K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 2 2021

Lưu ý là: Có tham khảo mạng nha bạn!

Không có mô tả.

Không có mô tả.

Không có mô tả.

Không có mô tả.

Không có mô tả.

Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh có một không hai của đất nước Việt Nam. Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi, ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Tùy theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc tỏa mênh mông, lúc thu hẹp lại thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như dải lụa xanh. Thiên nhiên Hạ Long chẳng những kì vĩ mà còn duyên dáng. Nét duyên dáng của Hạ Long chính là cái tươi mát của sóng nước, cái rạng rỡ của đất trời. Sóng nước Hạ Long quanh năm trong xanh. Đất trời Hạ Long bốn mùa sáng nắng. Bốn mùa Hạ Long mang trên mình một màu xanh đằm thắm: xanh biếc của biển, xanh lam của núi, xanh lục của trời. Màu xanh ấy như trường cửu, lúc nào cũng bát ngát, cũng trẻ trung, cũng phơi phới. Tuy bốn mùa là vậy, nhưng mỗi mùa Hạ Long lại có những nét riêng biệt, hấp dẫn lòng người. Mùa xuân của Hạ Long là mùa sương và cá mực. Mùa hè của Hạ Long là mùa mùa gió nồm nam và cá ngừ, cá vược. Mùa thu của Hạ Long là mùa trăng biển và tôm he… Song quyến rũ hơn cả vẫn là mùa hè của Hạ Long. Những ngày hè đi bên bờ biển Hạ Long ta có cảm giác như đi trước cửa gió. Ngọn gió lúc êm ả như ru, lúc phần phật như quạt, mang cái trong lành, cái tươi mát của đại dương vào đất liền, làm sảng khoái tâm hồn ta. Trong tiếng gió thổi, ta nghe tiếng thông reo, tiếng sóng vỗ, tiếng ve ran và cả tiếng máy, tiếng xe, tiếng cần trục từ trên các tầng than, bến cảng vòng lại. Những âm thanh của sự sống trăm ngả tụ về, theo gió ngân lên vang vọng.

2 tháng 9 2019

Tham khảo:

I, MỞ BÀI

- Giới thiệu và dẫn dắt đến đề bài: Thuyết minh về Hồ Gươm lớp 9.

Ví dụ:

Mở bài số 1: Nếu bạn đã từng đặt chân đến thủ đô của đất nước Việt Nam, hẳn bạn đã từng tham quan Hồ Gươm - khung cảnh vô cùng nổi tiếng về vẻ đẹp thiên nhiên cũng như về lịch sử. Nào, hãy để tôi giới thiệu với bạn về khu danh lam thắng cảnh này nhé.

Mở bài số 2: Mỗi người đều có một khung cảnh bản thân mình yêu thích. Có thể với bạn đó là khung cảnh biển xanh cát trắng, có thể với bạn đó là khung cảnh thiên nhiên hoang sơ nơi rừng núi… Nhưng là người con của dải đất cong cong hình chữ S này, hẳn ai cũng đều yêu thích khung cảnh cổ kính nơi Hồ Gươm đầy dấu ấn lịch sử.

II, THÂN BÀI

* Nguồn gốc của Hồ Gươm là gì? Vị trí ở đâu?

- Nguồn gốc:

  • + Theo lịch sử: Rất nhiều thế kỷ về trước, hồ vẫn chỉ chìm sâu dưới đáy nước cùng với cả khu vực đồng bằng sông Hồng. Vào khoảng thế kỷ 16, chúa Trịnh đã cho chỉnh trang Hoàng thành Thăng Long để vua Lê vào ở, trong đó có xây dựng hồ Tả Vọng và hồ Hữu Vọng. Trong đó hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm bây giờ. Sau này, vào năm 1884 thì hồ Hữu Vọng có bị lấp lại, chỉ còn hồ Tả Vọng cho đến ngày nay.
  • + Theo truyền thuyết: Hẳn là câu chuyện về việc Lê Lợi trả gươm cho Rùa Vàng tại hồ Tả Vọng không ai là không biết. Truyền thuyết này được lưu truyền qua nhiều năm và được đưa vào trong sách giáo khoa. Câu chuyện kể về việc Lê Thận – bạn keo sơn của vua Lê Lợi chài được một lưỡi kiếm, sau đó Lê Lợi tìm được một chuôi kiếm. Hai thứ đó đã ghép lại thành một thanh gươm hoàn chỉnh, đem lại chiến thắng trong cuộc chiến của Lê Lợi. Rồi sau khi đã làm vua, một hôm đang đi thuyền ở hồ Tả Vọng thì Rùa Vàng có ngoi lên xin lại gươm, vua đa hoàn trả. Từ đó, hồ chuyển tên thành hồ Hoàn Kiếm hay hồ Gươm.

- Vị trí: Hồ Gươm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm nên khá dễ tìm. Không chỉ vậy, Hồ Gươm ở vị trí kết nối khá nhiều con phố cổ, thuận tiện trong việc tìm kiếm của du khách và người dân.

* Khung cảnh Hồ Gươm như thế nào?

=> Hồ Gươm là một quần thể di tích khá rộng lớn, bao gồm nhiều di tích lịch sử khác nhau.

  • - Tháp Rùa: Tọa lạc ở phần đất nhỏ nổi lên ở giữa hồ Gươm. Tháp Rùa mang kiến trúc của Pháp, được xây dựng từ 1884 đến 1886. Tháp này được tương truyền là nơi để cụ rùa lên nghỉ ngơi. Nền cỏ xanh ngắt, mái tháp cong cong đối xứng mang một vẻ đẹp cổ kính giữa lòng thành phố đầy bận rộn và tất bật.
  • - Đền Ngọc Sơn: Ngôi đền này được xây dựng ở trên một hòn đảo khác có tên là đảo Ngọc. Ban đầu nơi đây được gọi là chùa nhưng sau đó đổi thành đền và chỉ thờ Văn Xương Đế Quân và Trần Hưng Đạo. Đền Ngọc Sơn có cổng vào khá giống với kiểu cổng của Văn Miếu Quốc Tử Giám, phía trên cổng có ghi ba chữ “Đắc Nguyệt Lâu”.
  • - Cầu Thê Húc: Là cây cầu dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Cầu có màu đỏ, cong cong như con tôm, in bóng xuống mặt nước, thơ mộng và đẹp chẳng kém gì cầu Tràng Tiền của Huế. Hai chữ “Thê Húc” có nghĩa là “Nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sớm”.
  • - Tháp Bút, đài Nghiên: Như tên gọi của nó, tháp Bút giống như một chiếc bút lông, phía trên đỉnh có phần như đầu bút. Thân tháp có 3 chữ “Tả thiên thanh” nghĩa là viết lên trời xanh. Tiếp đó là đài Nghiên, nằm ngay cạnh tháp Bút. Sở dĩ gọi như vậy là bởi kiến trúc này có hình giống nghiên mực, kê dưới chân nghiên là tượng 3 con cóc.
  • - Tháp Hòa Phong, đền Bà Kiệu: Một nơi là di vật còn sót lại của chùa Báo Ân, một nơi là chỗ thờ ba vị nữ thần gồm Liễu Hạnh công chúa, Đệ nhị Ngọc nữ và Đệ tam Ngọc nữ.
  • - Thủy Tạ: Là nơi thường ngoạn cảnh đẹp trên hồ.
  • - Đền thờ vua Lê: Là nơi thờ vua Lê, có tượng vua Lê cầm kiếm tượng trưng cho cảnh vua hoàn trả lại gươm cho Rùa Vàng.

* Ý nghĩa của Hồ Gươm ra sao?

  • - Hồ Gươm là một nét đẹp đặc sắc và nổi bật trong bức tranh về một Hà Nội – thủ đô của Việt Nam.
  • - Không chỉ vậy còn là di tích lịch sử qua nhiều năm, có vị trí quan trọng trong lịch sử và văn hóa nước nhà.
  • - Hàng năm có không ít du khách từ nhiều nơi trên đất nước và thế giới đến thăm quan nơi này.
  • - Hồ Gươm trở thành đề tài cho nhiều bài thơ, bài hát cũng như nhiều tấm ảnh, bức tranh nghệ thuật.

* Hiện trạng của Hồ Gươm và hành động nên làm?

  • - Hiện nay, Hồ Gươm đang dần bị ô nhiễm, trên hồ khá nhiều rác do ý thức vô trách nhiệm của nhiều người dân, làm xấu đi hình ảnh của hồ.
  • - Mỗi chúng ta cần ý thức hơn về hành động của mình, đồng thời thành phố Hà Nội đã có những biện pháp bảo vệ và giảm thiểu lượng rác thải trên hồ.

III, KẾT BÀI

- Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân về khung cảnh và ý nghĩa của Hồ Gươm.

2 tháng 9 2019

1. Mở bài

– Hồ Gươm là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta.

– Đó là một địa danh thiêng liêng đối với mỗi người dân đất Việt.

2. Thân bài

a) Vị trí địa lí, nguồn gốc và lịch sử về Hồ Gươm

– Hồ Guơm thuộc quận Hoàn Kiếm, nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội.

– Hồ chính là phần còn sót lại của sông Hồng vì trước đây hồ thông với sông Hồng.

– Hồ có nhiều tên gọi:

+ Hồ Tả Vọng

+ Hồ Lục Thủy (vì nước hồ khi nào cũng màu xanh)

+ Thế kỉ XV, hồ Lục Thủy đổi tên là hồ Iloàn Kiếm, gọi tắt là Hồ Gươm. (Tên hồ Hoàn Kiếm gắn liền với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ hoàn gươm báu cho thần Kim Quy).

b) Đặc điểm nổi bật của Hồ Gươm

– Nước Hồ Gươm bốn mùa đều xanh.

– Có rùa quý sông trong hồ.

– Trong lòng hồ có hai đảo nổi: đảo Ngọc và đảo Rùa.

c) Quần thể di tích, kiến trúc gắn liền với Hồ Gươm.

Quần thế di tích và lối kiến trúc độc đáo đã tạo nên vẻ đẹp của Hồ Gươm:

– Tháp Bút, Đài Nghiên (do nhà nho Nguyễn Ván Siêu tu bổ, xây dựng).

+ Tháp được xây bằng đá, đỉnh tháp hình ngọn bút lông. Thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” (nghĩa là viết lên trời xanh).

+ Đài nghiên (nghiên mực được làm bằng đá, hình nửa quả đào bổ dọc, có hình ba con ếch đội).

– Cầu Thô Húc (nghĩa là giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời) dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn. Cầu làm bằng gỗ, sơn màu đỏ, cong cong như hình con tôm.,

– Đền Ngọc Sơn: xây trên Đảo Ngọc. Đền được xây theo kiểu kiên trúc mới. Đền chính gồm hai ngôi nối liền nhau. Ngôi đền ở phía bắc thờ Trần Hưng Đạo và Văn Xương. Phía nam có đình Trấn Ba (đình chắn sóng)…

– Tháp Rùa: được xây trên Đảo Rùa giữa sóng nước lung linh. Tháp Rùa đẹp với vẻ đẹp rêu phong cổ kính.

3. Kết bài

– Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh vừa đẹp vừa thiêng liêng của nước ta.

– Là nơi thường diễn ra hội hè, những hoạt động văn hóa quan trọng.

– Thế hiện truyền thống hiếu học qua hình ảnh Tháp Bút, Đài Nghiên.

– Thể hiện truyền thống yêu nước của nhân dân ta qua truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm cho rùa vàng. Mọi người đều tự hào khi nói về Hồ Gươm, khi nói về đất nước.

10 tháng 2 2019

giúp mk vs, ko cần dài lắm đâu

10 tháng 2 2019

bn ra đây hỏi làm gì bn chép mạng có phải nhanh hơn ko

10 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

 

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc, Ngã ba Đồng Lộc đã trở thành một địa chỉ đỏ, mảnh đất thiêng liêng, là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Ngã ba Đồng Lộc đi vào lịch sử như một bản anh hùng ca về quyết tâm sắt đá tất cả vì miền Nam ruột thịt, vì độc lập tự do thống nhất Tổ quốc, vì hòa bình.

Ngã ba Đồng Lộc thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên đường Hồ Chí Minh qua dãy Trường Sơn, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh.

Vào những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, mọi con đường từ Bắc vào Nam đều phải đi qua nơi đây. Ngã ba Đồng Lộc có diện tích khoảng 50ha nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên là đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo. Do địa hình như vậy nên khi bom đạn của địch trút xuống phía nào, đất đá cũng lăn xuống đường cản trở giao thông.

Chính vì sự hiểm yếu và quan trọng đó mà không quân Mỹ liên tục đánh phá Đồng Lộc nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông của quân dân ta hướng về chiến trường miền Nam. Nơi này đã đã được mệnh danh là “tọa độ chết”. Người ta đã thống kê rằng, mỗi mét vuông đất nơi đây đã gánh 3 quả bom tấn. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968, không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại.

Để giữ vững huyết mạch giao thông, quân dân ta cũng huy động tối đa mọi nguồn lực bảo vệ Ngã ba Đồng Lộc, lúc cao điểm ở nơi này có tới 1,6 vạn người – chủ yếu là bộ đội pháo binh và lực lượng thanh niên xung phong phá bom, mở đường.

Tiểu đội 4, thuộc Đại đội 552, tổng đội thanh niên xung phong 55 Hà Tĩnh làm việc thường trực tại ngã ba Đồng Lộc. Trưa ngày 24/7/1968, Tiểu đội 4 gồm 10 cô gái trẻ, do Võ Thị Tần-24 tuổi, làm tiểu đội trưởng được lệnh san lấp hố bom ở khu vực địch vừa thả bom để nhanh chóng thông đường cho xe qua.

Nhận nhiệm vụ xong, các cô đến hiện trường gấp rút triển khai công việc với niềm vui được gửi gắm trên từng chiếc xe đi qua. Họ làm việc không ngơi tay, vừa cười, vừa nói và đã ba lần các cô bị vùi lấp, nhưng đều rũ đất đá đứng dậy tiếp tục làm việc. Đến 16 giờ 30 phút, trận bom thứ 15 trong ngày dội xuống Đồng Lộc. Một quả bom rơi trúng vào đội hình 10 cô gái. Một, hai phút, rồi năm phút trôi qua. Mặt đất mù mịt. Cả trận địa lặng đi rồi tiếng khóc vỡ òa. Các cô đã hy sinh.

10 cô gái Đồng Lộc kiên cường dũng cảm: Võ Thị Tần (24 tuổi), Hồ Thị Cúc (24 tuổi), Nguyễn Thị Nhỏ (24 tuổi), Dương Thị Xuân (21 tuổi), Võ Thị Hợi (20 tuổi), Nguyễn Thị Xuân (20 tuổi), Hà Thị Xanh (19 tuổi), Trần Thị Hường (19 tuổi), Trần Thị Rạng (18 tuổi), Võ Thị Hà (17 tuổi) đã ngã xuống khi tuổi còn quá trẻ.

Mười đóa hoa ấy vừa độ mười tám, đôi mươi – cái tuổi đẹp nhất của tuổi trẻ, của đời người – đã mãi mãi ra đi, mang trong tim bao nhiệt huyết, khát vọng của ước mơ, hoài bão. Mười đóa hoa ấy đã hy sinh cả tuổi thanh xuân, đã kiên cường chiến đấu cho lý tưởng cao đẹp của dân tộc.

Những chiến công của các chị đã đi vào lịch sử, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tuổi trẻ Việt Nam. Máu của các chị đã góp phần tô thắm màu cờ của Tổ Quốc.

46 năm đã trôi qua, chiến tranh đã lùi vào quá khứ. Mảnh đất Đồng Lộc năm xưa mang trên mình những hố bom chi chít, giờ đã thành địa chỉ xanh chứa đựng những huyền thoại cao cả, linh thiêng. Đồng Lộc hôm nay đã đổi thay, những con đường bạt ngàn nắng gió, những đồng ruộng thơm mùi lúa thẳng cánh cò bay. Gió đại ngàn vẫn thổi, tiếng chuông ngân vang một góc trời. Nơi đó, 10 cô gái đã hy sinh cho công cuộc thống nhất đất nước.

Tuyến đường vào Nam những năm đó, giờ đã thênh thang rộng mở. Cả một vùng Ngã ba Đồng Lộc đã xanh tươi. Từ cầu Sông Nghẽn đi lên vùng cung đường ngã ba là cả một vùng lúa Đại Lộc, Tiến Lộc, Thanh Lộc, Đồng Lộc… xanh mướt.

Để có được những cánh đồng trải đầy màu xanh của ngày hôm nay, các chiến sĩ đã phải đánh đổi bằng màu đỏ của máu, bằng cả tuổi thanh xuân. Tổ quốc mãi ghi công những người con gái Thanh niên xung phong!

10 tháng 3 2021

Cí này chép mạng ạ:<

 

25 tháng 2 2021

           Đất nước Việt Nam vốn đa dạng về địa lý, mỗi một nơi, mỗi một vùng trên Tổ quốc đều tự tạo cho mình những dấu ấn riêng, ghi vào lòng không chỉ là người dân bản xứ mà còn là cả những lữ khách từ khắp mọi miền trong và ngoài nước. Ví như Đà Lạt mộng mơ luôn cho ta thấy cái vẻ đẹp thiên đường, thi vị của nó với những đồi thông bát ngát, những vườn hoa rực rỡ bận khoe sắc quanh năm. Các tỉnh miền Trung ngoài những bờ biển xinh đẹp, thì còn ấn tượng với các cồn cát trắng, cát vàng mênh mông. Xuôi về miền Tây, thì người ta dễ dàng thấy cái cảnh mênh mông sóng nước, với những vựa cây ăn trái xum xuê trĩu quả, phong phú vô cùng. Với các tỉnh vùng đồng bằng nói chung thì có lẽ ấn tượng nhất là cảnh những cánh đồng lúa bạt ngàn cò bay thẳng cánh. Về với Tây Nguyên thì người ta khó có thể quên màu đất đỏ ba dan với những vạt cà phê xanh mượt bạt ngàn, mùa xuân hoa trắng, mùa đông đỏ quả. Và rồi khi ngược về miền Tây Bắc, có lẽ rằng người ta khó có thể bỏ qua một cấu trúc địa hình thuộc dạng kỳ quan như ruộng bậc thang Mù Cang Chải được.

Mù Cang Chải là một huyện thuộc tỉnh Yên Bái, nằm ở dưới chân của dãy Hoàng Liên Sơn, cao hơn so với mực nước biển khoảng 1000m. Với địa hình ba mặt giáp với các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La. Đặc biệt để đến với Mù Cang Chải, người ta buộc phải vượt qua con đèo ngoạn mục và hung hiểm bậc nhất của vùng Tây Bắc vốn xưa nay nổi danh rừng thiêng nước độc ấy là đèo Khau Phạ, với những đoạn dốc nghiêng từ 40 - 70 độ. Châu Mù Cang Chải được thành lập vào ngày 18/10/1955, thuộc khu tự trị Thái Mèo, với dân số chiếm đa số là người Mông, còn lại là người Thái và một số ít người Kinh. Với bề dày truyền thống văn hóa lâu đời, sự thích nghi và nhu cầu đời sống, canh tác, lao động, những con người nơi đây đã dựa vào kinh nghiệm, sự cần cù chăm chỉ của mình để vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu để tạo dựng nên một vùng đồi xanh tốt, rộng lớn, với kiểu địa hình chủ yếu là ruộng bậc thang và tiến hành canh tác lúc nước giống như các vùng đồng bằng. Có thể nói rằng việc cải tạo địa hình của dân cư nơi đây là một công việc kỳ công cũng như chính là sự sáng tạo không ngừng nghỉ của con người trong công cuộc lao động nhiều đời, đặc biệt là sự ghi nhớ, tiếp thu và phát triển nền văn minh lúa nước từ thời vua Hùng dựng nước và giữ nước. Càng chứng minh được khả năng làm chủ thiên nhiên, ý chí kiên cường trong công cuộc lao động của con người. Hiện nay ruộng bậc thang tại Mù Cang Chải đã lên tới con số hơn 5000 ha, trải rộng ở hầu hết các xã trong địa bàn, trong đó có khoảng 500 ha thuộc ba xã La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Chế Cu Nha được công nhận là danh lam thắng cảnh, di tích cấp quốc gia, hàng năm thu hút hàng triệu khách du lịch ghé thăm bởi vẻ đẹp địa hình độc đáo và hiếm có.

Có thể nói rằng ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải nói riêng và ở khắp vùng Tây Bắc, Đông Bắc nói chung là một vẻ đẹp hiếm thấy, "là vẻ đẹp tinh tế và hút hồn nhất, và có lẽ độc đáo hơn bất cứ nơi nào trên thế giới", trích theo lời dẫn của trang web When On Earth. Sở dĩ nhận được nhiều lời khen như vậy bởi khi đến với vùng Tây Bắc, đặc biệt là đến với Mù Cang Chải, khách du lịch sẽ lập tức phải ngỡ ngàng với từng mảng ruộng lớn xếp tầng khắp các quả đồi một cách có trật tự và khéo léo, tựa như có bàn tay của các vị thần cần thận xếp thành những mâm xôi lớn để đem dâng lên thượng đế đế vậy. Nếu như đứng ở một đỉnh đồi nào đó cao cao, hướng tầm mắt ra xa người ta sẽ thấy khung cảnh trước mắt chẳng khác nào một bức tranh nghệ thuật kỳ vĩ, hoành tráng, dù cùng mang một kết cấu xếp tầng nhưng mỗi một quả đồi lại mang đến du khách những cảm nhận khác biệt, từ độ rộng của các dải bậc thang, số lượng bậc, độ cao, các đường cong của thảm ruộng ôm theo sườn đồi cũng khác nhau. Tất cả tạo nên một bức tranh với nhiều những nét vẽ tinh tế và thú vị. Thực tế rằng ruộng bậc thang mới chỉ trở thành điểm hấp dẫn du khách tham quan vào khoảng chục năm trở lại đây, còn công dụng chủ yếu của ruộng bậc thang vẫn là để canh tác, phục vụ cuộc sống của cư dân nơi đây. Những chủ nhân đồng bào dân tộc thiểu số rất mực chăm chỉ, cần cù, đẽo gọt núi đồi từ bao thế hệ, để gầy dựng nên những công trình kỳ thú, là nền tảng cho nền nông nghiệp lúa nước trên vùng rừng Tây Bắc. Có lẽ rằng ruộng bậc thang Mù Cang Chải đã chẳng đẹp đến thế, nếu như quanh năm suốt tháng nó chỉ là những lớp đất trơ trọi, khô khốc. Mà vẻ đẹp của nó đến từ chính công việc canh tác của người dân nơi đây. Màu xuân người ta dẫn nước từ những con suối tận trên rừng cao về ruộng bậc thang, để mỗi một thớ đất, một bậc ruộng đều đủ đầy nước non, sau đó người ta tỉ mẩn cấy từng gốc mạ non, lại chăm bón kỹ càng, để đến mùa hạ, sắc lúa xanh mơn mởn đã phủ khắc cả Mù Cang Chải. Cả một vùng ruộng bậc thang bỗng trở nên tươi mát, tuyệt vời và mượt mà hơn nhà màu xanh của những cây lúa đang độ sung sức, phát triển. Năm tháng thoi đưa, chốc chốc lúa trổ đòng đòng, lúa đơm bông, kết hạt, rồi mùa gặt đã tới. Du khách lại càng không khỏi ngỡ ngàng thán phục trước cái cảnh một vùng mâm xôi đang xanh đồng loạt đổ vàng như được ai nhuộm. Cái màu ấy cứ bát ngát, theo từng bậc ruộng tưởng kéo được lên đến tận trời xanh. Có lẽ rằng hiếm ai có thể bình tĩnh trước một bức tranh thiên nhiên vừa tinh tế lại linh hoạt như vậy, mùa hạ thì xanh mơn mởn, mùa thu lại vàng xuộm đậm đà, ấm áp báo trước một mùa gặt no đủ của cả năm. Đặc biệt nếu may mắn, du khách còn có thể thưởng thức cảnh mây mù vờn quanh những thửa ruộng lúc sáng sớm, tạo nên một phong cảnh rất mực nên thơ trữ tình, còn khi buổi hoàng hôn, đứng trên cao tận hưởng cái gió se lạnh và khung cảnh bình yên cuối ngày, người ta cũng không khỏi bâng khuâng trong lòng.

Có thể nói rằng ruộng bậc thang Mù Cang Chải chính là một điểm nhấn đặc sắc nhất cho cả vùng núi rừng Tây Bắc, là dấu ấn văn hóa ngàn đời của những con người vùng rẻo cao. Những con người đã dùng cả cuộc đời, dùng sức lao động của mình để tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ đặc sắc, ghi dấu vào lòng du khách những trải nghiệm độc đáo về nét văn hóa riêng biệt của người dân tộc Mông cũng như là các dân tộc đang hiện sinh sống ở vùng núi Tây Bắc của Tổ quốc. Tôi nhớ rằng nhà thơ Y Phương đã viết những câu thơ rất hay khi nói về người dân tộc miền núi rằng "Người đồng mình thô sơ da thịt/chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con/Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương/Còn quê hương thì làm phong tục" có lẽ là những vần thơ thích hợp nhất để nói về con người và ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Người Mông và các dân tộc anh em đã đẽo gọt từng quả đồi để làm nên quê hương, làm nên cuộc sống, và chính bản thân Mù Cang Chải đã phô bày hết những vẻ đẹp tuyệt vời của bản thân nó để những ai đã một lần ghé qua đều nhớ về những ruộng bậc thang tuyệt đẹp, kiệt tác của những con người miền núi nhiều đời, đó là một nét truyền thống văn hóa có sự giữ gìn và phát huy mạnh mẽ qua nhiều thế hệ. Không chỉ làm nên nét văn hóa bản địa, phong phú thêm nền văn hóa của cả dân tộc Việt Nam, mà hơn thế nữa cho đến ngày hôm nay ruộng bậc thang Mù Cang Chải còn tham gia cả vào quá trình phát triển kinh tế đất nước, nhờ tiềm năng du lịch rộng lớn, đang được khai thác một cách hợp lý và bài bản. Hằng năm thu hút hàng triệu khách du lịch cả trong và ngoài nước ghé thăm, góp phần quảng bá văn hóa dân tộc, thúc đẩy sự phát triển ngành dịch vụ ở vùng cao, vốn còn nhiều khó khăn này. Đồng thời để lại trong mắt bạn bè quốc tế những ấn tượng sâu đậm về con người và sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam.

Phải nói rằng thật sự tự hào vì tạo hóa đã cho đất nước ta những địa hình khó khăn, thời tiết khắc nghiệt, nhưng đồng thời cũng cho dân tộc ta đôi bàn tay cần cù, khéo léo, sự chịu thương chịu khó nhiều đời để chống đỡ, vượt qua thiên nhiên và làm nên vẻ đẹp của cả một dân tộc, một đất nước. Nếu có cơ hội được một lần lên miền Tây Bắc xa xôi, thì đừng tiếc chi mà hãy ghé đến Mù Cang Chải một lần, để tận mắt chiêm ngưỡng cái vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên, cũng như hòa mình vào không gian sinh hoạt, văn hóa của những dân tộc anh em vùng cao bạn nhé.

25 tháng 2 2021

 Hồ Thác Bà là một viên ngọc quý của miền Tây Bắc nước ta. Năm 1961, công trình thuỷ điện Thác Bà bắt đầu xây dựng, đến năm 1971 mới hoàn thành, hồ Thác Bà có từ đây. Nó nằm trong lưu vực sông Chảy thuộc hai huyện Yên Bình và Lục Yên tỉnh Yên Bái.

Là một trong ba hồ nước nhân tạo to lớn nhất của Việt Nam, rộng gần 20.000 ha, với trên 80 km chiều dài, chiều rộng từ 8-10 km, có chỗ sâu tới 45m. Hồ Thác Bà có tới 1331 hòn đảo lớn nhỏ, xen kẽ những dãy núi đá vôi xanh thẫm, trong đó có khá nhiều đảo trồng cây ăn quả như bưởi, quýt, hồng,... Cảnh quan thiên nhiên vừa kì vĩ vừa thơ mộng.

Ai đã một lần lên Tây Bắc và ghé chơi hồ Thác Bà? Từ cảng Hương Lý, sau khoảng một giờ ngồi ca nô, du khách đã tới nhà máy thuỷ điện Thác Bà rồi lên tháp hương cầu may tại đền Thác Ong, lần lượt vào thăm các hang động đá vòi như động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, động Bạch Xà.

Động Thuỷ Tiên hun hút dài khoàng 100m, nhũ đá lấp lánh muôn hồng nghìn tía, đặc biệt có hình tiên nữ trong bộ xiêm y lộng lẫy thướt tha đang múa hát, mỗi nàng một vẻ, gắn với cổ tích li kì. Động Xuân Long nằm ẩn trong dãy núi đá trập trùng; càng đi sâu vào khách tham quan không khỏi ngỡ ngàng trước nhưng tượng đá, nhũ đá có màu sắc và hình dáng kì lạ. Núi Cao Biền là dãy núi lớn và dài nhất của thăng cảnh hồ Thác Bà. Những buổi sáng sớm hay buổi chiều mùa hè, những đêm trăng thu, du khách leo lên đỉnh núi phóng tầm mắt ngắm cảnh hồ bao la, mênh mông trong màn sương với vẻ đẹp lung linh huyền ảo; càng ngắm càng đắm càng say.

Ngược dòng sông Chảy, du khách tới thăm khu di tích lịch sử đền Đại La, hang Hùm, chùa Lãi, núi Vua áo Đen, nơi đây còn lưu giữ bao dấu vết văn hoá thuộc nền văn hoá Bắc Sơn của người Việt cổ. Câu ca ngày xửa ngày xưa còn vọng theo thời gian làm bồi hồi xao xuyến du khách gần xa:

 

Nhiều tiền chợ Ngọc, chợ Ngà,

Không tiền lơ lửng Thác Bà, Thác Ông.

Xung quanh hồ Thác Bà nhấp nhô những mái nhà lá, nhà sàn của đồng bào Dao, Tày, Nùng, Mông, Mán, Phù Lá, Cao Lan. Tiếng mõ rừng chiều, tiếng cá đớp mồi vẫy trăng, tiếng máy ca nô, tiếng thuỷ điện rì rầm, tiếng gió lồng hang động, tiếng sóng vỗ, tiếng rít của đàn vịt trời, cái hợp âm trầm hùng ấy càng lắng nghe càng thú vị.

Đúng như dân gian đã nhắc:

 Đi một ngày đàng học một sàng khôn