K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2020

Hổ vốn là chúa tể của rừng già, là giống ngự trị của muôn loài, nhưng nay sa cơ, lỡ bước trở thành thú tiêu khiển của con người. Bài thơ mở đầu bằng tâm trạng đau đớn, phẫn uất đến cùng cực của con hổ khi bị giam cầm trong vườn bách thú:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

Với cặp báo chuồng bên vô tư lự

Bài thơ bắt đầu bằng một động từ mạnh “gậm”, và thứ được gậm chính là khối căm hờn. Nỗi căm hờn vốn là một khái niệm trừu tượng, không thể nắm bắt. Nhưng đối với con hổ, tháng ngày bị cầm tù, giam hãm đã quá lâu, khiến cho nỗi căm hờn kìa biến thành hình, thành khối. Câu thơ vì thế càng làm nổi bật lên nỗi phẫn uất của chúa tể sơn lâm. Cũi sắt nhỏ bé, con hổ nằm dài trông ngày tháng dần trôi qua vô ích. Hổ khinh thường lũ người ngạo mạn, làm sao chúng có thể hiểu hết khí phách tung hoàng, sự hống hách, ngang tàng của hổ. Và hổ càng đau đớn hơn khi phải chung bầy với những “lũ gấu dở hơi” với cặp báo “vô tư lự”. Khi đã ý thực được hoàn cảnh sống tù túng, giam cầm mà lại phải chung sống với những kẻ thờ ơ, vô trách nhiệm, còn gì đau đớn hơn thế nữa.

Không chỉ phẫn uất đau đớn, khi cầm tù mà hổ còn khinh thường khung cảnh giả dối mà con người gây dựng nên:

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu

Ghét những cảnh không đời nào thay đổi

Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu

Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Trong câu thơ sử dụng hàng loạt các từ biểu cảm trực tiếp: uất hận ngàn thâu, ghét,… để nói lên niềm căm phẫn tột cùng với cuộc sống tầm thường. Khung cảnh tâm thường, chỉ toàn những giả dối, “hoa chăm cỏ xén, lối phẳng, cây trồng” nào đâu có những vừng lá bí hiểm để chúa tể khám phá, tung hoành. Những mô gò thấp kém, không lấy một chút hoang vu. Càng cố gắng bắt chước bao nhiêu lại càng giả tạo bấy nhiêu, điều đó chỉ càng làm cho hổ ta chán ngán, thất vọng, đau đớn hơn.

Trong nỗi ngao ngán, phẫn uất đến tận cùng, chúa sơn lâm nhớ về những ngày xưa tung hoành, hống hách.: “Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng/ Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng/…Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi” . Hình ảnh của hổ trong quá khứ hiện lên thật đẹp đẽ, đáng ngưỡng mộ. Là chúa tể của muôn loài nên chỉ cần mắt thần quắc lên tất thảy mọi vật đều im hơi sợ hãi. Và đẹp đẽ nhất chính là hình ảnh của hổ ở khổ thơ thứ ba:

Nào đâu những đêm vào bên bờ suối

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Hai chữ nào đâu mở đầu khổ thơ, gợi nhắc một kỉ niệm đẹp đã lùi vào quá khứ. Sau mỗi câu hỏi tu từ là một khung cảnh vàng son của quá khứ được hổ vẽ ra: là nhưng đêm say mồi đứng uống ánh trăng tan đầy thơ mộng, lãng mạn; là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, không gian rộng lớn, hùng vĩ chúa sơn lâm nhìn ngắm giang sơn của mình đang dần thay đổi; rồi đến khung cảnh đầy âm thanh, màu sắc tiếng chim ca từng bừng trong buổi bình minh ru chúa sơn lâm vào giấc ngủ; khung cảnh tiếp theo hiện lên thật tráng lệ, chiều tà, màu đỏ của hoàng hôn hòa cùng với màu máu lênh láng sau rừng khiến không gian thêm phân huyền bí. Nhưng tất cả những khung cảnh ấy chỉ còn là kỉ niệm đẹp đẽ, câu thơ cuối cùng cất lên đầy ai oán tha thiết: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”.

Khổ thơ cuối cùng là lời nhắn nhủ tha thiết, khắc khoải của hổ. Dù nơi đại ngàn không còn thể một lần nhìn thấy, nhưng trong từng câu thơ ta thấy được khao khát mãnh liệt được giải phóng, được tự do. Tâm trạng của hổ cũng chính là tâm trạng của người dân Việt Nam mất nước, sống trong cảnh kìm kẹp, tù hãm của kẻ thù. Bởi vậy, tiếng thơ trong bài thơ càng nhận được sự đồng cảm lớn hơn từ bạn đọc.

Với ngôn ngữ giản dị, giàu cảm xúc, Thế Lữ đã diễn tả chân thực nỗi chán ghét thực tại tầm thường giả dối của con hổ khi bị nhốt ở vườn bách thú. Đồn thời cũng cho thấy khát vọng từ do mãnh liệt của nó. Đằng sau hình ảnh con hổ cũng chính là tâm trạng, khát vọng của người dân Việt Nam lúc bấy giờ.

26 tháng 2 2020

cảm ơn bạn nhiều nha

26 tháng 4 2017

=> Đáp án D

8 tháng 11 2021

khó lắm í

8 tháng 11 2021

có thể là do chưa on bài kĩ ;-;

2 tháng 7 2018

Đáp án: C

8 tháng 12 2019

Chọn đáp án: A

15 tháng 3 2022

1, Chép tiếp :
Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

 

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng

Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!”


Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần...

Câu 2 : Trong bài thơ : Lượm

`-` Tác giả : Tố Hữu

Câu 3 : ND chính : miêu tả chú bé Lượm và hành trình làm liên lạc của mình.

Câu 4, Từ láy : loắt choắt ; xinh xinh ; thoăn thoắt ; nghênh nghênh.

`-` BPTT : so sánh , ẩn dụ , từ láy.

`-` Tác dụng : Miêu tả hình ảnh chú bé lượm hồn nhiên, đáng yêu, ngây thơ khi làm công việc liên lạ giúp cho người đọc, người nghe liên tưởng được hình ảnh chú bé Lượm.

15 tháng 3 2022

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...

- “Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!”

Câu 2: Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ là của Tố Hữu.

- Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ Lượm.

Câu 3: Nội dung chính: Tả hình dáng của Lượm khi làm công việc liên lạc.

Câu 4: Các từ láy: loắt choắt ; xinh xinh ; thoăn thoắt ; nghênh nghênh.

biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên : so sánh , ẩn dụ , từ láy.