K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2021

tả về mẹ

23 tháng 3 2021

Tả người mẹ của em

Bài làm

“Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc, mẹ yêu thương con hơn yêu cuộc sống”

Mỗi lần nghe lời bài hát em chỉ muốn chạy thật nhanh đến bên mẹ ôm chầm lấy mẹ, thơm lên má lên trán mẹ, cảm ơn mẹ đã sinh ra và yêu thương em.

Mẹ em năm nay đã ba mươi tuổi nhưng ai cũng nói trông mẹ trẻ như ngoài hai mươi. Dáng người mẹ dong dỏng cao, làn da mẹ trắng nõn như da em bé. Mẹ có khuôn mặt trái xoan, nhỏ nhắn. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt như biết nói, đen láy, mỗi khi mẹ cười đôi mắt ấy lại lấp lánh lạ thường. Ai cũng bảo em có đôi mắt rất giống mẹ khiến em rất tự hào. Mũi mẹ cao, thẳng, là mũi dọc dừa. Đôi môi mẹ không dùng son bao giờ nhưng luôn có màu hồng tự nhiên rất tươi.

Mỗi khi mẹ cười, hàm răng trắng muốt lộ ra trông rất đẹp. Mẹ thích để tóc ngắn ngang vai nhuộm màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung. Thường thì mẹ nội trợ ở nhà, mẹ mặc một bộ đồ ở nhà rất đơn giản, đến khi đi tiệc mẹ hay thích mặc những chiếc váy liền có màu trắng hoặc xanh. Mẹ bảo mẹ rất thích hai màu này nên quần áo của mẹ đa phần đều là màu như vậy. Mẹ em nấu ăn rất ngon, bố luôn nói là bố thích về nhà ăn hơn là ăn với khách ở bên ngoài vì đồ mà mẹ nấu còn ngon hơn ở nhà hàng.

Bữa sáng mẹ cũng dậy sớm để chuẩn bị cho cả nhà để cả nhà có một bữa dinh dưỡng nạp năng lượng cho ngày mới. Thỉnh thoảng, khi rảnh rỗi, mẹ còn dạy em biết cách nấu ăn nhưng có lẽ còn phải học nhiều em mới nấu được ngon như mẹ. Ở lớp em có cô giáo dạy bảo học hành, ở nhà, ẹm chính là cô giáo của em. Mẹ có một giọng nói dịu dàng truyền cảm, mỗi khi mẹ dạy em đọc bài em đều cảm thấy rất thích thú vì mỗi bài đọc qua giọng đọc của mẹ đều trở nên hay về dễ hiểu lạ thường làm cho em bị cuốn vào bài giảng ngay lập tức.

Đôi tay mẹ mũm mĩm, trắng ngần với những ngón tay búp măng. Đôi bàn tay ấy đã ân cần chải tóc cho em mỗi ngày, cầm tay em dạy em tập viết, đôi bàn tay chăm em ốm, nấu cơm cho em ăn,…Em yêu lắm đôi bàn tay mẹ. Mẹ vì em đã hi sinh rất nhiều, thanh xuân của mẹ đã dồn hết cho em, tình yêu mẹ đã đặt hết lên em, biết điều đó, em biết rằng mình không thể làm mẹ thất vọng.

m rất yêu mẹ, trong trái tim em mẹ là tất cả, không ai có thể thay thế. Em tự hứa với lòng phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để mẹ vui lòng.

26 tháng 8 2021

1.      https://llv.edu.vn/vi/diem-lai-nhung-kien-thuc-ngu-phap-tieng-anh-lop-8-can-ghi-nho/

2.       https://vndoc.com/he-thong-kien-thuc-ngu-phap-tieng-anh-lop-8-96025

3.        https://jes.edu.vn/tom-tat-ngu-phap-tieng-anh-lop-8

bạn có thể tham khảo 3 trang này

21 tháng 4 2021

Câu nói mang hàm ý bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới những người đã ở bên nâng bước giúp đỡ mình. Không chỉ thấy biết ơn mà còn cần trả ơn họ. Qua đó cũng ca ngợi những người biết giúp đỡ người khác. Là một đứa con trong gia đình, trước hết bản thân em rất quý mến và thương yêu ông bà cha mẹ. Họ đã sinh thành, dưỡng dục em từ thuở còn tấm bé. Họ cho em tình yêu thương, sự giáo dục và cả những niềm vui đoàn viên nữa. Đó là những người hi sinh vô điều kiện. Lớn lên, khi được đến trường, được dạy dỗ bởi thầy cô. Hay như sau này trên đường đời khi gặp khó khăn lại được giúp đỡ bởi những người bạn tri âm. Em biết ơn tất cả họ. Dẫu khác nhau về con người, về cách họ mang lại lợi ích cho em nhưng thống nhất chung đều ở tấm lòng không vụ lợi và mong muốn tốt đẹp.

14 tháng 8 2018

1) 0;1;2;3;4

10 tháng 11 2018

Câu 1:số dư là 1; 2; 3; 4;; 5

câu 2 : 5k

câu 3: 35

3 tháng 12 2021

1. fascinated => fascinating

2. I was embarrassed .....

3. bored => boring

4. welcoming => welcomed

5. bored => boring

6. was => bỏ

7. confusing => confused

8. Đ

18 tháng 9 2020

Ta có: \(\frac{2000}{-2001}=-\frac{2000}{2001}=-\left(\frac{2001-1}{2001}\right)=-\left(\frac{2001}{2001}-\frac{1}{2001}\right)=-\left(1-\frac{1}{2001}\right)=-1+\frac{1}{2001}\)

       \(-\frac{2003}{2002}=-\left(\frac{2002+1}{2002}\right)=-\left(\frac{2002}{2002}+\frac{1}{2002}\right)=-\left(1+\frac{1}{2002}\right)=-1-\frac{1}{2002}\)

Vì \(\frac{1}{2001}>-\frac{1}{2002}\) nên \(-1+\frac{1}{2001}>-1-\frac{1}{2002}\)

hay \(\frac{2000}{-2001}>-\frac{2003}{2002}\)

1.Đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi ở bên dưới:                                                                  CÓ NHỮNG DẤU CÂU       Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.       Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu....
Đọc tiếp

1.Đọc thầm bài văn và trả lời câu hỏi ở bên dưới:
                                                                  CÓ NHỮNG DẤU CÂU
       Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.
       Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không có gì có thể làm anh ta anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện.
       Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ anh ta dám hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trong mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết. Anh ta đã mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm đến mọi điều.
       Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình.
       Cứ mất dần các dấu câu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy anh ta đi đến dấu chấm hết. Thiếu những dấu câu trong bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất ý nghĩa như vậy.
      Mong bạn hãy giữ những dấu câu của mình, bạn nhé!
                                                                                      (Theo Hồng Phương)
Câu 1. Trong câu chuyện trên, người “đánh mất dấu phẩy” trong cuộc đời sẽ như thế nào?

A. Trở thành một người không biết cách dùng dấu phẩy.

B. Trở thành một người lười suy nghĩ, sợ vất vả.

C. Trở thành một người viết văn kém.

D. Trở thành người vô cảm.

2.Câu 2. Nếu anh ta “đánh mất dấu chấm than”, anh ta sẽ ra sao?

A. Trở thành một người suốt ngày buồn rầu, ủ rũ.

B. Trở thành một người vui sướng, nói cười suốt ngày.

C. Trở thành một người thờ ơ, mất hết cảm xúc.

D. Trở thành một người ích kỉ.

3.Câu 3. Nếu “đánh mất dấu chấm hỏi”, anh ta sẽ như thế nào?

A. Trở thành một người ích kỉ chỉ biết mình.

B. Trở thành một người hiểu biết hết mọi điều.

C. Mất khả năng học hỏi, không quan tâm đến mọi điều.

D. Trở thành người chỉ biết trả lời liên tục.

4.Câu 4. Tiếp tục “đánh mất dấu hai chấm” thì anh ta sẽ ra sao?

A. Trở thành một người không còn khả năng giải thích, hay đổ lỗi cho người khác và sống vô trách nhiệm.

B. Trở thành một người vụng về, hay làm hỏng mọi việc.

C. Trở thành một người hay quên, không nhớ những việc mình đã làm.

D. Trở thành một người giàu cảm xúc.

5.Câu 5. Đến khi “chỉ còn dấu ngoặc kép”, điều gì sẽ xảy ra?

A. Trở thành một người uyên thâm, nhớ hết mọi điều.

B. Trở thành một người hay trích dẫn lời của người khác, không có chính kiến riêng, chỉ biết nói dựa theo người khác, không chịu độc lập suy nghĩ.

C. Trở thành một người có khả năng nói năng rành mạch, rõ ràng.

D. Cuộc sống trở nên vô vị.

0