K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Biện pháp tu từ trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

– Sử dụng những hình ảnh thiên nhiên để ẩn dụ cho vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều.

+ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”: sự thẳng thắn trong cốt cách như cành mai, hình dáng yểu điệu như hoa mai, tinh thần trong sáng thánh thiện như tuyết.

+ Bốn câu thơ tiếp theo tả Thúy Vân: “khuôn trăng” – khuôn mặt phúc hậu, xinh tươi như trăng rằm; “hoa cười ngọc thốt” – cười tươi như hoa, tiếng nói trong như ngọc; “mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da” – tóc mềm hơn mây, da trắng hơn tuyết.

+ Tả Thúy Kiều: “Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” – dùng hình ảnh làn nước mùa thu, nét núi mùa xuân để nói về vẻ đẹp đôi mắt Kiều. Kiều đẹp đến nỗi hoa, liễu phải ghen tị.

⇒ dùng thiên nhiên để ẩn dụ cho vẻ đẹp con người, đặc biệt là người phụ nữ, tác giả vừa vận dụng nghệ thuật truyền thống vừa thể hiện tinh thần tiến bộ, tôn trọng phái đẹp.

Biện pháp tu từ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

– “Kiều ở lầu Ngưng Bích” sử dụng biện pháp tả cảnh ngụ tình đề nói về tâm trạng của Thúy Kiều:

+ Ẩn dụ: “người dưới nguyệt chén đồng” nói về Kim Trọng và mối tình tươi đẹp nhưng dang dở đầy bất hạnh của hai người; “người tựa cửa hôm mai”, “sân lai”, “gốc tử” nói về cha mẹ của Thúy Kiều, thể hiện sự lo lắng hiếu thuận của Kiều. Hình ảnh cửa bể, cánh buồm, ngọn nước, hoa trôi, nội cỏ, chân mây mặt đất, gió, sóng đều ẩn dụ cho hoàn cảnh, số phận cô đơn, trôi nổi, bấp bênh của Kiều.

+ Hoán dụ: “tấm son” – nói về danh dự, nhân phẩm, tiết hạnh của Thúy Kiều, cũng là về bản thân Kiều. Trong nỗi nhớ, sự đau khổ tình yêu, Thúy Kiều luôn day dứt nỗi đau nhân phẩm.

+ Điệp ngữ “buồn trông” lặp lại 4 lần: tả tâm trạng sợ hãi, cô đơn và tuyệt vọng của Thúy Kiều.

21 tháng 10 2021

em cảm ơn ạ

9 tháng 11 2021

    * theo ý kiến của mình
-chị em thuý kiều: dùng biện pháp nghệ thuật đòn bẫy , ước lệ tượng trưng để miêu tả vẻ đẹp của hai chị em
-kiều ở lầu ngưng bích: mượn cảnh vật xung quanh để nói lên tâm trạng con người < biện pháp tả cảnh ngụ tình>.
        

16 tháng 12 2016

Những biên pháp nghệ thuật được sử dụng trong 8 câu thơ cuối bài " Kiều ở lầu Ngưng Bích" là :
Hai tiếng "Buồn trông" được lặp lại bốn lần ở trong đoạn trích, vừa như gói gọn tâm thế của Kiều ở lầu Ngưng Bích, vừa tại nhịp điệu đều đều, buồn thương cho đoạn thơ. => Nghệ thuật: Điệp ngữ
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: Tả cảnh để tả tình, trong cảnh có tình, lấy cảnh để phô diễn tâm trạng buồn của Kiều.
Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ.
Đoạn thơ này có giá trị nhân văn sâu sắc.

17 tháng 12 2016

Cảm ơn nha friend