K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2021

Cô Nguyễn Thị Hồng là một kỹ sư nông nghiệp. Nhà cô cách nhà em không xa lắm, chỉ độ vài chục mét. Hàng ngày, cô đến Sở nông nghiệp để làm việc. Cô chuyên nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi, nghiên cứu cách trồng trọt và chăn nuôi để đạt năng suất cao. Cô rất tận tụy với công việc của mình. Tuy là một kĩ sư nhưng cô rất giản dị, gần gũi với người lao động để trao đổi kinh nghiệm sản xuất. Nhờ vậy, cô luôn được mọi người quý mến. Em rất biết ơn cô. Em nguyện ra sức học tập để sau này trở thành con người có ích như cô.

17 tháng 2 2022

Tham khảo: 

Bác Hà sống ở cạnh nhà em là một người lao động trí óc.

Bác ấy là một giáo viên dạy văn ở trường cấp ba trong thành phố. Đến nay, bác đã cống hiến được gần mười lăm năm trong nghề. Ngày nào, bác cũng đến trường, thực hiện nghĩa vụ trồng người. Để có những giờ dạy hay như thế ở lớp, bác Hà đã không ngừng nghỉ trau dồi kinh nghiệm, kiến thức của mình. Tuy đã là giáo viên lâu năm, nhưng bác rất chịu khó cập nhật thêm các thông tin, kĩ năng máy tính để hỗ trợ việc dạy học. Chính vì cái tâm và tài năng của mình, bác Hà được các học sinh và phụ huynh vô cùng yêu quý, kính trọng.

Không chỉ thế, bác Hà còn là một người hàng xóm tuyệt vời. Bác ấy luôn thân thiện với mọi người. Các hoạt động chung như dọn dẹp, trang trí vào các dịp lễ, bác luôn năng nổ tham gia. Điều đó khiến mọi người càng thêm yêu mến bác hơn.

Càng được tiếp xúc, em càng yêu quý bác Hà. Mong rằng sau này em cũng có thể trở thành một giáo viên tuyệt vời như bác.

17 tháng 2 2022

Tham khảo:

Bác Hà sống ở cạnh nhà em là một người lao động trí óc.

Bác ấy là một giáo viên dạy văn ở trường cấp ba trong thành phố. Đến nay, bác đã cống hiến được gần mười lăm năm trong nghề. Ngày nào, bác cũng đến trường, thực hiện nghĩa vụ trồng người. Để có những giờ dạy hay như thế ở lớp, bác Hà đã không ngừng nghỉ trau dồi kinh nghiệm, kiến thức của mình. Tuy đã là giáo viên lâu năm, nhưng bác rất chịu khó cập nhật thêm các thông tin, kĩ năng máy tính để hỗ trợ việc dạy học. Chính vì cái tâm và tài năng của mình, bác Hà được các học sinh và phụ huynh vô cùng yêu quý, kính trọng.

Tham khảo :

Người trí thức mà em biết là ông nội em. Ông em năm nay khoảng sáu mươi tư tuổi, ông làm nghề bác sĩ. Ông có dáng người cân đối với khuôn mặt vuông, nước da màu nâu trông rất đẹp. Ông là người rất nghiêm khắc. Khi ông đến bệnh viện, ông khoác chiếc áo trắng giản dị nhưng trông ông rất đẹp. Hằng ngày ông khám, chữa bệnh cho mọi người. Từ sáng đến tối, ông vẫn tận tụy với công việc của mình. Tất cả các bệnh nhân ông đều khám cẩn thận và hỏi han chu đáo. Rất nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh và khỏe sau khi được ông điều trị. Với hàng xóm, nếu ai bị ốm đau ông đều nhiệt tình sang khám giúp không kể đêm hôm. Vì vậy mọi người luôn kính trọng và biết ơn ông. Mọi người luôn ca ngời ông là bác sĩ giỏi. Em rất yêu quý ông. Em mong ông luôn làm tốt công việc của ông.

#H

Link : Kể về một người lao động trí óc mà em biết (28 mẫu) - Bài văn tả về người trí óc hay chọn lọc lớp 3 - VnDoc.com

8 tháng 3 2021

Bác Dũng là một biên tập viên ở đài truyền hình của tỉnh. Bác chính là người lao động trí óc mà em ngưỡng mộ nhất. Năm nay, bác đã bốn mươi tư tuổi nhưng trông bác vẫn trẻ và khỏe mạnh lắm. Bác có dáng người hơi thấp, nhưng chắc chắn. Mái tóc đen lấm tấm ít sợi bạc lúc nào cũng được chải chuốt gọn gàng. Trên sống mũi, luôn là một chiếc kính gọng vàng. Trang phục của bác rất đơn giản, thường chỉ là những chiếc áo phông, quần jean. Khi nào có việc quan trọng hay dịp đặc biệt thì bác sẽ mặc vest. Công việc của bác Hùng rất bận rộn. Hằng ngày, bác dành nhiều thời gian ở đài truyền hình để lên kế hoạch, viết nội dung, chỉnh sửa cho các chương trình. Để có những chương trình hay và ý nghĩa, bác và rất nhiều người khác đã phải làm việc rất vất vả. Mỗi khi có thời gian rảnh, bác lại dành thời gian cho gia đình và vườn cây cảnh trước nhà. Em hy vọng sau này có thể trở thành một biên tập viên như bác.

Mẹ là tiếng gọi đầu đời của trẻ thơ, là dòng sữa ngọt nuôi nấng ta lúc chào đời, dạy ta bắt đầu học nói. Mẹ hát ru ta ngủ, chăm sóc lúc ta thức, tập cho ta những bước đi đầu tiên. Tình mẹ diệu vợi luôn luôn nồng ấm hòa nhập với mạch sống của con, lòng mẹ hân hoan sung sướng khi thấy con khôn lớn, hạnh phúc, thành đạt trong xã hội, và sãn sàng chia sẻ những muộn phiền lo âu khi con gặp những thất bại trên đường đời. Không có bút mực nào tảhết được tình cảm thiêng liêng về tấm lòng cao cả của người mẹ. Dù rằng trong các bộ môn văn hộc nghệ thuật : thi văn, âm nhạc, hội họa, điện ảnh hay sân khấu…, đã được người nghệsĩ đem tim óc diễn tả về khối tình tuyệt vời đó, nhưng nào ai có thể diễn tả được hết tình mẹ bao la sâu thẳm đó ? Hình ảnh người mẹ trong lãnh vực tôn giáo: Phật Giáo có đức Quan Thế Âm, tôn sùng dưới hình thức Mẹ. Thiên Chúa Giáo có đức Mẹ, thánh nữ đồng trinh Maria. Trong kho tàng văn hóa Việt Nam những truyện cổ tích, ca dao, tranh họa, cải lương, kịch..…viết về mẹ không nhiều, nhưng lại thắm tình dân gian nên lưu truyền đến ngày nay.

Cô giáo dạy em năm lớp Một tên là Vân. Cô rất quan tâm và thương yêu học sinh. Em nhớ như in giọng nói dịu dàng, đầm ấm của cô trong giờ kể chuyện. Đối với bạn chưa ngoan, cô ân cần khuyên bảo chứ không hề trách phạt. Em rất quý mến cô, luôn xem cô như người mẹ hiền của em. Khi em viết chưa đẹp, cô cầm tay em uốn nắn theo từng con chữ. Những bài toán khó, cô giảng thật tỉ mỉ cho em hiểu. Em có tiến bộ như ngày nay đều nhờ vào sự chăm chút của cô. Em cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để đáp lại công ơn của cô đã dành cho em.

20 tháng 8 2020

                                                                                                bài làm

 Người lao động chí óc mà em biết đó là cô em. Cô em làm bác sĩ ở bệnh viện tỉnh. Hàng ngày cô em thường đến sớm để chuẩn bị dụng cụ khám cho bệnh nhân. Nhiều hôm có rất nhiều bệnh nhân đến khám bệnh nhưng cô ân cần vui vẻ với mọi người. Cô em rất bận rộn nhưng cô em vẫn kiên trì làm việc. Cô em rất chu đáo và niềm nở. Mọi người rất yêu quý và tin tưởng ở cô.Em rất yêu thương cô.

8 tháng 5 2022

Ai cũng có một người để mình ngưỡng mộ, đơn giản vì ở họ có những điều đặc biệt. Chú Dũng của em là một bác sĩ trẻ của bệnh viện nhi thành phố, người mà em rất mến và tự hào.

Chú em tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại giỏi và trở về thành phố nơi mình sống làm việc. Chú năm nay gần 30 tuổi, dáng người cao ráo, nước da hơi trắng, khuôn mặt chú đẹp với đôi mắt sáng thông minh. Hằng ngày công việc ở bệnh viện rất tất bật, chú phải khám cho rất nhiều bệnh nhân và tất cả đều là những em nhỏ, bởi chú là bác sĩ khoa nhi. Mỗi lần chú khám bệnh cho các bạn nhỏ, chú đều ân cần và tận tình, chú luôn tạo cho các bạn cảm giác vui vẻ, thoải mái chứ không e dè sợ hãi. Cứ thế, mỗi ngày công việc của chú từ sáng tới tối ở bệnh viện, tận tụy với tất cả mọi người, ai ai cũng tin tưởng vào bác sĩ. Điều khiến em thích thú nhất vẫn là nhìn chú đeo ống nghe vào tai để kiểm tra nhịp tim và lúc chú cuốn cuộn vải dày để đo huyết áp cho mọi người, tay chú điều khiển ống cao su, kim đồng nhích dần, rồi cuối cùng chú ghi kết quả kiểm tra vào hồ sơ. Chú em cứ mãi miệt mài như vậy đó, chứ hễ rảnh tay lại nói chuyện chọc cười với em, hai chú cháu cứ tíu tít với nhau suốt cả ngày.

8 tháng 5 2022

Cái này mình chép mạng nhé!

6 tháng 5 2021

Cô Lan là bác sĩ ở bệnh viên Quân Y 105. Năm nay cô đã 35 tuổi nhưng nhìn cô rất trẻ trung. Cô làm bác sĩ đã được 10 năm. Suốt 10 năm công tác, cô rất tận tụy với nghề. Cô rất yêu nghề và hết lòng cứu chữa cho bệnh nhân. Lúc khám bệnh, cô luôn tham hỏi, động viên bệnh nhân để họ bớt lo lắng. Nhiều bệnh nhân đau đớn sinh ra cáu gắt nhưng nụ cười vẫn nở trên môi cô. Cô luôn được bệnh nhân tin yêu và kính trọng xứng đáng với câu nói “ Thầy thuốc như mẹ hiền”. Đối với đồng nghiệp, cô luôn hòa nhà và vui vẻ. Trong gia đình, cô là người con hiếu thảo khiến bà con lối xóm ai cũng yêu mến. Em rất quý cô, em mong sau này sẽ trở thành bác sĩ như cô.

29 tháng 2 2020

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vậy, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

 

29 tháng 2 2020

Nhân vật dượng Hương Thư có thể xem là trung tâm của câu chuyện, quá trình vượt thác của dượng Hương Thư thật nguy hiểm, những con người không nao núng, sợ hãi trước thiên nhiên, tác giả tập trung khắc họa hình ảnh dượng Hương Thư đứng mũi chịu sào, đây cũng là cuộc chiến giữa con người với thiên nhiên.

Khi vượt thác được tác giả so sánh dượng Hương Thư “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”, “như một pho tượng đồng đúc” thể hiện sức mạnh, tầm vóc của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, đây cũng là hình ảnh so sánh đầy thú vị khiến nhiều người liên tưởng đến những vị anh hùng xưa vốn có sức mạnh phi thường. Với sự so sánh đó không ai hơn con người mới đủ sức chế ngự và vượt qua được thiên nhiên.

Thêm một điểm nhấn trong vượt thác chính là sự so sánh của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà khác nhau hoàn toàn, điều này làm rõ nét sự mạnh mẽ, kiên cường, các hành động nhân vật rút sào, thả sào nhanh như cắt cho thấy sự dũng cảm, dày dạn kinh nghiệm khi vượt thác dữ.

Dượng Hương Thư chính là nhân vật làm nổi bật hình ảnh con người mạnh mẽ, kiên cường, sẵn sàng đánh bại thiên nhiên nhưng lại vô cùng giản dị, khiêm nhường. Đây cũng là đức tính của những con người lao động.

11 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách
 

30 tháng 4 2021

Những câu thơ Lượm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng em về hình ảnh chú bé Lượm. Lượm là 1 chú bé có thân hình nhỏ bé, loắt choắt nhưng vô cùng nhanh nhẹn, hoạt bát, đáng yêu. Dáng đi nhanh thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh với chiếc mũ ca lô đặt trưng các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch hẳn sang 1 bên thể hiện là chú bé tinh nghịch lại hồn nhiên yêu đời. Đeo trên vai chiếc xắc nhỏ xinh xinh, Lượm là 1 chàng chiến sĩ dũng cảm, gan dạ, hi sinh thân mình để bảo vệ đất nước. Em sẽ cố gắng học tập và phấn đấu để thể hiện lòng biết ơn và cũng để góp phần xây dựng đất nước Việt Nam càng ngày giàu đẹp hơn.

28 tháng 4 2021

Người trí thức mà em biết là ông nội em. Ông em năm nay khoảng sáu mươi tư tuổi, ông làm nghề bác sĩ. Ông có dáng người cân đối với khuôn mặt vuông, nước da màu nâu trông rất đẹp. Ông là người rất nghiêm khắc. Khi ông đến bệnh viện, ông khoác chiếc áo trắng giản dị nhưng trông ông rất đẹp. Hằng ngày ông khám, chữa bệnh cho mọi người. Từ sáng đến tối, ông vẫn tận tụy với công việc của mình. Tất cả các bệnh nhân ông đều khám cẩn thận và hỏi han chu đáo. Rất nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh và khỏe sau khi được ông điều trị. Với hàng xóm, nếu ai bị ốm đau ông đều nhiệt tình sang khám giúp không kể đêm hôm. Vì vậy mọi người luôn kính trọng và biết ơn ông. Mọi người luôn ca ngời ông là bác sĩ giỏi. Em rất yêu quý ông. Em mong ông luôn làm tốt công việc của ông.

28 tháng 4 2021

Chú là một họa sĩ, bạn thân của bố em. Hiện chú đang công tác ở trường Văn hóa nghiệp vụ của tỉnh. Chú vừa làm công tác quản lí và tham gia giảng dạy. Mỗi lần, sáng tác được bức họa nào, chú thường đưa cho bố em bình phẩm, góp ý. Hai người có vẻ tâm đầu ý hợp lắm. Đến nhà chú chơi, thấy những bức tranh chú vẽ hồi thời kì kháng chiến được lồng vào những cái khung nhỏ nhỏ xinh xinh treo trên tường, em rất thích. Nhiều khi thấy em chăm chú nhìn vào một bức tranh nào đó, thì chú lại đến bên cạnh, nói cho em biết thời điểm và hoàn cảnh vẽ bức tranh ấy. Bức thì vẽ rừng dừa bị bom Mĩ tàn phá, bức thì vẽ cảnh tàu địch bị bộ đội ta đánh cháy, đánh chìm trên sông Hàm Luông, bức thì vẽ cảnh sinh hoạt của đơn vị chú ở vùng giải phóng v.v… Chú là một người dễ mến, dễ gần và rất thương yêu trẻ con. Chú nói, bữa nào chú sẽ dạy cho em cách vẽ, cách tô màu, cách phóng tranh vì thấy em rất mê môn vẽ. 

Nguồn: https://vanmau.edu.vn/hay-ke-ve-mot-nguoi-lao-dong-tri-oc-ma-em-biet/#ixzz6tKsvyHFe