K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2020

Tả về Hai Bà Trưng

Thuở xưa, nước ta bị quân Hán đô hộ. Chúng rất tàn ác, hà hiếp nhân dân ta và ra sức vơ vét của cải.

Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi: chị là Trưng Trắc và em là Trưng Nhị. Cả hai bà đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Trưng Trắc có chồng là Thi Sách. Thi Sách là Lạc tướng cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc là Tô Định làm thứ sử Giao Châu thời ấy biết được bèn lập mưu giết chết Thi Sách. Nợ nước, thù nhà, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Quân của hai bà đi đến đâu, giặc tan đến đó. Với đoàn quân khởi nghĩa hừng hực khí thế chiến đấu và chiến thắng, Hai Bà tiến về giải phóng thành Luy Lâu. Tướng giặc Tô Định tháo chạy về nước. Hai Bà lên ngôi vua, xưng là Trưng Nữ Vương.

Năm 43, quân giặc cử Mã Viện, đại tướng lão luyện đốc quân đàn áp cuộc khởi nghĩa. Hai Bà lãnh đạo quân ta chiên đấu anh dũng nhưng vì thế giặc quá mạnh, yếu thế, Hai Bà nhảy xuống sông Hát Giang tuẫn tiết. Dân ta lại chìm trong vòng áp bức của giặc phương Bắc. Dù vậy, tấm gương oanh liệt của Hai Bà Trưng vẫn ngời sáng nghìn thu.

29 tháng 4 2020

thank you lê hương quỳnh châu!

Vào thế kỉ thứ XVI, đất nước chìm vào nội chiến do hai chúa: Chúa Trịnh chuyên quyền lấn áp vua Lê ở Đàng Ngoài và chúa Nguyễn ra sức xây dựng và mở mang thế lực ở Đàng Trong. Nội chiến của nước ta là điều kiện thuận lợi cho phong kiến phương Bắc tiến quân xâm lấn.

Năm 1786, ba anh em nhà Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa và làm chủ được nhiều nơi. Năm 1788, quân Thanh ồ ạt đưa quân vào Thăng Long. Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi vua và chỉ huy toàn lực lượng tiến quân ra Bắc. Hành quân thần tốc và chỉ trong năm ngày chiến đấu, vua Quang Trung Nguyễn Huệ giải phóng hoàn toàn Thăng Long, đánh đuổi quân Thanh ra khỏi đất nước ta.

Giải phóng hoàn toàn đất nước, vua Quang Trung bắt tay xây dựng Tổ quốc. Tiếc thay, mọi cải cách của ông đang tiến hành thì ông đột ngột từ trần. Người anh hùng áo vải, cờ đào khi ấy chỉ mớibốn mươi tuổi. Vua Quang Trung mất đi để lại trong lòng người dân Việt sự kính trọng, mến tiếc khôn nguôi và lòng tự hào về một anh hùng chống ngoại xâm lỗi lạc.

 
LM
Lê Minh Vũ
CTVHS VIP
6 tháng 6 2021

Lịch sử nước ta có biết bao nhiêu cuộc vị anh hùng chống ngoại xâm cứu nước lỗi lạc mà xuất thân từ những người dân bình thường. Nguyễn Thị Minh Khai chính là một trong những con người như vậy. Năm mười sáu tuổi bà đã tham gia hoạt động cách mạng. Trong đấu tranh bà rất kiên cường, nhanh trí khiến bọn giặc Pháp nhiều phen hoảng sợ và tìm mọi cách hãm hại bà. Năm 1940, Nguyễn Thị Minh Khai bị bắt. Giặc tra tấn bà hết sức dã man nhưng sau mỗi trận đòn tra tấn đó Nguyễn Thị Minh Khai đã dùng máu của mình viết nên những câu thơ nêu cao khí tiết của người chiến sĩ cộng sản. Chúng đã đưa bà ra xử bắn. Em rất tự hào được học dưới mái trường mang tên người anh hùng Nguyễn Thị Minh Khai.

10 tháng 6 2020

đó là 2 bà trưng , hai bà ở huyện mê linh . người chị là trưng trắc , em tên là trưng nhị . chồng bà trưng trắc là thi sách cũng cùng chí hướng với vợ và chị . tô định biết vậy bèn lập mưu giét chết thi sách à cho giặc vây nước ta . hai bà trưng biết tin thi sách bị hại nên  đã quyết định khởi nghĩa . và giành thắng lợi hai bà đã lên ngôi xưng là trưng nữ vương . khi đó giặc tô định ko vây nước ta nữa

4 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước, tre cũng gắn bó cùng dân tộc. Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta... Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù... Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Chính trong hoàn cảnh chiến đấu, tre bộc lộ nhiều phẩm chất cao quí khác: thẳng thắn, bất khuất Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Tre lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, cây tre càng gắn bó khăng khít, chặt chẽ hơn với con người Việt Nam

4 tháng 5 2021

cảm ơn bạn nhìu

 

4 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Võ Thị Sáu tên thật là Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1935 mất ngày 23 tháng 3 năm 1952, là một nữ anh chiến sĩ được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Cô quê ở vùng Đất Đỏ, Long Điền, tỉnh Bà Rịa (nay thuộc xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu). Năm 1949 cô tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950, khi mới 15 tuổi cô bị chính quyền Pháp bắt và bị tòa án binh Pháp kết án tử hình vào tháng 4 năm 1951 vì đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết một Cai Tổng Tòng quan ba và gây thương tích cho 20 tên lính Pháp. Tuy nhiên, các luật sư biện hộ cho cô phản đối án tuyên này với lý do cô chưa đủ 18 tuổi. Tấm gương của chị Võ Thị Sáu làm cho chúng em vô cùng ngưỡng mộ, kính trọng.

4 tháng 7 2021

thanks.

Hên quá mình còn giữ một bức về Thánh Gióng nè, bạn tham khảo nha :3

THÁNH GIÓNG || CHUYỆN KỂ VÀ VẼ TRANH MINH HOẠ - YouTube

11 tháng 4 2023

tớ cám ơnn

24 tháng 3 2022

Ngày đó, bà con mải làm ăn, chả quan tâm gì tới chính sự. Giặc Ân xâm chiếm đất nước, cũng chẳng ai quan tâm và đủ sức giúp nước. Có một bà mẹ trên đường đi giẫm phải 1 vết chân, về nhà có bầu, sanh 1 em bé. Em bé 3 năm không biết nói cười. Nhưng khi bé nghe có giặc thì đứng dạy, vươn vai, tập thể dục dưỡng sinh, rồi leo lên xe tăng (ngựa sắt) đánh giặc. Trên đường đi, buồn buồn nhổ bụi tre đánh giặc tới tấp. Gióng thắng trận trở về, chả kịp chào hỏi mẹ ra sao, vội vã bay mất. Hết chuyện Thánh Gióng.

31 tháng 3 2022

Bà Triệu là một nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em vô cùng ngưỡng mộ. Là một người phụ nữ, nhưng bà Triệu vẫn hội tụ đủ các yếu tố của một vị tướng tài: anh dũng, mạnh mẽ, tài trí. Không chỉ vậy, bà còn có lòng yêu nước nồng nàn, với một tinh thần quyết tâm mãnh liệt. Bởi vậy, bà được sự tin tưởng của hàng nghìn quân lính, cùng bà chiến đấu chống quân đô hộ đến cùng. Bà Triệu và nghĩa quân đã khiến cho quân thù phải kinh hồn bạt vía, làm chúng lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Dù chúng đe dọa hay dụ dỗ bà bằng cách gì thì vẫn chẳng thể khiến bà nao núng. Cuối cùng, bà Triệu đã hi sinh anh dũng để bảo vệ độc lập nước nhà. Công lao của bà người dân Việt Nam ta đến nay vẫn còn nhớ mãi.

6 tháng 11 2019

   Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 tại Nam Tân, huyện Nam Sách. Cô là người dân tộc Kinh, Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

   Mạc Thị Bưởi là một chiến sĩ du kích, một cán bộ cơ sở, hoạt động ở địa phương. Với lòng căm thù sâu sắc thực dân xâm lược, và giai cấp phong kiến áp bức, bóc lột, cô khắc phục khó khăn, kiên trì xây dựng cơ sở, vận động và lãnh đạo quần chúng dấu tranh chống giặc trong những năm 1946-1947, tham gia công tác phụ nữ ở địa phương.

 Mạc Thị Bưởi hi sinh khi mới 24 tuổi xuân. Nhân dân địa phương và tất cả đồng đội vô cùng thương tiếc. Tấm gương của Mạc Thị Bưởi đã thúc dục tất cả mọi người dũng cảm chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù đề trả thù cho cô và cho đồng bào đã bị giặc giết hại.