K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2020

1. Mở bài:

- Giới thiệu về mùa xuân: Mùa xuân là mùa đẹp nhất, dịu dàng và ấm áp nhất (cây cối đâm lộc, nảy chồi, con người tươi vui, rộn ràng,…)

- Trong 4 mùa em thích nhất là mùa xuân, mùa xuân mang đến hi vọng, đến sự lạc quan và yêu đời hơn trong cuộc sống.

2. Thân bài:

- Tả quang cảnh mùa xuân: Mùa xuân khiến cho vạn vật trở nên như thế nào?

+ Bầu trời trở nên trong xanh hơn, không còn mây mù.

+ Tiết trời trở nên ấm áp hơn, không còn lạnh giá nữa

+ Ánh nắng xuân tỏa xuống sưởi ấm vạn vật sau những ngày đông u ám

+ Những làn mây không còn nặng nề mà trở nên trong vắt bay lượn trên bầu trời

+ Cây cối bắt đầu trổ hoa, trổ lá rực rỡ hơn.

+ Gió xuân đã về tuy vẫn còn mang chút lạnh giá nhưng không còn hung ác, lạnh như muốn cắt da cắt thịt nữa

+ Không còn những cơn gió rét mướt dai dẳng.

+ Thi thoảng có những hạt mưa xuân lất phất, dịu dàng

+ Những chậu đào, chậu lan của các nhà ra sức trổ bông, mơn man những cánh mỏng manh đùa cùng gió.

- Tả cảnh vật mùa xuân:

+ Những cây lớn bắt đầu trổ ra những lộc non trên cành (lá non xanh mướt, những nụ lộc còn e ấp,…)

+ Hoa bắt đầu tung nở những cánh hoa vàng đỏ, đủ sắc màu, khoe thắm cả góc trời xuân (hoa cúc vàng tươi, hoa hồng đỏ thắm, hoa đào hồng dịu,…)

+ Chim chóc bắt đầu trở về và ca hát mừng đón nàng xuân: những chú chim tu hú hót vang, những cánh én bay về rộn ràng...

+ Con đường làng trải dài sắc xuân, thơm nồng mùi đất mới, hai bên đường những ngọn cỏ xuân còn ướt đẫm sương đêm.

+ Khẩu hiệu chúc mừng năm mới đỏ rực, chữ vàng

+ Khu vườn hoa ở giữa sân trường thu hút đầy ong bướm

- Tả hoạt động của con người chào đón mùa xuân

+ Con người như được tiếp thêm sinh khí trong mùa xuân, đâu đâu cũng thấy phấn khởi và tươi vui

+ Mọi người vui vẻ hơn, nhộn nhịp hơn: người đi chợ, người đi tảo mộ, người dọn dẹp nhà cửa đón Tết,…

+ Nhà nhà bắt đầu chuẩn bị những chiếc lá dong, những thúng gạo nếp, thịt lợn mới để gói những chiếc bánh chưng.

+ Trẻ con vui hơn khi được chuẩn bị những bộ quần áo mới trong mùa xuân để đón tết và khoe với mọi người.

+ Những người lao động sẽ có một kì nghỉ dài

+ Tối ba mươi Tết, nhà nhà sum họp bên mâm cơm ấm áp, bên bàn thờ tổ tiên khói hương nghi ngút

- Cảm nghĩ của em về mùa xuân (mùa xuân mang thêm nhiều niềm vui, tiếng cười, nhận được lời chúc, lì xì, gia đình được quây quần vui vẻ…)

3. Kết bài:

- Em rất yêu mùa xuân (vì mùa xuân đẹp, ý nghĩa, làm cho mọi người thêm gần nhau hơn…)

- Ý nghĩa của mùa xuân trong em: mùa xuân như mang đến cho em sự mới mẻ và vui tươi, được quây quần bên gia đình,...

Quê em là một làng cổ bên sông Đuống, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Mùa xuân đến, khung cảnh quê em như được vẽ bởi bàn tay của một họa sĩ tài ba.

Sau rằm tháng riêng tuy Tết đã hết nhưng không khí Tết cùng sức sống của mùa xuân vẫn rạo rực, xôn xao trong lòng người và vạn vật. Dưới mưa xuân lất phất bay, cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi, những búp lá non màu ngọc bích rung rinh nhè nhẹ trước gió xuân hây hẩy. Trời rét ngọt. Xóm thơm nức mùi hoa bưởi, hoa cau. Mùi hương dân dã, mộc mạc và vô cùng quen thuộc của làng quê như lắng đọng làn mưa bụi li ti rắc trên mái tóc, trên vai áo người qua kẻ lại, thấm đẫm trong từng câu quan họ, từng làn điệu chèo réo rắt ngân nga nơi bến nước sân đình khắp làng.

Ngoài đồng, lúa chiêm đang lên xanh mơn mởn. Một màu xanh trải rộng đến chân trời tím biếc, nhạt nhòa trong mưa xuân giăng giăng. Đôi ba cánh cò trắng phau phau chao liệng trên mặt ruộng thấp thoáng bóng người đang lúi húi làm cỏ, bón phân cho lúa.

Xa xa, dòng sông Đuống nước trong veo, êm đềm chảy qua những ruộng mía, nương dâu trải dài tít tắp. Mấy chiếc thuyền câu dập dềnh trên sóng. Từ trong mui, khói lan tỏa ra, la đà vấn vít trong sương chiều bảng lảng. Cảnh đẹp như trong một giấc mơ.

Mùa xuân là mùa của lễ hội, mùa quan họ giao duyên. Con người vùng Kinh Bắc quê em nổi tiếng là khéo tay, hát hay, làm giỏi; xứng danh Trai Cầu Vòng Yên Thế, Gái Nội Duệ Cầu Lim. Các liền anh, liền chị say mê hát những làn điệu dân ca ngọt ngào, tình tứ, làm say đắm lòng người. Liền anh mặc áo the, quần trắng, đầu đội khăn xếp, tay cầm ô đen. Liền chị mặc áo tứ thân mớ bảy, mớ ba, đầu chít khăn mỏ quạ, nón quan thao che nghiêng gương mặt ửng hồng. Tiếng hát theo gió lan xa. Du khách dự hội Lim mải mê nghe hát, quên cả đường về.

Đêm đêm, tiếng trống chèo thì thùng rộn rã. Sân đình sáng rực và đông nghịt người xem. Những tích chèo cổ như Thị Màu lên chùa, Xúy Vân giả dại, Trương Viên... do các diễn viên nghiệp dư trong đội văn nghệ của xã biểu diễn được bà con vỗ tay khen ngợi.

Mùa xuân đến, đất nước như trẻ lại, tràn đầy sức sống và lòng người cũng rạo rực, phơi phới cùng xuân. Đất nước đổi mới nhanh chóng từng ngày và quê hương em cũng đang thay da đổi thịt, nhưng vẻ đẹp thanh bình vốn có từ ngàn đời chắc chắn sẽ mãi mãi vẹn nguyên trong tâm hồn của những người con sinh ra và lớn lên trong mảnh đất này.

#Châu's ngốc

10 tháng 2 2020

“Xuân xuân ơi xuân đã về, có nỗi vui nào vui hơn ngày xuân đến”. Đó là bài hát mà mỗi dịp xuân nào em cũng được nghe. Một mùa đông lạnh giá nữa lại qua, mùa xuân với bao hy vọng mới, cây cối đâm chồi nảy lộc lại tới. Phố phường tấp nập, nhộn nhịp hẳn, một chiếc áo mới đang khoác lên từng con đường, ngõ phố của làng quê em.

Sau giấc ngủ dài của mùa đông, ánh mặt trời rực rỡ của mùa xuân chiếu sáng khắp mọi nơi. Mọi người dường như ai cũng tất bật hơn với công việc của mình. Những bác nông dân chăm chỉ ra đồng với vụ mùa mới để có thể kiếm thêm chút tiền lo sắm sửa cho một cái Tết đủ đầy hơn, con đường làng bỗng chốc vui hơn, tiếng người vác cuốc ra đồng, tiếng nói chuyện rôm rả cả một góc trời. Mùi vôi của những ngôi nhà mới được quét lại, mùi của sự nhộn nhịp nơi đường làng, ngõ xóm thật là lạ biết bao.

Tụi trẻ con chúng em chỉ mong sớm được nghỉ Tết để được đi chơi, được ăn uống thoải mái và được mua sắm quần áo mới nữa. Những bức tường cạnh trường học với ủy ban được quét vôi lại trắng tinh và viết lên đó những câu khẩu hiệu như “Chúc mừng năm mới” hay “Mừng Đảng mừng xuân”, … Những câu khẩu hiệu này cũng được viết lên băng rôn treo lên khắp mọi nơi trên các con đường làng. Đây là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu Tết về rõ rệt nhất mà chúng em có thể nhìn thấy được. Các câu khẩu hiệu màu đỏ chói in trên nền vôi trắng làm bừng sáng cả một khoảng trời. Đi dọc con đường lên phố huyện, những cửa hàng tạp hóa bán lèo tèo mấy loại quà ăn vặt cho trẻ con trước đây giờ trông khác hẳn. Đủ loại bánh kẹo, nào túi nào hộp, đủ màu sắc sặc sỡ, những giỏ quà bảy sắc cầu vồng được gói một cách tỉ mỉ được trưng ở mặt ngoài làm cho lũ trẻ chúng em bị thu hút. Bà chủ quán bữa nay cũng có vẻ vui tươi lạ thường. Con đường như trở nên bận rộn hơn cùng với mọi người, với nhịp thời gian đang hối hả. Từ khi trời còn tối om, gà chưa cất tiếng gáy nữa, những người buôn bán đã dậy nhanh chóng chuẩn bị đồ chở đi chợ mong tìm được chỗ ngồi tốt nhất để có thể bán đắt hàng kiếm thiêm ít tiền mua quần áo mới cho lũ trẻ ở nhà.

Xem thêm  Nghị luận xã hội về nói tục chửi bậy

Sáng nay em cũng được mẹ cho đi chợ. Ôi! Chợ Tết, em được đi chợ Tết. Thật là vui biết bao, mẹ chở em trên chiếc xe đạp quen thuộc, trên con đường cũng quen thuộc, nhưng hôm nay cảm giác của em lại khang khác. Mới tới gần chợ thôi mà nào tiếng xe cộ, tiếng cười nói của người buôn người bán cùng tiếng gà việt đang kêu tạo thành một bản nhạc sôi động của ngày Tết. Hai bên đường ngày trước bị cấm buôn bán nhưng nay đã được cho phép bán các loại cây cảnh, hoa lá. Những cành đào vẫn e lệ ngại ngùng nép mình trong những đài hoa duyên dáng, số khác vì không cưỡng lại được cái rực rỡ của ánh nắng xuân nên bung nở để khoe cái sắc hồng ngọt ngào quyến rũ của mình. Những chậu mai mang cái nắng vàng ruộm và lung linh của miền Nam ra đây trông thật bắt mắt. Tới mấy chị bán bông, nào hoa hồng, hoa cúc, cho tới hoa cẩm chướng, cát tường, … tất cả chưa bao giờ hội tụ đầy đủ đến thế. Em thích quá cứ đứng nhìn mải mê mà không bước đi được, tới khi mẹ gọi em mới như vừa tỉnh mộng sau một chuyến du ngoạn dài. Con đường dường như nhỏ hẹp hơn với bao nhiêu là cây cảnh, hoa lá, xe cộ và người mua kẻ bán nữa. Bên kia đường là những chậu quất sai trĩu quả lủng lẳng đưa qua đưa lại, những cây mía dài ngoằng dựng kín cả vỉa hè. Em nhanh chân theo mẹ vào chợ, trước mặt em toàn là người, đông nghẹt, không thể tưởng tượng nổi. Những em bé theo mẹ đi chợ Tết lần đầu tiên vì một chút sợ hãi pha lẫn kinh ngạc, chắc hẳn đây là lần đẩu tiên các em thấy nhiều người như vậy. Khu chợ rộng lớn trống trải trước đây khác hẳn, bây giờ đến lối đi nhỏ cũng rất khó khăn, bởi đủ loại hàng hóa được bày bán la liệt. Bên khu này là hoa quả, nào chuối, xoài, dưa hấu, đủ đủ. Bên kia thì bầy la liệt những loại hoa giả được những người thợ thủ công làm rất tỉ mỉ và xinh xắn cũng với những bức tranh ý nghĩa, những câu đối hay. Một khu khác thì bán bánh kẹo, đồ ăn, khu còn lại bán quần áo, người bán người mua tíu tít trò chuyện, cười đùa, làm cho khu chợ trở nen ồn ào, náo nhiệt hơn bao giờ hết. Khu chợ bỗng chốc bừng sáng lên như một bức tranh tuyệt vời có đủ cả thanh âm lẫn sắc màu. Các con đường ngõ phố thì được mọi người phân công chia nhau ra quét rác, làm sạch cỏ, con đường bỗng chốc trở nên tươi mới tràn đầy sức sống. Ở trong nhà không khí Tết vẫn chưa rõ rệt lắm nhưng khi vừa bước chân ra các con đường làng ngõ xóm thì khác hẳn. Mọi người ai cũng lo lắng mình sẽ không kịp làm hết công việc để đón một năm mới tươm tất nên ai cũng tất bật tranh thủ mọi lúc mọi nơi. Người này thì mới mua được cành đào, người kia thì cay quất, người khác nữa lại bánh trái, hay quần áo mới cho lũ trẻ nhà mình.

6 tháng 2 2022
6 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Năm hết Tết đến, người người lại nô nức sắm sửa cho gia đình để đón năm mới. Ở quê em, cứ vào ngày 22 tháng Chạp, sẽ họp một phiên chợ ở ven sông cuối làng để thỏa mãn niềm mua sắm của của bà con.

Các phiên chợ khác đều họp vào giữa và cuối tháng, riêng phiên chợ Tết thì phải khác đi. Vì đó là Tết mà. Ở chợ, người ta bày quầy hàng rải rác dọc theo cả đoạn sông, có quầy còn mở hẳn trên thuyền ở mé nước. Nhìn thì lộn xộn, nhưng thực ra là có trật tự cả. Hàng thịt cá thì ở đằng xa, hàng rau củ thì ở góc nọ, áo quần, vật dụng cho nhà cửa thì ở góc khác. Ở chính giữa, là các gánh quà, bánh mứt, hạt khô cho mọi người thưởng thức. Tiếng người mua, người bán, người đến xem, người đến hóng cái rộn rã của phiên chợ ồn ào, náo động cả khúc sông quê.

Chính phải có phiên chợ này diễn ra, thì Tết mới về đến vùng quê nhỏ này. Cái tươi mới đủ màu của các gánh hàng, đặc biệt là sắc hồng phai của đào, vàng ươm của mai, cam cam của vạn thọ. Rồi lẻng xẻng những câu đối nhỏ, những đĩnh vàng to như hột mít, trông đến là thích mắt. Người đi chợ, ai cũng vui tươi và “dễ tính” hơn hẳn ngày thường. Dù có đông đúc, bon chen một chút, dù có đắt hơn ngày thường một chút, dù có va vấp vào nhau một chút, cũng cười xòa cho qua. Bởi “sắp Tết mà”.

2 tháng 2 2022

Năm hết Tết đến, người người lại nô nức sắm sửa cho gia đình để đón năm mới. Ở quê em, cứ vào ngày 22 tháng Chạp, sẽ họp một phiên chợ ở ven sông cuối làng để thỏa mãn niềm mua sắm của của bà con.

Các phiên chợ khác đều họp vào giữa và cuối tháng, riêng phiên chợ Tết thì phải khác đi. Vì đó là Tết mà. Ở chợ, người ta bày quầy hàng rải rác dọc theo cả đoạn sông, có quầy còn mở hẳn trên thuyền ở mé nước. Nhìn thì lộn xộn, nhưng thực ra là có trật tự cả. Hàng thịt cá thì ở đằng xa, hàng rau củ thì ở góc nọ, áo quần, vật dụng cho nhà cửa thì ở góc khác. Ở chính giữa, là các gánh quà, bánh mứt, hạt khô cho mọi người thưởng thức. Tiếng người mua, người bán, người đến xem, người đến hóng cái rộn rã của phiên chợ ồn ào, náo động cả khúc sông quê.

Chính phải có phiên chợ này diễn ra, thì Tết mới về đến vùng quê nhỏ này. Cái tươi mới đủ màu của các gánh hàng, đặc biệt là sắc hồng phai của đào, vàng ươm của mai, cam cam của vạn thọ. Rồi lẻng xẻng những câu đối nhỏ, những đĩnh vàng to như hột mít, trông đến là thích mắt. Người đi chợ, ai cũng vui tươi và “dễ tính” hơn hẳn ngày thường. Dù có đông đúc, bon chen một chút, dù có đắt hơn ngày thường một chút, dù có va vấp vào nhau một chút, cũng cười xòa cho qua. Bởi “sắp Tết mà”.

2 tháng 2 2022

-Tham khảo?

15 tháng 2 2019

Chỉ còn ba ngày nữa là đến Tết. Hôm nay là phiên chợ giáp Tết. Khác với mọi lần, từ tờ mờ sáng người ta lũ lượt kéo nhau đi chợ. Tiếng lợn kêu “eng éc”, gà vịt cũng góp phần cho bản nhạc “chợ Tết”, những tiếng “quạc quạc, két két” nghe ầm ĩ làm tôi thức giấc.

Rửa mặt xong và làm mấy củ khoai lang “điểm tâm” tôi theo mẹ đi chợ. Trời ơi, người đông như hội, hàng hóa bày tràn lên cả mặt đê: lợn, gà, thịt, cá tiếp đến là những thứ để làm bánh Tết, như gạo nếp, đỗ xanh, lá dong, lá chuối. Bên cạnh đó là hàng mứt, hàng đường, chè khô Thái Nguyên, rồi đến các thứ tranh ảnh treo Tết: lịch, câu đối, tranh lợn, gà, đám cưới chuột, mấy cô thiếu nữ thổi sáo, đánh đàn. Nối theo dãy hàng đó là quần áo trẻ con đủ các mẫu, các kiểu đẹp quá. Mẹ cũng mua cho tôi một bộ. Tôi rất tiếc không, đi xem được nhiều vì chợ đông quá, chen lấn đi rất chậm, như nhích dần từng bước nên mới chỉ xem được có một góc chợ mà đã gần mười hai giờ, đành phải về đi học buổi chiều.

Sau buổi học về, tôi thấy gia đình đang tấp nập chuẩn bị đón Tết. Ong và bố tôi thì gói bánh chưng, anh tôi thì đang giã giò, sau đó còn gói giò mỡ, giò thủ. Tôi được cắt cử lấy chanh và tro đánh sáng đồ thờ bằng đồng. Một lúc sau lại là buổi hòa âm nghe rất vui tai. Nồi bánh chưng sôi kêu “ùng ục”, tiếng giã giò “bí ba, bí bốp” nghe thật vui tai - quả là vui như Tết.

Buổi tối hôm ấy mới vui, cả nhà ngồi xung quanh nồi bánh chưng nói chuyện râm ran. Ông kể chuyện sự tích “Ông đầu rau”, bà và mẹ tôi vừa chẻ lạt vừa kể lại cái Tết nào ngày xửa, ngàyxưa.. khi chưa có tôi... cả cái Tết chỉ có một vại dưa, một nồi cá kho và mấy bơ gạo tẻ... Thế mà Tết này nào bánh chưng, chả giò, nào thịt gà, cá nướng, ông tôi cười nói: “Bà hay nói chuyện xưa lắm”. Bà tôi nói như phân trần: “Thì ăn cơm mới nói chuyện cũ mà ông”.

Nhìn lên bàn thờ tôi thấy ông tôi trang hoàng rất đẹp. Hai bên là hai câu đối đỏ viết bằng chữ nho tôi không đọc được, nhưng trên bức tường vôi trắng dán la liệt những bức tranh “Đông Hồ”.

Thấy tôi nhìn mãi lên những bức tranh đó, ông tôi chỉ vào từng bức tranh giải thích cho tôi.

Đây là hai bức tranh “lợn có khoáy âm dương” và “gà mẹ đang nuôi con”. Dán lên để cầu mong sang năm mới nhà chăn nuôi thắng lợi, lợn đẻ sai con, gà không bệnh tật. Đây là bức tranh đám cưới chuột vừa cầu mong làm ăn vui vẻ vừa tố cáo anh mèo ăn hối lộ “một con cá rán” mới cho tổ chức cưới xin.

Còn đây là ông Tài, ông Lộc để cầu mong cho gia đình mình sang năm làm ăn phát đạt bằng mười năm trước.

Về khuya tôi buồn ngủ quá nằm xuống chiếu giữa cạnh nồi bánh chưng. Âm quá tôi ngủ luôn...

Tôi đang mơ cái gì đó như đang lạc vào một vườn hoa đầy màu sắc bỗng bị con ong đốt vào tay, tôi giật mình tỉnh dậy thì trong tay là cái bánh chưng con còn nóng anh tôi dúi cho tôi. Tôi sướng quá reo lên: Ôi Tết đã đến thật rồi... Tôi vội rửa mặt, thay quần áo tới thăm thằng Hoàng, bạn tôi, nhà nó nghèo lắm vì năm nay nhà nó mất mùa riêng, ở ruộng đồng trũng mất hết lúa vì lụt. Mẹ nó lại bị ốm mấy tháng nay không ngồi dậy được. Chắc gì đã có cái Tết vui vẻ như nhà tôi.

5 tháng 2 2020

Bạn tham khải nhé :

Những ngày Tết đến, xuân về, thật đông vui, náo nhiệt , có lẽ là những ngày mà nhiều đứa trẻ vùng quê nghèo như em luôn chờ đón. Bởi khi Tết đến, chúng em sẽ được diện quần áo mới đi chơi, được mọi người mừng tuổi lì xì cho nhiều tiền tiêu vặt. Được ăn rất nhiều món ngon mà chỉ dịp Tết mới thường hay có.

Khi Tết đến, mỗi nhà đều trang trí cho gia đình mình thật đẹp, nhà nào cũng sắm sửa, hoa đào, hoa mai, cây quất…Trên bàn thờ xuất hiện mâm ngũ quả với đủ loại xanh, đỏ, vàng… rồi bánh kẹo, mứt Tết, rượu vang, rượu sâm banh…Trước cửa cổng mỗi nhà đều treo lá cờ đỏ sao vàng thể hiện cho việc thái bình, thịnh trị. Trên những con đường xuất hiện những câu đối băng rôn khẩu hiệu vô cùng vui vẻ, đẹp mắt….

Em không biết Tết có từ bao giờ nhưng khi em bắt đầu sinh ra thì đã có Tết. Tết thường được bắt đầu vào ngày cuối cùng của một năm tính theo âm lịch có năm thì ngày 29, có năm là 30 cho tới hết mùng 2 Tết chính vì vậy người xưa thường nói một năm có ba ngày Tết là vì thế.

Nhưng những năm gần đây đất nước ta ngày càng phát triển, nền kinh tế cũng tăng theo, nên Tết thường được kéo dài hơn tầm một tuần lễ (7 ngày) để tiện cho những người công tác, làm ăn ở xa có thể về quê ăn Tết cùng gia đình, xum vầy bên mâm cỗ. Tết luôn là dịp vui vẻ rộn rã tiếng cười đùa. Cầu cho năm mới bình an, phát tài, hạnh phúc ngập tràn.

Tết là dịp để người ta tiễn biệt những cái cũ đi, những điều buồn, điều không may mắn sẽ đi theo cùng năm cũ để đón một năm mới về sẽ mang lại những niềm hy vọng mới. Trong những ngày Tết như 30, mùng 1, nhà nào cũng thắp hương làm mâm cơm cúng ông bà tổ tiên, thể hiện sự thành kính với những lớp người trước của mình.

Năm nào cũng thế, mẹ hay nấu thật nhiều món ngon như bánh chưng, nem, giò, chả, canh măng… để cúng ông bà tổ tiên. Đêm 30 là tối giao thừa luôn tạo cho em rất nhiều xúc động bởi nó là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong năm. Khi tiếng chuông điểm 12 giờ thì những màn pháo hoa sẽ nổ ra những bông pháo hoa bay vút lên cao rồi tỏa sáng trong bóng đêm, tạo ra những màu sắc lung linh tươi đẹp, trong mắt bọn trẻ con tụi em thì màn pháo hoa luôn là thứ thú vị nhất.

Sau khi màn pháo hoa kết thúc sẽ là lúc mà bọn trẻ tụi em gọi nhau í ới để ra cổng chùa hái lộc, mang những cành lộc may mắn về nhà cắm lên bàn thờ. Cầu mong cho năm mới mình sẽ học giỏi hơn, được nhiều điểm 10 hơn, cầu mong cho ông bà, cha mẹ được mạnh khỏe bình an.

Sáng mùng 1 Tết chúng em thường được cha mẹ đưa đi chúc Tết mừng tuổi ông bà, rồi các cô, dì, chú, bác trong gia đình.Tết thật sự là những ngày đặc biệt thiêng liêng nhất trong năm. Nó là cơ hội để cả gia đình có điều kiện sum vầy, vui vẻ bên nhau, là dịp cho mọi người diện những bộ quần áo mới, là khi khép lại mọi buồn phiền không may mắn ở năm cũ, để chào đón một năm mới an lành, tốt đẹp hơn.

                                                                                          BÀI LÀM:

Tết đến xuân về,mọi vật như được đánh thức sau một giấc ngủ dài mỉm cười chào đón nàng tiên mùa xuân ấm áp.Ngoài vườn,trăm hoa đua nở,chuẩn bị phô sắc,toả hương mừng xuân mới.Hoà trong khí thế vui tưi ấy,cây mai cũng bừng tỉnh đón chào một năm mới với mọi sự tốt lành.

Sáng sớm,tôi tỉnh dậy bước ra vườn.Bên cạnh những cây hoa hồng kiêu sa,hoa cúc e lệ trong sương sớm thì cây hoa mai cũng thay áo mới để đón mừng xuân.Tôi còn nhớ,khi tôi học lớp bốn,cậu tôi đã tận cho gia đình tôi một chậu mai.Từ khi nhận được cây mai,gia đình tôi yêu quí,chăm sóc nó cẩn thận lắm.Mỗi lần nhớ tới cậu,tôi lại ra vườn tưới cây tỉa cành.Từng ngày,từng ngày,dưới bàn tay chăm sóc của gia đình tôi,cây lớn hẳn,bây giờ nó đã cao đến hai thước.gốc to bàng bắp chân tôi,những cái rễ đâm xuống như muốn tìm nguồn sống trong lòng đất mẹ. Không xanh tươi mảnh dẻ như hoa hồng,thân mai xù xì màu nâu sậm. Mỗi lần chăm sóc mai,sờ vào lớp vỏ xù xì của nó,tôi thấy thương mai biết bao nhiêu. Phải chăng nàng tiên Xuân không ưu ái cho mai nên mới khoác cho nó tấm áo buồn tẻ đến thế! Thế nhưng thân mai uốn lượn thật đẹp, lên cao chia thành nhiều cành nhỏ,những cành nhỏ đó lại chia thành nhiều nhánh mảnh dẻ nhưng những cánh tay giơ lên nhẹ nhàng xoè bàn tẩy đón lộc xuân.Còn nhớ,mới đây thôi,vào những ngày mùa đông giá lạnh,cây mai kiên cường chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.Lúc này, mai phủ lên mìnhnhững chiếc lá màu xanh đạm, thon dài, mép có răng cưa.khi mà ttết sắp đến,tôi thường giúp gia đình ngắt lá giúp mai để cởi bỏ những chiếc lá cũ. Và lúc này trông mai thật khẳng khiu, tội nghiệp. Toàn thân nó trơ ra những xương,co ro trong giá lạnh. Thế nhưng, chỉ sau vài ngày,mai đã bắt đầu nhú lên những chiếc nụ xinh xắn, no tròn xanh biếc, đầu nụ cuộn chặt vào nhau.Nhìn những nụ bé xinh, tôi có cảm tưởng như nàng tiên xuân đã nhẹ nhàng êm ái những đặt những hạt ngọc bích lên tô điểm cho mai, chuẩn bị cho một mùa xuân ấm áp, vui tươi.

Thế rôi,ngày tết cũng cận kề.Lúc này những nụ hoa nở xoè những bông hoa năm cánh vàng tươi. Cánh hoa mỏng,mềm mịn như cánh bướm.Những bông hoa kết thành chùm cùng đua nhau khoe sắc trông thật rực rỡ.Lột bỏ tấm áo cũ,mai khoác lên mình tấm áo vàng lộng lẫy.Vào phút giao thừa,mọi người càng yêu mai hơn.Lúc này các loài hoa khác đã nhẹ nhàng lui gót để hoa mai lên ngự trị ở vị trí nữ hoàng của các loài hoa xuân.Cứ thế,mai trở thành người bạn tri âm của loài người vào những dịp tết đến,xuân về.

Những ngày tết ấm áp dần trôi qua.Mai bắt đầu rụng.Những cánh hoa maigiả từ cành rơi vàng cả gốc.Mỗi lần chị gió mỉm cười đi ngang qua,mai lại tươi vui bay lên xoay múa,rồi nhẹ nhàng đáp xuống đất,kết thúc một vòng đời tô điểm cho mùa xuân.Và lác đác trên cành mai,những đột non nhú lên trông thật đẹp! Những chiếc lộc mai có màu xanh phơn phớt hồng,chứa đầy nhựa sống,mềm mại vẫy trong gió như chào tạm biệt mọi người,như hứa hẹn một cái tết sẽ đến với nhiều niềm vui mới

Mỗi lần mai nở lại báo hiệu sự viếng thăm của nàng tiên của mùa xuân.Mặc dù mai không ngào ngạt hương thơm,không hiễu hãnh phô sắc bốn mùa,nhưng trong lòng mọi người con đất Việt mãi mãi là một loài hoa thiêng liêng,mang đến cho con người nhiều niềm vui và nhiều điều tốt lành.

5 tháng 2 2020

Quê em là một làng cổ bên sông Đuống, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Mùa xuân đến, khung cảnh quê em như được vẽ bởi bàn tay của một họa sĩ tài ba.

Sau rằm tháng riêng tuy Tết đã hết nhưng không khí Tết cùng sức sống của mùa xuân vẫn rạo rực, xôn xao trong lòng người và vạn vật. Dưới mưa xuân lất phất bay, cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi, những búp lá non màu ngọc bích rung rinh nhè nhẹ trước gió xuân hây hẩy. Trời rét ngọt. Xóm thơm nức mùi hoa bưởi, hoa cau. Mùi hương dân dã, mộc mạc và vô cùng quen thuộc của làng quê như lắng đọng làn mưa bụi li ti rắc trên mái tóc, trên vai áo người qua kẻ lại, thấm đẫm trong từng câu quan họ, từng làn điệu chèo réo rắt ngân nga nơi bến nước sân đình khắp làng.

Ngoài đồng, lúa chiêm đang lên xanh mơn mởn. Một màu xanh trải rộng đến chân trời tím biếc, nhạt nhòa trong mưa xuân giăng giăng. Đôi ba cánh cò trắng phau phau chao liệng trên mặt ruộng thấp thoáng bóng người đang lúi húi làm cỏ, bón phân cho lúa.

Xa xa, dòng sông Đuống nước trong veo, êm đềm chảy qua những ruộng mía, nương dâu trải dài tít tắp. Mấy chiếc thuyền câu dập dềnh trên sóng. Từ trong mui, khói lan tỏa ra, la đà vấn vít trong sương chiều bảng lảng. Cảnh đẹp như trong một giấc mơ.

Mùa xuân là mùa của lễ hội, mùa quan họ giao duyên. Con người vùng Kinh Bắc quê em nổi tiếng là khéo tay, hát hay, làm giỏi; xứng danh Trai Cầu Vòng Yên Thế, Gái Nội Duệ Cầu Lim. Các liền anh, liền chị say mê hát những làn điệu dân ca ngọt ngào, tình tứ, làm say đắm lòng người. Liền anh mặc áo the, quần trắng, đầu đội khăn xếp, tay cầm ô đen. Liền chị mặc áo tứ thân mớ bảy, mớ ba, đầu chít khăn mỏ quạ, nón quan thao che nghiêng gương mặt ửng hồng. Tiếng hát theo gió lan xa. Du khách dự hội Lim mải mê nghe hát, quên cả đường về.

Đêm đêm, tiếng trống chèo thì thùng rộn rã. Sân đình sáng rực và đông nghịt người xem. Những tích chèo cổ như Thị Màu lên chùa, Xúy Vân giả dại, Trương Viên... do các diễn viên nghiệp dư trong đội văn nghệ của xã biểu diễn được bà con vỗ tay khen ngợi.

Mùa xuân đến, đất nước như trẻ lại, tràn đầy sức sống và lòng người cũng rạo rực, phơi phới cùng xuân. Đất nước đổi mới nhanh chóng từng ngày và quê hương em cũng đang thay da đổi thịt, nhưng vẻ đẹp thanh bình vốn có từ ngàn đời chắc chắn sẽ mãi mãi vẹn nguyên trong tâm hồn của những người con sinh ra và lớn lên trong mảnh đất này.

5 tháng 2 2020

Quê em là một làng cổ bên sông Đuống, thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Mùa xuân đến, khung cảnh quê em như được vẽ bởi bàn tay của một họa sĩ tài ba.
 

Sau rằm tháng riêng tuy Tết đã hết nhưng không khí Tết cùng sức sống của mùa xuân vẫn rạo rực, xôn xao trong lòng người và vạn vật. Dưới mưa xuân lất phất bay, cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi, những búp lá non màu ngọc bích rung rinh nhè nhẹ trước gió xuân hây hẩy. Trời rét ngọt. Xóm thơm nức mùi hoa bưởi, hoa cau. Mùi hương dân dã, mộc mạc và vô cùng quen thuộc của làng quê như lắng đọng làn mưa bụi li ti rắc trên mái tóc, trên vai áo người qua kẻ lại, thấm đẫm trong từng câu quan họ, từng làn điệu chèo réo rắt ngân nga nơi bến nước sân đình khắp làng.
 

Ngoài đồng, lúa chiêm đang lên xanh mơn mởn. Một màu xanh trải rộng đến chân trời tím biếc, nhạt nhòa trong mưa xuân giăng giăng. Đôi ba cánh cò trắng phau phau chao liệng trên mặt ruộng thấp thoáng bóng người đang lúi húi làm cỏ, bón phân cho lúa.
 

Xa xa, dòng sông Đuống nước trong veo, êm đềm chảy qua những ruộng mía, nương dâu trải dài tít tắp. Mấy chiếc thuyền câu dập dềnh trên sóng. Từ trong mui, khói lan tỏa ra, la đà vấn vít trong sương chiều bảng lảng. Cảnh đẹp như trong một giấc mơ.
 

Mùa xuân là mùa của lễ hội, mùa quan họ giao duyên. Con người vùng Kinh Bắc quê em nổi tiếng là khéo tay, hát hay, làm giỏi; xứng danh Trai Cầu Vòng Yên Thế, Gái Nội Duệ Cầu Lim. Các liền anh, liền chị say mê hát những làn điệu dân ca ngọt ngào, tình tứ, làm say đắm lòng người. Liền anh mặc áo the, quần trắng, đầu đội khăn xếp, tay cầm ô đen. Liền chị mặc áo tứ thân mớ bảy, mớ ba, đầu chít khăn mỏ quạ, nón quan thao che nghiêng gương mặt ửng hồng. Tiếng hát theo gió lan xa. Du khách dự hội Lim mải mê nghe hát, quên cả đường về.
 

Đêm đêm, tiếng trống chèo thì thùng rộn rã. Sân đình sáng rực và đông nghịt người xem. Những tích chèo cổ như Thị Màu lên chùa, Xúy Vân giả dại, Trương Viên… do các diễn viên nghiệp dư trong đội văn nghệ của xã biểu diễn được bà con vỗ tay khen ngợi.
 

Mùa xuân đến, đất nước như trẻ lại, tràn đầy sức sống và lòng người cũng rạo rực, phơi phới cùng xuân. Đất nước đổi mới nhanh chóng từng ngày và quê hương em cũng đang thay da đổi thịt, nhưng vẻ đẹp thanh bình vốn có từ ngàn đời chắc chắn sẽ mãi mãi vẹn nguyên trong tâm hồn của những người con sinh ra và lớn lên trong mảnh đất này.

16 tháng 8 2018

Năm nào cũng vậy, cứ dịp đầu xuân là trên khắp các miền của đất nước đều diễn ra những lễ hội lớn nhỏ. Đây cũng là dịp để những người dân được hòa mình vào không khí lễ hội, được giải lao sau một năm làm việc đầy mệt mỏi, căng thẳng. Không chỉ có những lế hội lớn mang tầm cỡ quốc gia mà ngay những làng quê nhỏ cũng diễn ra những lễ hội đầu xuân đầy tấp nập, đó chính là lễ hội đình làng và lễ hội mùa xuân.

Quê hương em là một miền quê nghèo thuộc đồng bằng Bắc Bộ, vì người dân sin sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên người dân quê em cũng rất coi trọng những tín ngưỡng dân gian, sau mỗi vụ mùa thường diễn ra những lễ hội để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Nhưng lễ hội lớn nhất ở làng quê của em đó chính là lễ hội đình làng và lễ hội mùa xuân. Lễ hội đình làng chính là dịp kỉ niệm ngày giỗ của thành hoàng làng- người đầu tiên sinh sống và truyền nghề cho những người dân quê hương em. Không chỉ có làng quê của em mà rất nhiều những làng khác cũng có thành hoàng làng, mỗi nơi thờ một người sáng lập, khai phá đất đai và cũng là người truyền nghề riêng.

Vào mỗi dịp lễ thành hoàng làng thì người dân quê hương em lại tấp nập, nhộn nhịp chuẩn bị lễ tế, những đồ vật cho ngày lễ. Món bánh truyền thống mà người dân quê hương em dâng lên thành hoàng làng đó chính là món bán dày. Ngoài ra còn thờ thêm một bó lúa chín thơm, bởi đó chính là thành quả làm ra của dân làng trong một năm vất vả.

Mỗi lần diễn ra lễ hội lại có những trò chơi dân gian vô cùng thú vị, chẳng hạn như bịt mắt bắt dê, đi cầu kiều bắt vịt hay bịt mắt đập nồi đất…Cứ mỗi dịp lễ hội về thì dù là những người làm ăn xa cũng đều sẽ trở về quây quần bên gia đình cùng đón lễ hội.

hok tốt !!!

Tham khảo nhé bạn!
Hình ảnh nụ hoa đào chớm nở, hoa mai đâm chồi hay những cành quất trĩu quả trên khắp nẻo đường, con phố báo hiệu một không khí xuân căng tràn đang về. Những bài hát về mùa xuân tựa như những dòng chảy nhỏ ca lên khúc yêu thương về một mùa mới, về khoảnh khắc giao cảm mãnh liệt trong tâm hồn mỗi người Việt. Mùa xuân cũng chính là khoảng thời gian có khí hậu ôn hòa nhất trong năm, la thời điểm hồi sinh của muôn loài sau một mùa đông giá lạnh. Mỗi con người ai cũng có mùa xuân sinh tươi hồn nhiên, nhưng phải biết nắm bắt, “mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất” nếu không biết trân trọng khoảnh khắc quý hiếm đó của cuộc đời mà vội vàng cảm nhận hưởng thụ nó, thì cũng uổng cuộc

3 tháng 2 2022
31 tháng 1 2022

Tham Khảo 

Mùa xuân đến mang theo bao nhiêu sự háo hức, chờ đợi của bao nhiêu con người. Những tâm hồn nao nao, lắng đọng chờ đón giây phút ấy. Mùa xuân - mùa của tình yêu, hạnh phúc và là mùa của sức sống. Mỗi năm bắt đầu từ mùa xuân, tuổi trẻ của mỗi người mơn man là thế trong những ngày đầu tiên này. Mùa xuân như những nàng tiên dịu hiền gieo rắc vào thế gian này những chồi non tươi đẹp. Một tuổi mới, một sự lớn khôn hơn. Bông hoa kia đâm chồi mơn mởn trong những ngày nắng đẹp đầu xuân này. Không gì có thể ngăn cản được sức sống ấy trong những ngày này, ngày đẹp tươi của một năm. Những bông hoa đang nói với những con người đang ở đây: mùa xuân đến, những ngày đầu tiên của một năm đã hiện trước mắt, nhìn về phía trước và quên đi những điều không tốt đã qua trong năm cũ, vươn đến những điều tốt đẹp trong năm mới. Mùa xuân - mùa của sức sống tuổi trẻ.

31 tháng 1 2022

hi anh ~

27 tháng 4 2018

MB: Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến mọi mặt của đời sống xã hội. Người cũng rất quan tâm đến môi trường và hiểu được ý nghĩa thiết thực của môi trường sống nên Bác đã động viên toàn thể quần chúng nhân dân tích cực trồng cây làm cho đất nứơc thêm xanh, thêm đẹp, thêm giàu sức sống:
“Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”
TB : Hai câu thơ của Bác đã khẳng định việc trồng cây đã trở thành một phong tục mới trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta. Việc trồng cây thực sự đã trở thành ngày hội náo nức, một việc làm có ý nghĩa để cho môi trường ngày càng xanh tươi, “làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.Từ “xuân” Bác dùng ở câu thơ này được hiểu với những hàm ý khác nhau. Trước hết, ta thấy từ “xuân” ở dòng thứ nhất chỉ mùa bắt đầu của một năm. Từ “xuân” thứ hai với nghĩa tượng trưng là nói về sức sống, vẻ tươi đẹp. Với câu nói đầy hình ảnh đó, Bác khuyên mọi người khi mùa xuân tới hãy tích cực trồng cây. Việc trồng cây sẽ góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp hơn.
Chúng ta đã hiểu lời khuyên của Bác,vậy thì vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước? Đó là vì, mùa xuân có tiết trời ấm áp, khí hậu ôn hoà rất phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của cây cối. Tết trồng cây đầu năm có ý nghĩa hết sức to lớn, nó tạo nên một môi trường sống trong sạch và tốt đẹp hơn; con người được sống trong bầu không khí trong lành, thoải mái. Việc trồng cây phủ xanh đồi núi trọc hay những vùng ven biển đang bị cát lấn có tác dụng ngăn được bão lũ, chống xói mòn, giảm bớt những hậu quả do thiên tai mang lại, góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước. Trồng cây cho chúng ta một nguồn tài nguyên phong phú để phát triển ngành công nghiệp gỗ, sản xuất ra những đồ vật hữu dụng trong gia đình,..Trồng cây sẽ tạo ra được những quang cảnh đẹp hơn, tạo nên cảnh quan kiến trúc thơ mộng, tôn thêm vẻ đẹp của nơi ở. Hơn nữa ,cây xanh còn có tác dụng điều hoà không khí, chống lũ, bảo vệ đất đai và góp phần mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội. Không có cây xanh, chúng ta khó có thể tồn tại một cách bình yên và khoẻ mạnh được. Trồng cây, làm cho cây xanh tươi và nơi nào cũng có cây xanh thì đất nước sẽ xanh tươi, khắp nơi sẽ tràn đầy sự sống. Như thế, việc trồng cây thực sự đã và sẽ góp phần làm cho đất nước “càng ngày càng xuân” .
KB: Qua lời thơ, ta thấy rằng, tết trồng cây là một việc làm ý nghĩa, trở thành một thuần phong mĩ tục tốt đẹp trong xã hội chúng ta. Là một học sinh, chúng ta phải làm theo lời Bác dạy. Chúng ta trồng một cây xanh nghĩa là chúng ta đã thắp một nén hương thơm để tưởng nhớ tới Bác Hồ kính yêu.

27 tháng 4 2018

Bác Hồ là vị lãnh tụ, vị cha già của dân tộc, Bác dành thời gian quan tâm tới mọi mặt trong đời sống xã hội của con người. Trong những năm chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ ở miền Bắc, Bác Hồ vẫn kêu gọi nhân dân trồng cây, giữ lấy màu xanh của đất nước. Bác viết: “Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.   Khi đất nước còn đang chịu sự tàn phá của chiến tranh, Bác có rất nhiều việc phải chuẩn bị cho cuộc chiến nhưng Bác vẫn dành thời gian theo dõi, động viên, cổ vũ phong trào Tết trồng cây. Vào năm 1960, phong trào tết trồng cây bắt đầu được phát động. Những năm sau đó, cứ mỗi độ xuân về, Bác vừa viết báo nhắc nhở nhân dân thực hiện Tết trồng cây, vừa đi thăm và tham gia trồng cây cùng với nhân dân. Bác đã chỉ ra cho nhân dân biết “ích lợi to lớn cho kinh tế quốc phòng” của việc trồng cây gây rừng, “đồng bào các địa phương phải biến đồi trọc thành vườn cây”.   Trong thời khắc quan trọng của đất nước, và đến cuối đời tự tay Bác đã trồng nhiều cây đa mà nhân dân ta thường gọi bằng cái tên trìu mến “Cây đa Bác Hồ”. Nếu chúng ta có dịp đến thăm khu nhà của Bác, ta sẽ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp với vườn cây ao cá của Bác. Bác đã dành thời gian trồng và chăm sóc cây như chăm sóc con người.   Bác coi việc trồng cây là nghi lễ quan trọng không thể thiếu khi Người đến thăm nước bạn hoặc tiếp đón các nguyên thủ quốc gia khác đến thăm Việt Nam. Những cây kỉ niệm đó cứ lớn lên theo thời gian, không chỉ thể hiện của tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và bạn bè thế giới mà còn thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.    Bác quan tâm tới thiên nhiên và cây cối như quan tâm vận mệnh của dân tộc, bởi vậy trong di chúc Người để lại, Bác viết: “Nếu có kế hoạch trồng cây trên đồi, ai đến thăm thì trồng 1 cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho công nghiệp”.    Bác muốn cho thế hệ con cháu hiểu được rằng, con người sống không thể tách rời khỏi thiên nhiên, không thể thiếu trời mây, cây cỏ, phải biết giá trị to lớn mà thiên nhiên ban tặng. Với những giá trị to lớn của thiên nhiên, mỗi chúng ta phải bảo vệ rừng như bảo vệ ngôi nhà của chính mình vậy.   Với sự phát triển của xã hội, rừng và thiên nhiên xung quanh con người đang bị hủy hoại, việc trồng và bảo vệ rừng có thể chống nguy cơ thay đổi khí hậu thì lời dạy của Người càng có ý nghĩa biết bao.    Vào mỗi dịp xuân về lời dạy của Bác "Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người", lại âm vang khắp non song đất nước, người người nhà nhà lại náo nức tham gia vào tết trồng cây của dân tộc. Tết trồng cây hàng năm trở thành phong trào không thể thiếu trên khắp đất nước, nó không chỉ thể hiện sự quan tâm của con người với môi trường mà còn là dịp để con cháu tưởng nhớ tới Bác. Và không biết tự khi nào, Tết trồng cây đã trở thành một nếp sống đẹp, một truyền thống gắn bó không thể thiếu trong mỗi người dân khi xuân về.    Ngày nay khi môi trường ngày càng ô nhiễm, trồng cây càng trở nên có ý nghĩa với con người. Mỗi nhà, mỗi khu phố, mỗi ban ngành... đều phải có trách nhiệm trồng cây xanh ở khu vực mình hay ở, những nơi công cộng để bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của mỗi chúng ta.