K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2019

Viết đoạn văn từ 7 - 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

HS nêu cảm nhận về đoạn thơ đó, về cơ bản phải nêu được những nét sau:

   - Vẻ đẹp của sự giao mùa, của tâm hồn con người giao cảm với thiên nhiên và mang đầy dự cảm, thể hiện sự chiêm nghiệm và suy tư của nhà thơ.

   - Những tia nắng hạ vẫn còn, cơn mưa ồ ạt cũng vơi dần đi. Nắng – mưa là hai hình ảnh tương phản chuyển giao của đất trời trước thời khắc giao mùa.

   - Hai dòng thơ cuối vừa mang nét nghĩa tả thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ :

      + Ý nghĩa tả thực: sấm gắn với cơn mưa mùa hạ cũng đã bớt dần.

      + Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm - những gì bất thường dữ dội trong cuộc sống, hàng cây đứng tuổi - người từng trải. Con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.

1 tháng 10 2018

a) Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ ... Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

- Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?

- Đoạn văn tả màu sắc của biển thay đổi tùy theo sắc mây trời.

- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?

- Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những lúc khác nhau : khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi dông gió lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

- Gạch dưới những hình ảnh trong đoạn văn thể hiện những liên tưởng thú vị của tác giả khi quan sát biển.

11 tháng 6 2017

b) Con kênh này có tên là kênh Mặt Trời. Nơi đây, suốt ngày, ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất. Bốn phía chân trời trống huếch trống hoác. Từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn không kiếm đâu ra một bóng cây để tránh nắng. Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào, giữa trưa bỗng hoá ra một dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, rồi dần dần biến thành một con suối lửa lúc trời chiều. Có lẽ bởi vậy mà nó được gọi là kênh Mặt Trời.

- Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?

- Con kênh được quan sát suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa và lúc trời chiều.

- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?

- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng thị giác, để thấy được màu sắc thay đổi của con kênh. Ngoài ra còn bằng xúc giác để thấy nắng nóng như đổ lửa.

- Gạch dưới những hình ảnh thể hiện sự liên tưởng của tác giả khi quan sát và miêu tả con kênh. Nêu tác dụng của những liên tưởng đó.

- Giúp người đọc hình dung được cái nắng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.

21 tháng 9 2017

Đáp án

Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ”

(Quê hương – Tế Hanh)

a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bài.

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. (1đ)

b. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. (4đ)

HS viết được đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu, nêu được các nội dung cơ bản sau:

   - Đoạn thơ diễn tả cảnh thuyền cá trở về trong náo nức, ồn ào, tấp nập. (1đ)

   - Lời cảm tạ chân thành của người dân biển hồn hậu với đất trời đã đem đến cho họ sự bình yên, no ấm. (1đ)

   - Vẻ đẹp của người dân làng chài dẻo dai, kiên cường, từng trải, phong trần, mang trong mình vị mặn mòi của biển cả bao la. Những đứa con của biển cả được miêu tả vừa chân thực, vừa lãng mạn, phi thường, kì diệu. (1đ)

   - Con thuyền nhờ thủ pháp nhân hóa hiện lên sinh động. Nó cũng biết nghỉ ngơi thư giản sau những ngày lao mình trên biển đương đầu sóng gió. Nó đã đóng góp công sức không nhỏ tạo nên thành quả lao động cho người dân. Hình ảnh con thuyền như con người, có suy tư, cảm xúc, chất muối vào từng thớ mình để dạn dày, từng trải. (1đ)

→ Sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ.

1 tháng 12 2019

a) Bài văn "Công nhân sửa đường" có 3 đoạn:

- Đoạn 1: từ "Bác Tâm… cứ loang ra mãi".

- Đoạn 2: từ "mảnh đường… như vá áo ấy".

- Đoạn 3: Đoạn còn lại.

b) – Đoạn 1: cảnh bác Tâm đang vá đường vô cùng vất vả, khó nhọc.

- Đoạn 2: Miếng vá đường hình chữ nhật đen nhánh hiện lên làm cho bé Thư ôm cổ mẹ nói: "Đẹp quá!..."

- Đoạn 3: bác Tâm hài lòng về thành quả lao động của mình.

c) Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn:

- tay phải cầm búa

- tay trái xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng

- đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau

- hai tay đưa lên hạ xuống nhịp nhàng

- đứng lên vươn vai, nheo mắt rồi cười

3 tháng 6 2018

Đối tượng thuyết minh của văn bản Tiểu dẫn bài Thơ hai- cư của Ba- sô: tiểu sử, sự nghiệp của Ma-su-ô Ba-sô và những đặc điểm của thể thơ Hai-cư

b, Bố cục 2 phần:

- Phần 1 (từ đầu... M.Si- ki (1867- 1902): Tóm tắt tiểu sử, giới thiệu những tác phẩm của Ba-sô

- Phần 2 (còn lại): thuyết minh về đặc điểm thơ Hai –cư

c, Phần tóm tắt

Thơ Hai-cư có số từ vào loại ngắn nhất, thường chỉ có 17 âm tiết, được ngắt làm ba đoạn theo thứ tự 5 âm- 7 âm- 5 âm. Mỗi bài thơ có tứ thơ nhất định, tả phong cảnh đến khơi gợi cảm xúc, suy tư. Về ngôn ngữ, hai cư không cụ thể hóa sự vật, mà thường chỉ dùng nét chám phá, chừa ra nhiều khoảng trống cho trí tưởng tưởng của người đọc. Thơ hai-cư là đóng góp lớn của Nhật Bản vào kho tàng văn hóa nhân loại.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Phân tích đoạn văn mẫu)Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ là một trong số những bài thơ giản dị nhất, quenthuộc nhất và cũng là bài thơ đẹp nhất viết về Bác (1).Câu chuyện được nhà thơ kể lại bằng những vần thơ vô cùng dung dị, chân thực, cảm động đã cho ta hiểu được tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng...
Đọc tiếp

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 (Phân tích đoạn văn mẫu)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới: Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ là một trong số những bài thơ giản dị nhất, quen
thuộc nhất và cũng là bài thơ đẹp nhất viết về Bác (1).Câu chuyện được nhà thơ kể lại bằng những vần thơ vô cùng dung dị, chân thực, cảm động đã cho ta hiểu được tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân cách cao đẹp- một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc (2). Lần thứ nhất thức giấc là lúc đêm đã khuya lắm rồi, anh đội viên thấy Bác vẫn ngồi đốt lửa sưởi ấm cho giấc ngủ của những người chiến sĩ, rồi Bác lại “rón chân nhẹ nhàng” đi “dém chăn” cho “từng người từng người một (3). Hành động ân cần, giản dị, ấm áp đó của Bác đã biến khoảnh khắc ấy trở nên thiêng liêng vô cùng, “ngọn lửa” ấy đã sưởi ấm và bừng sáng trong anh lòng yêu thương, biết ơn và xúc động sâu sắc khi được đón nhận tình yêu thương của Bác (4). Nhưng đến lần thứ ba thức dậy khi trời sắp sáng mất rồi, anh mới “hốt hoảng, giật mình” vì Bác vẫn “ngồi đinh ninh” với “chòm râu im phăng phắc”, “vẻ mặt trầm ngâm” (5). Bác “ngủ không an lòng” bởi “Bác thương đoàn dân công/ Đêm nay ngủ ngoài rừng/ Rải lá cây làm chiếu/ Manh áo phủ làm chăn” trong cái lạnh giá đến cắt da, cắt thịt của núi rừng Việt Bắc (6). Đến đây thì anh đội viên đã hiểu được nỗi lòng của Bác, một trái tim yêu thương giản dị mà mênh mông, rộng lớn của một vị lãnh tụ đến với những con người bình thường nhất như là lẽ sống của Bác, cuộc đời của Bác (7). Để rồi, anh chợt nhận ra chân lí “Vì một lẽ thường tình/ Bác là Hồ Chí Minh” (8). Qua những chi tiết, hình ảnh thơ vô cùng chân thật, cảm động, giàu sức biểu cảm, ta càng cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu bao la của Bác dành cho chiến sĩ đồng bào, cũng như tình cảm của chiến sĩ, đồng bào dành cho Bác – vị cha già đáng kính của dân tộc (9). Phải chăng, vẻ đẹp ở con người Bác chính là sự thống nhất, hòa hợp giữa vĩ đại và giản dị, càng giản dị bao nhiêu
Bác lại càng vĩ đại bấy nhiêu (10) . Chính sự giản dị đã làm nên sự vĩ đại trong con người Hồ Chí Minh (11).

(Theo bài làm của học sinh, có sửa chữa)

 

Nhận xét về hình thức, cấu trúc, dung lượng của đoạn văn

 

Người viết đã giới thiệu được nhan đề và tên tác giả của bài thơ chưa? Yêu cầu đó được thể hiện qua những câu văn nào?

 

Người viết đã nêu được cảm xúc chung về bài thơ chưa? Đó là cảm xúc gì, được thể hiện qua những câu văn nào?

 

Người viết đã chỉ ra được được những chi tiết tự sự, miêu tả đặc sắc của bài thơ chưa? Đó là những chi tiết nào, được thể hiện qua những câu văn nào?

 

Người viết đã trình bày được ý nghĩa, tác dụng, lí do yêu thích những chi tiết đó chưa? Yêu cầu đó được thể hiện qua những câu văn nào?

 

Người viết đã khái quát được những cảm xúc, ấn tượng, suy nghĩ của bản thân về những chi tiết nội dung, nghệ thuật có yếu tố tự sự, miêu tả của bài thơ chưa? Đó là những suy nghĩ, cảm xúc nào, được thể hiện qua những câu văn nào?

 

0
Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: TỰ TRÀO Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang, Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng. Cờ đương dở cuộc không còn nước( ), Bạc chửa thâu canh đã chạy làng( ). Mở miệng nói ra gàn bát sách( ), Mềm môi chén mãi tít cung thang( ). Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ, Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng! Khoanh tròn vào...
Đọc tiếp

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: TỰ TRÀO Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang, Chẳng gầy chẳng béo, chỉ làng nhàng. Cờ đương dở cuộc không còn nước( ), Bạc chửa thâu canh đã chạy làng( ). Mở miệng nói ra gàn bát sách( ), Mềm môi chén mãi tít cung thang( ). Nghĩ mình lại gớm cho mình nhỉ, Thế cũng bia xanh, cũng bảng vàng! Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8: Câu 1. Bài thơ được gieo vần gì? A. Vần lưng B. Vần chân C. Vần liền D. Vần cách Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai, xuất hiện như thế nào? A. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “mình” B. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp qua đại từ “tôi” C. Là tác giả, xuất hiện trực tiếp, xưng tên riêng D. Là tác giả, xuất hiện gián tiếp Câu 3. Có thể chia bố cục bài thơ theo những cách nào? A. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (2 câu đầu và 6 câu cuối) B. Bốn phần (mỗi phần 2 câu) hoặc hai phần (6 câu đầu và 2 câu cuối) C. Hai phần (mỗi phần 4 câu) hoặc bốn phần (mỗi phần 2 câu) D. Ba phần (3 câu đầu, 3 câu tiếp và 2 câu cuối) hoặc ba phần (2 câu đầu, 2 câu tiếp và 4 câu cuối) Câu 4. Phép đối trong bài thơ xuất hiện ở những cặp câu nào? A. 1 – 2 và 3 – 4 B. 3 – 4 và 5 – 6 C. 5 – 6 và 7 – 8 D. 1 – 2 và 7 – 8 Câu 5. “Tự trào” có nghĩa là gì? A. Tự kể về mình B. Tự viết về mình C. Tự nói về mình D. Tự cười mình Câu 6. Trong bài thơ trên, nhân vật trữ tình “tự trào” điều gì? A. Cái nghèo của mình B. Cái dốt nát của mình C. Cái vô tích sự của mình D. Cái khôn ngoan của mình Câu 7. Nhận định nào nói đầy đủ và chính xác nhất những điều cụ thể mà nhân vật trữ tình “tự trào”? A. Không có gì nổi bật, không có trình độ, không được mọi người yêu quý, có những thói quen xấu B. Không thích nghi được với thời cuộc, gàn dở, không được mọi người ưa thích, không có tài năng C. Có những thói quen xấu, không thích nghi được với thời cuộc, không có trình độ, không có lòng tự trọng D. Không có gì nổi bật, không thích nghi được với thời cuộc, có những thói quen xấu, không phát huy được khả năng Câu 8. “Tự trào” cho thấy rõ nhất điều gì ở nhân vật trữ tình? A. Lòng yêu nước B. Sự hiếu học C. Lòng tự trọng D. Tính hài hước Câu 9. Vì sao nói tiếng cười của Nguyễn Khuyến trong bài thơ là tiếng cười của lương tâm, của ý thức liêm sỉ, thâm thuý và thấm đẫm nước mắt? Trả lời trong khoảng 5  7 dòng. Câu 10. Anh / chị có khi nào “tự trào” không? Hãy lí giải cụ thể. Trả lời trong khoảng 5  7 dòng.

0