K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1: 

- Đất gồm 3 thành phần: khí, lỏng và rắn

- Đất sét giữ nước tốt nhất vì đất sét chứa nhiều hạt có kích thước bé và chứa nhiều mùn

Câu 2: 

- Độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất có thể cho cây trồng có năng suất cao

- Đất chua  là đất có độ pH < 6,5

  Đất trung tính là đất có độ pH = 6,6 -> 7,5

  Đất kiềm là đất có độ pH > 7,5

Câu 3: 

- Luân canh, xen canh có tác dụng cải tạo đất và làm giảm sâu, bệnh phá hoại

  Tăng vụ có tác dụng góp phần tăng thêm tổng sản phẩm thu hoạch

- Có 3 loại phân bón cho cây trồng: phân hữu cơ, phân hóa học và phân vi sinh

Câu 4: 

- Những loại đất có tính chất xấu như chua, phèn, mặn, bạc màu,… cần phải cải tạo để làm giảm những tính chất xấu đó đi để cây trồng phát triển tốt hơn.

 Cải tạo đất để khai thác tiềm năng của đất.

- Nhứng biện pháp cải tạo đất:

+ Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ

+ Làm ruộng bậc thang

+ Trồng cây xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh

+ Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên

+ Bón vôi

Câu 5: 

- Vai trò của rừng và trồng rừng:

+ Bảo vệ và cải tạo môi trường, điều hòa CO2 và O2, làm sạch không khí

+ Phòng hộ, chắn gió, chắn cát, hạn chế tốc độ dòng chảy, chống xói mòn, lũ lụt

+ Cung cấp nguyên liệu để xuất khẩu

+  Cung cấp nguyên liệu để sản xuất, làm đồ gia dụng,...

+ Phục vụ du lịch, nghĩ dướng, giai trí

+ Phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động, thực vật rừng

- Những cách khai thác áp dụng: khai thác trằng, khai thác dần, khai thác chọn

Câu 6: Làm xói mòn đất,........

12 tháng 9 2016

Câu 1: Đất chua là đất có độ pH khoảng từ 3 đến 6,4.

Đất trung tính là đất có độ pH khoảng từ 6,5 đến 7,5 .

Đất kiềm là đất có độ pH từ 7,6 đến 9.

Câu 2: Đất giữ được nước và các chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất có khả năng giữ được nước và các chất dinh dưỡng. Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé, đất càng chứa nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.

Câu 3: Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp đủ nước, õi, chất dinh dưỡng cho cây trồng, bảo đảm được năng suất cao, đồng thời không chứa các chất độc hại cho cậy. 

12 tháng 9 2016

thanks bn nhìu nha!leuleu

Mấy bạn hãy giúp mình với vì ngày mai kiểm tra học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 các bạn giúp mình với giải đề cương. Có 23 câu trong 13 câu trắc nghiệm và 10 câu tự luận.Câu 1: Hãy nêu vai trò, nhiệm vụ và biện pháp của trồng trọt.?Câu 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng?Câu 3: Thành phần của đất trồng là gì?Câu 4: Độ chua, độ kiềm của đất như thế nào?Câu 5:...
Đọc tiếp

Mấy bạn hãy giúp mình với vì ngày mai kiểm tra học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 các bạn giúp mình với giải đề cương. Có 23 câu trong 13 câu trắc nghiệm và 10 câu tự luận.

Câu 1: Hãy nêu vai trò, nhiệm vụ và biện pháp của trồng trọt.?

Câu 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng?

Câu 3: Thành phần của đất trồng là gì?

Câu 4: Độ chua, độ kiềm của đất như thế nào?

Câu 5: Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất?

Câu 6: Thế nào là bón thúc, bón lót?

Câu 7: Cách sử dụng các loại phân bón thông thường và cách bảo quản các loại phân bón thông thường?

Câu 8: Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng

Câu 9: Có mấy biện pháp phòng trừ sâu bệnh, bệnh hại cây trồng?

Cao 10: Cày đất là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu là bao nhiêu?

Câu 11: Thời vụ gieo trồng lúa ở nước ta, vụ đông xuân là tháng mấy?

Câu 12: Côn trùng có kiểu biến thái không hoàn toàn phá hại cây trồng mạnh nhất ở giai đoạn nào?

Câu 13: Côn trùng có kiểu biến thái hoàn toàn phá hại cây trồng mạnh nhất ở giai đoạn nào?

Tự luận

Câu 1: Côn trùng có kiểu biến thái không hoàn toàn trải qua mấy giai đoạn?

Câu 2: Hãy nêu nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại?

Câu 3: Làm đất nhằm mục đích gì?

Câu 4: Vôi có phải là phân bón không, vôi có tác dụng gì đối với đất trồng?

Câu 5: Phân bón là gì, tác dụng của phân bón trong trồng trọt?

Câu 6: Em hãy nêu quy trình bón phân lót?

Câu 7: Ở địa phương em thường bảo quản các loại phân bón thông thường như thế nào?

Câu 8: Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại?

Câu 9: Thành phần cơ giới của đất là gì? Độ phì nhiêu của đất là gì? Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất?

Câu 10: khái niệm về côn trùng và bệnh cây?

MÔN: CÔNG NGHỆ LỚP 7.

 

2
9 tháng 12 2018

câu 1.

*Nhiệm vụ của trồng trọt :
1. Sản xuất nhiều lúa, ngô (bắp), khoai, sắn (củ khoai mì) để bảo đảm đủ ăn, có dự trữ và xuất khẩu.
2. Trồng cây rau, đậu, vừng (mè), lạc (đậu phộng),… làm thức ăn cho con người.
3. Trồng cây mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến hoa quả (trái).
4. Trồng cây lấy gỗ cung cấp nguyên liệu cho xây dựng và công nghiệp làm giấy.
5. Trồng cây đặc sản: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu để lấy nguyên liệu xuất khẩu.
* Vai trò của trồng trọt
- Vai trò của trồng trọt là:
+ Cung cấp lượng thực,thực phẩm cho con người.
VD:gạo,bắp,khoai...
+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
VD:trái cây...
+ Cung cấp hức ăn cho chăn nuôi.
VD:thóc,cám cỏ...
+ Cung cấp nông sản cho sản xuất.
VD:chè,cà phê,cao su...
+ Đảm bảo cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ra ngoài nước.

câu 2.

Đất trồng là lớp đất bề mặt tơi xốp của vó trái đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây không bị đổ
Đất trồng gồm 3 thành phần: khí, lỏng và rắn

câu 3.

 Phần khí chính là không khí có trong khe hở của đất. không khí có trong đất cũng chứa nito,oxi, cacbonic như không khí trong khí quyển.tuy nhiên lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển,còn lượng cacbonic thì nhiều hơn lượng oxi trong khí quyển tới hàng trăm lần
- phần rắn của đất gồm có thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ
+ thành phần vô cơ chiếm từ 92->98%khối lượng phần rắn, trong đó có chứa các chất dinh dưỡng như nitơ, oxi, photpho,kali....
+ thành phần hữu cơ của đất gồm có các sinh vật sống trong đất và xác động vật,thực vật, vi sinh vật đã chết.dưới tác động của vi sinh vật,xác động,thực vật bị phân hủy thành các chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng.các sản phẩm phân hủy này là thức aưn cho cây trồng và nguyên liệu để tổng hợp thành chất mùn. mùn chính là chất làm cho đất có những tính chất tốt. đất nhiều mùn là đất tốt
- phần lỏng chính là nước trong đất.nước trong đất có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng
(rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng nhờ lông mút, lông mút hấp thụ muối khoáng cho cây)

câu 4. 

 Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH. Đất thường có trị số pH từ 3 đến 9. Căn cứ vào trị số pH người ta chia đất thành : đất chua (pH < 6,5), đất trung tính (pH = 6,6 - 7,5) và đất kiềm (pH > 7,5). Người ta xác định đất chua, đất kiềm và đất trung tính để có kế hoạch cải tạo và sử dụng

câu 5.Thấm nước nhanh, thoát nước dễ, dễ bị khô hạn, giữ nước và phân bón kém, nghèo mùn và dưỡng chất, nóng nhanh, lạnh nhanh, khi khô thì rời rạc, khi có nước thì đất bị bí chặt.

Đất sét: 

Khó thấm nước, giữ nước tốt, kém thoáng khí, tích luỹ mùn nhiều hơn đất cát, ổn định nhiệt độ hơn đất cát. Giữ nước, phân tốt, ít bị rửa trôi.

Đất thịt:

Đất thịt nhẹ và đất thịt trung bình có chế độ thấm nước, nhiệt độ, không khí điều hoà thuận lợi cho các quá trình lý hoá xảy ra trong đất. Dễ dàng cày bừa làm đất

câu 6.

- Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng. bón lót nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.

- Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây. Bón thúc nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kì, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

HẾT SỨC RỒI>>>>>>>

MÌNH CẢM ƠN BẠN NHIỀU

30 tháng 11 2021

Tham khảo

- Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ các hạt sét, limon và cát trong đất. Dựa vào thành phần cơ giới của đất mà người ta chia làm các loại:
+ Đất cát (85% hạt cát, 10% limon, 5% sét)
+ Đất thịt (45% hạt cát, 40% limon, 15% sét)
+ Đất sét (25% hạt cát, 30% limon, 45% sét)
và 1 số loại đất có tính chất trung gian giữa các loại đất này như: đất cá

- Đất chua: Là đất có độ pH < 6.5.

- Đất kiềm: Là đất có độ pH > 7.5.

- Đất trung tính: Là đất có độ pH từ 6.6 đến 7.5.

- Đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn. Đất chứa nhiều hạt có kích thước càng bé, đất càng chứa nhiều nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.

- Độ phì đấtđộ phì nhiêu hay độ màu mỡ  khả năng của đất để duy trì sự phát triển của cây trồng trong nông nghiệp, tức  cung cấp môi trường sống thực vật và mang lại sản lượng bền vững và nhất quán với chất lượng cao.

15 tháng 10 2018

1.
a) Vai trò của trồng trọt:
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
- Cung cấp nguyên liệu cho chăn nuôi.
- Cung cấp nông sản để xuất khẩu.
b) Nhiệm vụ của trồng trọt.
- Sản xuất n` lúa, ngô (bắp), khoai, sắn (củ khoai mì) để đảm bảo đủ ăn, có dự trữ và xuất khẩu.
- Trồng cây rau, đậu, vừng (mè), lạc (đậu phộng)... lm .
- Trồng cây mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đg`, cây ăn quả cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến hoa quả (trái).
- Trồng cây đặc sản: chè, cà fê, cao su, hồ tiêu để lấy nguyên liệu xuất khẩu.
2.
a) Phải sử dụng đất hợp lí do nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng tăng, mà diện tích đất trồng lại có hạn.
b) Biện pháp sử dụng đất hợp lí:
- Thâm canh tăng vụ.
- K bỏ đất hoang.
- Chọn cây trồng phù hợp vs đất.
- Vừa sử dụng đất vừa cải tạo.
3.
a) Phân bón là thức ăn do c/ng` bổ sung cho cây trồng.
b) Tác dụng của phân bón trong trồng trọt:
- Tăng độ phì nhiêu của đất.
- Tăng năng xuất cây trồng.
- Tăng chất lượng nông sản
4.
a) Cách bón phân:
- Bón theo hốc.
- " " " hàng.
- Bón vãi.
- Phun trên lá.
b) * Cách sử dụng: (Học bảng SGK/22)
* Cách bảo quản:
- Đựng trog chum, vại sành đậy kín hoặc bao gói = bao ni lông.
- Để ở nơi cao ráo, thoáng mát.
- K để lẫn lộn các loại phân bón vs nhau.
+ Phân chuồng có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.
5.
a) Vai trò của giống cây trồng: Giống cây trồng tốt có tác dụng 
thay đổi cơ cấu cây trồng.
b) Phương pháp chọn tạo giống cây trồng: (Nếu cần thì bạn ghi thêm khái niệm của phương pháp đó nha. SGK/24)
- Phương pháp chọn lọc.
- " " " " " gây đột biến.
- " " " " " lai.
- " " " " " nuôi cấy mô.
6.
a)Tác hại của sâu bệnh:
- Cây trồng sinh trưởng, phát triển kém.
- Năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí k cho thu hoạch.
b)* Khái niệm về côn trùng: Côn trùng (sâu bọ) là lớp động vật thuọc ngành động vật chân khớp, cơ thể chia lm` 3 phần: đầu, ngực, bụng.
Ngực mang 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh, đầu có 1 đôi râu.
* Khái niệm về bệnh cây: Bệnh cây là trạng thái k bth về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây (dưới tác động của vi sinh vật và
điều kiện sống k thuận lợi. Vi sinh vật gây bệnh có thể là nấm, vi khuẩn, vi rút.)
tăng năng xuất, tăng sản lượng và tăng số vụ gieo trồng trong năm. Đồng thời giống cây còn quyết định đến chất lượng nông sản phẩm

Câu 1: Em hãy kể tên các tầng đất. Trong các tầng đất, tầng nào trực tiếp tác động đến sinh trưởng và phát triển của thực vật.Câu 3: Đất bao gồm những thành phần nào. Thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đất tốt?Câu 4. Tại sao chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng.Câu 5: Em hãy trình bày đặc điểm nhân tố hình thành đất mà em cho là quan...
Đọc tiếp

Câu 1: Em hãy kể tên các tầng đất. Trong các tầng đất, tầng nào trực tiếp tác động đến sinh trưởng và phát triển của thực vật.

Câu 3: Đất bao gồm những thành phần nào. Thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đất tốt?

Câu 4. Tại sao chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng.

Câu 5: Em hãy trình bày đặc điểm nhân tố hình thành đất mà em cho là quan trọng nhất và giải thích cho sự lựa chọn đó.

Câu 6: Tại sao để bảo vệ đất, chúng ta phải phủ xanh đất trống, đồi núi trọc?

Câu 7: Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là

A. khí hậu.         B. địa hình.    C. đá mẹ.      D. sinh vật.

Câu 8. Các thành phần chính của lớp đất là

A. không khí, nước, chất hữu cơ và vô cơ.

B. cơ giới, không khí, chất vô cơ và mùn.

C. chất hữu cơ, nước, không khí và sinh vật. 

D. nước, không khí, chất hữu cơ và độ phì.

Câu 9. Nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất là

A. sinh vật.      B. đá mẹ.    C. địa hình.     D. khí hậu.

Câu 10. Khu vực Đông Nam Á có nhóm đất chính nào sau đây?

A. Đất pốtdôn hoặc đất đài nguyên.

B. Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm, đất đen.

C. Đất đỏ hoặc đất nâu đỏ xavan.

D. Đất feralit hoặc đất đen nhiệt đới.

 

 

 

 

Bài 24: Rừng nhiệt đới

Câu 1: Trình bày đặc điểm của rừng nhiệt đới.

Câu 2:  Nêu sự khác nhau của rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.

 

Đặc điểm Rừng mưa nhiệt đới Rừng nhiệt đới gió mùa    

Phân bố ưu vực sông A-ma-dôn (Nam Mỹ), lưu vực sông Công-gô (châu Phi) và một phần Đông Nam Á. Đông Nam Á, Đông Ấn Độ,…    

Đặc điểm - Khí hậu: Hình thành ở nơi mưa nhiều quanh năm.

- Rừng rậm rạp, có 4-5 tầng.

- Khí hậu: Có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt.

- Cây trong rừng rụng lá vào mùa khô. Rừng thấp và ít tầng hơn ở rừng mưa nhiệt đới.  

Câu 3: Hãy giải thích vì sao rừng nhiệt đới có nhiều tầng.

Câu 4. Rừng nhiệt đới phân bố chủ yếu ở

A. vùng cận cực.                                       B. vùng ôn đới.

C. hai bên chí tuyến.                                 D. hai bên xích đạo.

Câu 5. Rừng mưa nhiệt đới phân bố chủ yếu ở nơi có khí hậu

A. nóng, khô, lượng mưa nhỏ.         B. mưa nhiều, ít nắng, ẩm lớn.

C. nóng, ẩm, lượng mưa lớn.           D. ít mưa, khô ráo, nhiều nắng.

Câu 6. Khu vực nào sau đây có rừng nhiệt đới điển hình nhất trên thế giới?

A. Việt Nam.           B. Công-gô.            C. A-ma-dôn.            D. Đông Nga.

Câu 7. Rừng nhiệt đới được chia thành hai kiểu chính nào sau đây?

A. Rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa.

B. Rừng mưa nhiệt đới và rừng cận nhiệt đới mùa.

C. Rừng nhiệt đới ẩm và rừng nhiệt đới xích đạo.

D. Rừng nhiệt đới khô và rừng cận nhiệt gió mùa.

Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu diện tích rừng nhiệt đới ngày càng giảm là do 

A. khai thác khoáng sản và nạn di dân.         B. chiến tranh, lũ, sạt lở và cháy rừng.

C. tác động của con người và cháy rừng.      D. cháy rừng, nạn phá rừng và thiên tai.

 

Bài 25: Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất

Câu 1: Trình bày đặc điểm các đới thiên nhiên trên Trái Đất

Câu 2. Cảnh quan ở đới ôn hòa thay đổi theo

A. vĩ độ.       B. kinh độ.       C. độ cao.        D. hướng núi.

Câu 3. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh?

A. Gió Tín phong.              B. Gió Đông cực.

C. Gió Tây ôn đới.             D. Gió mùa. 

Câu 4. Ở đới nào sau đây thiên nhiên thay đổi theo bốn mùa rõ nét nhất?

A. Nhiệt đới.                  B. Cận nhiệt đới.

C. Ôn đới.                     D. Hàn đới. 

Câu 5. Loại gió nào sau đây thổi thường xuyên ở khu vực đới ôn hòa?

A. Gió Tín phong.                       B. Gió Đông cực.

C. Gió Tây ôn đới.                      D. Gió Tây Nam. 

Câu 6. Trên Trái Đất có những đới khí hậu nào sau đây?

A. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, hai đới lạnh.

B. Hai đới nóng, một đới ôn hoà, hai đới lạnh.

C. Một đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

D. Hai đới nóng, hai đới ôn hoà, một đới lạnh.

Câu 7. Lượng mưa trung bình năm trên 2000mm là đặc điểm của đới khí hậu nào sau đây?

A. Đới lạnh (hàn đới).                            B. Đới cận nhiệt.

C. Đới nóng (nhiệt đới).                         D. Đới ôn hòa (ôn đới).

2
27 tháng 3 2022

tách ra ạ

27 tháng 3 2022

bn < lớp 6 ơ

6 tháng 10 2016

1 )  Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ các hạt sét, limon và cát trong đất. Dựa vào thành phần cơ giới của đất mà người ta chia làm các loại: 
- Đất cát (85% hạt cát, 10% limon, 5% sét) 
- Đất thịt (45% hạt cát, 40% limon, 15% sét) 
- Đất sét (25% hạt cát, 30% limon, 45% sét) 
và 1 số loại đất có tính chất trung gian giữa các loại đất này như: đất cát pha, đất thịt nhẹ,... 

2 ) Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất có khả năng giữ được nước và các chất dinh dưỡng. Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé, đất càng chứa nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.

3 ) Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng bảo đảm năng suất cao, đồng thời không chứa các chất có hại cho cây. Độ phì nhiêu của đất là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng

6 tháng 10 2016

1.Thành phần cơ giới của đất là gì?

Thành phần cơ giới của đất là tỉ lệ các hạt sét, limon và cát trong đất.

2.Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng.

- Nhờ các hạt cát , limon , sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng.Đất chứa nhiều hạt có kích thước nhỏ bé, đất chứa nhiều chất mùn, khả năng giữ nước và chất dinh duongx của đất càng tốt.

3. Độ phì nhiêu của đất là gì?

- Độ phì nhiêu của đấ là khả năng cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây  đảm bảo năng suất cao, đồng thời không chứa chất có hại cho cây.

- Độ phì nhiêu của đất là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng.

Good luck! 

12 tháng 12 2016

Dài wua ko trả lời được viết từ từ thui

Câu 11: Đất nào giữ nước tốt?A. Đất cát                   B. Đất sét                    C. Đất thịt nặng                      D. Đất thịtCâu 12: Độ phì nhiêu của đất là gì?A. Là khả năng cung cấp nước, dinh dưỡng, oxy cho câyB. Là khả năng cung cấp muối khoángC. Là khả năng cung cấp nướcD. Là khả năng làm cây trồng cho năng suất caoCâu 13: Để cây trồng có năng suất cao thì cần có đặc điểm gì?A. Đất trồng...
Đọc tiếp

Câu 11: Đất nào giữ nước tốt?

A. Đất cát                   B. Đất sét                    C. Đất thịt nặng                      D. Đất thịt

Câu 12: Độ phì nhiêu của đất là gì?

A. Là khả năng cung cấp nước, dinh dưỡng, oxy cho cây

B. Là khả năng cung cấp muối khoáng

C. Là khả năng cung cấp nước

D. Là khả năng làm cây trồng cho năng suất cao

Câu 13: Để cây trồng có năng suất cao thì cần có đặc điểm gì?

A. Đất trồng có độ phì nhiêu

B. Giống tốt

C. Chăm sóc tốt và điều kiện thời tiết thuận lợi

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 14: Chúng ta cần phải sử dụng đất hợp lí vì:

A. Nhu cầu nhà ở ngày càng nhiều                                          

B. Để dành đất xây dựng các khu sinh thái, giải quyết ô nhiễm

C. Diện tích đất trồng có hạn

D. Giữ gìn cho đất không bị thái hóa

Câu 15: Để cải tạo và bảo vệ đất trồng cần phải?

A. Canh tác tốt, công tác thủy lợi, bón phân hợp lý

B. Bón phân hợp lý

C. Bón vôi

D. Chú trọng công tác thủy lợi

Câu 16: Trồng xen canh cây nông nghiệp giữa cây phân xanh nhằm mục đích gì?

A. Tăng bề dày của đất                                              B. Tăng độ che phủ, chống xói mòn

C. Hòa tan chất phèn                                     D. Thay chua rửa mặn

Câu 17: Đối với đất xám bạc màu, chúng ta cần sử dụng biện pháp nào để cải tạo đất?

A. Bón vôi

B. Làm ruộng bậc thang

C. Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên

D. Cày sâu, bừa kĩ; kết hợp bón phân hữu cơ

Câu 18:Mục đích của biện pháp làm ruộng bậc thang:

A. Rửa phèn                                                               B. Giảm độ chua của đất

C. Hạn chế xói mòn                                       D. Tăng bề dày lớp đất trồng

Câu 19.Căn cứ vào hình thức bón phân, có mấy cách bón phân?

           A. 2 cách: bón vải, bón theo hàng, theo hốc.

           B. 4 cách: bón vải, bón theo hàng, theo hốc, phun trên lá.

           C. 3 cách: bón theo hàng, phun trên lá, theo hốc.

           D. 1 cách: bón theo hàng.

   Câu 20. Đất trung tính có độ pH là bao nhiêu?

           A. Độ pH > 7,5.                                                            B. Độ pH < 7,5.

           C. Độ pH = 6,6 - 7,5.                                        D. Độ pH < 6,5.

    Câu 21.Căn cứ vào độ pH người ta chia đất thành:

           A. Đất chua và đất kiềm.                                     B. Đất trung tính và đất kiềm.       

           C. Đất chua và đất trung tính.                 D. Đất chua, đất trung tính và đất kiềm.

    Câu 22.Phân nào dùng để bón thúc?

           A. Phân hữu cơ hoai mục.                                                      B. Phân hóa học.

           C. Phân hữu cơ hoai mục và phân hóa học.                   D. Phân lân.

    Câu 23.Phân hóa học nào dễ tan trong nước?

           A. Phân hữu cơ.                                                            B. Phân đạm, kali, hỗn hợp.

           C. Phân lân.                                                                 D. Phân xanh, phân hỗn hợp.

Câu 24: Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:

A. Bón phân làm cho đất thoáng khí

B. Bón phân nhiều năng suất cao

C. Bón phân đạm hóa học chất lượng sản phẩm mới tốt

D. Bón phân hợp lí, cây trồng mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt

Câu 25: Bón phân cho cây ngô thường sử dụng hình thức bón nào?

A. Bón theo hốc                                                         B. Bón theo hàng

C. Bón vãi                                                                  D. Phun lên lá

Câu 26: Để ủ phân chuồng người ta thường trát bùn hoặc đậy kỹ là nhằm:

A. Giúp phân nhanh hoai mục                                   B. Hạn chế mất đạm

C. Giữ vệ sinh môi trường                             D. Tất cả đều đúng

Câu 27: Đối với phân hóa học, cần có những biện pháp bảo quản như thế nào?

A. Đựng trong chum, vại, túi nilon kín

B. Để nơi khô ráo, thoáng mát

C. Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 28: Phân hữu cơ có đặc điểm gì?

A. Thành phần có nhiều chất dinh dưỡng

B. Các chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu, cây không sử dụng được ngay

C. Cần thời gian để phân hủy thành các chất hòa tan

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 29: Lấy phấn hoa của cây bố thụ phấn cho nhụy của cây mẹ, lấy hạt của cây mẹ gieo trồng, chọn các cây có đặc tính tốt làm giống là phương pháp chọn tạo giống cây trồng gì?

A. Phương pháp chọn lọc                                          B. Phương pháp lai

C. Phương pháp gây đột biến                                    D. Phương pháp nuôi cấy mô

Câu 30: Khi trồng giống mới ngắn ngày, một năm có mấy vụ gieo trồng?

A. 3                            B. 2                             C. 4                             D. 5

  Câu 31.Có mấy phương pháp chọn tạo giống cây trồng?

           A. Một phương pháp: chọn lọc.

           B. Hai phương pháp: chọn lọc, lai.

           C. Không có phương pháp nào.

           D. Bốn phương pháp: chọn lọc, lai, gây đột biến, nuôi cấy mô.

    Câu 32 : Đất trồng bao gồm mấy thành phần chính?

          A. Có 3 thành phần: Rắn, lỏng, khí.

          B. Có 2 thành phần: Rắn, lỏng.

          C. Có 4 thành phần: Rắn, lỏng, khí, chất dinh dưỡng.

          D. Không có thành phần nào cả.

    Câu 33: Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng?

          A. Nhờ chứa nhiều mùn sét.

          B. Nhờ chứa nhiều hạt cát, limon, sét.

          C. Nhờ các hạt cát, limon, sét và mùn.

          D. Nhờ các hạt cát, sét.

    Câu 34 : Đất chua có độ pH là bao nhiêu?

           A. Có độ pH > 7,5.

           B. Có độ pH = 7,5.

           C. Có độ pH < 7,5.

           D. Có độ pH < 6,5.

    Câu 35: Đúng hay sai?

           A. Đất đồi trọc cần phải bón vôi.

           B. Đất bạc màu cần bón nhiều phân hữu cơ kết hợp bón vôi và cày sâu dần.

           C. Đất đồi núi cần trồng cây nông nghiệp xen giữa các băng phân xanh.

           D. Cần dùng biện pháp canh tác, thủy lợi, bón phân để cải tạo đất.

    Câu 36 : Điền các từ thích hợp vào chỗ trống:

          - Giống cây trồng có tác dụng làm ……………………………., tăng chất lượng nông sản, ……………………và ……………………..

    Câu 37 : Điền các từ thích hợp vào chỗ trống:

          - Đất trồng là ……………………………….trên đó thực vật có thể ……………………. và………………………

   Câu 38 .Đúng hay sai.                                             ,

            A. Bón phân nhiều làm cho đất thoáng khí.

           B. Bón phân hợp lí cây trồng mới cho năng suất cao.

    Câu 39. (0,25đ): Hạt limon có kích thước là bao nhiêu?

                        A. 2 – 0,05m                                       B. 0,001mm

                        C. 0,05 – 0,002mm                             D. 0,05 – 0,008mm

     Câu 40. (0,25đ): Đất trung tính có độ PH là bao nhiêu?

                        A. PH > 7,5                                         B. PH 6,6 – 7,5

                        C. PH  <8,5                                         D. PH 6,5 – 8,5

     Câu 41 (0,25đ): Đất nào khi vê được thành thỏi khi uốn không có vết nứt?

                        A. Đất cát                                                       B. Đất thịt nặng

                        C. Đất cát pha                                     D. Đất thịt trung bình

      Câu 42. (0,25đ): Các loại phân bón nào sau đây thuộc nhóm phân hóa học?

                        A. Phân đạm, phân lân                                    B. Phân kali, phân xanh

                        C. Phân chuồng, phân rác                               D. Phân NPK, phân bắc

      Câu 43. (0,25đ): Phân nào sau đây không hoặc ít tan trong nước?

                        A. Kali                                                            B. Phân đạm

                        C. Phân lân                                                      D. Phân NPK    

 

 

 

 

 

 

 

5
30 tháng 11 2021

11 b

30 tháng 11 2021

B

A