K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 1 2020

Đẩy mạnh giáo dục là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số. Bởi vì sinh đẻ là quyền của phụ nữ, không thể cấm đoán bằng mệnh lệnh và các biện pháp thô bạo. Chỉ bằng con đường giáo dục mới giúp cho mọi người nhận thức được nguy cơ của sự bùng nổ và gia tăng dân số gắn liền với đói nghèo, lạc hậu.

cảm ơn!

6 tháng 10 2017

- Con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là nâng cao dân trí, tăng cường giáo dục tuyên truyền. Đặc biệt là đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ là hạ thấp tỉ lệ thụ thai cũng như tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh. Điều này cho thấy sự lựa chọn sinh đẻ là thuộc quyền của phụ nữ. Mà cái quyền này chỉ có thể là kết quả của việc giáo dục tốt hơn.

- Như vậy, khi nhận thức của con người nói chung và người phụ nữ nói riêng được nâng cao về sức khỏe sinh sản, thì tỉ lệ sinh mới có thể cải thiện, “hạn chế sinh đẻ tối đa” để mang lại cuộc sống hạnh phúc cho đứa con, cho bản thân và gia đình.

13 tháng 6 2018

Con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là nâng cao dân trí, tăng cường giáo dục tuyên truyền. Đặc biệt là đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ là hạ thấp tỉ lệ thụ thai cũng như tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh. Điều này cho thấy sự lựa chọn sinh đẻ là thuộc quyền của phụ nữ. Mà cái quyền này chỉ có thể là kết quả của việc giáo dục tốt hơn.

13 tháng 6 2018

Con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số là nâng cao dân trí, tăng cường giáo dục tuyên truyền. Đặc biệt là đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ là hạ thấp tỉ lệ thụ thai cũng như tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh. Điều này cho thấy sự lựa chọn sinh đẻ là thuộc quyền của phụ nữ. Mà cái quyền này chỉ có thể là kết quả của việc giáo dục tốt hơn.

5 tháng 3 2018

Chọn đáp án: A

Hậu quả+ Xã hội: gây sức ép lên các vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở…; tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm; xảy ra các tệ nạn xã hội. ...+ Giảm sức ép về vấn đề y tế, giáo dục, nhà ở… cho người dân, đặc biệt ở khu vực đô thị.+ Vấn đề việc làm cho lao động được giải quyết, giảm tình trạng thất nghiệpCác biện pháp phòng tránh sự gia tang dân số :- Các cán bộ cần thực hiện làm gương công tác thực hiện kế hoạch hóa gia đình;- Tuyên truyền rõ ý nghĩa của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình; - Sinh ít con ( Mỗi nhà 1 đến 2 con );- Tăng trình độ dân trí và giúp họ hiểu rõ vấn đề về dân số.  
5 tháng 5 2021
Hậu quả của phát triển dân số không hợp lí:Tăng dân số quá mức dẫn đến thiếu nơi ở: Hiện nay, ở thành thị và nông thôn số người thiếu nơi ở, ở chật chội ngày một tăng lên.Tăng dân số quá mức dẫn tới thiếu trường học và phương tiện giáo dục làm cản trờ sự tiến bộ của xã hội. Số trường học phát triển không kịp với tăng dân số, trường học có số học sinh quá đông. Nhiều vùng xa còn chưa đủ trường học, học sinh phải đi học xa.Tăng dân số quá mức có thể dẫn tới thiếu bệnh viện và dịch vụ y tế, từ đó ảnh hưởng tới sức khoẻ chung người dân. Các bệnh viện hiện đang trong tình trạng quá tải, chưa đủ kinh phí đầu tư cho tuyến bệnh viện cơ sở.Tăng dân số dẫn tới thiếu đất sản xuất và lương thực là 1 nguvên nhân của đói nghèo. Diện tích đất nông nghiệp ở nước ta ngày càng bị thu hẹp.Tăng dân số dẫn tới khai thác quá mức các nguồn tài nguyên (như đánh bắt cá quá mức, chặt phá rừng, mất nhiều đất nông nghiệp để xây khu dân cư,...) dẫn tới làm giảm chất lượng môi trường, là nguyên nhân của phát triển kém bền vững,...Nhiều khu rừng đầu nguồn đã và đang bị khai thác quá mức, nhiều hình thức khai thác tài nguyên cạn kiệt như đánh cá bằng nguồn điện, nổ mìn, chất độc,... đang diễn ra phổ biến.... Hậu quả là suy giảm tài nguyên, hạn hán, lũ lụt,... ngày một nhiều

* Những việc cần làm để khắc phục hậu quả của việc phát triển dân số không hợp lí:

     - Thực hiện tuyên truyền, chính xác xã hội, kế hoạch hoá gia.

     - Điều chỉnh cơ cấu dân số.

     - Thực hiện phân bố dân cư hợp lí giữa các khu vực, vùng địa lí kinh tế và các đơn vị hành chính.

     - Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số như tăng cường chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể, nâng cao trình độ giáo dục và phát triển trí tuệ…

Việt Nam đã làm để hạn chế Tăng dân số quá nhanh:

-Thực hiên kế hoạch hóa gia đình: 1 gia đình chỉ nên sinh 2 con

-Thực hiện 1 số biện pháp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân

-Đẩy mạnh sản xuất

11 tháng 8 2019

Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số:

   + Nâng cao chất lượng đời sống.

   + Quán triệt công tác dân số.

   + Củng cố tổ chức làm công tác về dân số và kế hoạch hóa gia đình.

   + Tăng mạnh mẽ kế hoạch truyền thông, vận động cung cấp những dịch vụ dân số- kế hoạch hóa gia đình.

12 tháng 12 2021

Tham khảo

Dân số tăng nhanh vượt quá mức cung ứng sẽ dẫn đến dịch bệnh, thương tật, tử vong gia tăng, giảm sức lao động. Hiện nay, ở những nước nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, khả năng dinh dưỡng hạn chế, tỷ lệ mắc bệnh tăng, đặc biệt là tỷ lệ suy dinh dưỡng cao.

- Thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình, các chính sách về dân số.- Quản lý và ngăn chặn việc di dân tự do. - Tuyên truyền, phổ biến về lợi ích của việc sinh ít con.

 

25 tháng 12 2021

Tham khảo

Dân số tăng nhanh vượt quá mức cung ứng sẽ dẫn đến dịch bệnh, thương tật, tử vong gia tăng, giảm sức lao động. Hiện nay, ở những nước nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, khả năng dinh dưỡng hạn chế, tỷ lệ mắc bệnh tăng, đặc biệt là tỷ lệ suy dinh dưỡng cao.

 

Theo em, để góp phần hạn chế gia tăng dân số và mất cân bằng giới tính trẻ em mới sinh trong giai đoạn hiện nay chúng ta nên:

Tuyên truyền để người dân hiểu và biết được hậu quả của việc gia tăng dân số.Mỗi gia đình chỉ nên sinh 1-2 con để nuôi dạy cho tốt, góp phần giảm tỉ lệ gia tăng dân số.Tuyên truyền, hướng dẫn rộng rãi cách sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn.Xử phạt nặng đối với những gia đình phá vỡ chính sách kế hoạch hóa gia đình.Xóa bỏ tư tưởng quan niệm lạc hậu "trọng nam khinh nữ".....
2 tháng 10 2021

Từ xưa đến nay, dân số vẫn luôn là một vấn đề quan trọng, thu hút sự quan tâm của mọi người và xã hội không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Văn bản "Bài toán dân số" của Thái An đã phân tích, bàn luận tương đối sâu sắc về vấn đề nóng bỏng, cấp thiết ấy của toàn xã hội.

Ngay trong phần mở đầu, tác giả Thái An đã nêu lên vấn đề dân số, kế hoạch hóa gia đình một cách độc đáo và hấp dẫn. Tác giả đã khéo léo dẫn dắt người đọc đến vấn đề dân số thông qua câu chuyện dân số từ thời cổ đại, để rồi từ đó, tác giả nêu lên quan điểm của mình về vấn đề dân số trong thời điểm hiện tại. Thoạt đầu, tác giả không tin vào điều đó bởi lẽ, với tác giả "vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình mới chỉ được đặt ra vài chục năm gần đây". Nhưng rồi về sau tác giả đã "sáng mắt ra", thừa nhận điều đó là sự thật. Với cách mở đầu tự nhiên, giản dị, chân thực, tác giả đã đưa đến cho người đọc vấn đề về dân số và kế hoạch hóa gia đình. Đồng thời, tác giả muốn bạn đọc cũng "sáng mắt ra" như mình.

Thêm vào đó, tác giả còn đi sâu làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình từ bài toán cổ đại cho đến thời điểm hiện tại. Trước hết, tác giả nêu lên bài toán cổ, đó là bài toán về việc kén rể của nhà thông thái. Đó là việc xếp thóc vào 64 ô theo cấp số nhân, đó là công việc không khó nhưng khó ai có thể thực hiện được vì không ai có thể có đủ số thóc ấy để xếp và các ô. Từ câu chuyện đó, tác giả muốn so sánh nó với tốc độ gia tăng dân số hiện nay, đó là sự gia tăng rất nhanh với một con số khổng lồ. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số hiện nay với các số liệu cụ thể, chính xác. Đó là những con số về tốc độ gia tăng dân số.

Tác giả dẫn ra giả thiết, nếu khi khai thiên lập địa, dân số trên thế giới chỉ có A-đam và Ê-va thì đến năm 1995, dân số trên thế giới đã đạt mức là 6.53 tỉ người. Đó là một tốc độ gia tăng dân số chóng mặt. Tác giả còn đưa ra những con số sinh động về tỉ lệ sinh con của người phụ nữ như "một phụ nữ Ấn Độ là 4,5; Nê-pan: 6,3; Ru-an-đa: 8,1; ...Với những con số cụ thể ấy, tác giả một lần nữa muốn nhấn mạnh với chúng ta rằng tốc độ gia tăng dân số trên thế giới đang rất nhanh và đó là một con số cực khủng, như số thóc trên bàn cờ trong bài toán cổ mà tác giả đã dẫn ra. Đồng thời, qua những con số ấy, tác giả còn muốn giải thích với người đọc rằng tốc độ gia tăng dân số gắn bó chặt chẽ và có mối quan hệ mật thiết với tỉ lệ sinh con tự nhiên ở người phụ nữ.

Trên cơ sở nêu lên các dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số thế giới, trong phần cuối cùng của văn bản, tác giả Thái An đã đưa ra lời cảnh báo và kêu gọi mọi người để giảm thiểu tốc độ gia tăng dân số: "Đừng để cho mỗi con người trên Trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc. Muốn thế phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn, càng tốt". Lời cảnh báo, lời khuyên nhẹ nhàng nhưng đầy sâu sắc của tác giả mong mọi người chung tay góp phần giảm tốc độ gia tăng dân số, thực hiện tốt dân số kế hoạch hóa gia đình.

Tóm lại, văn bản "Bài toán dân số" của Thái An với việc sử dụng các dẫn chứng, số liệu chính xác cùng cách lập luận chặt chẽ, sắc bén đã đưa đến cho người đọc những suy ngẫm về sự gia tăng dân số hiện nay. Đồng thời, qua đó mỗi người sẽ tự đặt ra cho mình những giải pháp và trách nhiệm để hạn chế tốc độ gia tăng dân số.