K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2020

Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước.Mới 
    Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
          Đã thấy xuân về với gió đông,
          Với trên màu má gái chưa chồng.
          Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
          Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
    Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”. Cô gái ấy có thấy thi sĩ đang nhìn mình để thấy Xuân Về hay không? Sao cô lại: “ngước nhìn giời” với đôi mắt trong”. Phải chăng chính là “đôi mắt trong” của cô hàng xóm ấy cộng thêm “màu má” ửng hồng khi gió đông thổi về. Cho thi sĩ của chúng ta “Đã thấy xuân về”.
    Thi sĩ đưa ta vào chiêm ngưỡng kỹ hơn bức họa của mình. Bằng khung cảnh sống động trong khổ thơ sau:
          Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
          Mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe.
          Lá nõn, nhành non, ai tráng bạc?
          Gió về từng trận, gió bay đi...
    Xuân về, tết đến ở các làng quê Bắc bộ, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh đám trẻ với khuôn mặt tươi rói theo mẹ theo chị đi chợ tết hoặc đi xem hội làng hội xuân. Để tô điểm thêm cảnh xuân tác giả miêu tả “mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe”. Nắng mới hoe là nắng sớm, nắng xuân ấm áp sau khi mưa bụi vừa tạnh trả lại bầu trời quang đãng.
    Lúc này mới  thấy điểm nhấn của mảnh ghép chính của bức tranh: Lá nõn, nhành non. Dấu hiệu của xuân thật sự chính là đây. Lá nõn là mầm lá mới nhú, nhành non là nhành cây vừa mới nảy lộc chưa kịp cứng cáp. Và một phát giác lý thú của thi sĩ khi nhìn thấy “lá nõn, nhành non” dưới nắng mới sau cơn mưa vừa tạnh, đã phải thốt lên câu hỏi: “ai tráng bạc”. Chẳng có ai tráng bạc lên chúng, có chăng là cái lấp lánh của mầm cây mới cựa mình thức dậy dưới ánh “nắng mới hoe” và còn sót lại chút mưa bụi bám vô những giọt li ti long lanh để thi sĩ thấy như “ai tráng bạc” đấy thôi. Mảnh ghép bức tranh thêm sống động ở câu cuối “gió về từng trận, gió bay đi…” gió xuân mà tác giả cảm nhận nó về “từng trận” rồi bay đi cũng “từng trận” phải chăng gió đã nô đùa quá trớn trên những “lá nõn nhành non” của thi sĩ!
    Còn đây là khổ thơ làm điểm nhấn cho bức họa Xuân Về của thi sĩ:
          Thong thả dân gian nghỉ việc đồng,
          Lúa thì con gái mượt như nhung.
          Đầy vườn hoa bưởi, hoa cam rụng,
          Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
    Xuân về cũng là lúc những công việc đồng áng của nhà nông tạm xong. Người dân gác lại mọi việc để đón xuân, vui tết. Xuân về  “lúa thì con gái mượt như nhung”. Đây chính là lúc cây lúa bước vào thời kỳ chuẩn bị “ngậm đòng” cây lúa có màu xanh mát dịu làm nao lòng những người con xa quê. Không chỉ có cây lúa, mà mảnh ghép này còn có “đầy vườn hoa bưởi, hoa cam” nhưng là chúng đã “rụng” xuống. chứ không hẳn là còn trên cây. Cho dù hoa bưởi hoa cam ấy đã rụng thì vẫn “ngào ngạt hương bay”  hương bay xa còn nhờ từng trận gió về và đi kia nâng cánh, để cho lũ bướm dập dìu về nô đùa trong vườn mà ở đây thi sĩ dùng hình ảnh chúng “vẽ vòng”.
    Phải chăng hình ảnh “đầy vườn” hoa rụng, còn có ẩn ý trái đã kết, cánh hoa rụng xuống bướm vẽ vòng, chính là biểu hiện vòng tuần hoàn của trời đất, của cây cối, hoa sau khi khoe hương sắc thì nhường chỗ cho trái ngon quả ngọt lớn lên.
    Một mảnh ghép của bức tranh cũng sống động không kém xuất hiện:
          Trên đường cát mịn, một đôi cô,
          Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
          Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
          Tay lần tràng hạt miệng nam mô
    Xuân Về tết đến, trên khắp các ngả đường làng luôn dập dìu các cô các chị ăn mặc thật đẹp để tham gia trảy hội. hoặc đi chùa cầu may. Yếm đỏ, khăn thâm là những trang phục truyền thống của các thôn nữ ở những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ 20.
    Đường làng không chỉ có các cô mà còn có các “Bà già tóc bạc” chống cây gậy trúc đi chùa. ở đây tác giả đã để cây “gậy trúc dắt” bà già đi, Bởi bà còn bận “tay lần tràng hạt,miệng nam mô”. Một hình ảnh rất thi vị. Cây gậy đi trước ắt hẳn nó là người dẫn đường. Nhưng không phải ai cũng quan sát kỹ để nhận ra điều ấy.
    Bốn mảnh ghép với bốn mảng màu sắc khác nhau, đã được thi sĩ Nguyễn Bính ghép vô bức tranh Xuân Về hoàn hảo. Xuân Về có đôi má ửng đỏ của cô gái chưa chồng, xuân về có đám trẻ xun xoe nô đùa trong xóm, Có “lá nõn nhành non ai dát bạc” Xuân Về có cánh đồng lúa đang thì con gái, có đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng, hứa hẹn một mùa trái ngọt phía trước, “Xuân Về” có các cô Thôn nữ bên các bà già tóc bạc đi chùa cầu may.
    Bài thơ “Xuân Về” đã ra đời cách nay gần 80 năm. Nhưng những hình ảnh về phong cảnh làng quê thì vẫn như vừa mới viết đây thôi! Xuân về bây giờ ta vẫn gặp những đôi má ửng hồng, của các cô thôn nữ chưa chồng. Xuân về vẫn gặp bầy trẻ ríu rít, theo bà, theo mẹ đi chợ tết, hoặc đi xem hội. Đặc biệt những “lá nõn nhành non” thì càng không thể không gặp. Xuân về vẫn nhiều lắm những cây gậy trúc dắt các cụ đi chùa đầu năm. Duy chỉ có “Yếm đào mỏ quạ đã biệt tăm” thay vào đó là những tà áo dài tha thướt, hoặc những cánh áo hoa dịu dàng của các cô thiếu nữ hôm nay, trên khắp các ngả đường thôn quê hôm nay dù còn “cát mịn”, đường gạch hay đã “bê tông hóa”  

3 tháng 1 2020

Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước. 
    Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
          Đã thấy xuân về với gió đông,
          Với trên màu má gái chưa chồng.
          Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
          Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
    Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”.

21 tháng 2 2016

hơi khó đấy lolang

7 tháng 2 2020

Tố Hữu là nhà thơ cách mạng và cũng là nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Ông có rất nhiều bài thơ hay ca ngợi đất nước và con người Việt Nam. Nước non ngàn dặm là một trong số những bài thơ đó.

...Con thuyền rời bển sang Hiên

Xuôi dòng sông Cái, ngược triều sông Bung

Chập chùng, thác Lửa., thác Chông

Thác Dài, thác Khó, tlìác Ông, thác Bà.

Thác, bao nhiêu thác cũng qua

Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời...

(Trích Nước non ngàn dặm)


Đoạn thơ đã gợi lên hình ảnh đất nước ta có nhiều sông suối, lắm thác nhiều ghềnh, ấn tượng mạnh mẽ nhất là thác. Sao mà nhiều thác thế! Gắn với nhan đề của bài thơ là Nước non ngàn dặm một suy nghĩ đã nảy sinh- Sau những lớp thác kia, nhà thơ muốn gửi gắm điều gì tới người đọc? Phải chăng đó là những bước đi đầy chông gai, gian khổ nôi nhau liên tiếp của dân tộc ta để có được non nước như ngày hôm nay. Đoạn trích là hành trình của một con thuyền trên ngàn dặm nước non. Mở đầu là hai câu thơ:

Con thuyền rời bến sang Hiền
Xuôi dòng sông Cái, ngược dòng sông Bung.

Hình ảnh con thuyền bắt đầu rời bến ra đi nhẹ nhàng thong thả trên những đoạn sông hiền hoà, êm ả, chẳng mấy chốc cập bến dễ dàng: Rời bến sang Hiên. Rồi tiếp tục cuộc hành trình Xuôi dòng sông Cái, ngược triền sông Bung. Thuyền xuôi, thuyền ngược là hoạt động bình thường trên sông nước. Từ xuôi gợi sự thuận lợi cho hành trình của con thuyền, còn từ ngược lại bắt đầu gợi lên sự khó khăn trong hành trình. Thuvền bắt đầu gặp thác, không phải là một thác mà là rất nhiều thác. Điệp từ thác xuất hiện tới tám lần trong đoạn thơ ngắn cùng với biện pháp liệt kê tèn thác, cách ngắt nhịp 2/2/2 và 2/2/2/2 đã tạo lên cảm giác thác trải dài liên tiếp, hết thác nọ đến thác quả là 1 khó khăn gian khổ!

Con thuyền vượt thác hôt sức khó khăn: Lúc chồm lên, lúc ngụp xuống, vượt hết thác này lại có thác khác xuất hiện trước mặt. Từ láy chập chùng giúp ta hình dung cảnh con thuyền vượt thác quả là một khó khăn gian khổ!

Chập chùng, thác Lửa, thác chông,

Thác Dài, thác Khó, thác Ông thác bà

Tên thác nghe rất tự nhiên, thác “Lửa”, “Chỏng”, “Dài”, “Khó”, bốn tính từ được dùng liên tiếp tưởng chừng như “chướng ngại vật” ngăn cản cuộc hành trình của con thuyền. Lại còn “thác Ông, thác Bà”, “Ông, Bà” là trị vì cao nhất trong thứ bậc của một gia đình. Có lẽ trong câu thơ này, nhà thơ sử dụng với ý nghĩa là những con thác cao nhất mà thuyền phải vượt qua. Thật thú vị với cách “dùng từ” của tác giả.

Thác, bao nhiều thác củng qua

Câu thơ sáu tiếng bỗng ngắt nhịp bất thường 1/3/2 làm cho nhịp thơ 2/2 cũng như bị “khựng” lại, chặn đứng sự “tuôn trào” nối tiếp của thác. Từ thác được tách riêng đứng ở đầu câu thơ như một câu hỏi thách thức với thiên nhiên của con thuyền! Tiếp theo là câu trả lời như khẳng định bao nhiêu thác cũng qua. Nhịp thơ lại dàn trải ở câu thơ cuối:

Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời

Vượt qua hết đoạn thác ghềnh, ra đến khúc sông mênh mông, hiền hoà, con thuyền lại “thênh thênh” xuôi dòng để thưởng ngoạn cảnh đẹp của non sông đất nước.

Hành trình của con thuyền vượt thác chính là hành trình của dân tộc ta vượt qua những chặng đường chông gai, đầy gian khổ. Hình ảnh con thuyền là hình ảnh tượng trưng cho con thuyền cách mạng của dân tộc. Người cầm lái vĩ đại là Bác Hồ kính yêu đã đưa cách mạng qua bao thử thách gian lao. Nhà thơ đã sử dụng hình ảnh thác Lửa để tượng trưng cho khói lửa nóng bỏng của các cuộc chiến tranh, thác Chông tượng trưng cho những chông gai trong hành trình của cách mạng, thác Dài, thác Khó là sự trường kì vượt khó khăn của cả dân tộc Việt Nam để rồi vượt tới đỉnh cao là giải phóng dân tộc mang lại độc lập tự do cho đất nước. Chiếc thuyền cách mạng đã cập bến vinh quang. Cả nước non chìm ngập trong niềm vui thống nhất.

ý thơ là thế, nhà thơ đã không dùng thênh thênh là chiếc thuyền ta xuôi dòng bởi xuôi dòng thì chỉ diễn tả đơn thuần một ý là con thuyền “thực” sau khi đã vượt qua thác dữ. Còn thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời, từ “trên đời” mới bao hàm ý nghĩa lớn lao: Con thuyền đã mang lại tự do cho đời.

Tố Hữu đã theo sát từng bước đi thăng trầm của lịch sử mới viết được những trang thơ hay và giàu ý nghĩa đến như vậy! Chỉ sáu câu thơ thôi mà nhà thơ đã dẫn ta đi đến “ngàn dặm” của đất nước. Làm ta thêm tự hào và yêu Tổ quốc hơn.

Bài thơ là vẻ đẹp thiên nhiên khi mùa xuân về và tâm trạng xôn xao của tác giả khi được đón mùa xuân. Những hình ảnh mùa xuân được gợi lên từ bài thơ thật trong sáng và gần gũi: "lá mía" kêu xào xạc; "mầm ngô" lên xanh non; "bãi dâu" vào mùa ngon, "cà chua" hồng giấu mặt; "cát" cựa mình lấp loáng, dòng sông chảy nặng phù xa. Mọi cảnh vật đều được mùa xuân tiếp thêm nhựa sống mới. Nhưng không chỉ là cảnh vật mà còn có cả lòng người từ dòng sông muốn hòa thành biển khơi. Qua bài thơ trên ta thấy được tình yêu thiên nhiên thiết tha của tác giả. Con người dù có như thế nào vẫn luôn có sự gắn bó mật thiết với thiên nhiên nên chúng ta cần phải học cách trân trọng và bảo vệ thiên nhiên như chính cuộc sống của chúng ta.

21 tháng 9 2017

Đáp án

Đọc câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ”

(Quê hương – Tế Hanh)

a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ trong bài.

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về năm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. (1đ)

b. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên. (4đ)

HS viết được đoạn văn diễn dịch từ 7 – 10 câu, nêu được các nội dung cơ bản sau:

   - Đoạn thơ diễn tả cảnh thuyền cá trở về trong náo nức, ồn ào, tấp nập. (1đ)

   - Lời cảm tạ chân thành của người dân biển hồn hậu với đất trời đã đem đến cho họ sự bình yên, no ấm. (1đ)

   - Vẻ đẹp của người dân làng chài dẻo dai, kiên cường, từng trải, phong trần, mang trong mình vị mặn mòi của biển cả bao la. Những đứa con của biển cả được miêu tả vừa chân thực, vừa lãng mạn, phi thường, kì diệu. (1đ)

   - Con thuyền nhờ thủ pháp nhân hóa hiện lên sinh động. Nó cũng biết nghỉ ngơi thư giản sau những ngày lao mình trên biển đương đầu sóng gió. Nó đã đóng góp công sức không nhỏ tạo nên thành quả lao động cho người dân. Hình ảnh con thuyền như con người, có suy tư, cảm xúc, chất muối vào từng thớ mình để dạn dày, từng trải. (1đ)

→ Sự tinh tế trong cảm nhận của nhà thơ.

4 tháng 2 2023

Gợi ý cho em đoạn văn của chị:

Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ xuất sắc của phong trào thơ mới trong đó bài thơ ''Ông đồ'' đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Khổ 1 và 2 của bài thơ đã làm nổi bật nét đẹp truyền thống ngày Tết và tài năng của ông đồ. Cụm từ ''mỗi năm'', ''hoa đào nở'', ''ông đồ già'' cho thấy vòng lặp của thời gian mỗi năm với những dấu hiệu quen thuộc của người dân là hoa đào và ông đồ. Hình ảnh ''mực tàu'', ''giấy đỏ'' là hình ảnh quen thuộc mỗi khi ông đồ xuất hiện để lưu dấu ấn của những nét họa của người nghệ sĩ tài năng. ''Phố đông người'' cho thấy sự nhộn nhịp của con phố ngày xuân. Và (Phép nối) hơn cả, tác giả sử dụng các cụm từ ''bao nhiêu người'', ''thuê'', ''tấm tắc'', ''ngợi khen'', ''tài'', ''hoa tay'', ''thảo'' cho thây tài năng của ông đồ được rất nhiều người đón nhận. Nhà thơ Vũ Đình Liên còn sử dụng thành ngữ ''phượng múa rồng bay'' để làm nổi bật tài năng của ông đồ và ông đồ là người nghệ sĩ tạo ra những nét bút đẹp như tranh (Câu ghép). Qua khổ thơ cho thấy sự yêu mến tài năng cũng như sự nể trọng của nhà thơ với ông đồ

_mingnguyet.hoc24_

20 tháng 10 2021
  

“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của Trái Đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, Trái Đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, Trái Đất đã hoàn toàn thay đổi: mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ; biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện trên Trái Đất đều xoay quanh trẻ em để giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.

23 tháng 10 2021

undefinedTham khảo nha!

6 tháng 12 2021

Tham khảo

Trong số những tác phẩm văn họ ,bài thơ "tiếng gà trưa" đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nổi bật ở đây là vẻ đẹp bình dị,gần gũi của tình bà cháu. Bà chăm chút ,nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp để cuối năm bán gà ,dành dụm tiền để mua cho cháu bộ quần áo mới cho cháu mặc Tết. Sự tần tảo,yêu thương của bà đã in đậm vào trong tâm trí của người cháu. Chỉ một tiếng gà nhảy ổ thôi nhưng đã gợi về bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu đc sống trong tình yêu thương bao la của bà. Những kỉ niệm đó như tiếp thêm động lực chiến đấu cho anh chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc,vì bà,vì xóm làng. Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi và lời thơ bình dị, bài thơ đẫ cho em thấy được tình cảm bà cháu thiêng liêng,đẹp đẽ.

6 tháng 12 2021

Tham khảo!

Bài thơ “Tiếng gà trưa” đã gợi nhớ những hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ của người chiến sĩ được sống trong vòng tay yêu thương của người bà đầy nhân hậu. Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kỉ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tốt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.

24 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Tuổi thơ em gắn liền với những cánh diều bay cao trong gió, đem những ước mơ bé nhỏ ,đơn sơ nhưng tình cảm theo, gắn liền với những câu truyện cổ tích mà hằng đêm được nghe bà kể, gắn liền với những lúc đợi mẹ đi chợ về, với những đêm trung thu vui đùa cùng lũ bạn, với những hôm trời mưa, rủi nhau tắm mưa, những gốc đa đầu làng - nơi vui chơi của lũ giặc chúng em - nào là bắn bi, ném dép, nhảy dây, ... là những giờ học lý thú, những câu hát ru ngọt ngào của mẹ,  giọng nói dịu dàng của thầy cô, những người bạn sách vở,... Tuổi thơ ai cũng vậy,  dù thời gian có trôi qua nhanh thì những kỷ niệm đẹp đẽ đó vẫn không bao giờ phai nhòa. 

4 tháng 2 2022

\

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

con cek