K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2021

TL:

Báo cáo nha

HT

23 tháng 10 2021

thanks bạn được nhận thưởngundefined

27 tháng 10 2016

Bạn có thể vào đây để xem luôn nhé

hai kịch chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20/11 - YouTube

28 tháng 10 2016

tận đến gần 1 thág nữa mà bn

25 tháng 1 2018

bạn không nên đăng câu linh tinh

25 tháng 1 2018

minh ko choi

Đề 2:

Ánh trăng luôn là đề tài bất tận của những nhà thi sĩ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Mỗi ánh trăng lại mang những ý nghĩa khác nhau. Tùy vào ánh nhìn của từng người và ý nghĩa của ánh trăng lại hiện lên một cách khác nhau. Có những khi, ánh trăng đã trở thành người bạn tri kỉ của những nhà thơ yêu thiên nhiên bởi ánh trăng khi đổ xuống vạn vật chúng tạo nên những dòng suối vàng, tưới vào lòng người những ánh vàng, làm cho bao nhiều mệt mỏi như tan biến. Trong cuộc sống, , đã từng có rất nhiều nhà thơ cũng dùng ánh trăng để diễn tả tình cảm của mình, ví như ánh trăng tỏng những câu thơ của Lí Bạch để nhớ tới cố hương. Và với em, bài thơ” Cảnh khuya” của hồ chí minh là một trong những bài thơ hay nhất. bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và tâm hồn của người thi sĩ đã lay động vào tận trong tâm khảm của mỗi người.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Mở đầu bài thơ, tác giả sử dụng biện pháp so sánh. Giữa khung cảnh thiên nhiên, tiếng suối róc rách chảy trong cái tĩnh lặng của cả không gian được tác giả miêu tả như tiếng hát nơi xa xa. Tác giả gọi đó là tiếng hát bởi tiếng suối vang một cách có nhịp điều, cộng thêm tâm hồn yêu thiên nhiên của tác giả thì những âm thanh đó đã trở thành vẻ đẹp của âm thanh, của cả thiên nhiên giữa vùng rừng núi hoang sơ. Hoàn cảnh diễn ra bài thơ là khi tác giả đang sống tại vùng núi rừng Việt Bắc, hoàn cảnh kháng chiến chống Pháp. Đây là khoảng thời gian chiến đấu ác liệt. Thế nhưng trong điều kiện gian khổ như vậy, nhưng tình yêu của Bác dành cho thiên nhiên chưa bao giờ cạn Nhìn cảnh sắc buổi đêm trong rừng, vốn dĩ chúng ta sẽ nghĩ ngay tới hình ảnh hoang vu, lạnh lẽo, cây cối mọc rậm rạp và có gì đó đáng sợ. Thế nhưng, qua những vần thơ của Bác, hình ảnh của cả khu rừng lại hiện lên một cách đầy thi vị, đầy sức sống mãnh liệt qua con mắt của những nhà thơ.

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Đây là câu thơ có giá trị nhất trong cả bài thơ. Cả cánh rừng như đang được tắm trong ánh trăng vàng lộng lẫy, vàng ấm áp. Hình ảnh hiện lên trong mắt người đọc một cách thật tự nhiên. Câu thơ có thể hiểu bằng hai cách. Cách thứ nhất đó là những giọt vàng chiếu xuống cả cánh rừng, ánh trăng vào rơi xuống tán cây cổ thụ. Nhưng giữa những tán lá lại có những khe hở, ở đó, những ánh trăng vàng lại tiếp tục soi bóng xuống những bông hoa nhỏ hơn ở phía dưới tán cây. Từng lớp, từng lớp hiện lên như hai lớp trăng vàng nhuộm lên những nhánh cây, nhánh cỏ. câu thơ đã được tác giả sử dụng những biện pháp lấy động để tôn lên vẻ đẹp của cái tĩnh. Những điều đó đã khiến cho hình ảnh của cánh rừng Việt Bắc càng hiện lên một cách rõ ràng và sinh động. cách hiểu thứ hai của câu thơ trên, vẫn là những ánh trăng vào chiếu xuống tán cây cổ thụ, , sau đó, những bóng cây ấy in xuống mặt đất, tạo thành những hỉnh ảnh trên nền đất giống như hình ảnh của những bông hoa hiện lên một cách thật đẹp, thật tự nhiên. Và ngẫu nhiên, vào giữa buổi khuya tĩnh lặng, chúng ta lại được nhìn thấy những bông hoa được tưới đẫm ánh trăng vàng. . không chỉ là hình dạng đẹp, câu thơ còn như vẽ lên trong mắt người đọc những sắc màu vẽ, những khối màu do tạo hóa tao nên một cách tự nhiên và vẫn hiện lên thật là đẹp. có màu vàng của ánh trăng, màu đen của bóng cây in xuống mặt đất và màu xám của những khoảng màu bị lồng vào nhau. Tự nhiên như là người thợ tài ba đã vẽ nên những hình ảnh trong không gian tĩnh lặng, một cách ngẫu nhiên nhưng lại đẹp vô cùng.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nếu như hai câu thơ đầu là hai câu thơ tập trung miêu tả cảnh thì hai câu thơ tiếp theo lại miêu tả con người. Giữa cảnh thiên nhiên choáng ngợp, mĩ lệ ấy hiện lên hình ảnh của một người. Và đó chính là tác giả của bài thơ- chính là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Giữa những lúc việc kháng chiến vẫn còn đang đè nặng lên tâm trí thì Người vẫn chưa thể ngủ được. Hình ảnh của con người ấy tuy chỉ có một mình nhưng không hề cô độc bởi Người vẫn còn có ánh trăng, , có cỏ cây hoa lá bầu bạn với mình. Trong khung cảnh ấy, đáng lẽ ra Người phải rất vui mừng khi được chứng kiến những cảnh tượng của thiên nhiên kì vĩ. Thế nhưng dù hình ảnh của thiên nhiên có đẹp nhưng trong tâm trí của người nghệ sĩ thì những lo toan dành cho cuộc kháng chiến sắp tới. nỗi lo nước nhà đè nặng lên đôi vai của người làm cho Người không thể nào có thể hoàn toàn đắm chìm trong cảm xúc của người nghệ sĩ được.

Tóm lại, tuy chỉ với bốn câu thơ nhưng bài thơ đã hiện lên trong lòng người đọc không chỉ là không gian núi rừng Việt Bắc hùng vĩ mà còn là hình ảnh của Bác Hồ- vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Qua đây, chúng ta lại càng cảm mến và biết ơn với những hi sinh mà Người dành cho dân tộc.

8 tháng 11 2016

Bài làm

“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

 

5 tháng 2 2017

thang do

7 tháng 2 2017
mình có 2 nick 5 triệu cậu lấy 1 nick ko. nếu lấy thì k cho mình nhé. mình hứa sẽ cho cậu.
26 tháng 10 2016

BN diễn hay làm bài tập tek

26 tháng 10 2016

m diễn p ạ

26 tháng 10 2016

Nhân vật:

Thầy Trí, thầy giáo trẻ, rất thương trò, là giáo viên chủ nhiệm

Mẹ Lê: người mẹ thương con nhưng không hiểu con

Lê: học sinh giỏi, nhà giàu, sống trong một gia đình áp đặt, nặng nề.

Lan: Bạn thân của Lê

Minh: nam sinh quậy, hay nói xấu thầy cô, ghen tỵ với học sinh giỏi.

Hùng: lớp trưởng

Kim: lớp phó



Cảnh 1:

Nhà của Lê. Mẹ Lê đang xem điểm kiểm tra môn Sử của Lê.

Mẹ Lê: Sao hả Lê? Con học Sử kiểu gì mà chỉ có 9 điểm vậy?

Lê: Mẹ ơi, con chỉ sai ở chỗ câu hỏi giành cho học sinh giỏi thôi mà. Lần sau con sẽ rút kinh nghiệm...

Mẹ Lê: (sừng sộ) Mày là học sinh giỏi mà không trả lời nổi câu hỏi giành cho học sinh giỏi hả? Con tao là phải đạt điểm mười tất cả các môn, tất cả các môn, nghe chưa?-rút cây roi ra, đánh Lê- Lười biếng! Học không lo học, đi lo chuyện bao đồng.Mẹ đã nói với con bao nhiêu lần rồi, nếu kỳ này con đạt điểm mười cả mười bốn môn thì mẹ sẽ mua cho con cái laptop hàng hiệu. Trời ơi là trời! Vậy mà mày bôi tro trát trấu vào mặt tao vậy hả? Lần này mày mà không được loại giỏi thì ****** sẽ không được bình bầu danh hiệu “Đảm việc nước, giỏi việc nhà”, vậy thì còn gì thể diện nữa, hả?

Lê (vừa lấy tay đỡ đòn, vừa năn nỉ): Mẹ ơi, đây là lần đầu tiên con bị điểm chín môn Sử. Mẹ tha cho con lần này đi. Ngày mai con phải kiểm tra 1 tiết môn Hóa rồi, mẹ cứ đánh hoài sao con học bài?

Mẹ Lê: A, con này bữa nay dám trả treo với tao nữa. Thôi được rồi, tao cho mày đi học. Nhớ, học sao để được điểm 10 nữa đó, nếu không thì đừng trách tao.

Cảnh 2:

Ngoài cửa lớp, học sinh lấy sách vở ra ôn bài, chuẩn bị kiểm tra.

Minh (ngông nghênh vào lớp): Tụi bây học cái gì đó?

Lan: Hóa.

Minh:Ui, mặc kệ cái môn Hóa khùng khùng đó đi. Học hoài mà tao có hiểu gì đâu!

Hùng: Sao ông đi học trễ vậy?

Minh: Ngủ quên.Mà sao bữa nay tụi bây siêng dữ? Kiểm tra một tiết hả? - tiến đến chỗ Lê, giọng ngọt xớt- Tao khỏi lo, được ngồi cạnh học sinh giỏi mà! Phải không Lê?

Lê (rùng mình): Ngồi vô chỗ đi. Bạn làm tôi phát mệt.

Minh: A, cái con này láo hả? Ủa, tay mày bị gì mà đỏ dữ vậy? Bữa qua bị ba mẹ đánh đòn nữa rồi phải không?

Lê tức giận, nhưng cố kềm nén. Bỗng một học sinh phóng như bay vào lớp, la làng: “Thầy tới!” Mọi người nhanh chóng trở nên trật tự. Thầy vào, Hùng hô đứng lên chào thầy. Lớp bắt đầu làm kiểm tra.

Thời gian trôi qua, hết giờ.. Các học sinh lần lượt nộp bài. Sau khi thầy đi, Lê gục đầu xuống bàn.

Lan (lo lắng): Sao vậy Lê? Bộ bà mệt lắm hả?

Lê (gắt gỏng): Tôi không sao hết, để tôi yên.

Minh: Nó dĩ nhiên là làm được bài. Yên tâm đi, có làm sai thì thầy thế nào cũng sẽ nâng điểm cho nó. Thầy ưu ái nó lắm!

Lan (đứng phắt dậy, chỉ tay vào mặt Minh): Tôi cấm bạn xúc phạm thầy Trí. Bạn mà nói nữa, tôi sẽ mách thầy đó.

Minh: Bạn cũng thích thầy lắm hả?

Hùng (bất bình): Ừ, thì người ta học giỏi, người ta phải chăm chú nghe giảng chứ.-mỉa mai- Không như ai kia, giờ thực hành hóa, lấy nước đổ vô cục natri cho nó nổ banh cái cặp, còn chửi lại thầy nữa.

Minh: Lớp trưởng muốn gây sự lắm hả. Chơi luôn, có ngon thì xông vô.

Kim: Thôi, cho tui can. Mấy bạn làm ơn lấy sách vở ra học tiếp tiết hai giùm tui.

Lê chợt vùng chạy ra ngoài, xô luôn mấy bạn trai đứng ở cửa lớp.

Cảnh 3:

Phòng thực hành hóa. Thầy Trí đang chấm bài. Lê thập thò ngoài cửa.

Thầy: Gì vậy cô bé?

Lê: Bài kiểm tra em làm tệ lắm phải không thầy?

Thầy: Năm điểm! Sao em học sút dữ vậy Lê?

Lê : Thầy cho em làm lại đi.

Thầy: Không được. Đây là bài kiểm tra 1 tiết đó, em hiểu không?

Lê: Thầy cho em làm lại đi. Mẹ em mà biết chuyện này, mẹ sẽ buồn lắm.

Thầy: Thôi đi cô. Đừng có lấy sự hiếu thảo ra mà năn nỉ thầy.

Lê (giận dữ): Sao thầy ác quá vậy?

Thầy (kinh ngạc): Ai cho em nói chuyện với tôi bằng cái giọng hỗn hào như vậy hả Lê? Chuyện gì vậy? Em có biết là sẽ khó xử cho thầy lắm không nếu thầy cho em làm lại?

Lê: Em xin lỗi. Nhưng em sai chỗ nào mà thầy chỉ cho có năm điểm?

Thầy Trí thở dài, rút ra bài làm của Lê.

Thầy: Lại đây...-tận tình chỉ bảo- Coi nè, chỗ này em phải ghi như vậy..., như vầy...

Lê (nhõng nhẽo): Thôi được rồi thầy, em biết em đáng đánh đòn rồi. Nhưng thầy phải cho em làm lại.

Thầy: Không được, thầy đã chỉ hết lỗi sai cho em rồi. Bây giờ em để yên cho thây chấm bài.

Lê: Thầy ơi, cho em làm lại đi mà!

Thầy: Thầy hết kiên nhẫn rồi đó Lê. Sao em quan trọng hóa vấn đề dữ vậy? Em còn kiểm tra học kỳ, rồi cả học kỳ hai nữa, tha hồ mà kéo điểm. Con điểm năm này cũng chỉ là một phần rất nhỏ trên con đường học tập của em thôi, như nguyên tử của một nguyên tố vậy.

Lê: Thầy không hiểu gì hết. Điểm của thầy sẽ biến nhà em thành địa ngục đó thầy có biết không?

Thầy(sửng sốt): Gì vậy Lê? Nói cho thầy biết, đừng ngại! Mọi ngày em ngoan ngoãn, hiền lành lắm mà, sao bữa nay cứng đầu quá vậy?

Lê(cắn môi, kềm nén cảm xúc): Gia đình em chỉ có một mình em. Ba mẹ phải đi làm rất cực khổ để nuôi em ăn học. Bởi vậy, ba mẹ coi trọng việc học của em ghê lắm. Chỉ cần chín điểm rưỡi thôi, em cũng bị ăn đòn. Đối với cha mẹ, em là học sinh xuất sắc, lúc nào cũng phải đạt điểm mười. Em phải đi học thêm khắp nơi, đến tối còn phải học bài tới mười hai giờ khuya. Có khi bài ở truờng thi ít mà bài học thêm thì nhiều... Em thật sự không sợ bị thầy cô khiển trách khi bị điểm kém, mà em sợ cây roi của cha mẹ. Bởi em hiểu, mỗi lời của thầy cô đều chan chứa tình thương, còn đòn roi của gia đình thì còn chứa thêm cả một khối sĩ diện nặng nề nữa. Đối với nhiều bạn, điểm chín là cả niềm vui, nhưng đối với em, nó là sự sợ hãi. Thầy có hiểu, trước ngày thầy cho làm kiểm tra, em đã bị đánh một trận nhừ tử vì tội chỉ đạt điểm 9 môn Sử. Bây giờ thầy cho em điểm năm thì có khác nào thầy giết em hả thầy?

Thầy: Em phải học nhiều vậy hả Lê? Đâu nhất thiết phải thế. Chỉ cần làm đủ những bài tập thầy cô giao, học bài cho kỹ là ổn rồi.

Lê: Sao thầy không nói chuyện đó với ba mẹ em? Nói với em thì có giải quyết được gì. Bằng mọi giá thầy phải cho em làm lại bài kiểm tra.

Thầy (nắm vai Lê): Bình tĩnh nghe thầy nói nè. Em đã thử tâm sự với ba mẹ lần nào chưa. Em có bao giờ nói với họ rằng mình mệt mỏi như thế nào, chán nản như thế nào chưa? Đã nói lần nào chưa?

Lê (như chợt tỉnh giấc): Không, em không dám. Hầu như từ xưa tới giờ chưa ai lắng nghe em nói... như thầy.

Thầy (cười):Vậy là ổn rồi. Đừng lo, nếu cố gắng, em sẽ kéo điểm lên được thôi. Còn ba mẹ em... để thầy nói chuyện với họ.

Lê: Thôi mà thầy, em lo lắm...

Thầy: Không cần phải lo gì hết. Đôi khi, chỉ cần một chất xúc tác thôi thì phản ứng sẽ diễn ra nhanh hơn rất nhiều. Thầy sẽ là chất xúc tác cho em. Còn em, em phải mau chóng thoát khỏi áp lực học hành. Không có con đường nào là trải đầy hoa hồng, không ai đi học mà chỉ toàn có điểm mười. Tuổi thơ của em rất đẹp, hãy cứ tận hưởng nó, rồi em cũng sẽ có một tương lai tươi sáng.

Lê (xúc động): Giá mà mẹ nói với em những lời mà thầy vừa nói.

Thầy: Em phải giãi bày với gia đình mọi suy nghĩ của mình. Thầy tin, rồi ba mẹ cũng sẽ hiểu cho em. Còn nếu như mọi chuyện tồi tệ hơn thì cứ đến gặp thầy.

Lê (cúi mặt, nắm chặt tay thầy): Đây là lần đầu tiên em tìm được người thầy đồng cảm với mình, thầy ơi!

Cảnh 4:

Nhà Lê. Ba mẹ Lê đang ngồi làm việc bên đống tài liệu. Lê thấp thỏm bước vào nhà.

Lê: Chào ba mẹ, con mới đi học về.

Mẹ Lê: Ờ, bữa nay có thêm kết quả môn nào nữa con?

Lê: Dạ... môn Hóa

Ba Lê: Con gái ba lại được 10 điểm nữa phải không?

Lê (sợ sệt): Dạ không, là 5 điểm.

Ba Lê (nổi cơn thịnh nộ): Sao? Chỉ 5 điểm thôi? Tao nuôi mày ăn học để chỉ nhận được con số 5 thôi hả?

Mẹ Lê (buông tờ tài liệu xuống, nói mỉa): Con có hiếu quá mà. Bộ mày có bồ có bịch gì ở trường hay sao mà học xuống dữ vậy?

Ba Lê (nhìn đồng hồ): Thôi, cho nó xuống uống ly sữa đi, rồi còn đi học thêm tới chín giờ tối nữa. Để về nhà phạt nó cũng được

Mẹ Lê: Không, phải phạt nó. Để em đánh nó mấy cái rồi chở nó đi học luôn, khỏi uống sữa.

Nói rồi, bà cầm cây chổi lông gà, sấn tới Lê đánh túi bụi, mặc cho con gái van xin. Chợt, một đám học sinh chạy tới cùng thầy Trí chạy tới.

Thầy: Chị đừng đánh Lê. Trò ấy đã ngất xỉu ở lớp học nhiều lần lắm rồi.

HS 1: Lê là một học sinh giỏi, nhưng bạn ấy đã thực sự kiệt sức.

HS 2: Chúng con đi học cũng rất muốn được điểm cao. Bởi vậy, khi thất bại, bản thân chúng con đã đau buồn lắm rồi.

HS 3: Ít ai chịu tìm hiểu nguyên do của những con điểm xấu, mà chỉ trừng phạt thôi. Điều đó đôi khi khiến chúng con sợ học.

HS 4: Chúng con không cần laptop, di động, áo quần hàng hiệu, chỉ cần sự đồng cảm của những người như thầy. (quay về phía thầy Trí).

Lan: (móc trong cặp ra bài kiểm tra): Thầy ơi, điểm mười này là do sự đoàn kết, giúp đỡ nhau của chúng em tạo nên, chúng em xin tặng thầy ngày Nhà giáo Việt Nam. Cảm ơn thầy đã dạy chúng em biết bao điều hay, điều lạ, và cũng cảm ơn thầy vì đã lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với chúng em những lúc chúng em thất bại.

Thầy trân trọng cầm món quà, còn ba mẹ Lê thì tiến đến phía con, ôm con.

Mẹ Lê: Mẹ đã biết rồi. Chiều nay con không cần phải đi học thêm nữa, mẹ sẽ cùng ngồi học bài với con.

26 tháng 10 2016

cái này thì mk chịu

5 tháng 11 2021

TL :

Đây nha


undefined

TL
Em mk vẽ đấy cho mk xin k

HT

undefined