K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2023

Gợi ý phân tích nội dung như sau: 

Hai câu thơ trên một thời  đã gây cho Quang Dũng bao sóng gió. Người ta bảo anh lính Vệ quốc mà nhớ như vậy là lãng mạn tiểu tư sản, là yếu đuối. Đúng là quan niệm văn học một thời chỉ lấy niềm vui làm hào khí diệt thù, nhưng chẳng lẽ nỗi nhớ lại cứ phải giống nhau? Nếu anh bộ đội xuất thân từ nông dân, nỗi nhớ của họ chân chất “giếng nước, gốc đa, gian nhà” thì chẳng lẽ những người lính Hà Nội lại không được phép nhớ về những điều thân quen nhất? Nhớ về “dáng kiều thơm” là chất men say lãng mạn, vùng kí ức bừng sáng trong tâm trí thực sự cần thiết để tiếp thêm sức mạnh cho người lính, để họ vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh. Vì thế “dáng kiều thơm” được Quang Dũng thể hiện thực sự là một nét đẹp tăng thêm vẻ đẹp tâm hồn người lính Tây Tiến, hào hùng mà hào hoa, lãng mạn.

11 tháng 10 2021

Tham khảo:

Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Quang Dũng.

– Giới thiệu bài thơ Tây Tiến.

– Giới thiệu đoạn thơ: Bằng bút  pháp lãng mạn và vẻ đẹp bi tráng, đoạn thơ đã tạc lên bức tranh tượn đài người lính Tây Tiến với vẻ đẹp lẫm liệt, hào hùng, hào hoa, lãng mạn bất tử với thời gian.

– Trích dẫn đoạn thơ: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc….. Sông Mã gầm lên khúc độc hành

Thân bài:

– Giới thiệu khái quát:

+ Mạch cảm xúc chung: Bài thơđược viết trên nổi nhớ da diết của Quang Dũng về đồng đội, về những kỷ niệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, đầy thơ mộng. Mỗi phần của một bài thơ là một nỗi nhớ, một nét Tây Tiến.

+ Vị trí đoạn trích: Kết cấu bài thơ logic của mạch hồi tưởng, từ thực tại vọng về hoài niệm để trở lại với thực tại. Trong trật tự ấy, tượng đài người chiến sĩ Tây Tiến được trân trọng khắc họa ở phần thứ ba của bài thơ.

– Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ:

+ Vẻ đẹp lẫm liệt, hào hùng: Bút pháp lãng mạn khiến chân dung người lính Tây Tiến toát lên vẻ đẹp phi thường, khác lạ:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc.

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

+ Hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc”, “ quân xanh màu lá” a Hiện thực tàn khốc: Những ngừi lính Tây Tiến ăn đói mặc rét, gian khổ, khó khăn đến cùng cực, và bệnh sốt rét hoành hành khiến họ phải xanh da, trụi tóc.

+ Mượn hình ảnh ẩn dụ để gợi tả chất kiêu hùng: đối lập giữa cái yếu đuối về thể chất ( xanh xao tiều tụy) là sức mạnh của tinh thần, ý chí, ngang tadn, lẫm liệt ( “ dữ oai hùm”).

+ Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới.

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Ở những người lính Tây Tiến, ta thấy vẻ đẹp của bản lĩnh, nét can trường hài hòa với trái tim đa cảm, mộng mơ:

Ở sự phẫn nộ sục sôi của nội tâm hướng về nhiệm vụ chiến đấu “ Mắt trừng”.

Ở khát vọng lập công cháy bóng dõi về tiền phương với giấc mộng chiến trường “gửi mộng qua biên giới”.

Ở tâm hồn lãng mạn, hào hoa, luôn rạo rực khao khát yêu đương: “ mơ Hà Nội dáng kiều thơm” a khát vọng tình yêu, hạnh phúc.

(Có thể so sánh thêm về nổi nhớ của người lính xuất thân từ nông dân trong bài “ Nhớ” của Hồng Nguyên và bài “Đồng Chí” của Chính Hữu).

+ Vẻ đẹp bi tráng:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ.

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thân chiếu anh về đất

Sông mã gầm lên khúc độc hành

+ Sự bi thương:

Người lính phải hy sinh nơi rừng hoang biên giới, di hài phiêu bạc nơi đất khách quê người.

Khi chôn cất không cả mảnh chiếu để bọc thân.

Cái hùng tráng được thể hiện ở:

Những từ Hán Việt trang trọng.

Lí tưởng quên mình, cống hiến đời xanh cho Tổ Quốc, phảng phất chí khí anh hùng của người chiến sĩ xưa coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.

Cách nói sang trọng “ áo bào thay chiếu anh về đất”

Âm hưởng trầm hùng của tiếng “ gầm” con sông Mã

Giọng điệu chủ đạo của đoạn thơ này là trang trọng, thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội.

* Đáng giá:

– Đoạn thơ viết về chân dung người lính là đoạn thơ độc đáo nhất trong bài Tây Tiến. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được nhà thơ vận dụng sáng tạo trong miêu tả và bộc lộ cảm xúc, tạo nên những câu thơ có hồn. Người lính đã sống anh dũng, chết vẻ vang. Hình tượng người Tây Tiến mãi là một tượng đài nghệ thuật bi tráng in sâu vào tâm hồn dân tộc.

Kết bài:

– Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật đoạn thơ.

– Khẳng định vị trí bài thơ Tây Tiến trong bài Quang Dũng.

11 tháng 10 2021

Bạn tham khảo bài này nha:

*Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Quang Dũng.

– Giới thiệu bài thơ Tây Tiến.

– Giới thiệu đoạn thơ: Bằng bút  pháp lãng mạn và vẻ đẹp bi tráng, đoạn thơ đã tạc lên bức tranh tượn đài người lính Tây Tiến với vẻ đẹp lẫm liệt, hào hùng, hào hoa, lãng mạn bất tử với thời gian.

– Trích dẫn đoạn thơ: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc….. Sông Mã gầm lên khúc độc hành

*Thân bài:

– Giới thiệu khái quát:

+ Mạch cảm xúc chung: Bài thơđược viết trên nổi nhớ da diết của Quang Dũng về đồng đội, về những kỷ niệm của đoàn quân Tây Tiến gắn liền với khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ, hoang sơ, đầy thơ mộng. Mỗi phần của một bài thơ là một nỗi nhớ, một nét Tây Tiến.

+ Vị trí đoạn trích: Kết cấu bài thơ logic của mạch hồi tưởng, từ thực tại vọng về hoài niệm để trở lại với thực tại. Trong trật tự ấy, tượng đài người chiến sĩ Tây Tiến được trân trọng khắc họa ở phần thứ ba của bài thơ.

– Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ:

+ Vẻ đẹp lẫm liệt, hào hùng: Bút pháp lãng mạn khiến chân dung người lính Tây Tiến toát lên vẻ đẹp phi thường, khác lạ:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc.

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

+ Hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc”, “ quân xanh màu lá” a Hiện thực tàn khốc: Những ngừi lính Tây Tiến ăn đói mặc rét, gian khổ, khó khăn đến cùng cực, và bệnh sốt rét hoành hành khiến họ phải xanh da, trụi tóc.

+ Mượn hình ảnh ẩn dụ để gợi tả chất kiêu hùng: đối lập giữa cái yếu đuối về thể chất ( xanh xao tiều tụy) là sức mạnh của tinh thần, ý chí, ngang tadn, lẫm liệt ( “ dữ oai hùm”).

+ Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới.

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Ở những người lính Tây Tiến, ta thấy vẻ đẹp của bản lĩnh, nét can trường hài hòa với trái tim đa cảm, mộng mơ:

Ở sự phẫn nộ sục sôi của nội tâm hướng về nhiệm vụ chiến đấu “ Mắt trừng”.

Ở khát vọng lập công cháy bóng dõi về tiền phương với giấc mộng chiến trường “gửi mộng qua biên giới”.

Ở tâm hồn lãng mạn, hào hoa, luôn rạo rực khao khát yêu đương: “ mơ Hà Nội dáng kiều thơm” a khát vọng tình yêu, hạnh phúc.

(Có thể so sánh thêm về nổi nhớ của người lính xuất thân từ nông dân trong bài “ Nhớ” của Hồng Nguyên và bài “Đồng Chí” của Chính Hữu).

+ Vẻ đẹp bi tráng:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ.

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thân chiếu anh về đất

Sông mã gầm lên khúc độc hành

+ Sự bi thương:

Người lính phải hy sinh nơi rừng hoang biên giới, di hài phiêu bạc nơi đất khách quê người.

Khi chôn cất không cả mảnh chiếu để bọc thân.

Cái hùng tráng được thể hiện ở:

Những từ Hán Việt trang trọng.

Lí tưởng quên mình, cống hiến đời xanh cho Tổ Quốc, phảng phất chí khí anh hùng của người chiến sĩ xưa coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.

Cách nói sang trọng “ áo bào thay chiếu anh về đất”

Âm hưởng trầm hùng của tiếng “ gầm” con sông Mã

Giọng điệu chủ đạo của đoạn thơ này là trang trọng, thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hi sinh của đồng đội.

* Đáng giá:

– Đoạn thơ viết về chân dung người lính là đoạn thơ độc đáo nhất trong bài Tây Tiến. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được nhà thơ vận dụng sáng tạo trong miêu tả và bộc lộ cảm xúc, tạo nên những câu thơ có hồn. Người lính đã sống anh dũng, chết vẻ vang. Hình tượng người Tây Tiến mãi là một tượng đài nghệ thuật bi tráng in sâu vào tâm hồn dân tộc.

*Kết bài:

– Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật đoạn thơ.

– Khẳng định vị trí bài thơ Tây Tiến trong bài Quang Dũng.

Câu 6: (5.0 điểm) “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,                                          Quân xanh màu lá dữ oai hùm.                                          Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,                                          Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.                                          Rải rác biên cương mồ viễn xứ,                                          Chiến trường đi chẳng tiếc đời...
Đọc tiếp

Câu 6: (5.0 điểm)

 “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

                                          Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

                                          Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

                                          Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

                                          Rải rác biên cương mồ viễn xứ,

                                          Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,

                                          Áo bào thay chiếu anh về đất,

                                          Sông Mã gầm lên khúc độc hành.”

Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến. Bình luận ngắn gọn về nét độc đáo của hình tượng này.

 

0
4: Cho đoạn thơ và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:Tây Tiến đoàn binh không mọc tócQuân xanh màu lá dữ oai hùmMắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng kiều thơmRải rác biên cương mồ viễn xứChiến trường đi chẳng tiếc đời xanhÁo bào thay chiếu anh về đất.Sông Mã gầm lên khúc độc hành.Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấyHồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.4.1: Chỉ ra các chi tiết về ngoại hình của người...
Đọc tiếp

4: Cho đoạn thơ và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất.

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

4.1: Chỉ ra các chi tiết về ngoại hình của người lính Tây Tiến trong đoạn thơ?Hiện thực gian khổ hiện ra như thế nào qua chi tiết “ không mọc tóc” và “ xanh màu lá”?

4.2:  Cốt cách hào hùng khỏe khoắn, vẻ đẹp độc đáo gân guốc riêng có của người lính Tây Tiến hiện ra như thế nào qua các từ ngữ “ Đoàn binh”, “ không mọc tóc”, “ quân xanh màu lá”, “ dữ oai hùm”, “ mắt trừng”?

4.3: Các chi tiết về ngoại hình hé mở vẻ đẹp gì trong tâm hồn người lính Tây Tiến? Câu thơ” Đêm mơ…kiều thơm” gợi cho anh / chị cảm nhận như thế nào về tâm hồn người lính Tây Tiến?

4.4: Câu thơ “ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” cho anh/chị cảm nhận gì về lý tưởng sống của người lính Tây Tiến?

4.5:  Sự hi sinh của người lính Tây Tiến được tác giả đặc tả như thế nào?

4.6: Tác giả sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật nào trong đoạn thơ này?

4.7: Ấn tượng sâu sắc nhất của anh/chị về đoạn thơ?

0
1 tháng 11 2018

Viết về Tây Tiến - Quang Dũng viết bằng dòng hồi ức. Và trong dòng hồi ức ấy nỗi nhớ đồng đội luôn xao động, gợi về những kỉ niệm, hình ảnh thân thương, tha thiết, sâu lắng. Ta bắt gặp dòng hoài niệm về đồng đội, về những tình cảm, nỗi lòng người lính Tây Tiến qua đoạn thơ:

... Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới,

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Rài rác biên cương mồ viễn xứ,

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,

Áo bào thay chiếu anh về đất,

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Từ bối cảnh rừng núi hoang vu, hiểm trở trong đoạn đầu bài thơ đến đây hiện lên rõ nét hình ảnh của đoàn chiến binh Tây Tiến:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc,

Quân xanh màu lá dữ oai hùm.

Thoạt đầu, câu thơ tưởng như chỉ mang một chút ngang tàng, một chút đùa nghịch đầy chất lính, nhưng càng đọc mới càng thấy hiện thực khắc nghiệt, mới thấy hết những gieo neo, khổ ải của đoàn quân Tây Tiến. Không mọc tóc - đó là hậu quà của những cơn sốt rét rừng run người làm tiều tụy, làm rụng hết cả tóc của các chiến sĩ. Rồi nước độc, rừng thiêng, bệnh tật hành hạ... tất cả như vắt kiệt sức lực khiến cho quân xanh màu lá.... Hai câu thơ cho ta thấy được hình ảnh rất thực của các chiến sĩ Tây Tiến khi phải đối phó với bệnh tật: ốm, xanh, rụng tóc... Nhưng không phải vì thế mà họ mất đi vẻ oai phong dữ dội "Mắt trừng gửi mộng qua biên giới..."

Đoàn quân mỏi, xanh tựa lá mà vẫn mang oai linh rừng thẳm. Mắt trừng lên dữ dội là để gửi mộng vượt biên cương và để "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm". Những người chiến sĩ Tây Tiến hầu hết là những chàng trai thị thành khoác áo lính dù ra đi chiến đấu, dấn thân vào gian khổ, họ vẫn luôn mang và giữ một tâm hồn hào hoa, thanh lịch, đa tình, một tâm hồn đầy thơ mộng. Mơ dáng kiều thơm là mơ dáng vẻ kiều diễm, quyến rũ, thanh lịch của những người bạn gái thủ đô ngàn năm văn hiến, có người cho rằng Quang Dũng viết câu thơ này là mộng rớt vì nó không phù hợp với hoàn cảnh kháng chiến. Song thực chất đây là một tình cảm hết sức chân thật của người chiến sĩ, nó mang một ý nghĩa nhân văn chân chính bởi thể hiện ước mơ đẹp của con người về một cuộc sống hoà bình, hạnh phúc đẩy người lính ra đi chiến đâu.

Cả đoạn thơ bốn câu thì ba câu trên toàn nói về cái khác thường, oai dữ. Câu thơ thứ tư ngược lại đầy vẻ mềm mại, trữ tình, mơ mộng. Đoạn thơ khắc họa những hiện thực hết sức nghiệt ngã, nhưng lại không chỉ sử dụng phương pháp tả thực, mà thể hiện bằng bút pháp lãng mạn cho ta thấy hình ành của người lính không xanh xao, tiều tuỵ mà oai phong, dữ dội. Chữ nghĩa và bút pháp của Quang Dũng thật tài hoa. Các chữ không mọc tóc, dữ oai hùm, mắt trừng khắc họa rất sâu tư thế chủ động, vẻ kiêu hùng, ngang tàng của những chiến binh Tây Tiến. Hoàn cảnh gian khổ, những thử thách, gian nan của một miền Tây thâm u, hiểm trờ không làm cho những người lính Tây Tiên chùn bước, họ vẫn giữ ý chí, quyết tâm. Bên cái bi của hoàn cành vẫn trỗi lên cái tráng của ngoại hình và tinh thần. Bằng thủ pháp dường như đối lập, Quang Dũng đã vừa khắc họa được vẻ đẹp hào hùng, kiêu dũng, vừa khắc họa được tâm hồn hào hoa và đa cảm của người chiến sĩ Tây Tiến. Núi rừng miền Tây hùng vĩ và hoang sơ, đi trong sự hùng vĩ ấy, sự hoang sơ ấy, những người lính Tây Tiến như được truyền thêm sức mạnh, vững bước vượt qua những gian khổ, hi sinh:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ,

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh...

Những người lính Tây Tiến không tiếc đời ra đi chiến đấu cho quê hương, không tiếc đời sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc. Họ ra đi mà vẫn nhớ, vẫn mang theo những tình riêng mơ mộng, khi họ hi sinh thì "áo bào thay chiếu anh về đất”. Bằng hai chữ "áo bào", nhà thơ đã nâng cao giá trị, đã tái tạo được vẻ đẹp cao quý. một vẻ đẹp như những người tráng sĩ xưa nơi những người Tây Tiến, vẻ đẹp ấy làm mờ đi thực trạng thiếu thốn ở chiến trường. Rồi "anh về đất', cái chết nhẹ như không, như về lại những gì thương ỵêu, thân thuộc ngày xưa. "Anh về đất là để sống mãi trong lòng quê hương, đất nước. Và sông Mã thay lời núi sông cất lên lời ai điếu bi hùng: "Sông Mã gầm lên khúc độc hành".

Nỗi đau thật dữ dội, chỉ một tiếng "gầm than trầm uất", nỗi đau như dồn nén, quặn thắt từ bên trong. Không có nước mắt của đồng đội, chỉ có con sông Mã với nỗi đau cuộn chảy trong lòng, độc hành... chảy ngược vào tim.

Cả đoạn thơ nói đến cái chất thật bi mà cũng thật hùng. Những người lính Tây Tiến đã được nhà thơ khắc họa với nỗi nhớ thương tha thiết, với vẻ đẹp hoang sơ, dữ dội như vẻ đẹp của núi rừng.

Hình ảnh những người lính, tình cảm đồng đội, đồng chí vốn xuất hiện trong thơ ca kháng chiến. Ta vẫn thường bắt gắp những người lính chân chất, giản dị, gần gũi trong thơ Chính Hữu:

Áo anh rách vai,

Quần tôi có vài mành vá.

Miệng cười buốt giá,

Chân không giầy...

Hay trong bài thơ Hồng Nguyên:

Lũ chúng tôi,

Bọn người tứ xứ

Gặp nhau hồi chưa biết chữ,

Quen nhau từ buổi "một, hai"...

Nhưng với Tây Tiến của Quang Dũng thì khác. Bài thơ đã khắc hoạ không phải lả những người lính xuất thân từ những người nông dân cày sâu cuốc bẫm mà là những chàng trai, những học sinh, sinh viên thành thị khoác áo lính. Với Tây Tiến, Quang Dũng đã đưa người đọc ngược lên một miền Tây thăm thẳm, nơi núi rừng, thiên nhiên mang nét đẹp hoang dại, hiểm trở. Và nỗi bật lên trên nền núi rừng miền Tây ấy là hình ảnh những người lính Tây Tiến vượt lên trên mọi khổ ải, gian lao, toả sáng ý chí anh hùng. Với tám câu thơ chan chứa niềm thương nỗi nhớ da diết, Quang Dũng đã đưa người đọc trở lại một thời Tây Tiến với biết bao đồng đội mến thương của nhà thơ... Tất cả đã giúp Quang Dũng tái tạo và khắc họa hình ảnh oai hùng về người lính Tây Tiến. Với bút pháp tài hoa và giàu tình, nhà thơ đã xây dựng hình ảnh những chiến binh Tây Tiến không chỉ mang vẻ dữ dội, mãnh liệt mà còn mang vẻ đẹp hào hoa, hào hùng thật bi tráng. Và Tây Tiến không chỉ phổ đúng hồn thơ Quang Dũng má còn sáng lên chất thẩm mĩ hiếm thấy.

15 tháng 9 2023

Mùi thơm của lá còn là sợi dây nối liền hiện tại với quá khứ và tương lai. Mùi thơm gây cảm xúc nhớ nhung, bịn rịn và ngát hương cho cả mai sau

17 tháng 1 2022

tham khảo

câu 1 

Từ xa xưa, ông cha ta vẫn luôn coi trọng vẻ đẹp hình thức bên ngoại. Cũng bởi vậy mới có câu: “Cái răng cái tóc là góc con người”.

Đầu tiên, “cái răng, cái tóc” là thể hiện vẻ đẹp hình thức của con người. Khi muốn đánh giá một ai đó, có lẽ điều đầu tiên mà con người chú ý chính là “hàm răng và mái tóc”. Còn “góc con người” mang ý nghĩa là một phần tính cách, phẩm chất. Câu tục ngữ muốn nhấn mạnh vai trò của vẻ đẹp ngoại hình đối với con người. Đồng thời nhắc nhở chúng ta phải biết chăm sóc đến hình thức.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, chuẩn mực về cái đẹp cũng dần thay đổi. Nếu như trong xã hội xưa, ông cha ta cho rằng một mái tóc dài, một hàm răng đen nhánh chính là cái đẹp. Thì ngày nay, hàng trăm kiểu tóc khác nhau ra đời để đáp ứng yêu cầu phù hợp với nét tính cách của mỗi người. Con người cũng không còn cho rằng nhuộm răng đen mới là đẹp nữa. Nhưng có một điều không thay đổi, đó chính là việc chăm sóc và giữ gìn mái tóc phần nào thể hiện được nét tính cách của người đó.

Tôi nhớ tới, ông cha ta thường có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “Cái nết đánh chết cái đẹp” đề cao vai trò của tính cách hơn ngoại hình. Nhưng đó không phải là tất cả, đôi khi ngoại hình cũng thể hiện được nét tính cách của con người. Một người biết giữ gìn mái tóc gọn gàng, hàm răng đẹp đẽ thể hiện được sự chỉn chu trong cuộc sống. Ngược lại, một người sống luộm thuộm, bất cẩn sẽ không quan tâm, chăm chút đến những điều ấy. Tuy không quyết định tất cả, nhưng ngoại hình cũng phần nào gây được thiên cảm cho những người xung quanh, đem đến cho mỗi người nhiều cơ hội và giúp ích cho chúng ta trên con đường hướng đến thành công. Chính vì vậy, mỗi người hãy biết giữ gìn, chăm sóc vẻ đẹp ngoại hình bên ngoài.

câu 2 Đầu tiên, nếu hiểu theo nghĩa đen, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người về cách ăn mặc hàng ngày. Ở vế thứ nhất “đói cho sạch”, ý nói dù đói khổ cũng phải ăn uống một cách lành mạnh để đảm bảo sức khỏe. Ở vế thứ hai “rách cho thơm”, ý nói dù quần áo không được lành lặn, đẹp đẽ nhưng vẫn giữ sạch sẽ, thơm tho.
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 9 2019

1. Mở bài: Giới thiệu dẫn dắt nhận định và trích đoạn.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- "Lời văn tả ra như máu chảy ở đầu ngòi bút, nước mắt thấm trên tờ giấy" chính là cách nói nhân hóa, so sánh để nói về tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du khi viết Truyện Kiều. Điều đó cho thấy Nguyễn Du đã viết Truyện Kiều bằng cả cái tài và cái tâm của người nghệ sĩ.

- "Khiến ai đọc cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột" ý nói sức lay động và tác động lớn của Nguyễn Du tới bao thế hệ độc giả. 

- Cả câu: Khẳng định cái tài cái tâm của Nguyễn Du đã khiến mọi thế hệ độc giả đều bị lay động.

b. Chứng minh qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

- Phân tích 6 câu đầu: Nỗi niềm cô đơn, buồn tủi của Thúy kiều trước lầu Ngưng Bích

- Phân tích 8 câu tiếp: Nỗi nhớ người yêu và mẹ cha của Thúy Kiều

- Phân tích 8 câu cuối: Nỗi buồn đau, lo lắng của Kiều cho cuộc đời của chính mình

=> Qua đoạn trích ta thấy được cái tâm của Nguyễn Du: ông đã hóa thân và am hiểu diễn biến tâm lí của nhân vật. Vì thế mà Nguyễn Du đã để Thúy Kiểu nhớ về người yêu trước rồi mới nhớ về mẹ cha. Sau đó, bức tranh tứ bình tả cảnh ngụ tình lại góp phần thể hiện được nội tâm sâu sắc nhất của nàng Kiều.

c. Đánh giá

- Nhận định trên là hoàn toàn đúng. 

- Nhận định trên phần nào được làm sáng tỏ qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

- Mở rộng: Ngoài ra nhận định còn được thể hiện qua nhiều đoạn trích khác của Truyện Kiều như Nỗi thương mình, Trao duyên,...

22 tháng 12 2022

từ mộng mơ đâu ??