K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi: Học để làm gì? là một câu hỏi cơ bản nhưng nhiều khắc khoải. Trong mấy năm vừa rồi, mỗi khi có dịp, tôi lại tiến hành những khảo sát bỏ túi với học sinh, sinh viên về câu hỏi nghe qua rất đơn giản này. Hầu hết các em không trả lời được. Nếu gặng hỏi thì thường sau một hồi suy nghĩ, các em sẽ đưa ra một trong các câu trả lời khuôn mẫu:...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Học để làm gì? là một câu hỏi cơ bản nhưng nhiều khắc khoải. Trong mấy năm vừa rồi, mỗi khi có dịp, tôi lại tiến hành những khảo sát bỏ túi với học sinh, sinh viên về câu hỏi nghe qua rất đơn giản này. Hầu hết các em không trả lời được.

Nếu gặng hỏi thì thường sau một hồi suy nghĩ, các em sẽ đưa ra một trong các câu trả lời khuôn mẫu: Học để làm người, học để phát triển bản thân, học để có công ăn việc làm, học để sau này đỡ khổ, học để thi v.v.

Ngay cả sau khi đã suy nghĩ như vậy thì phần lớn những câu trả lời này đều là một sự đối phó. Khi được hỏi đây là câu trả lời các em vừa nghĩ đến, hay đã nghĩ trước đó rồi, thì trên 80% cho biết vừa mới nghĩ đến. Và cũng trên 80% các em cho biết, chưa bao giờ tự mình đặt ra câu hỏi “Học để làm gì?” cho chính bản thân mình.

Chưa kể, nếu hỏi sâu hơn một chút, rằng: học để làm người, nhưng đó là con người nào, hoặc học để phát triển cá nhân, nhưng là phát triển cái gì, thì gần như 100% các em đều bí.

Điều này cũng hợp lý, vì trong suốt thời gian ngồi trên ghế nhà trường, tôi cũng chưa bao giờ tự đặt ra những câu hỏi đó cho mình. Các thầy cô của tôi cũng không bao giờ nhắc đến. Đến lớp, học bài, về nhà, làm bài tập, đến lớp, học bài, về nhà, làm bài tập… là một chu trình khép kín mỗi ngày. Còn học, kiểm tra, thi, rồi lại học, kiểm tra, thi là một chu trình khép kín của mỗi năm học. Phần lớn chúng ta đi qua và thực hiện chu trình đó như một sự hiển-nhiên, không hề chất vấn ý nghĩa của nó đối với sự trưởng thành của chính mình. Cho đến một ngày ra trường, ta giật mình tự hỏi, và hoang mang khi biết rằng mình đã dành mười mấy năm đi học, nhưng không biết học để làm gì!

Học mà sau mười mấy năm vẫn không biết học để làm gì thì chưa gọi là học. Người học khi đó đã bị mắc kẹt vào chính những điều mình được học và bị học. Sự học như vậy chưa làm người học thức tỉnh, dám thoát ra khỏi những điều mình đã học, sàng lọc lại và sử dụng chúng như những công cụ phục vụ cho công việc và cho sự trưởng thành về trí tuệ của chính mình.

Chỉ dấu đầu tiên cho những người trưởng thành như thế là khả năng tư duy độc lập, và xa hơn là những con người tự do, có khả năng tự lãnh đạo cuộc đời mình, và dám chịu trách nhiệm với chính mình về sự tự lãnh đạo đó.

(Dẫn theo: http://tiasang.com.vn/-giao-duc/Hoc-de-lam-nguoi-tu-do-10532)

Câu 1. Câu trả lời khuôn mẫu mà tác giả thường nhận được khi đặt ra câu hỏi: Học để làm gì là?

Câu 2. Anh chị hiểu hai chữ chu trình trong văn bản có nghĩa là gì?

Câu 3. Theo anh/chị, tác giả thể hiện thái độ gì khi cho rằng: Học mà sau mười mấy năm vẫn không biết học để làm gì thì chưa gọi là học?

giúp mình với mình đang cần gấp ạ, cảm ơn nhiều ahhh

0
* đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Học để làm gì? Là một câu hỏi cơ bản nhưng nhiều khắc khoải. Trong mấy năm vừa rồi, mỗi rất hi có dịp, tôi lại tiến hành những khảo sát bỏ túi với thí sinh, sinh viên về câu hỏi nghe qua r đơn giản này. Hầu hết các em không trả lời được. Nếu gặng hỏi thì sau một hồi suy nghĩ, các em sẽ đưa ra các câu trả lời khuôn mẫu: Học để...
Đọc tiếp

* đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Học để làm gì? Là một câu hỏi cơ bản nhưng nhiều khắc khoải. Trong mấy năm vừa rồi, mỗi rất hi có dịp, tôi lại tiến hành những khảo sát bỏ túi với thí sinh, sinh viên về câu hỏi nghe qua r đơn giản này. Hầu hết các em không trả lời được. Nếu gặng hỏi thì sau một hồi suy nghĩ, các em sẽ đưa ra các câu trả lời khuôn mẫu: Học để làm người, học để phát triển bản thân, học để có công ăn việc làm, học để sau này đỡ khổ, học để thi... Ngay cả khi đã suy nghĩ như vậy thì phần lớn các câu trả lời này đều là một sự đôi phó.Khi mới nghĩ đến. Và cũng trên 80% các em cho biết chưa bao giờ tự mình đặt ra câu hỏi “Học để được hỏi đây là câu trả lời các em vừa nghĩ đến hay đã nghĩ trước đó rồi thì trên 80% cho biết vừa làm gì" cho chính bản thân mình. Chưa kế, nếu hỏi sâu hơn một chút, học để làm người nhưng đó là con người nào, hoặc học để phát triển cá nhân, nhưng là phát triển cái gì, thì tất cả các em c ..Học mà sau mười mấy năm vẫn không biết học để làm gì thì chưa gọi là học. Người học khi đó đã bị mắc kęt vào chính những điều mình được học và bị học. Sự học như vậy chưa làm người học thức tỉnh, giám thoát ra khỏi những điều mình đã học, sàng lọc lại và sử dụng chúng như những công cụ phục vụ cho công việc và cho sự trưởng thành về trí tuệ của chính mình. Chỉ dấu Đầu tiên cho những người trưởng thành như thế là khả năng tư duy độc lập, và xa hơn đều bí... con người tự do, có khả năng tự lãnh đạo cuộc đời mình, và dám chịu trách nhiệm với chính mình về sự lãnh đạo đó. là những Với tôi, học là để trở thành Con người tự do. Và tôi luôn nhất quán với câu trả lời xuyên suốt đó (Học để làm người tự do- Giáp Văn Dương) Câu 1: Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn văn trên là gì? Cầu 2: Theo tác giả, vì sao học mà không biết để làm gì thì chưa gọi là học? Câu 3:Anh chị có đồng tình với quan điểm của người viết: “Chỉ dấu đầu tiên cho những người trưởng thành là khả năng tư duy độc lập" hay không? Vì sao? Câu 4: Trong văn bản người viết cho rằng: “Học là để làm người tự do".Theo anh/Chị, người như thế nào thì được coi là người tự do?

0
Bài 2: Đọc đoạn trích trong văn bản “Tôi đi học” và trả lời câu hỏi:“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơm man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên...
Đọc tiếp

Bài 2: Đọc đoạn trích trong văn bản “Tôi đi học” và trả lời câu hỏi:
“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơm man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Theo Ngữ văn 8, tập một)

Câu 1. Văn bản “Tôi đi học” của tác giả nào? Văn bản đó thuộc thể loại gì ?
Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích trên.
Câu 3: Đoạn trích và văn bản đã nêu ở phần 1 gợi nhớ đến câu văn giàu ý nghĩa trong một văn bản khác đã học: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.”
a. Cho biết tên văn bản đó là gì ? Nêu tên tác giả
b. Qua văn bản nêu trên kết hợp với những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày những suy nghĩ của mình về vai trò của nhà trường với mỗi con người.

0
  BT2: Đọc ngữ liệu sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới:  “Hằng năm cứ vào cuối thu…….Hôm nay tôi đi học”.a. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Của ai? Xác định thể loại văn bản?b. Chỉ ra những phương thức biểu đạt đc sử dụng trong đoạn văn.c. Tìm câu mở rộng thành phần và xác định cụm C-V mở rộng thành phần trong câu đó.d. Tìm và xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Tôi...
Đọc tiếp

 

 BT2: Đọc ngữ liệu sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới:  “Hằng năm cứ vào cuối thu…….Hôm nay tôi đi học”.a. Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Của ai? Xác định thể loại văn bản?b. Chỉ ra những phương thức biểu đạt đc sử dụng trong đoạn văn.c. Tìm câu mở rộng thành phần và xác định cụm C-V mở rộng thành phần trong câu đó.d. Tìm và xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong long tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng”.e. Câu văn “Hằng năm cứ vào cuối thu khi lá ngoài đường rụng nhiều và trên ko có những đám mây bang bạc, long tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” gợi cho em cảm xúc gì? 
0
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:“ Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, chúng cũng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực.”

                             (Ngữ văn 8, Tập một, NXBGD Việt Nam, 2018, tr.97)

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai? Nêu xuất xứ của văn bản.

Câu 2: Nhân vật “tôi” trong đoạn trích là ai? Nhân vật đó có vai trò thế nào trong văn bản?

Câu 3:Tìm ít nhất hai từ tượng thanh, hai từ tượng hình trong đoạn trích và nêu tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung.

Câu 4: Xác định và phân tích cấu tạo của một câu ghép có trong đoạn trích và cho biết vai trò của câu ghép trong đoạn trích?

Câu 4: Hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích được miêu tả như thế nào và có ý nghĩa gì

0
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:      Bài học về sự quan tâmTrong tháng thứ hai của khóa học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã ra một câu hỏi cuối cùng hết sức bất ngờ trong bài thi: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta”. Một câu hỏi không thuộc chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!Thật ra tôi nhìn thấy người phụ nữ...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

      Bài học về sự quan tâm

Trong tháng thứ hai của khóa học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã ra một câu hỏi cuối cùng hết sức bất ngờ trong bài thi: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta”. Một câu hỏi không thuộc chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!

Thật ra tôi nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi. Nhưng làm sao tôi biết được tên cô chứ? Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bỏ trống.

Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư rằng: “Thưa, thầy có tính điểm không ạ?”. Giáo sư trả lời: “Chắc chắn rồi – ông nói tiếp – trong cuộc sống và công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người. Tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”.

Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này.

Em đã làm gì để thể hiện sự quan tâm đến mọi người xung quanh? Khi làm những việc đó em cảm thấy thế nào?

1
1 tháng 2 2019

- Em luôn chào hỏi lễ phép với người lớn tuổi, hỏi han quan tâm bạn khi bạn bị ốm…

[Câu hỏi Xuân Quý Mão 2023 - môn Ngữ văn]Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:"Năm nay kỷ niệm 20 năm chương trình, có nhiều đặc sắc, các nghệ sỹ cống hiến hết mình bao gồm cả nghệ sỹ Công Lý rất mệt ngồi một chỗ nhưng vẫn có mặt để tề tựu đông đủ.Nhưng xem mà không cười nổi.Không phải vì kịch bản dở, hay các nghệ sỹ gạo cội diễn kém. Ngược lại, năm nay chả nể nang nói...
Đọc tiếp

[Câu hỏi Xuân Quý Mão 2023 - môn Ngữ văn]

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi sau:

"Năm nay kỷ niệm 20 năm chương trình, có nhiều đặc sắc, các nghệ sỹ cống hiến hết mình bao gồm cả nghệ sỹ Công Lý rất mệt ngồi một chỗ nhưng vẫn có mặt để tề tựu đông đủ.
Nhưng xem mà không cười nổi.
Không phải vì kịch bản dở, hay các nghệ sỹ gạo cội diễn kém. Ngược lại, năm nay chả nể nang nói thẳng đánh thẳng ở tầng cao nhất hay thậm chí là chỉ đích danh vô nghiệm. Nhưng cũng vì lẽ đó mà không cười vì mọi thứ nó sát với đời với thực tế quá nhất, là đến đoạn lăng kính hồng.
Táo Giao thông đeo kính lên, thấy đường cao tốc trải dài thẳng tấp đường sá nối liền nối đẹp miên man.
Táo Y tế đeo kính lên nhìn thấy thuốc đầy tủ, bông gạc sấp kho, nhân viên y tế vui vẻ với nghề ân cần với bệnh nhân như nhân viên khách sạn 5 sao.
Táo Kinh tế đeo kính lên chỉ một màu xanh tím, nhà đất nhảy vọt lên giá vụt trần.
Táo Xây dựng thì xin rời cuộc chơi.
Nhưng thực tế ra sao, thế nào chúng ta là những người dân không đeo kính hồng đều thấy, hiểu và rõ. Vậy nên chương trình hay, hài hước nhưng không thể cười nổi vì nó quá châm biếm, gợi nên sự thật phũ phàng rằng bao năm qua chúng ta sống trong sự ảo tưởng ru ngủ được dựng lên bởi một hệ thống đứng đầu bởi những bộ cơ quan Nhà nước cho tới những chủ tịch đầu sỏ kinh tế thường xuyên lên báo nói đạo lý. Những cán bộ sợ sệt giữ ghế vì sợ không dám làm gì, vì sợ làm gì cũng thành sai mà đúng cũng lại thành... sai nốt.
Từ ngạo nghễ tự hào đến khi cái kính đó bị tụt ra, chúng ta chỉ thấy những kẻ lừa trên dối dưới, hút máu kiều bào, úp bô kinh tế, đẩy thổi giá đất cổ phiếu, lừa đảo trái phiếu trắng trợn tinh vi đầy hệ thống và kéo dài nhiều, rất nhiều năm rồi.
Vậy cuối cùng, thứ duy nhất mà thiên đình có là niềm tin, và liệu thiên đình, những cán bộ thiên đình có xứng đáng với niềm tin của nhân dân nữa hay không? Khi ngày càng nhiều củi vào lò, dân tuy mừng những cũng tự hỏi mọi sự đã trầm kha tới mức nào."

Trích Đơn vị Tác chiến Điện tử - Facebook.

loading...

a. Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt gì? 

b. Tìm các lỗi diễn đạt về cấu trúc từ vựng, cấu trúc câu trong đoạn trích trên, và sửa lại chúng.

c. Sau khi đọc đoạn trích trên, theo bạn, "lăng kính hồng" là gì?

d. Bạn hiểu cụm từ tác giả sử dụng cuối bài "mọi sự đã trầm kha tới mức nào?" như thế nào? Bạn có đồng tình với quan điểm của tác giả không?

e. Theo bạn, "những cán bộ thiên đình có xứng đáng với niềm tin của nhân dân nữa hay không?". Hãy nêu rõ vai trò của sự tin tưởng trong xã hội trong câu trả lời của bạn.

3
22 tháng 1 2023

a

phương thức biểu đạt: nghị luận

b

nghệ sỹ -> nghệ sĩ

Nên sử lỗi cách dòng từ câu '' Năm nay kỉ niệm 20 năm chương trình .... Táo xây dựng xin rời cuộc chơi''

Năm nay kỷ niệm 20 năm chương trình, có nhiều đặc sắc, các nghệ sỹ cống hiến hết mình bao gồm cả nghệ sỹ Công Lý rất mệt ngồi một chỗ nhưng vẫn có mặt để tề tựu đông đủ.Nhưng xem mà không cười nổi.Không phải vì kịch bản dở, hay các nghệ sỹ gạo cội diễn kém. Ngược lại, năm nay chả nể nang nói thẳng đánh thẳng ở tầng cao nhất hay thậm chí là chỉ đích danh vô nghiệm. Nhưng cũng vì lẽ đó mà không cười vì mọi thứ nó sát với đời với thực tế quá nhất, là đến đoạn lăng kính hồng.Táo Giao thông đeo kính lên, thấy đường cao tốc trải dài thẳng tấp đường sá nối liền nối đẹp miên man.Táo Y tế đeo kính lên nhìn thấy thuốc đầy tủ, bông gạc sấp kho, nhân viên y tế vui vẻ với nghề ân cần với bệnh nhân như nhân viên khách sạn 5 sao.Táo Kinh tế đeo kính lên chỉ một màu xanh tím, nhà đất nhảy vọt lên giá vụt trần.Táo Xây dựng thì xin rời cuộc chơi.

c

 Theo em thì lăng kính hồng là phản ánh đúng những sự thật xảy ra ở cuộc đời này. Nó có thể phản ánh mặt tốt đẹp của xã hội nhưng nó cũng có thể là mặt tối của xã hội hay là những lỗi cần được khắc phục

d

Theo em thì cụm từ nó có nghĩa là tuy những thứ trước mắt mình thấy lợi, thấy mừng nhưng cũng tự hỏi nó có thực sự có lợi như thế không, hay là nó làm chỉ để che đi, quên đi cái xấu hay tác hại mà nó mang lại (em ko chắc lắm)

e

Tác dụng

- Khi được sự tin tưởng của nhân dân thì ta sẽ được nhân dân tin tưởng, kính trọng

- Được sự tôn trọng của họ

- Được sự hợp tác của nhân dân mỗi khi nhà nước cần

...

22 tháng 1 2023

a, PTBĐ: Tự sự

b, Thiếu dấu phẩy + sai chính tả trong câu: ''trải dài thẳng tấp đường sá nối liền nối đẹp miên man'' => Chữa lại: ''trải dài thẳng tấp-> tắp đường sá nối liền, nối đẹp miên man''

Thiếu dấu phẩy: ''vui vẻ với nghề ân cần với bệnh nhân'' => Chữa lại: ''vui vẻ với nghề, ân cần với bệnh nhân''

Thiếu dấu hai chấm: ''gợi nên sự thật phũ phàng rằng ao năm qua chúng ta sống trong sự ảo tưởng ru ngủ'' => Chữa lại: ''gợi nên sự thật phũ phàng rằng: Bao năm qua chúng ta sống trong sự ảo tưởng ru ngủ''

Thiếu dấu phẩy, sai cách diễn đạt: ''lừa đảo trái phiếu trắng trợn tinh vi đầy hệ thống và kéo dài nhiều, rất nhiều năm rồi.'' => Chữa lại: ''lừa đảo trái phiếu trắng trợn tinh vi, đầy hệ thống và kéo dài nhiều năm rồi.''

Thiếu dấu hai chấm: ''Khi ngày càng nhiều củi vào lò, dân tuy mừng những cũng tự hỏi mọi sự đã trầm kha tới mức nào." => Chữa lại: ''Khi ngày càng nhiều củi vào lò, dân tuy mừng những cũng tự hỏi: ''Mọi sự đã trầm kha tới mức nào?"

d, Chúng ta có thể hiểu ''lăng kính hồng'' là cách nhìn cuộc sống mơ tưởng, mang phần thi vị, giàu tính ''nghệ sĩ''. Chương trình đã phản ánh hiện thực khác xa so với cách nhìn qua ''lăng kính hồng'' để cho chúng ta có thể hình dung đúng về cuộc sống hiện nay và cần phải nhìn cuộc sống bằng con mắt thực tế, cũng là lời nhắc nhở những cán bộ cấp cao phải có hình thức cũng như biện pháp cải thiện cuộc sống người dân.

d, Cụm từ được sử dụng cuối bài như một cách khác để hỏi mức độ trầm trọng của vấn đề. Mình đồng tình với quan điểm của tác giả vì những vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay đã có từ lâu nhưng chưa được giải quyết triệt để dẫn đến mất niềm tin trong nhân dân, cần có nhiều biện pháp hơn nữa để ngăn chặn việc này.

d, Sự tin tưởng có vai trò rất lớn trong xã hội hiện nay. Nó không chỉ mang tính tích cực mà còn là sự gửi gắm của con người với mỗi việc trong cuộc sống. Sự tin tưởng giúp cho cuộc sống được cải thiện, con người luôn có động lực để phấn đấu. Trong chương trình ''Táo quân 2023'' đã đề cập đến các vấn đề như giá đất, vật tư y tế... là những vấn đề nổi cộm trong năm 2022 khi xuất hiện nhiều trường hợp vi phạm gây bức xúc dư luận. Tuy rằng mọi việc đã có biện pháp xử lí cụ thể nhưng niềm tin của nhân dân cũng phần nào bị giảm đi do tình trạng này kéo dài quá lâu. Vậy nên, vấn đề niềm tin trong xã hội là vấn đề vô cùng quan trọng, giúp cho cuộc sống yên ấm, bền chặt hơn.

Nhân dịp năm mới, em xin chúc các thầy cô, các anh chị, các bạn CTV, CTVVIP một năm mới vui vẻ, mạnh khỏe, bình an và có một năm bùng nổ tại hoc24 ạ ❤ 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán . Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm . Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề khác nhau rồi nói :- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó , nếu làm hết các em sẽ được điểm 10 . Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hôm nay là ngày đầu tiên thầy giáo mới vào dạy môn Toán . Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm . Cả lớp ngạc nhiên khi thầy phát cho ba loại đề khác nhau rồi nói :

- Đề thứ nhất gồm những câu hỏi vừa dễ vừa khó , nếu làm hết các em sẽ được điểm 10 . Đề thứ hai có số điểm cao nhất là 8 với những câu hỏi tương đối dễ . Đề thứ ba có số điểm tối đa là 6 với những câu hỏi rất dễ . Các em được quyền chọn đề cho mình .

Thầy chỉ cho làm bài trong 15 phút nên ai cũng chọn đề thứ 2 cho chắc ăn .

Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra . Cả lớp lại càng ngạc nhiên hơn khi biết ai chọn đề nào thì được tổng số điểm của đề đó , bất kể làm đúng hay sai . Lớp trưởng hỏi thầy :

- Thưa thầy tại sao lại như thế a.?

Thầy cười nghiêm nghị trả lời :

- Với bài kiểm tra này thầy chỉ muốn thử thách ...

   ( Trích “ Hạt giống tâm hồn” )

Bài kiểm tra kì lạ của người thầy trong câu chuyện trên đã dạy cho chúng ta bài học gì ? Trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn ( 7 - 10 dòng )

1
8 tháng 10 2019

Bài kiểm tra kì lạ của thầy đã dạy cho chúng ta một bài học : “ Có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta nản chí , không tin là mình có thể làm được . Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh cao của sự thành công . Vì thế mỗi chúng ta cần rèn luyện cho mình sự tự tin để chiến thắng chính mình, vững vàng trước khó khăn thử thách , trưởng thành hơn trong cuộc sống và vươn tới thành công.

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày "hôm nay tôi đi học" ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào... Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". (Ngữ văn 7- tập 1) Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? của ai? Xác định thể loại của văn bản đó.

Câu 2: Tìm hai từ láy, 2 từ ghép có trong đoạn trích .

Câu 3: Tìm từ đồng nghĩa với từ “học trò” trong ngữ liệu.

Câu 4: Trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản em vừa tìm được. Câu 5: Từ hoài niệm của người mẹ về tuổi thơ, từ sự lo lắng của mẹ dành cho con trong buổi tựu trường, em thấy người mẹ là người như thế nào?

Câu 6: Em hiểu “ thế giới kì diệu” sa cánh cổng trường mà người mẹ nhắc đến là gì?

Câu 7: Hãy nhớ và viết lại cảm xúc ngày đầu tiên đến trường của em bằng một đoạn văn .
Giúp mình với!

1
2 tháng 10 2021

Câu 1 : Trích từ "Cổng trưởng mở ra" - của Lý Lan - văn bản nhật dụng

Câu 2 : - 2 từ láy : nôn nao , hồi hộp

- 2 từ ghép : khắc sâu , tự nhiên

Câu 3 : học trò - học sinh

Câu 4 : Nội dung : Sự hồi tưởng của người mẹ về ngày khai trường đầu tiên của minh.

Nghệ thuật : - Miêu tả diễn biến tâm trạng đặc sắc

- Từ ngữ nhẹ nhàng, kín đáo thể hiện những tâm tư, tình cảm thầm kín của người mẹ

2 tháng 10 2021

Còn từ câu 5-7 bạn chưa làm ạ

 

Đọc, suy ngẫm và trả lời câu hỏi: ...Tiếp xúc với 1 cậu bé bán hàng rong tại hồ Hoàn Kiếm, tôi hỏi han về cuộc sống của em nhưng cậu bé lặng thinh ko trả lời. Rồi bất chợt cậu bé ns''Chú cứ mua cho cháu mấy vỉ kẹo rồi hỏi gì thì hỏi''.Sau khi mua 2 phong kẹo cao su,tôi được biết,cậu bé tên Tuấn,11 tuổi,quê Quảng Xương,Thanh Hóa.''Cháu ra Hà Nội dc 2 năm rồi.Ở nhà chán lắm!Bố...
Đọc tiếp

Đọc, suy ngẫm và trả lời câu hỏi:

...Tiếp xúc với 1 cậu bé bán hàng rong tại hồ Hoàn Kiếm, tôi hỏi han về cuộc sống của em nhưng cậu bé lặng thinh ko trả lời. Rồi bất chợt cậu bé ns''Chú cứ mua cho cháu mấy vỉ kẹo rồi hỏi gì thì hỏi''.Sau khi mua 2 phong kẹo cao su,tôi được biết,cậu bé tên Tuấn,11 tuổi,quê Quảng Xương,Thanh Hóa.''Cháu ra Hà Nội dc 2 năm rồi.Ở nhà chán lắm!Bố cháu hay uống rượu, đập phá và đánh mẹ cháu!Bố cũng đánh cháu nhiều nên mẹ gửi cháu ra đây đi làm''.Tuấn ns. Khi hỏi về việc học hành,Tuấn lặng lẽ đáp:''Nhà cháu nghèo lắm, bố cháu lại ko cho đi hk.Cháu còn 1 đứa em nữa,nhưng cũng ko dc đi hk'',vừa dứt lời,Tuấn liền chạy vội đi khi thấy 1 nhóm khách du lịc vừa thoáng qua...

...CŨng như Tuấn, Nguyễn Thu Hường(Hậu Lộc,Thanh Hóa) dù mới có 10 tuổi nhưng hơn một năm nay đã phải mưu sinh cùng bà ngoại của mình.Em tâm sự:''Cháu theo bà lên Hà Nội kiếm sống được 1 năm rồi, hằng ngày bà đi bán báo dạo,còn cháu bán kẹo thuê.Mỗi tháng họ nuôi ăn và trả cháu 1 triệu đồng, số tiền này hàng tháng cháu lại gửi về cho bố mẹ''.Nói về việc ăn học,Hường chia sẻ:''Đi học vui hơn bán bánh kẹo nhiều, nhưng mà đi học rồi cháu ko có tiền gửi cho mẹ nữa''.....

-Hãy tưởng tượng nếu em là''đứa trẻ''trong bài viết trên, em sẽ mơ ước điều gì?Tại sao?

-Bài viết cho thấy gia đình có giá trị như thế nào đối với cuộc sống của mỗi người?

-Nếu một gia đình hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc, thực hiện tốt nghĩa vụ đối vs xã hội thì sẽ đem lại những điều kiện gì cho mỗi cá nhân và cho toàn xã hội?

1
10 tháng 2 2017

+) Nếu em là đứa trẻ trong bài viết trên mơ ước của em là được đi học được tới trường. Vì đi học vui hơn là đi bán ngoài đường chứ, đi học có nhiều bạn bè có thầy cô mới còn đi bán rong ngoài đường không có bạn bè, không có thầy cô. Không được học tập nữa.

+) Gia đình giá trị của nó là vô vàn không gì mua được. Mỗi con người đều muốn có một gia đình ấm áp, hạnh phúc vậy thì những đứa trẻ còn cần hơn vậy nữa. Người lớn còn cần như vậy thì đương nhiên những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi học còn cần gấp mười lần như thế.

+) Sẽ đem lại cuộc sống tốt, hạnh phúc sẽ khiến mỗi con người trong gia đình sẽ không ảnh hửng tới tinh thần, nhất là với những đứa trẻ đang tuổi trưởng thành.