K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 6 2020

Câu 1 

Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX:

  • Cuối thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ, được đông đao nhân dân tham gia, nhưng đều thất bại.
  • Đến đầu thế kỉ XX, cuộc vận động cứu nước của ta đã đi theo con đường dân chủ tư sản.
  • Sở dĩ con đường dân chủ tư sản trở thành con đường đi của nước ta vì Nhật Bản là nước đã đi theo con đường này và đã trở nên giàu có đã kích thích nhiều nhà yêu nước muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật. Hơn nữa, trong bối cảnh đất nước ta đầu thế kỉ XX, chúng ta có thể tiếp nhận được xu hướng mới này, khác với tình hình nước ta nửa cuối thế kỉ XIX.

Câu 2 

I. Phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất

1. Phong trào Đông Du( 1905-1909)

  • Hoàn cảnh: Đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước muốn noi gương Nhật Bản để duy tân tự cường.
  • Hoạt động của phong trào:
    • Năm 1904 lập ra Hội Duy tân.
    • Năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật với mục đích cầu viện
    • Từ năm 1905 đến năm 1908, Hội phát động phong trào Đông Du
    • Tháng 9- 1908, Trục xuất những người Việt Nam khỏi đất Nhật
    • Tháng 3- 1909 Phong trào Đông Du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.
  • Ý nghĩa: Cách mạng Việt Nam đã hướng ra thế giới, gắn vấn đề dân tộc với vấn đề thời đại.
  • Bài học:
    • Chủ trương bạo động là đúng nhưng tư tưởng cầu viện là sai lầm
    • Cần xây dựng thực lực trong nước, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế chân chính.

2. Phong trào Đông Kinh nghĩa thục (1907)

  • Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục
    • Người khởi xướng: Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành
    • Thời gian hoạt động: Từ tháng 3 đến tháng 11/ 1907
    • Phạm vi hoạt động: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình.
    • Mục đích: Mở trường học các môn Lịch sử, địa lí, khoa học thường thức, tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách báo, tuyên truyền tinh thần yêu nước.
    • Kết quả: Đông Kinh nghĩa thục ngừng hoạt động
    • Ý nghĩa: Thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân chủ, dân quyền và một nền văn hóa mới ở nước ta.

3. Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì( 1908)

a. Cuộc vận động Duy tân:

  • Địa bàn hoạt động: Các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định
  • Người khởi xướng:  Phan Chu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng
  • Hoạt động chính:  Mở trường dạy học theo lối mới, hô hào chấn hưng thực nghiệp, phổ biến cái mới, vận động và làm theo cái mới, cái tiến bộ.

b. Phong trào chống thuế ở Trung Kì( 1908)

  • Nguyên nhân:
    • Do chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, nông dân vô cùng khốn khổ về các thứ thuế
    • Ảnh hưởng của cuộc vận động Duy tân
  • Diễn biến: sgk
  • Kết quả: Phong trào đã bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu.

II. Phong trào yêu nước trong thời kì chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến.

  • Xã hội: Bắt lính cung cấp cho chiến tranh.
  • Kinh tế: Trồng cây cộng nghiệp, khai thác mỏ, bắt mua công trái...
  • Chính trị, văn hoá: lừa bịp.

=>Mâu thuẫn giai cấp và dân tộc thêm sâu sắc.

2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917).

(Đọc thêm)

3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.

  • Năm 1911, Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho một tàu buôn của Pháp để có cơ hội tới các nước phương Tây.
  • Hành trình 6 năm, Người đã đi đến các nước Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Âu.
  • Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở về Pháp, viết báo, truyền đơn…tố cáo thực dân và tuyên truyền cách mạng cho Việt Nam..

=>Những hoạt động yêu nước chỉ mới bắt đầu nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

17 tháng 9 2023

Một số điểm giống và khác nhau giữa các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX và phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX về mục đích như sau:

Giống nhau:

Mục tiêu chung của cả hai phong trào là đấu tranh chống lại sự xâm lược và áp bức của các thực dân nước ngoại.Cả hai phong trào đều nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền và lợi ích của dân tộc Việt Nam.

Khác nhau:

Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có xu hướng tổ chức và lãnh đạo chính trị mạnh mẽ hơn so với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX. Các tổ chức như Việt Nam Quang Phục Hội và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội đã được thành lập và hoạt động tích cực trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có sự tham gia đông đảo hơn của các tầng lớp nhân dân, bao gồm cả công nhân và nông dân. Trong khi đó, phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX chủ yếu được lãnh đạo bởi các tầng lớp trí thức và quý tộc.

Đây chỉ là một số điểm giống và khác nhau chung, còn nhiều yếu tố khác cũng có thể được xem xét.

24 tháng 4 2022

TK.í.2 hạn chế này là nguyên nhân sâu xa của thất bại. -Chưa có đường lối lãnh đạo phong trào đúng đắn, chưa có sự chuẩn bị cần thiết.PT diễn ra nhỏ lẻ, chưa có sự gắn kết giữa các vùng miền khác nhau vì sự nghiệp chung. Chưa có sự gắn kết giữa PTCM Việt Nam và PT Thế giới. +Khách quan: -Sự đàn áp dã man của thực dân Pháp.

24 tháng 4 2022

Xu hướng: cải cách theo con đường dân chủ tư sản

Nguyên nhân :Tham khảo

+Chủ quan:

-Hạn chế về lịch sử : Yếu kém về hệ thống tổ chức và không phù hợp với thời đại ( XH Phong kiến)

-Hạn chế về mặt giai cấp:

+Trước chiến tranh XH Việt Nam tồn tại 2 giai cấp : Nông dân và địa chủ.Sau CT hình thành thêm các giai cấp mới. Dẫn đến mâu thuẫn xã hội hình thành. 2 hạn chế này là nguyên nhân sâu xa của thất bại.

-Chưa có đường lối lãnh đạo phong trào đúng đắn, chưa có sự chuẩn bị cần thiết. PT diễn ra nhỏ lẻ, chưa có sự gắn kết giữa các vùng miền khác nhau vì sự nghiệp chung. Chưa có sự gắn kết giữa PTCM Việt Nam và PT Thế giới.

+Khách quan:

-Sự đàn áp dã man của thực dân Pháp.Chúng mang sang 1 hệ tư tưởng hiện đại về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội cùng với vũ khí tối tân.

10 tháng 3 2016

* Bối cảnh lịch sử nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới đầu thế kỉ XX:

- Bối cảnh trong nước:

+ Sau khi phong trào Cần vương thất bại, con đường cứu nước dưới ngọn cờ phong kiến không còn phù hợp nữa, yêu cầu đặt ra là phải tìm một con đường cứu nước mới.

+ Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt nam. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa, cơ cấu kinh tế Việt Nam có nhiều biến đổi. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào nước ta, bên cạnh nền sản xuất phong kiến lạc hậu. Sự biến đổi này là cơ sở kinh tế bên trong cho sự tiếp thu khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản từ bên ngoài dội vào.

+ Cơ cấu xã hội Việt Nam cũng có sự thay đổi với sự xuất hiện của các giai cấp, tầng lớp mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản. Các sĩ phu Nho học Việt Nam thời kì này cũng có sự chuyển biến về tư tưởng chính trị, tư duy kinh tế… Tất cả sự biến đổi này là cơ sở xã hội bên trong cho sự tiếp thu khuynh hướng cứu nước mới.

- Tác động từ bên ngoài:

+ Từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, tình hình chính trị thế giới, mà trước hết là từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc đã tác động đến Việt Nam.

+ Phong trào cải cách chính trị - văn hóa ở Trung Quốc, gắn liền với nhân vật Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, tư tưởng của Cách mạng Pháp với những tác phẩm của Ru-xô, Monong-te-xki-ơ, Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc… đã tác động đến tư tưởng của các sĩ phu Việt Nam.

+ Đặc biệt, Nhật Bản sau 30 năm tiến hành Duy tân Minh Trị đã trở thành một cường quốc, đánh bại cả nước Nga (1905). Các sĩ phu Việt Nam nhận thấy muốn đất nước phát triển thì phải Duy tân theo Nhật Bản.

* Những đặc điểm mới của phong trào đầu thế kỉ XX so với phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX:

- Về mục tiêu: Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX nhằm chống thực dân Pháp giành độc lập, thiết lập trở lại chế độ phong kiến, còn phong trào đầu thế kỉ XX cũng nhằm chống thực dân Pháp, nhưng gắn với cải biến xã hội theo hướng tư bản chủ nghĩa.

- Về tư tưởng: Phong trào cuối thế kỉ XIX theo hệ tư tưởng phong kiến, còn phong trào đầu thế kỉ XX có khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Lãnh đạo: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu, văn thân có tư tưởng trung quân ái quốc, còn lãnh đạo phong trào đầu thế kỉ XX là những sĩ phu thức thời có tư tưởng tiến bộ.

- Lực lượng tham gia: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu có tư tưởng trung quân ái quốc  và nông dân, còn phong trào đầu thế kỉ XX gồm những sĩ phu tiến bộ, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản…

- Về hình thức đấu tranh: Phong trào cuối thế kỉ XIX chỉ tiến hành khởi nghĩa vũ trang, phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú theo hai xu hướng bạo động và cải cách; kết hợp nhiều biện pháp như: tuyên truyền vận động đoàn kết, chuẩn bị thực lực, tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, vận động cải cách, mở mang và nâng cao dân trí, dân quyền, xúc tiến chuẩn bị võ trang bạo động.

- Quy mô: Phong trào cuối thế kỉ XIX diễn ra trên một địa bàn có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ đấu tranh vũ trang. Phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra trên địa bàn rộng lớn, ở cả trong và ngoài nước, với sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân.

3 tháng 3 2016

* Nguyên nhân nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới trong phong tào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX.

- Phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX thất bại, đã đặt ra yêu cầu phải tìm ra con đường cứu nước mới.

- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam có nhiều chuyển biến: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện, quan hệ sản xuất phong kiến vẫn còn tồn tại, các giai cấp trong xã hội phân hóa sâu sắc, xuất hiện những lực lượng xã hội mới.

- Một số sĩ phu yêu nước thức thời đã nhận thấy sự hạn chế của tư tưởng phong kiến, có điều kiện tiếp xúc với những tư tưởng mới của thời đại.

- Các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam: phong trào cải cách chính trị, văn hóa ở Trung Quốc gắn liều với Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, cách mạng Tân Hợi (1911), tư tưởng của cách mạng Pháp… đã ảnh hưởng đến  tư tưởng các sĩ phu Việt Nam. Đặc biệt sự cường thịnh của Nhật Bản sau 30 năm tiến hành Duy Tân Minh Trị, đã ảnh hưởng đến các sĩ phu, họ nhận thấy muốn đất nước phát triển thì phải Duy tân theo  Nhật Bản.

Đây chính là điều kiện làm nả sinh khuynh hướng cứu nước mới ở nước ta đầu thế kỉ XX, trong đó tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh.

* Tóm lược những hoạt động tiêu biểu của phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX:

- Phan Bội Châu chủ trương bạo động vũ trang đánh Pháp.

+ Năm 1904, Phan Bội Châu thành lập  Hội Duy tân, tổ chức phong trào Đông du.

+ Năm 1912 thành lập Việt Nam Quang phục hội.

- Phan Châu Trinh là người tiêu biểu cho xu hướng canh tân, cứu nước, giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội:

+ Thực hiện cuộc vận động Duy tân với nhiều hình thức phong phú: thành lập trường học với nội dung giảng dạy mới…

+ Phong trào đấu tranh chống đi phu, đòi giảm thuế bùng nổ ở Trung Kì, chịu ảnh hưởng của phong trào Duy tân.

* Những điểm mới của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX.

- Mục tiêu: Phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX nhằm chống thực dân Pháp giành độc lập, thiết lập trở lại chế độ phong kiến, còn phong trào đầu thể kỉ XX cũng nhằm chống thực dân Pháp, nhưng gắn với cải biến xã hội theo hướng tư bản chủ nghĩa.

- Tư tưởng: Phong trào cuối thế kỉ XIX theo hệ tư tưởng phong kiến, còn phong trào đầu thế kỉ XX có khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Lãnh đạo: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu, văn thân có tư tưởng trung quân ái quốc, còn lãnh đạo phong trào đầu thế kỉ XX gồm những sĩ phu thức thời có tư tưởng tiến bộ.

- Lực lượng tham gia: Phong trào cuối thế kỉ XIX là các sĩ phu có tư tưởng trung quân ái quốc và nông dân, còn phong trào đầu thế kỉ XX gồm những sĩ phu tiến bộ, nông dân, công nhân, tư sản, tiểu tư sản…

- Hình thức đấu tranh: phong trào cuối thế kỉ XIX chỉ tiến hành khởi nghĩa vũ trang, phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú theo hai xu hướng bạo động và cải cách, kết hợp nhiều biện pháp như: tuyên truyền vận động đoàn kết, chuẩn bị thực lực, tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài, vận động cải cách, mở mang và nâng cao dân trí, dân quyền, xúc tiến chuẩn bị vũ trang bạo động.

- Quy mô: phong trào cuối thế kỉ XIX diễn ra trên một số địa bàn có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ đấu tranh vũ trang(Bắc Kì và Trung Kì). Phong trào đầu thế kỉ XX diễn ra trên diện rộng lớn, ở cả trong và ngoài nước.

12 tháng 6 2021

Tham khảo ạ:

12 tháng 6 2021

#Tham_khảo!

* Bảng thống kê các phong trào yêu nước chủ yếu đầu thế kỉ XX