K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:- Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa?( Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.)Câu 1: Đoạn...
Đọc tiếp

Bài 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

 “ Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:

- Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa?( Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có một tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.)

Câu 1: Đoạn trích trên, trích trong văn bản nào của tác giả nào các em đã được học?

Câu 2: Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích? Khái quát nội dung biểu đạt của đoạn văn bằng một câu hoàn chỉnh?

Câu 3: Những từ “ ông đốc, thầy dạy, học, lớp năm” thuộc trường từ vựng nào?

Câu 4: Tìm các câu ghép trong đoạn văn, chỉ rõ các vế câu và các quan hệ từ( nếu có)

Câu 5: Đặt một câu ghép tương tự với câu ghép thứ nhất?

Câu 6: Nêu công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn được tác giả sử dụng trong đoạn văn?

Câu 7: Cho câu chủ đề sau: “ Học tập là chìa khóa mở ra tương lai tươi sáng”. Hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch( 6-8 câu) sau đó biến đổi đoạn văn thành đoạn văn qui nạp.

1
25 tháng 8 2021

1. Tôi đi học - Thanh Tịnh.

2. PTBĐ: Tự sự. ND: tường thuật lại việc Ông đốc tâm sự với các em học sinh.

3. Trường từ vựng nhà trường.

4. Câu ghép: "Các em (chủ ngữ 1) phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng (vị ngữ 1) và (qht) để thầy (chủ ngữ 2) dạy các em được sung sướng (vị ngữ 2)".

6. Dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật ông đốc. Dấu ngoặc đơn có tác dụng dùng để đánh dấu phần chú thích.

 

17 tháng 4 2019

- Bạn học sinh đó chép dấu ngoặc đơn đó sai, vì bạn còn thiếu phần "đóng ngoặc"

- Phần ở trên dấu ngoặc đơn là thành phần phụ của câu.

11 tháng 5 2020

a, Nội dung: Đoạn văn nói về lời tâm sự của ông Đốc với các em học sinh lớp 5

Chúc bạn học tốt !!!!!!

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ: - Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa? ( Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.) (Trích Ngữ...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Sau khi đọc xong mấy mươi tên đã viết sẵn trên mảnh giấy lớn, ông đốc nhìn chúng tôi nói sẽ:

- Thế là các em được vào lớp năm. Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng. Các em đã nghe chưa?

( Các em đều nghe nhưng không em nào dám trả lời. Cũng may đã có tiếng dạ ran của phụ huynh đáp lại.)

(Trích Ngữ văn 8 – Tập 1)

a. Cho biết đoạn văn trên nằm trong tác phẩm nào? Của tác giả nào?

b. Cho biết nội dung của đoạn văn trên?

c. Phân tích cấu tạo và cho biết câu văn “ Các em phải gắng học để thầy mẹ được vui lòng và để thầy dạy các em được sung sướng” thuộc kiểu câu gì?

d. Nêu công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn được tác giả sử dụng trong đoạn văn.

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:“ Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luỵện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, đựợc mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“ Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luỵện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, đựợc mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng...Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ...tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En­ri­cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”

1.     Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Của tác giả nào?

2.     Phương thức biểu đạt của đoạn văn?.

3.     Giải nghĩa từ “ hối hận”

4.     Tìm từ láy từ ghép có trong đoạn trích trên?

     5.  Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu văn: “Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che.”

     6. “Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó”. Em hiểu như thế nào về câu văn này?

    7. Đoạn trích trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm yêu thương kính trọng cha mẹ? Viết đoạn văn khoảng 150 chữ, trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đó?

 

 

1
16 tháng 10 2021

phương thức biểu đạt của đoạn trên là gì vậy

2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...- Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi...
Đọc tiếp

2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy tay mẹ. Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì...

- Con đã nhận ra con chưa? - Mẹ vẫn hồi hôp.

Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy”.

(Trích Bức tranh của em gái tôi – Tạ Duy Anh

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên.

Câu 3. Tìm các tính từ có trong câu văn sau:

Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

Câu 4. Theo em, thế nào là lòng nhân hậu?

Câu 5. Từ đoạn trích trên, em hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày những bài học mà em đã rút ra cho bản thân.

1
18 tháng 2 2020

Câu 1 :

Ngôi kể thứ nhất ( người kể xưng tôi )

Câu 3 :

Ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.

Câu 4 :

Lòng nhân hậu là tấm lòng yêu thương, luôn chia sẻ cảm thông với những người xung quanh. Người có tấm lòng nhân hậu luôn dễ dàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác.

Câu 5 :

 Từ truyện này em rút ra được bài học : lòng nhân hậu , sự độ lượng thật cao quý và có sức chinh phục rất lớn , nó cảm hóa đc phần nhỏ bé , xấu xa trong tâm hồn con người. Qua đoạn kết này ta có thể thấy được người anh đã lớn hơn , trưởng thành hơn về suy nghĩ người anh ko những ko đáng ghét mà còn đáng yêu đáng quý!

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: (1) “Các em học sinh thân mến, có lẽ các em sẽ ngạc nhiên khi hôm nay thầy sẽ nói với các em về căn bệnh mà ít nhiều chúng ta sẽ mắc phải. Căn bệnh này tuy không làm chết người ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữa thì họ có thể trở thành những người vô dụng. Nguy hiểm hơn nữa nếu xã hội có nhiều người mắc bệnh này...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

 

(1) “Các em học sinh thân mến, có lẽ các em sẽ ngạc nhiên khi hôm nay thầy sẽ nói với các em về căn bệnh mà ít nhiều chúng ta sẽ mắc phải. Căn bệnh này tuy không làm chết người ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữa thì họ có thể trở thành những người vô dụng. Nguy hiểm hơn nữa nếu xã hội có nhiều người mắc bệnh này thì sẽ trở nên nghèo nàn lạc hậu, không bao giờ tiến bộ được. Căn bệnh này làm cho con bệnh dần dần trở thành người có nhân cách thấp kém, sống theo lối bầy đàn và không giúp ích gì cho xã hội.

(2) Đó là thầy đang muốn nói về căn bệnh lười, một căn bệnh có nguy cơ lan rộng một cách nhanh chóng. Bệnh này có những biểu hiện và triệu chứng như sau: lười học, lười nghe giảng, lười làm bài tập, lười suy nghĩ, lười phản biện, lười đặt câu hỏi.

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ nổi bật và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong câu văn: “Lười đọc sách hoặc chỉ đọc những cuốn sách nhảm nhí, lười đọc kiến thức tham khảo; lười lao động, lười làm việc chân tay kể cả những điều phục vụ cho chính bản thân mình; lười tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể.

(4) Mỗi một người đều có một thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lưởi thì khoảng thời gian sống đó càng trở nên rất ngắn ngủi. Con bệnh sống một cách u hat hat e o dot a i , họ không suy nghĩ gì, không làm được một việc gì mặc cho thời gian vẫn trôi đi từ giờ này sang giờ khác, ngày này qua ngày khác, thậm chí năm này qua năm khác”.

Câu 4. Rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất với anh / chị từ văn bản trên và giải thích vì sao thông điệp đó có ý nghĩa nhất với bản thân? (trả lời 3-5 dòng)

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luỵện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, đựợc mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luỵện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, đựợc mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng...Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ...tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. Enricô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”   

câu 4 : Chỉ ra tính liên kết trong đoạn văn trên.  

1
20 tháng 9 2021

Liên kết về hình thức: Phép lặp, Phép nối

Liên kết về ND: đảm bảo 2 yếu tố: logic và chủ đề

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “ Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luỵện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, đựợc mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che....
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: 

“ Khi đã khôn lớn, trưởng thành, khi các cuộc đấu tranh đã tôi luỵện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, đựợc mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che. Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng...Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứ...tất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. Lương tâm con sẽ không phút nào yên tĩnh. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ sẽ làm tâm hồn con như bị khổ hình. En­ri­cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.” 

 

4.     Tìm từ láy từ ghép có trong đoạn trích trên?

làm hộ mik nha.cảm ơn

1

TL: 

- Từ láy: Chở che, thanh thản, dịu dàng, hiền hậu, thiêng liêng, nhục nhã, tha thứ.

-  Từ ghép: Tôi luyện, dũng cảm, mong ước, lớn khôn, khỏe mạnh, tội nghiệp, yếu đuối, chở che, cay đắng, đau lòng, linh hồn, vô ích, lương tâm, yên tĩnh, hình ảnh, tâm hồn, khổ hình, yêu thương, kính trọng, cha mẹ, đau lòng, không thể, hơn cả, xấu hổ, chà đạp, thương yêu, thiết tha.