã ứ đầy” ( La mác tin ), có lẽ tình yêu của người cháu dành cho người bà suốt bao năm không thể kìm nén mà chảy tràn trên ngòi bút thành thơ. Đó là tình cảm chân thành, kính trọng, nhớ thương da diết, giàu tình yêu thương đối với người bà tần tảo của mình. Song thơ hay là “hay cả hồn lẫn xác”, thời nắng xanh đâu chỉ cuốn người đọc vào giai điệu tâm hồn mà còn vào cả thứ âm nhạc diệu kì của ngôn ngữ thơ. Lời thơ giản dị, nhẹ nhàng mà dồn nén tất cả cảm xúc chan chứa từ bên trong. Nghệ thuật so sánh kết hợp với những hình ảnh của cuộc sống quen thuộc “lá trầu”, “cào cào”, “châu chấu” , “bát canh” tạo dựng hình ảnh lên cuộc sống chân quê thanh bình, yên ả nhưng thật gần gũi thân thương trong ký ức. Chắp vá kí ức bạc màu thành thước phim quay chậm sống dậy hồi ức ngọt ngào, hạnh phúc một thời không thể quên.

      Hình ảnh người bà trong thi ca là nguồn thi liệu khơi gợi cảm xúc của người nghệ sĩ như “Bếp lửa” của Bằng Việt hay “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, “Thời nắng xanh của Trương Hương Dương cũng đóng góp một nhìn mới vào dòng chảy của văn chương nghệ thuật. Hình ảnh người bà truyền thống, giàu tình yêu thương, tần tảo, chăm chỉ cần cù sẽ mãi khắc ghi trong lòng người đọc. Tình cảm trân trọng, kính yêu với người bà của thi sĩ sẽ được văn chương lưu giữ vẹn nguyên vượt qua mọi sự biến thiên của lịch sử và đẻ lại trong lòng người đọc dấu lặng không thể nào quên. 

2 tháng 6 2020

Thầy cô giáo là những người lái chuyến đò sang sông, đưa chúng ta cập bến của tri thức, nuôi dưỡng ở chúng ta, những người học sinh những hiểu biết, những bài học, rèn luyện cho chúng ta những kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử. Hơn thế nữa, thầy cô chính là những người cha, người mẹ thứ hai luôn yêu thương chăm sóc, dưỡng dục ở chúng ta những nhân cách, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, giúp chúng ta trở thành những con người có ích cho xã hội. Ngày 20/11 chính là ngày để học sinh chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô, tri ân công lao dưỡng dục cũng như thể hiện tình thương yêu đối với thầy cô.

Ngày 20/11 năm nào trường em cũng tổ chức mitting kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, là một dịp để học sinh toàn trường tri ân đối với công lao của các thầy cô giáo. Công lao của các thầy cô giáo với chúng ta là vô bờ bến, là người truyền đạt những tri thức, nuôi dưỡng những ước mơ và là người luôn định hướng cho chúng ta những con đường đi đúng đắn, phù hợp nhất với khả năng cũng như sở thích của bản thân. Nhân ngày 20/11 em cũng muốn kể về một kỉ niệm sâu sắc giữa em và cô giáo dạy môn lịch sử của mình, đó là những kí ức mà em sẽ không bao giờ quên, bởi nó là những tình cảm kính yêu chân thành nhất của em với cô giáo của mình.

Đó là khoảng thời gian khi em còn là học sinh lớp chín, giai đoạn cuối của lứa tuổi học sinh trung học. Cũng như bao bạn học sinh khác, thời điểm cuối cấp luôn là những lúc chúng em vui chơi, đùa nghịch thỏa thích, vui vẻ nhất bởi chẳng lâu sau đó chúng em sẽ phải chia tay, mỗi đứa một nơi nên những khoảnh khắc của thực tại chúng em đều vô cùng trân trọng. Trải qua thời gian bốn năm học cùng, chúng em không còn những bỡ ngỡ, xa lạ về nhau nữa mà dần trở nên thân thuộc, gắn bó như những người trong gia đình, bởi vậy mà khi nhận ra thời gian bên nhau không còn nhiều thì chúng em đã chơi hết mình, hay nói cách khác thì chúng em quậy phá như những đứa trẻ mới lớn.

Nhưng vô hình chung, sự vui chơi mà chúng em cho là hết mình, là tận dụng khoảng thời gian quý giá để bên nhau lại làm ảnh hưởng lớn đến việc học hành của chúng em. Sẽ chẳng có gì để nói nếu như chúng em kết hợp vừa chơi, vừa học nhưng chúng em vui chơi mà xao lãng việc học tập, khiến cho thầy cô vô cùng lo lắng và có nhiều lần lên lớp nhắc nhở, bảo ban chúng em. Giai đoạn cuối cấp vô cùng quan trọng, bởi nó đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi người, nhưng khi ấy chúng em đã không thể nhận thức được điều ấy, mặc dù được thầy cô nhắc nhở nhưng chúng em vẫn chứng nào tật ấy, liên tục đứng chót về xếp loại học tập. Em thấy những điều đó là bình thường bởi nếu không tạo ra những dấu ấn khó quên thì thật lãng phí cho một tuổi học trò.

Những suy nghĩ sai lầm ấy của em đến khi gặp và tiếp xúc với cô giáo dạy lịch sử của chúng em thì em mới có thể nhận thức và từ đó thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Em còn nhớ rất rõ đó là kì hai của năm học lớp chín, cô giáo dạy môn lịch sử của chúng em mới về hưu, bởi vậy mà sẽ có một giáo viên trẻ khác thay cô phụ trách môn lịch sử ở lớp em. Môn lịch sử là một trong những môn em không thích học nhất, bởi nó nhiều lí thuyết, nhiều sự kiện khó nhớ và em cũng không thê hiểu được học lịch sử thì có thể áp dụng gì cho cuộc sống hiện tại hay không. Lấy lí do không thích học nên em đã không học bài cũ, vả lại em nghĩ cô giáo mới đến thì sẽ không kiểm tra bài cũ đâu.

Cô giáo dạy lịch sử mới của chúng em là một cô giáo trẻ khoảng hai mươi sáu, hai mươi bảy tuổi, cô vô cùng xinh đẹp, dịu dàng. Nhưng trái ngược với vẻ bề ngoài của mình, cô là một người vô cùng nghiêm khắc trong việc dạy học của mình. Ngay buổi học đầu tiên, sau khi giới thiệu với cả lớp, và kiểm tra bài cũ ngay sau đó, câu hỏi mà cô đặt ra là lên bảng viết ra tên các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, lúc ấy em là người nói chuyện rôm nhất nhóm nên cô đã gọi em lên bảng. Em lên bảng loay hoay quay qua quay lại vì em không học bài, em hi vọng các bạn ở dưới có thể nhắc bài cho mình.

Nhưng cô giáo đã thẳng thắn hỏi em “Em đã chuẩn bị bài cũ ở nhà chưa?”, em ấp úng nói “Dạ chưa” thì cô đã nói với em “Học bài về nhà rất quan trọng, nó giúp các em hiểu hơn về bài học cũng như có nền tảng để nắm bài mới. Môn lịch sử không phải môn học chính nhưng nó vô cùng có ích trong cuộc sống. Vì vậy cô hi vọng lần sau em sẽ nghiêm túc hơn trong việc học bài về nhà”. Cô giáo nói tuy rất nhẹ nhàng nhưng em cảm thấy vô cùng xấu hổ với cả lớp, cũng từ đó mà em không có mấy thiện cảm với cô giáo của mình. Em thường xuyên tỏ ra chống đối khi không hăng hái phát biểu như những môn học khác, cũng thường xuyên không học bài về nhà.

Hôm ấy có tiết kiểm tra môn lịch sử bốn mươi lăm phút, lần này cô giáo làm rất chặt, tất cả sách vở đều phải đặt lên mặt bàn, cả lớp đều trật tự làm bài, nhưng em vốn không học gì và cũng không có chút kiến thức nào về môn lịch sử. Bởi vậy mà em cố gắng lấy quyển vở ở đầu bàn lén lút coi. Em cẩn thận mở từng trang vở rất khẽ khàng, cố gắng không phát ra tiếng để tránh sự chú ý của cô giáo. Việc quay cóp của em ngỡ như sẽ thành công như bao lần, bởi vị trí mà em ngồi là cuối lớp, lại bị khuất bóng của bạn Minh lớp trưởng, cô giáo không thể nhìn thấy được. Hí hửng với ý tưởng của mình, em vô tư coi bài mà không để ý xung quanh.

Nhưng lúc đang mải miết coi và chép bài thì cô giáo đã đến chỗ em tự lúc nào, cô không lớn tiếng phát giác em trước cả lớp mà chỉ khẽ gõ nhẹ nhón tay lên mặt bàn để em chú ý. Em giật mình sợ hãi ngước lên nhìn cô, sợ cô sẽ trách phạt và nêu gương xấu cho cả lớp, nhưng trái với suy nghĩ của em, cô giáo không hề làm vậy, cô chỉ nói rất nhẹ “Cuối giờ hãy gặp cô một chút nhé”. Em mang tâm trạng nặng nề và sợ hãi suốt bốn tiết học sau đó, trong đầu em mường tượng ra bao hình phạt mà cô sẽ làm với em, mà đáng sợ nhất chính là mời bố mẹ lên để làm việc. Em không sợ bị cô giáo trừ điểm hay trách phạt mà em sợ hãi nhất chính là việc khiến bố mẹ thất vọng, đau lòng.

Cuối tiết học thứ năm, em xuống phòng chờ giáo viên để gặp cô giáo, nhưng không hề có sự trách phạt nào cả, cô chỉ nhẹ nhàng nói với em “Chỉ có những thứ làm ra mới thực sự có giá trị, điểm số không quan trọng, quan trọng là em nhận được gì sau những bài học ấy”. Nghe cô nói đến đây, em cảm thấy vô cùng hối hận, em cúi sát đầu xuống mặt bàn và nói lời xin lỗi với cô “Em xin lỗi cô”. Cô nắm lấy bàn tay em làm em vô cùng bất ngờ, cô ôn tồn nói “Cô biết em là một học sinh ngoan, hãy cố gắng để tiến bộ hơn nữa, đừng để một môn học em không thích làm ảnh hưởng đến sự tiến bộ ấy. Môn lịch sử khó nhưng cũng không phải không có cách học, có khó khăn gì thì cô có thể giúp em giải đáp”.

Lời nói của cô đầy chân thành khiến cho khóe mắt của em cay cay, em vô cùng cảm động trước tấm lòng nhân hậu đầy yêu thương của cô. Vì không muốn em xấu hổ với lớp mà cô đề nghị gặp riêng, rồi cô không những không trách phạt mà còn hứa giúp em học tốt. Trong lòng em lúc ấy tràn ngập cảm giác hối hận cùng sự biết ơn. Em đã tự hứa với chính mình phải cố gắng, không phụ tấm lòng của cô. Và kết quả cuối kì học em đạt tám phẩy năm điểm môn sử, em cảm thấy vô cùng hạnh phúc và biết ơn cô vô cùng, vì cô không chỉ cho em động lực học môn lịch sử- là môn mà em vốn rất ghét mà còn cho em một bài học sâu sắc, đó là cách nỗ lực vượt qua những khó khăn của cuộc sống, đó là đối mặt và tìm cách vượt qua.

2 tháng 6 2020

Tham khảo:

Trong hành trình trưởng thành, đồng hành cùng mỗi người không chỉ là gia đình mà còn có cả những người bạn tốt. Mỗi người bạn lại để lại trong trái tim ta những kỉ niệm khác nhau. Có một người bạn mà em luôn nhớ mãi là Quỳnh. Nhớ về cô bạn thân ngày ấy bao kỉ niệm lại ùa về. Trong đó có một kỉ niệm em mãi mãi không bao giờ quên.

Chuyện xảy ra khi em học lớp ba. Đó là kỉ niệm về Quỳnh - người bạn ngồi cùng bàn với em. Em và Quỳnh chơi rất thân với nhau, luôn giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn. Gần cuối năm học năm ấy, em bị đau ruột thừa, nhập viện trong một thời gian dài nên phải nghỉ học hàng tuần liền không thể đến trường. Bài học trên lớp đều bỏ dở. Một hôm cô giáo chủ nhiệm gọi điện cho mẹ em bảo cần nhờ các bạn chép bài cho để khi quay lại học không bị bỡ ngỡ. Nhưng mẹ và em suy nghĩ một hồi cũng không biết phải nhờ ai. Em lo lắng trước kỳ thi sắp tới sau khi ra viện. Nhà em ở tận làng cách trường học rất xa, lại không gần nhà bạn nào trong lớp.

Bất ngờ, tối hôm ấy em thấy Quỳnh khoác áo mưa, lặn lội đạp xe đến bệnh viện. Thì ra bạn ấy chủ động nhận ghi chép bài cho em, muốn giúp đỡ em học tập. Nhà Quỳnh ở khá xa nhà em nên mẹ em lo lắng hỏi:

- Cháu đi như vậy bố mẹ có biết không?

- Dạ, cháu xin phép bố mẹ rồi ạ. Bố mẹ cháu cũng đồng ý cho cháu giúp đỡ bạn. Quỳnh lễ phép thưa.

Sau đó, mẹ dặn hai đứa chúng em ở đây chờ mẹ một lát mẹ về lấy sách vở. Quỳnh hỏi thăm vết mổ của em rồi giảng lại cho em bài học sáng nay ở lớp. Em vẫn còn nhớ như in hình ảnh cô bạn bé nhỏ đi đi lại lại phòng bệnh hôm ấy, vừa đi vừa giảng bài, lưu loát như cô giáo giảng vậy. Suốt thời gian em nghỉ học nằm lại bệnh viện để theo dõi, ngày nào Quỳnh cũng đến với em. Có những hôm trời mưa to tầm tã, không ngại đường xa, Quỳnh vẫn nhờ bố mẹ đưa đến.

Mẹ em đi làm cả ngày, đồng thời phải chăm sóc đứa em gái mới vừa tròn hai tuổi nên rất vất vả. Có những ngày tối muộn mẹ mới vào viện với em. Quỳnh biết được điều đó, sợ em buồn nên ngày nào thấy mẹ tới muộn bạn ấy sẽ ngồi mãi ở đó, nói chuyện với em. Thời gian giúp đỡ em, cô bạn bỏ tham gia hết lớp học tiếng Anh, lớp học đàn piano mà mình yêu thích. Nhìn những dòng chữ ngay ngắn trong trang vở của mình, em thấy cảm động vô cùng. Nhờ có Quỳnh mà em có thể bắt kịp các bạn trong lớp, không gặp khó khăn khi quay lại học.

Mẹ em nói với em rằng:

- Quỳnh là một cô bé ngoan, một người bạn tốt. Con phải ghi nhớ những gì bạn ấy đã giúp đỡ mình.

Em hiểu lời dặn của mẹ, càng hiểu hơn tình cảm của cô bạn tốt bụng. Sau lần ấy, chúng em càng trở nên thân thiết với nhau hơn, luôn cố gắng cùng nhau học tập tiến bộ.

Cho đến tận hôm nay, em và Quỳnh vẫn là những người bạn tốt của nhau . Kỉ niệm ngày đó là một kỉ niệm đẹp khó quên đi về tình bạn của chúng em. Chúng em luôn trân trọng và giữ gìn tình cảm đó.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Sách là một phương tiện để lưu giữ thông tin, tri thức của biết bao nhiêu thời đại. Nội dung trong sách là những kinh nghiệm, bài học bổ ích cho con người. Con người hằng ngày vẫn phải học tập không ngừng để bổ sung sự hiểu biết, phục vụ cho cuộc sống của mình. Chúng ta có thể học từ thầy cô, bạn bè và cả từ sách. Sách là một người thầy nhưng cũng là một người bạn. Thầy của ta không thể đi cùng ta cả đời. Bạn của ta cũng vậy. Chỉ có sách là ta có thể đem bên mình trên mỗi hành trình. Sách chính là một sự chỉ dẫn, một sự đồng hành, an ủi. Sách, chính là người bạn đường thân thiết của con người.

30 tháng 1 2018

- Viết một bài văn tả một loại cây ăn quả .

Mỗi nhà có những cây cối khác nhau và nha em thì cũng thế. Trong khu vườn xinh đẹp nhà em có rất nhiều loại cây cối, nào cây rau mẹ trồng, cây cải đang ra hoa, cây chanh nho nhỏ, năm vừa rồi nó cung cấp chanh cho cả mùa rau muống nhà em. Nhưng em thích nhất cây xoài, vì nó to nhất tỏa bóng mát lớn là chỗ để cho em có thể vui chơi mỗi khi nắng hè đến. Đồng thời nó còn mang đến những quả xoài cát vàng ngọt lịm.

Cây xoài nhà em cao khoảng tầm mười mét, vì nó là cây xoài lùn nên nó thấp hơn so với những cây xoài bình thường và nó còn tỏa bóng lá rộng hơn nữa. thân nó chia ra làm nhiều cành nhánh nhỏ chứ không dựng đứng một cành như cây xoài nhà hàng xóm. Cây nhà em rất dễ chèo vì thế nên em hay chèo lên đấy mỗi buổi chiều ngồi ăn một thứ gì đó và hát vu vơ, nhiều lúc gió buổi hoàng hôn đến mát mẻ khẽ đùa giỡn trên mái tóc em. Em thấy thích lắm và em hát to hơn và hay hơn. Lúc ấy những cành xoài cũng đung đưa như lắc lư theo điệu nhạc em hát. Cây xoài gắn với tuổi thơ của em vì khi còn rất nhỏ em đã chơi ở đó rồi. Chẳng biết từ bao giừ nhưng khi em có mặt trên cuộc đời này thì cây xoài đã đứng ở đó, tỏa bóng xum xuê mát rượi.Cây xoài ấy có rất nhiều cành con nên cũng rất nhiều lá. Những chiếc lá màu xanh đậm ở dưới còn những chiếc lá non màu xanh nhạt ở trên. Lá non mỏng và dễ rách hơn lá già. Em thích ngắm nó lắm, làm gì dù chơi hay làm em cũng mang ra ngồi ở gốc cây với cái bóng mát đó. Đến mùa hoa xoài nở, những bông hoa nhỏ li ti thành chùm trông đẹp lắm. Đến khi những quả con mọc ra nhìn chúng nhỏ nhắn dáng yêu lắm. có lúc em còn ngặt chúng ăn thử, mẹ em toàn mắng xoài mới nhú mà vặt ăn rồi. nhưng mà mùi vị của nó thật lạ, chan chát, chua chua. Đến khi những quả sai to ra sai lắc sai lư ra trông như những cái tú dẹt lúc lắc trên cây vậy. thường thì những quả ở dưới sẽ bị em vặt ăn xanh, vì xoài ngọt nên ăn xanh nó cũng rất ngọt. Và thế nên những quả để được chín thường là ở bên trên. Khi chín màu nó vàng mọng vỏ ngoài căng ra mềm mềm chỉ cần lấy móc tay lột vỏ là cũng có thể ăn được mà không cần đến dao.

Những ngày mưa đến, cây xoài như được tắm gội sạch sẽ, những hạt bụi mờ lá đã được những giọt nước mưa cuốn đi. Thân cây chuyển sang màu nâu ướt trong nổi hơn thường ngày. Những chiếc lá sạch bụi xanh tươi đẹp đẽ làm sao. Không kể những hạt mưa còn sót lại trên lá bắt đầu nhỏ từng giọt xuống thật thích thú. Những hạt nước trên lá chảy từ từ ra đầu lá ngưng đọng một lúc ở phần đầu lá nhọn nhọn đó rồi như muốn níu kéo, như chưa muốn rơi mình xuống đất mà như lôi lôi kéo kéo được vài giây thì thấm xuống đất.

Em thích cây xoài nhất vì nó không những mang đến bóng mát cho tuổi thơ em vui đùa mà nó còn mang đến những quả xoài căng mọng ngọt ngào nữa.

30 tháng 1 2018

-viết một đoạn văn tả về người bạn thân của em 

Lớp 5C của em có ba mươi hai bạn, bạn nào cùng dễ thương và đáng yêu, nhưng em thích nhất là bạn Diệu Hà.

   Diệu Hà năm nay vừa tròn mười tuổi, cùng tuổi với em. Bạn có thân hình cân đối, khỏe mạnh. Dáng đi nhanh nhẹn, mỗi khi có công việc gì cần thiết bạn đi một lát là xong ngay. Khuôn mặt tròn tròn bầu bĩnh đáng yêu, sống mũi không cao lắm nhưng rất hợp với khuôn mặt. Nước da trắng hồng làm cho gương mặt bạn thêm phần rạng rỡ, vầng trán cao, biểu lộ sự thông minh. Đôi mắt của bạn một mí rất sáng và đen, biểu lộ sự chân thật và ngay thẳng. Hằng ngày đến lớp Diệu Hà thường mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh, rất sạch sẽ. Chiếc khăn quàng đỏ luôn nổi bật trên cổ áo trắng, trông xinh xinh như cánh bướm.

   Diệu Hà luôn vui vẻ, hoà nhã với bạn bè, bạn luôn giúp đỡ những bạn học yếu trong lớp. Diệu Hà rất chăm học, ở trường cũng như ở nhà. Bạn giỏi đều các môn, xuất sắc nhất là môn Toán. Trong lớp, Diệu Hà luôn chăm chỉ nghe cô giáo giảng bài, chỗ nào chưa hiểu bạn xin cô giảng lại. Bạn làm tất cả các bài tập hôm nay và các bài tập chuẩn bị cho tiết học hôm sau. Vì thế trong lớp, Hà hay giơ tay phát biểu ý kiến. Diệu Hà được phân công làm lớp trưởng. Bạn tỏ ra rất gương mẫu, đi đầu về mọi mặt để làm gương cho các bạn trong lớp noi theo. Mỗi buổi có 15 phút truy bài đầu giờ, Hà đều theo dõi nhắc nhở các bạn. Hà muốn rằng trong lớp ai cũng học giỏi cả. Hà không những là người trò giỏi mà còn là người con ngoan vì ở nhà Hà thường giúp mẹ nấu cơm, rửa chén, quét nhà, giặt quần áo.

   Người bạn thân thương của em làm cho em nhớ mãi những năm tháng tuồi học trò thời thơ ấu. Hình ảnh của Hà đã để lại trong em nhiều ấn tượng khó quên. Diệu Hà là tấm gương tốt để em và các bạn noi theo. Em sẽ gắng học thật tốt để xứng đáng là bạn thân của Diệu Hà.


 

NG
14 tháng 9 2023

Nón lá thường có hình chóp nhọn, được làm bằng lá cọ phơi khô, có phết sơn bóng phía ngoài. Đây là chiếc nón thông dụng, được người dân ta sử dụng thường xuyên để che nắng, che mưa, cũng như trở thành một thứ biểu tượng cho con người Việt Nam. Cũng có loại nón lá hình tròn, gọi là nón quai thao, đây là nón đặc trưng mà các liền anh liền chị dùng trong các lễ hội giao duyên truyền thống. Ngoài ra còn có nón ngựa, đây là loại nón riêng của tỉnh Bình Định, được làm bằng lá dứa, người ta thường đội khi cưỡi ngựa.

- Đoạn văn phối hợp:

Lòng biết ơn là cơ sở của đạo làm người. Hiện nay trên khắp đất nước ta đang dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với thương binh, liệt sĩ, những bà mẹ anh hùng, những gia đình có công với cách mạng. Đảng và Nhà nước cùng toàn dân thực sự quan tâm, chăm sóc các đối tượng chính sách. Thương binh được học nghề, được trợ vốn làm ăn; các gia đình liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng được tặng nhà tình nghĩa, được các cơ quan đoàn thể phụng dưỡng, săn sóc tận tình. Rồi những cuộc hành quân về chiến trường xưa tìm hài cốt đồng đội, những nghĩa trang liệt sĩ đẹp đẽ với đài Tổ quốc ghi công sừng sững, uy nghiêm, luôn nhắc nhở mọi người, mọi thế hệ hãy nhớ ơn các liệt sĩ đã hy sinh anh dũng vì độc lập, tự do… Không thể nào kể hết những biểu hiện sinh động, phong phú của đạo lí uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Đạo lí này là nền tảng vững vàng để xây dựng một xã hội thực sự tốt đẹp.

- Đoạn văn song song:

Trong tập “Nhật kí trong tù” (Hồ Chí Minh), có những bài phác họa sơ sài mà chân thực đậm đà, càng tìm hiểu càng thú vị như đang chiêm ngưỡng một bức tranh cổ điển. Có những bài cảnh lồng lộng sinh động như những tấm thảm thêu nền gấm chỉ vàng. Cũng có những bài làm cho người đọc nghĩ tới những bức tranh sơn mài thâm trầm, sâu sắc.