K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1 (1 điểm): Bài 1: Bài tập 3, 4, 5 (sgk/ trang 31,32,33) Bài 2: Tìm các câu cầu khiến trong các câu dưới đây và chỉ ra các dấu hiệu hình thức của câu cầu khiến đó: a. Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân. b. Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay đầu đi đó, con ạ! c. Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí! d. Ừ được! Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm,...
Đọc tiếp

Câu 1 (1 điểm):

Bài 1: Bài tập 3, 4, 5 (sgk/ trang 31,32,33)

Bài 2: Tìm các câu cầu khiến trong các câu dưới đây và chỉ ra các dấu hiệu hình thức của câu cầu khiến đó:

a. Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân.

b. Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay đầu đi đó, con ạ!

c. Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!

d. Ừ được! Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.

e. Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!

Bài 3: Tìm các câu cầu khiến trong các câu sau. Hãy giải thích tại sao trong các câu cầu khiến đó có chủ ngữ. Nếu bỏ chủ ngữ đi có được không?

a. Đứa bé nghe tiếng rao, bống dưng cất tiếng nói:

- Mẹ ra mời sứ giả vào đây.

b. Ông cầm lấy cái này về tâu với đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để sẻ thịt chim.

Bài 4: Chỉ ra những từ ngữ biểu thị ý van xin trong câu cầu khiến sau:

Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất…

Bài 5: Chỉ ra sự khác nhau về hình thức trong các câu cầu khiến để thấy sự thay đổi thái độ của người mẹ (trích từ Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài)

(1) Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:

– Thôi hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi.

(2) – Đem chia đô chơi ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh.

(3) – Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.

Bài 5: Viết một đoạn văn ngắn (5 – 7 dòng) với chủ đề tự chọn, có sử dụng ít nhất một câu cầu khiến. Gạch chân dưới câu cầu khiến.

1
6 tháng 4 2020

Tham khảo:

Câu 2:

a, Đừng cho gió thổi nữa

Dấu hiệu: có từ cầu khiến"đừng"

b, Mày đừng có làm dại mà bay mất đầu, con ạ!

Dấu hiệu: có từ cầu khiến "đừng"

c, Xin bệ hạ hãy hoàn gươm lại cho Long Quân

Dấu hiệu: có từ cầu khiến "xin"

d, Muốn hỏi con gái ra, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm.....

Dấu hiệu: có từ cầu khiến "hãy"

e, Cho gió to thêm một tí!

Dấu hiệu: dấu chấm than thể hiện sự cầu khiến

g, Nộp tiền sưu! Mau!

Dấu hiệu: dấu chấm than thể hiện sự cầu khiến

Câu 4:

Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất

Câu 5:

(1) Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:

– Thôi hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi.

=>Thái độ bình tĩnh nhưng với giọng nói khàn

(2) – Đem chia đô chơi ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh.

=> Người mẹ giục 2 anh em chia đồ chơi

(3) – Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.

=> Thái độ bực tức của người mẹ nhưng trong đó chứa cả tình yêu thương

Câu 5:

Ôi chao! Mùa xuân đến rồi! . Mùa xuân là mùa của muôn hoa nở rộ, chúng ta đã thêm đc 1 tuổi xuân. Trong chúng ta ai cũng thích mùa xuân có đúng ko? Mùa xuân, 1 năm mới đã đến, chúng ta quên hết những thứ ko tốt của năm trc và chuẩn bị những thứ mới cho năm nay, ai cũng chúc nhau những lời hay ý đẹp, ko ai lại làm điều xấu trong dịp này . Vậy chúng ta hãy cùng nhau chào đón 1 mùa xuân ấm áp nhé! (Câu cầu khiến)..

21 tháng 7 2023

Bài tập 1: 

a, Bạn hãy cho mình mượn cuốn truyện này nhé!

b, Chị ơi, phền chị lấy hộ em cốc nước nhé.!

c, Bố mẹ ơi, con đi chơi với bạn một lát nhé!

 

21 tháng 7 2023

Bài tập 2:

a, Chao ôi, chiếc áo này đẹp quá!

b, Trời ơi, lâu lắm mới gặp lại bạn!

c, Ôi không, mình lỡ làm rơi chiếc cốc này rồi!

2 tháng 8 2018
Câu hỏi Của ai Hỏi ai Dấu hiệu
1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được ? Xi-ôn-cốp-xki Tự hỏi bản thân Bắt đầu bằng từ “vì sao” và kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
2. Cậu làm thế nào mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế ? Một người bạn của Xi-ôn-cốp-xki Xi-ôn-cốp-xki - Trong câu xuất hiện từ thế nào và kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
25 tháng 11 2019
Kiểu câu Ví dụ Dấu hiệu
Câu hỏi Nhưng vì sao cô biết cháu đã cóp bài của bạn ạ ?

Câu dùng để hỏi điều chưa biết.

Cuối câu có dấu chấm hỏi.

Câu kể Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn. Câu dùng để kể sự việc. Cuối câu có dấu chấm hoặc dấu hai chấm.
Câu cảm Thế thì đáng buồn quá

- Câu bộc lộ cảm xúc

- Cuối câu có dấu chấm than.

- Trong câu có các từ: quá, đâu.

Câu khiến Em hãy cho biết đại từ là gì. Câu nêu yêu câu, đề nghị. Trong câu có từ “hãy".
19 tháng 3 2022

Tham khảo:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá

Bốn câu thơ cuối bài cho thấy nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả. Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. Trong xa cách, nhà thơ “luôn tưởng nhớ” tới quê hương. Niềm thương nỗi nhớ quê hương luôn canh cánh trong lòng. Quê hương luôn hiện lên bằng hình ảnh những con thuyền đánh cá “rẽ sóng chạy ra khơi” với “chiếc buồm vôi”, chiếc buồm đã trải qua bao gian lao mưa nắng, như những người dân chài, bằng ấn tượng “màu nước xanh” của biển, màu “bạc” của những con cá. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”.  Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo anh...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

29 tháng 3 2021

29 tháng 3 2021

Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,... đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cần cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,.. Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.

Bạn tham khảo nhé!

11 tháng 4 2020

Lên google là biết bạn nhé

1. Trả lời:

P/S: Đoạn văn tham khảo nha!!!

Cô giáo em đã đọc kết quả điểm thi và xếp loại học kì I của cả lớp chúng em hôm qua. Điểm hai môn Văn, Toán của em đều xếp loại khá. Trong hai môn, cô giáo đặc biệt lưu ý em phải chú tâm học môn Văn vì đó là môn em còn yếu. Em rất cảm ơn cô giáo đã đánh giá bài học và nhắc nhở cụ thể mặt học tập còn yếu của em.

Bài tập đọc và trả lời câu hỏi của em đạt điểm giỏi nhưng bài viết còn lan man, dài dòng nên nhìn chung là em phải cố gắng hơn. Em sẽ xác định cho mình một mức điểm để phấn đấu. Em sẽ chăm chỉ học tập đểhọc kì II đạt học sinh giỏi. Như thế, việc học tập của em mới có kết quả tốt được. Bố mẹ em cũng sẽ vui lòng hơn.

(*) Gạch chân: Cảm thán

(*) In nghiêng: Cầu khiến



Nguồn: https://hocsinhgioi.com/hay-viet-mot-doan-van-ngan-tu-7-10-cau-ke-ve-viec-hoc-tap-cua-em-trong-hoc-ki#ixzz6JNdDdiYg

                                                             ~Học tốt!~