K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2020

1 . Điểm xiết thành điểm xuyến 

2 .

Khái niệm cụm danh từ
Cụm danh từ là một nhóm các danh từ đi chung với nhau để làm thành một danh từ chung. Cụm danh từ có thể bao gồm từ hai đến vài danh từ. Khi mỗi danh từ đứng riêng thì mang một ý nghĩa đặc trưng nhưng khi chúng được kết hợp với nhau sẽ mang một ý nghĩa khác tuy nhiên ý nghĩa đặc trưng kia vẫn tồn tại ở một khía cạnh đủ để làm nên ý nghĩa cho một danh từ mới.
Ví dụ: mười người thợ, thảo cầm viên...
Khái niệm cụm động từ
Cụm động từ cũng bao gồm những động từ đi cùng với nhau diễn tả một hành động mà chỉ nếu một danh từ thôi thì không thể diễn đạt hết ý nghĩa. Chính vì không có một động từ duy nhất để diễn tả hành động nên người ta ghép các động từ với nhau.
Ví dụ: lồm chồm bò dậy,...
Khái niệm cụm tính từ
Cụm tính từ cũng bao gồm từ hai tính từ trở lên mà ý nghĩa nằm ở tính từ đi trước.

Ví dụ: màu xanh lá, màu vàng hoe

25 tháng 3 2020

Từ nhiều nghĩa là mùa xuân  

Ở câu thơ thứ hai, Bác Hồ nêu rõ mục đích của Tết trồng cây là Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Từ xuân ở câu thơ này không giống như từ xuân ở câu thơ đầu. Nó không còn là tên của một mùa trong năm (danh từ) mà đã chuyển thành tính từ chỉ sự tươi trẻ và sức sống tràn đầy của đất nước đang trên đường phát triển.

Câu 1 (0,5đ)

– Từ sai: điểm xiết.

– Nguyên nhân: lẫn lộn từ gần âm.

– Chữa lại: thay bằng từ: điểm xuyết.

câu 2 (1,5 điểm )

Có 3 kiểu nhân hóa:

-Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật:

VD: Anh Bút Chì, cậu Thước Kẻ, cô Bút Bi là những thành viên trong căn nhà Hộp Bút.

-Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật:

VD: Ông trời

       Mặc áo giáp đen

       Ra trận

       Muôn nghìn cây mía

       Múa gươm

       Kiến

       Hành quân

       Đầy đường.

-Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người:

VD: Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

14 tháng 3 2020

Câu 1: 

– Từ sai: điểm xiết.

– Nguyên nhân: lẫn lộn từ gần âm.

– Chữa lại: thay bằng từ: điểm xuyết.

Câu 2: 

HOME

VĂN HỌC

THUẬT NGỮ

Nhân Hóa Là Gì? Có Mấy Kiểu Nhân Hóa Và Ví Dụ

THUẬT NGỮ

Nhân hóa là gì? Có mấy kiểu nhân hóa và ví dụ

Tháng Bảy 23, 2019

Tìm hiểu nhanh về bài học nhân hóa là gì, khái niệm và phân loại các kiểu nhân hóa thường được sử dụng, đồng thời đưa ra các ví dụ về phép tu từ này. Mời các em theo dõi kiến thức bên dưới để hiểu rõ hơn bài học mà chúng tôi đề cập hôm nay nhé.

Nội dung [Ẩn]

  • 1 Nhân hóa là gì? Ví dụ
    • 1.1 Khái niệm nhân hóa
    • 1.2 Các kiểu nhân hóa
    • 1.3 Tác dụng nhân hóa
    • 1.4 Nhận biết nhân hóa trong câu
    • 1.5 Ví dụ về nhân hóa
    • 1.6 Luyện tập SGK

Nhân hóa là gì? Ví dụ

Khái niệm nhân hóa

Nhân hóa là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.

Các kiểu nhân hóa

Thông thường nhân hóa có 3 kiểu chính gồm có:

– Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.

Ví dụ: Bác chim đang đậu trên ngọn cây hóa véo von.

=> Dùng từ ngữ của con người “bác” để gọi cho loài chim.

– Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Ví dụ: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới.

=> Dùng từ ngữ tính chất, hoạt động con người “ban phát” dùng cho mặt trời.

– Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.

Ví dụ: Bác gấu ơi? bạn đang trò chuyện với ai đó?

=> Từ ngữ xưng hô của con người xưng hô cho gấu.

14 tháng 3 2020

Nãy mình làm sai, nên mình làm lại!

Câu 1: 

– Từ sai: điểm xiết.

– Nguyên nhân: lẫn lộn từ gần âm.

– Chữa lại: thay bằng từ: điểm xuyết.

Câu 2: 

Thông thường nhân hóa có 3 kiểu chính gồm có:

– Sử dụng các từ ngữ thường gọi con người dùng để gọi vật.

Ví dụ: Bác chim đang đậu trên ngọn cây hóa véo von.

=> Dùng từ ngữ của con người “bác” để gọi cho loài chim.

– Sử dụng các từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

Ví dụ: Ông mặt trời đang ban phát ánh nắng vàng cho cây cối và con người trên thế giới.

=> Dùng từ ngữ tính chất, hoạt động con người “ban phát” dùng cho mặt trời.

– Dùng các từ ngữ xưng hô với vật như với con người.

Ví dụ: Bác gấu ơi? bạn đang trò chuyện với ai đó?

=> Từ ngữ xưng hô của con người xưng hô cho gấu.

25 tháng 10 2019

a. Từ dùng sai :' xiết ' và ' xuân ('Ko chắc nha )

Sửa : Xiết thành Khuyết ; Xuân thành sâu 

b. Từ dùng sai :'gần' . Sửa thành :đã , khoảng ,..

    Câu b) sai từ "gần"=>khoảng

    Câu a) mik ko biết

    4 tháng 10 2019

    a,sai ở chỗ thừa thân hình

    b,sai

    ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆTThời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề )Câu 1(3 điểm): Cho đoạn văn:(1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.(2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt...
    Đọc tiếp

    ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT
    Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề )

    Câu 1(3 điểm): Cho đoạn văn:

    (1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.(2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
    (Theo Nguyễn Khải)
    a. Trong đoạn văn trên, từ ngữ làng quê tôi được thay thế bằng những từ ngữ nào?Sự thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì?
    b. Xác định các từ láy có trong đoạn văn.
    c. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu(1) và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép?
    Câu 2(2 điểm): Chọn 1 từ thích hợp nhất trong số các từ có trong ngoặc đơn để điền vào ô trống ở mỗi câu dưới đây:
    a. Nắng cứ như từng.....(tia lửa, dòng lửa, đốm lửa) xối xuống mặt đất.
    b. Những cơn mưa mù hạ đến rất nhanh và ra đi cũng rất.....(chậm chạp, chầm chậm, vội vàng).
    c. Ông già.....(mùa thu, mùa xuân, mùa đông) xuất hiện, vội trùm cả chiếc áo choàng xám lên cây cỏ, vạn vật.
    d. Những cánh đồng lúa xanh mướt.....(rào rào, dập dờn, cuồn cuộn) trong gió nhẹ.

    Câu 3(5 điểm): Hãy viết 1 đoạn văn 10-12 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
    Bão bùng thân bọc lấy thân
    Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
    Thương nhau, tre chẳng ở riêng
    Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
    Chẳng may thân gãy, cành rơi
    Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
    (Tre Việt Nam- Nguyễn Duy)

    Câu 4(2 điểm): Dùng câu thơ Trái đất này là của chúng mình(trích từ bài thơ Bài ca về trái đất của nhà thơ Định Hải) làm câu mở đầu đoạn văn, hãy viết tiếp 2 câu để biểu hiện mơ ước về trái đất.
    Tìm 2 từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ trái đất.
    Câu 5(8 điểm): Mùa đông qua rồi mùa xuân đến, mỗi 1 mùa, cây bàng trường em lại có những vẻ riêng. Hãy miêu tả những vẻ riêng ấy của cây bàng.

    2
    GN
    GV Ngữ Văn
    Giáo viên
    26 tháng 4 2018

    1.

    a. "Làng quê tôi" được thay bằng "đây", "mảnh đất cọc cằn này".

    b. Các từ láy: đăm đắm, tha thiết, day dứt, cọc cằn.

    c. Câu (1) là câu ghép.

    Làng quê tôi // đã khuất hẳn nhưng tôi // vẫn đăm đắm nhìn theo.

    CN                     VN                         CN            VN

    2.

    a. dòng lửa

    b. vội vàng

    c. mùa đông

    d. dập dờn

    3. Gợi ý nội dung viết đoạn văn cảm nhận:

    Đoạn thơ nói về tinh thần đoàn kết, bao bọc, sự tiếp nối của tre (cha truyền con nối, tre già măng mọc). Đồng thời cũng chính là những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam: kiên cường, bất khuất, đoàn kết, gắn bó, nghĩa tình.

    23 tháng 5

    TÌM TRONG BÀI MỘT CÂU GHÉP VÀ PHÂN TÍNH CÂU GHÉO ĐÓ CÓ MẤY VẾ CÂU ( BÀI TIẾNG ĐỒNG QUÊ

     

     

    11 tháng 6 2021

    Phép thế: Bức tranh xuân -> Đó là

    Phép liên tưởng: 

    '' Đó là dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, là lộc giắt đầy quanh lưng người ra trận và trải dài trên những cánh đồng (tượng trưng cho sự nảy nở, sinh sôi, cho sự dồi dào, thành đạt). Đó là tiếng chim chiền chiện lảnh lót vang trời. ''

    Câu 1 (2 điểm) Trong các từ chứa từ “bảo” sau, có một từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại. Đó là từ nào? Vì sao từ đó không thuộc nghĩa với các từ còn lại?Bảo an, bảo dưỡng, bảo hành, bảo hộ, bảo mật, bảo quản, bảo toàn, bảo tồn, bảo vật, bảo vệ.Câu 2 (2 điểm) Cho câu: “Khi mùa rét đến, cánh đồng chỉ còn lại trơ gốc rạ, mẹ Lê lo sợ không ai mướn...
    Đọc tiếp

    Câu 1 (2 điểm) Trong các từ chứa từ “bảo” sau, có một từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại. Đó là từ nào? Vì sao từ đó không thuộc nghĩa với các từ còn lại?

    Bảo an, bảo dưỡng, bảo hành, bảo hộ, bảo mật, bảo quản, bảo toàn, bảo tồn, bảo vật, bảo vệ.

    Câu 2 (2 điểm) Cho câu: “Khi mùa rét đến, cánh đồng chỉ còn lại trơ gốc rạ, mẹ Lê lo sợ không ai mướn mình” (theo Thạch Lam)

    1. Câu trên vừa có thể là câu đơn, vừa có thể là câu ghép, vì sao?
    2. Khi câu trên là câu đơn, bộ phận “cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ” của câu sẽ trả lời cho câu hỏi nào? Bộ phận đó làm rõ ý nghĩa cho từ nào của câu?

    Câu 3 (2 điểm) Khi nói về mùi thơm của hương hồi, trong bài “rừng hồi xứ Lạng”, Tô Hoài viết:

    “Ai cũng ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt”.

    Theo em, vì sao trong câu trên, dùng “chảy” hay hơn và gây ấn tượng hơn dùng từ “bay” hoặc “thổi”?

    Câu 4 (4 điểm) Cảnh bình minh nơi đâu cũng đẹp. Đó là khi mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, những tia nắng dịu dàng, đã xuyên thủng màn sương bao phủ núi đồi. Đó là khi những tia nắng ban mai hình rẻ quạt bắt đầu chiếu rọi xuống làng xóm thanh bình. Đó là buổi hừng đông với những tia nắng hồng nhảy nhót trên mặt biển. Đó là khi tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn khắp phố phường.

    Em đã từng được ngắm một cảnh bình minh như thế, hãy tả lại.

    1
    11 tháng 2 2020

    Tôi có thẻ chỉ trả lời câu 1:

    Mình nghĩ là bảo vật là khác với từ còn lại

    HOA ĐỒNG NỘIKhông hiểu vì sao và từ bao giờ tôi yêu hoa đồng nội đến thế. Không rực rỡ, lộng lẫy như bao loài hoa khác, hoa đồng nội đẹp mỏng manh trong bộ cánh trắng mềm mại điểm nhị vàng và có mùi thơm ngai ngái. Hoa nở khắp nơi trên cánh đồng. những cánh hoa nép mình bên bờ mương, lẫn trong đám cỏ xanh um hay lao xao trên bờ đê giữa mênh mông nắng gió. Chúng nở suốt bốn mùa,...
    Đọc tiếp

    HOA ĐỒNG NỘI
    Không hiểu vì sao và từ bao giờ tôi yêu hoa đồng nội đến thế. Không rực rỡ, lộng lẫy như bao loài hoa khác, hoa đồng nội đẹp mỏng manh trong bộ cánh trắng mềm mại điểm nhị vàng và có mùi thơm ngai ngái. Hoa nở khắp nơi trên cánh đồng. những cánh hoa nép mình bên bờ mương, lẫn trong đám cỏ xanh um hay lao xao trên bờ đê giữa mênh mông nắng gió. Chúng nở suốt bốn mùa, trong thời tiết ấm áp của mùa xuân, nắng cháy của mùa hạ hay cái rét thâm tím của chiều mưa mùa đông.
    Lũ trẻ nông thôn chúng tôi từ khi mới sinh ra đã biết đến cánh đồng qua lời ru của mẹ. lớn lên độ năm, sáu tuổi, dắt con nghé ra đồng, chúng tôi làm bạn với những cọng cỏ, con mương, thuyền lá và đặc biệt là hoa đồng nội. thả cho trâu bò gặm cỏ dọc triền đê, lũ con gái chạy khắp đồng tìm ngắt hoa cho đầy vạt áo rồi xúm xít lê la trên cỏ kết thành từng vòng, thích thú đeo vào tay, vào cổ đóng giả làm công chúa…
    Những chiều đi học về, tôi thường lang thang trên cánh đồng, lòng xao động trước vẻ đẹp mộc mạc và đầy sức sống của hoa đồng nội. muôn ngàn cánh hoa rung rinh trước gió như muôn ngàn cánh bướm rập rờn bay. Những cánh hoa đung đua như đang say sưa hát, ca ngợi vẻ đẹp của đồng quê.
     

    Câu 1 : Tìm 2 từ tả hình ảnh trong bài : '' Hoa đồng nội'' 

    Câu 2:

    Câu 2 : Xác  định chủ ngữ   vị ngữ trong câu sau :( Đặt câu hỏi)

    Không hiểu vì sao và từ bao giờ tôi yêu hoa đồng nội đến thế .

    Chủ ngữ :....................................

    Vị ngữ :.......................................

     

    2
    12 tháng 3 2018

    CÂU 1:

    2 TỪ TẢ HÌNH ẢNH TRONG BÀI " HOA ĐỒNG NỘI" : ĐẸP MỎNG MANH, BỘ CÁNH TRẮNG MỀM MẠI ( MỀM MẠI); MÙI THƠM NGAI NGÁI ( NGAI NGÁI)

    CÂU 2 : 

    CN: TÔI ( CÂU HỎI: AI YÊU HOA ĐỒNG NỘI ĐẾN THẾ)

    VN: YÊU HOA ĐỒNG NỘI ĐẾN THẾ ( TÔI THẤY NHƯ THẾ NÀO)

    TRẠNG NGỮ: KHÔNG HIỂU VÌ SAO VÀ TỪ BAO GIỜ ( KHI NÀO TÔI YÊU HOA ĐỒNG NỘI ĐẾN THẾ)

    CHÚC BN HỌC TỐT!!!!!!

    29 tháng 4 2020

    Chủ ngữ là tôi

    Vị ngữ là yêu hoa đồng đội đến thế