K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 10 2021

C

Dải ngân hà lớn như thế nào? Khi thoát ra khỏi ánh đèn thành phố và nhìn lên bầu trời vào ban đêm bạn sẽ thấy những dải sao dáng lấp lánh tạo nên dải ngân hà tuyệt đẹp. Chính bởi dải ngân hà quá rộng lớn nên vẫn còn nhiều điều bí ẩn mà khoa học chưa thể khám phá hết.Từ trước tới nay, đã không ít những nghiên cứu về dải ngân hà của các nhà khoa học tuy nhiên cho tới thời...
Đọc tiếp

Dải ngân hà lớn như thế nào?

Khi thoát ra khỏi ánh đèn thành phố và nhìn lên bầu trời vào ban đêm bạn sẽ thấy những dải sao dáng lấp lánh tạo nên dải ngân hà tuyệt đẹp. Chính bởi dải ngân hà quá rộng lớn nên vẫn còn nhiều điều bí ẩn mà khoa học chưa thể khám phá hết.

Từ trước tới nay, đã không ít những nghiên cứu về dải ngân hà của các nhà khoa học tuy nhiên cho tới thời điểm hiện tại vẫn chưa thể khẳng định được dải ngân hà nặng bao nhiêu. Theo tính toán ước lượng, các nhà khoa học cho rằng dải ngân hà có khối lượng khoảng từ 700 tỷ đến 2 nghìn tỷ lần so với Mặt trời.

Nhà thiên văn học Ekta Patel thuộc Đại học Arizona ở Tucson nói với Live Science, thực tế để đo được dải ngân hà nặng bao nhiêu không phải là chuyện dễ dàng. Nó giống như việc điều tra dân số ở Hoa Kỳ nhưng bạn lại không được sử dụng mạng internet hay không thể rời khỏi thành phố bạn sống.

Cũng theo Ekta Patel, lý do không thể đo được chính xác dải ngân hà chính là bởi phần lớn khối lượng của thiên hà là vô hình. Vật chất tối, một chất bí ẩn không phát ra bất kỳ loại ánh sáng nào, chiếm khoảng 85% dải ngân hà. Vì vậy, chỉ dựa vào số lượng các ngôi sao không thì cũng không thể giúp con người có câu trả lời chính xác và tiến xa hơn.

Do đó, Patel nói, các nhà nghiên cứu thường nhìn vào quỹ đạo của một số thiên thể. Phương pháp này dựa trên các phương trình trọng lực của Isaac Newton hơn 300 năm trước đã cho chúng ta biết rằng, tốc độ và khoảng cách mà một vật thể nhỏ hơn xoay quanh một vật lớn hơn có liên quan đến khối lượng của vật thể lớn hơn.

Trong một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên Tạp chí Vật lý thiên văn, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một phương pháp đó là nhìn vào các thiên hà vệ tinh nhỏ cách xa hàng trăm ngàn năm ánh sáng đi xung quanh dải ngân hà giống như các hành tinh quay quanh một ngôi sao.

Nhưng có một vấn đề với các thiên hà vệ tinh này chính là quỹ đạo của chúng dài hàng tỷ năm. Có nghĩa là sau một vài năm thì những hành tinh này hầu như không di chuyển khiến cho các nhà nghiên cứu khó có thể xác định được tốc độ quỹ đạo của chúng.

Tiếp theo, trong một nghiên cứu vào tháng 6/2018 được công bố trên Tạp chí Vật lý thiên văn, Patel và các đồng nghiệp đã thử một phương pháp mới để cân thiên hà. Họ đã nghiên cứu rất kỹ các mô phỏng thông qua máy tính về vũ trụ ảo để có thể tính toán về tốc độ quay của các thiên hà nhỏ xung quanh thiên hà lớn hơn.

Theo đó đã có khoảng 90.000 thiên hà vệ tinh được các nhà nghiên cứu mô phỏng sau đó được so sánh với các dữ liệu về 9 thiên hà thực sự quay quanh dải ngân hà.

Để nghiên cứu được rõ ràng hơn các nhà nghiên cứu đã lựa chọn ra các thiên thể có đặc tính quỹ đạo phù hợp nhất với các thiên hà vệ tinh để xem xét khối lượng của các thiên hà được mô phỏng mà chúng quay xung quanh.

Nghiên cứu đã cho các nhà khoa học có thể ước tính được khối lượng thực sự của dải ngân hà của chúng ta là bao nhiêu. Theo đó, dải ngân hà gấp 960 tỷ lần khối lượng Mặt trời.

Nhà nghiên cứu Patel cho biết, kết quả này khá khả quan mặc dù vẫn chưa thể cho con số chính xác hơn. Để có câu trả lời tốt hơn, có thể sẽ sử dụng vệ tinh Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu. Đây là một vệ tinh đưa ra các phép đo cực kỳ chính xác của 30 thiên hà lùn mờ quay quanh dải ngân hà.

Patel nói thêm, cô sẽ sử dụng dữ liệu này kết hợp với các mô phỏng vũ trụ để cân đối các phép đo trọng lượng chính là nhiệm vụ trong tương lai của cô.

Gần đây, Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA và vệ tinh Gaia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu đã kết hợp với nhau để quan sát các cụm sao hình cầu quay quanh thiên hà và đã phát hiện ra rằng, dải ngân hà nặng khoảng 1,5 nghìn tỷ khối lượng Mặt trời. Đây là con số chính xác hơn hẳn các nghiên cứu trước đó sẽ được công bố sớm trên Tạp chí Vật lý thiên văn.

Patel nói, khi biết khối lượng của thiên hà sẽ giúp các nhà thiên văn học phát hiện ra nhiều điều bí ẩn khác. Cho tới nay, nhờ vào kính thiên văn các nhà khoa học đã phát hiện ra khoảng 50 thiên hà đi quanh dải ngân hà. Dù vậy, các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời chính xác tuyệt đối về dài ngân hà nặng bao nhiêu, có khoảng bao nhiêu thiên hà vệ tinh sẽ được tìm thấy?

Patel hy vọng rằng, các nghiên cứu trong tương lai và những con số đã được các nhà khoa học ước lượng được sẽ là dữ liệu để xác định khối lượng của dải ngân hà thực sự nặng bao nhiêu. Có thể trong khoảng 10 năm hoặc 20 năm nữa chúng ta sẽ có câu trả lời tốt hơn.

Theo khoahoc.tv

1
24 tháng 4 2019

rảnh

15 tháng 12 2022

a) Sai        b) Sai           c) Đúng             d) Đúng

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng về hệ Mặt Trời?A. Gồm nhiều thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà.B. Có tám hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời.C. Các thiên thể có quỹ đạo chuyển động hình elip.D. Các hành tinh đều chuyển động từ Đông sang Tây.Câu 2. Khoảng cách  trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời làA. 146,9 nghìn km.                            B. 149,6 triệu km.C. 150 nghìn km.                               D. 150tỉ...
Đọc tiếp

Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không đúng về hệ Mặt Trời?

A. Gồm nhiều thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà.

B. Có tám hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời.

C. Các thiên thể có quỹ đạo chuyển động hình elip.

D. Các hành tinh đều chuyển động từ Đông sang Tây.

Câu 2. Khoảng cách  trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là

A. 146,9 nghìn km.                            

B. 149,6 triệu km.

C. 150 nghìn km.                               

D. 150tỉ km.

Câu 3. Nguyên nhân khiến cho ngày đêm trên Trái Đất luân phiên là do

A. Trái Đất hình cầu.                                     

B. Trái Đất tự quay.

C. các tia sáng Mặt Trời chiếu song song.    

D. trục Trái Đất nghiêng 66°33'.

Câu 4. Giờ địa phương được xác định dựa vào

A. độ cao của Mặt Trời.                                

B. chuyển động của Trái Đất.

C. vị trí của Mặt Trăng.                                 

D. giờ ở Luân Đôn.

Câu 5. Ý nhận xét nào sau đây không đúng về giờ địa phương?

A. Luôn đến sớm hơn giờ múi.

B. Mỗi quốc gia có vô số giờ địa phương khác nhau.

C. Ở các kinh tuyến khác nhau có giờ khác nhau.

D. Giờ ở kinh tuyến Đông đến sớm hơn giờ ở kinh tuyến Tây.

Câu 6. Mỗi múi giờ rộng bao nhiêu độ kinh tuyến?

A. 30°.             B. 15°.             C. 20°.             D. 25°.

Câu 7. Đường chuyển ngày quốc tế được lấy theo kinh tuyến

180°                B. 90°Đ.                      C. 90°T.         D. 0°.

Câu 8. Theo quy ước, nếu đi từ phía tây sang phía đông qua đường chuyển ngày quốc tế thì

A. tăng thêm một ngày lịch.              

B. lùi lại một ngày lịch.

C. không cần thay đổi.           

D. tăng thêm hay lùi lại tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia.

Câu 9. Theo quy ước, nếu đi từ phía đông sang phía tây qua đường chuyển ngày quốc tế thì

A. tăng thêm một ngày lịch.              

B. lùi lại một ngày lịch.

C. không cần thay đổi.           

D. tăng thêm hay lùi lại tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia.

Câu 10. Khi Luân Đôn đang đón giao thừa (0h ngày 01/01/2020) thì lúc đó Việt Nam đang là mấy giờ? Ngày nào?

A. 7 giờ - ngày 01/01/2020               

B. 6 giờ - ngày 01/01/2020                            

C. 19 giờ - ngày 01/01/2020              

D. 18 giờ - ngày 01/01/2020 

1

1-A , 2-B , 3-A , 4-B , 7-D , 8-B , 9-A

 

26 tháng 4 2022

B

26 tháng 4 2022

1 đúng 

2 đúng 

3 sai

4 đúng 

chọn C

10 tháng 11 2021

A

10 tháng 11 2021

d