K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2020

1) Thành ngữ là tập hợp từ cố định đã quen dùng mà nghĩa của nó thường không thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó”. “Tục ngữcâu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức thực tiễn của nhân dân”

5 tháng 3 2020

 m đc đấy

5 tháng 3 2020

lúc nào bảo cô

4 tháng 3 2020

Ca dao là những sáng tác kết hợp lời  nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội).

#HOK TỐT #

Câu 1: Em hãy trình bày đặc điểm về hình thức, nội dung của tục ngữ và cho ví dụ minh họa.Câu 2: So sánh điểm giốngnhau, khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ. Hãy lấy ví dụ để làm sáng tỏ những điểm những điểm khác biệt đó.Câu 3: So sánh điểm giốngnhau, khác nhau giữa tục ngữ và ca dao. Hãy lấy ví dụ để làm sáng tỏ những điểm những điểm khác biệt đó.Câu 4:  Có ý kiến cho rằng: Tục ngữ là sự đúc...
Đọc tiếp

Câu 1: Em hãy trình bày đặc điểm về hình thức, nội dung của tục ngữ và cho ví dụ minh họa.

Câu 2: So sánh điểm giốngnhau, khác nhau giữa tục ngữ và thành ngữ. Hãy lấy ví dụ để làm sáng tỏ những điểm những điểm khác biệt đó.

Câu 3: So sánh điểm giốngnhau, khác nhau giữa tục ngữ và ca dao. Hãy lấy ví dụ để làm sáng tỏ những điểm những điểm khác biệt đó.

Câu 4:  Có ý kiến cho rằng: Tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của dân gian trong quá khứ (khi còn thiếu những tri thức khoa học), là kho tàng trí tuệ của dân gian xưa nhưng không phù hợp với thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay. Em đồng tình hay không đồng tình với quan điểm đó ? Hãy thể hiện quan điểm của mình bằng một đoạn văn dài khoảng hai mươi dòng. 

4
3 tháng 2 2021

Câu 1 : a) Nội dung

Là những nhận định sau kinh nghiệm của con người về lao động, sản xuất ,về c/s trog gia đình , xã hội . Nội dung ấy vừa phong phú , vừa vững chắc vì nó đã được đúc kết từ nhiều thế hệ con người

b )Đặc điểm

Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý. Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ những biện pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ...

Đa số tục ngữ đều có vần, gồm 2 loại: vần liền và vần cách. Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca... Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ. Hình thức đối: đối thanh, đối ý. Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, nhưng cũng có thể có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.

3 tháng 2 2021

Câu 2 :

- So sánh: 

* Giống nhau:

- Đều là những đơn vị có sẵn trong ngôn ngữ và lời nói, đều sử dụng hình ảnh để diễn đạt, dùng cái đơn nhất để nói cái chung và được sử dụng ở nhiều hình ảnh khác nhau trong đời sống.

* Khác nhau:

- Tục ngữ thường là câu hoàn chỉnh.

- Tục ngữ diển đạt trọn vẹn 1 phán đoán hay lời khuyên, kết luận.

- Tục ngữ là câu, mỗi câu tục ngữ được coi là 1 văn bản đặc biệt.

- Thành ngữ thường có đơn vị tương đương như từ mang hình thức cố định.

- Thành ngữ có chức năng: gọi tên sự vật, tính chất, trạng thái hayhanhf động của sự vật, hiện tượng.

- Thành ngữ chưa được gọi là câu, văn bản.

Ví dụ:

Thành ngữ:

- Văn võ song toàn.

- Ếch ngồi đáy giếng.

Tục ngữ:

-    Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

   Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

  Đêm tháng mười chưa cười thì tối.

6 tháng 10 2017

cau 1   Thương hại là khi ta có vẻ thấy người đó rất chán nản,buồn phiền,vì một lý do nào đó , có thể do ta gây ra,nhưng vì ta thấy như vậy và tiến đến với mục đích làm cho người ấy quên đi nỗi buồn thì có thể gọi là thương hại như bạn nghĩ.... 

Thương yêu thật sự là luôn quan tâm đến cô ấy,dù chỉ là 1 lời nói hỏi thăm sức khỏe,giúp cố ấy vượt qua khó khăn nào đó,luôn an ủi bên cạnh cô ấy bất cứ lúc nào,bạn sẽ không thể để cho cô ấy buồn phiền,lo lắng....Nhưng sự thương yêu vẫn có những yếu tố khác nhau,nếu bạn nghĩ giúp cô ấy là để "kiếm điểm" thì đó không phải là tình yêu thật sự đâu

cau 2   Một cây làm chẳng nên non, 

Ba cây chụm lại thành hòn núi cao . 
Lá lành đùm lá rách . 
Máu chảy ruột mềm . 
Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ . 
Bầu ơi thương lấy bí cùng , 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàng. 
Nhiểu điều phủ lấy giá gương , 
Người trong một nước phải thương nhau cùng

cau 3  Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

Thương người như thể thương thân.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Nhường cơm sẻ áo.

Lá lành đùm lá rách.

7 tháng 2 2021

*Tục ngữ: Là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm,một luân lý, có khi là một sự phê phán

 *Thành ngữ: Là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu, mà nhiều người
đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn

*Ca Dao là một thuật ngữ Hán Việt. Đứng về mặt văn học mà nhận định, khi chúng ta tước bỏ những tiếng đệm, những tiếng láy, những câu láy ở một bài dân ca, thì chúng ta thấy bài dân ca ấy chẳng khác nào một bài ca dao. Có thể nói, ranh giới giữ ca dao và dân ca không rõ

7 tháng 2 2021

Giống: Đều là những thể loại văn học dân gian. Khác: -Ca dao là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người. -Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội)

19 tháng 1 2022

tham khảo

 

- Giống : 
Ca dao tục ngữ đều là những câu nói do người đời lưu truyền lại ,tán tụng trong nhân gian .Là bài học,lời dạy ,kinh nghiệm sống ,kinh nghiệm tìm hiểu cachiện tượng thiên nhiên thời tiếtkhi hậu mùa màng.


- Khác : 
Ca dao thì có vần có điệu ,rườm rà hơn ,trữ tình hơn 
Tục nmgữ thì không nhất thiết phải có vần có điệu mà tục ngữ ngắn gọn,xúc tích và không có tính rườm rà hay mang tính chất kể nể như ca dao .

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức: – Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao...
Đọc tiếp

Về bộ phận văn học dân gian, có các trọng tâm kiến thức:

– Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. – Hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam. – Những giá trị của văn học dân gian Việt Nam. Để nắm được những trọng tâm kiến thức nói trên, có thể ôn tập theo các gợi‎ ý‎ sau: a) Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. Văn học dân gian bao gồm những thể loại nào? Chỉ ra những đặc trưng chủ yếu nhất của từng thể loại. b) Chọn phân tích một số tác phẩm (hoặc trích đoạn tác phẩm) văn học dân gian đã học (hoặc đã đọc) để làm nổi bật đặc điểm nội dung và nghệ thuật của sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện thơ, truyện cười, ca dao, tục ngữ. c) Kể lại một số truyện dân gian, đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ mà anh (chị) thích.
1
27 tháng 12 2017

a, Những đặc điểm cơ bản của nền văn học dân gian. Các thể loại, đặc trưng chủ yếu của từng thể loại

- Các thể loại chủ yếu của văn học dân gian là: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười, ca dao, tục ngữ...

    + Truyền thuyết thuộc thể loại văn học dân gian nhằm lí giải các hiện tượng tự nhiên, lịch sử, xã hội. Sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo để kể chuyện.

    + Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật thông minh, ngốc nghếch, bất hạnh... nhằm thể hiện ước mơ cái thiện thắng ác, sự công bằng xã hội... Truyện cũng sử dụng các yếu tố hoang đường, kì ảo.

...

b, Phân tích truyện cổ tích Sọ Dừa:

- Kiểu nhân vật bất hạnh

- Thể hiện ước mơ cái thiện thắng cái ác, ước mơ về hạnh phúc

- Các yếu tố hoang đường kì ảo:

    + Bà mẹ uống nước trong một chiếc sọ dừa về mang thai

    + Sinh ra Sọ Dừa tròn lông lốc, không tay chân

    + So Dừa thoát khỏi lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú

    + Vợ Sọ Dừa bị cá kình nuốt vào bụng, tự mổ bụng cá, trôi dạt vào đảo và sống sót.

c, Một số tác phẩm văn học dân gian đã học: truyện truyền thuyết Con rồng cháu tiên, Thánh Gióng, Sơn Tinh Thủy Tinh, truyện cổ tích Tấm Cám, Đẽo cày giữa đường, Sọ Dừa, truyện cười Treo biển, lợn cưới áo mới...

A.PHẦN LÍ THUYẾTCâu 1:Thế nào là văn nghị luận?Câu 2:Đặc điểm của văn nghị luận?Câu 3:Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận?Câu 4:Thế nào là từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa?Câu 5:Thế nào là câu rút gọn?Tác dụng?Cách dùng câu rút gọn?Câu 6:Thế nào là câu đặc biệt?Tác dụng của câu đặc biệt?câu 7:Tục ngữ là gì?Câu 8:Thành ngữ là gì?Câu 9:Thế nào là điệp ngữ?Có...
Đọc tiếp

A.PHẦN LÍ THUYẾT

Câu 1:Thế nào là văn nghị luận?

Câu 2:Đặc điểm của văn nghị luận?

Câu 3:Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận?

Câu 4:Thế nào là từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa?

Câu 5:Thế nào là câu rút gọn?Tác dụng?Cách dùng câu rút gọn?

Câu 6:Thế nào là câu đặc biệt?Tác dụng của câu đặc biệt?

câu 7:Tục ngữ là gì?

Câu 8:Thành ngữ là gì?

Câu 9:Thế nào là điệp ngữ?Có mấy dạng điệp ngữ?

Câu 10:Phân biệt câu rút gọn với câu đặc biệt?

Câu 11:Em hãy nêu các bước tạo lập văn bản?

Câu 12:Thế nào là ca dao?

Câu 13:Luận điểm là gì

Câu 14:Luận cứ là gì?

Câu 15:Lập luận là gì?

Câu 16:Bố cục của bài văn nghị luận gồm mấy ohaafn?

Câu 17:Văn biệt cảm là gì?

Câu 18:Thế nào là văn bản nhật dụng?

Câu 19:Bố cục của bài văn biểu cảm gồm mấy phần?

Giúp Min với ạ!Thank trước <3

0