K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thầy Ha-men là hình ảnh tiêu biểu nhất cho nỗi đau của một người dân mất nước. Vẫn như mỗi lần, thầy Ha-men đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Không phải ngày lễ phát phần thưởng hoặc có thanh tra đến trường, nhưng thầy Ha-men vẫn ăn mặc rất trang trọng. Lớp học của trường làng, trước đây ồn ào, vui vẻ thế, nhưng hôm nay trở nên trang trọng khác thường. Ngoài lũ học trò quen thuộc, buổi học hôm nay còn có nhiều bà con dân làng đến dự, và ai nấy đều có vẻ buồn rầu.

Thầy Ha-men với giọng dịu dàng và trang trọng thông báo cho mọi người biết lệnh từ Béc-lin là từ nay, chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren... Thầy giảo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Phrăng vô cùng choáng váng khi nghe thầy nói. Tất nhiên, thầy Ha-men càng xót xa hơn khi nói lên sự thật mà bất cứ người con nào của vùng An-dát và Lo-ren cũng đều không mong muốn. Thầy đã gắn bó với ngôi trường này gần 40 năm, thầy đã phụng sự cho quê hương, hết lòng với Tổ quốc. Bà con đến với trường trong buổi học cuối cùng là để tạ ơn thầy Ha-men trước khi thầy rời xa mái trường thầy nhiều năm gắn bó. Thầy nói lên một cách chân thành, xúc động về sự coi nhẹ học hành, thầy cho rằng đó là một trong những nguyên nhân làm nước Pháp thất bại. Thầy cũng nhẹ nhàng phê phán Phrăng nhiều lần về việc em không chăm chỉ học hành. Bài học yêu nước từ việc chăm chỉ học hành đã được thầy nối lên một cách chân thành và giản dị.

Giờ Ngữ pháp, thầy phân tích và giảng giải để nâng cao lòng tự hào trong mỗi học sinh về một ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sángnhất.Thầy nhấn mạnh về nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp đối với mỗi công dân. Yêu tiếng Pháp chính là yêu nước Pháp, yêu nước Pháp đểtiến đến giải phóng đất nước ra khỏi cảnh bị đô hộ. Thầy nhấn mạnh vai trò của chừ viết trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và sức mạnh trong cuộc đấu tranh chống ách nô lệ: Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù. Có thế nói buổi học cuối cùng là buổi học về lòng yêu nước mà trước hết là yêu tiếng Pháp, bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp. Bài học ấy thiêng liêng biết bao, nhât là đôi với thầy Ha-men, đối với Phrăng và các cô cậu khác, đối với cụ già, Hô-de và bao người dân vùng An-dát trong những năm tháng đau thương.

Hình ảnh người thầy trong buổi học cuối cùng thật trang trọng nhưng cũng thật cảm động. Những gì thầv nói ra đều xuất phát từ tận đáy lòng thầy, đó là lòng yêu nước nồng nàn, yêu quê hương tha thiết và yêu tiếng mẹ đẻ của mình. Thầy cố gắng truyền tải lòng yêu nước của mình đến với thế hộ trẻ, những người sẽ gánh trách nhiệm giải phóng quê hương, giữ gìn nhừng giá trị truyền thống cua dân tộc.

6 tháng 4 2020

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “Kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “Kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

25 tháng 3 2020

Khổ thơ cuối bài thơ " tiếng gà trưa" là động lực ý chí chiến đấu của nhân vật trữ tình . Tiếng gà trưa khơi lên ngọn lửa yêu nước nhiệt thành biểu hiện cao độ của nó là ý chí quyết tâm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ xóm lang , bảo vệ bà , bảo vệ cuộc sống thanh bình của nhân dân , bảo vệ những điều đẹp đẽ và thiêng liêng trong kí ức .

              "Vì tiếng gà cục tác

                Ổ trứng hồng tuổi thơ"

Đây là hình ảnh kết thúc bài thơ đẹp mang nhiều ý nghĩa khái quát rất sâu sắc , đó là ước mơ tuổi thơ đã đi vào giấc ngủ đẹp vs ổ trứng hồng , đó là hạnh phúc nhỏ bé giản dị mà trong lành tinh khiết của trẻ em vùng nông thôn VN thời chiến tranh gian khổ . Điệp từ " vì" nhắc lại 4 lần nêu cao mục đích chiến đấu cụ thể rõ ràng . Vì tổ quốc , vì nhân dân trong đó có ng bà của mik , lời thơ tâm tình như 1 lời tâm sự hướng về ng bà thân yêu vừa là lời tự nhủ mik hãy quyết chí đấu tranh bảo vệ hòa bình đất nước . Đoạn thơ hay , xúc động bởi nó là sự hòa quyện thắm đượm tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước !!!!
 

26 tháng 3 2020

Quê nhà hiện lên rõ nét trong tâm tưởng và những kỉ niệm tuổi thơ lần lượt sống dậy qua những hình ảnh thân thương. Tiếng gà trưa nhắc nhớ đến ổ rơm hồng những trứng của mấy chị mái mơ, mái vàng xinh xắn, mắn đẻ. Tiếng gà trưa khiến người cháu xa nhà nhớ đến người bà kính yêu một đời tần tảo. Thương biết mấy là cảnh đứa cháu tò mò xem gà đẻ, bị bà mắng : Gà đẻ mà mày nhìn, Rồi sau này lang mặt. Chẳng hiểu hư thực ra sao nhưng cháu tin là thật: Cháu về lấy gương soi, Lòng dại thơ lo lắng. Giờ đây, đứa cháu đã trường thành ao ước trở về thời bé bỏng để lại được nghe tiếng mắng yêu của bà, được thấy bóng dáng quen thuộc của bà khum tay soi trứng, chắt chiu từng mầm hi vọng sẽ có được một đàn gà con đông đúc.

19 tháng 8 2016

Quê tôi miền trung du Bắc bộ, nổi tiếng với rừng cọ, đồi chè xanh bạt ngàn.Nổi tiếng với nón lá cọ,đền Hùng, thác Tiên,.... Nhưng đối với tôi món cọ om vẫn để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc.Món cọ om thơm lừng béo ngậy đã làm say lòng bao người. Khi làm món này không phải ai cũng biết làm. Người ta hái từ cây xuống, đem xóc trộn để cạo lớp vỏ bên ngoài rồi thả vào nồi nước sôi lăn tăn cho cọ chín mềm.Ôi mùi hương ngào ngạt tỏa lên ! Họ sẽ không thả vào lúc nước sôi ùng ục như thế sẽ làm cọ teo lại và chát. Không nên om quá lâu chỉ khi thấy cọ từ xanh thành vàng là được. Như vậy người ta nói" OM CỌ" là nghệ thuật cũng không sai. Người Phú Thọ thường dùng món cọ om để thiết đãi khách phuong xa và làm quà quê bình dị.

Nhớ tick cho mk nha !hihi

20 tháng 8 2016

thanks !yeu

4 tháng 1 2022
 tham khảo 

Bà ngoại là người rất yêu em. Hàng năm, em thường về quê thăm ngoại. Mỗi khi em về, ngoại mừng lắm, ngoại thường xoa đầu và khen em chóng lớn. Ngoại thường để dành cho em những của ngon vật lạ, ngoại cũng biết em rất thích ăn bưởi. Mặc dù mùa bưởi đã qua, nhưng bao giờ ngoại cũng để lại những trái bưởi to và nặng cho em. Ngoại lấy vôi bôi vào đầu núm bưởi và để dưới gầm chạn. Ngoại nói làm như vậy mới để được lâu. Những ngày ở bên ngoại em thích lắm vì được ngoại chiều chuộng, tối đến ngoại còn kể chuyện và đọc thơ cho em nghe. Lời nói ấm áp của ngoại như đưa em trở lại thế giới xa xưa của các câu chuyện cổ tích. Em rất yêu ngoại, em mong sao ngoại được mạnh khỏe, sống lâu trăm tuổi với con cháu.

7 tháng 12 2018

tự làm mẹ đi chứ đăng làm đéo gì

25 tháng 9 2018

Vào thời xã hội phong khiến đã có rất nhiều ng phải khổ cực.Ruộng đất nằm cho tay địa chủ và lãnh chúa .Họ lại giao cho nông dân hoặc nông nô cày cấy để thu thuế.Lập bộ máy nhà nc đó vừa đg đầu để cai trị ,bọc lột ,đàn áp các giai cấp khác .Nhà vua và các triều đại khác ăn ở xa hoa lãng phí, ko tôn trọng ng dân như thế ko đáng để mọi ng tôn trong

12 tháng 12 2019

Tụi nhỏ chúng em ai mà chẳng thích hoa, nhưng mỗi người đều có những ý thích riêng mình. Bạn thì yêu hoa hồng, người thì yêu cẩm chướng. Riêng em, em thích nhất là hoa hướng dương, một loài hoa luôn hướng đến ánh mặt trời.

Biết ý em, bố em đã mua một chậu hoa hướng dương để trước nhà trong dịp đón Tết. Bố bảo: Con hãy chăm sóc nó vì đây là loài hoa mà con yêu thích.

Từ hôm có cây, chiều nào em cũng ngắm hoa và bắt sâu, tưới nước cho nó. Thân cây không cao lắm, chỉ độ chừng một mét: Nó thuộc loại thân mềm, ruột xốp. Những chiếc lá to phè phè như cái tai voi. Mép lá có răng cưa, sờ vào nghe nham nhám. Trên ngọn, lá nhỏ bằng bàn tay em, có màu xanh non. Lá to ở dưới gốc,màu xanh sẫm trông thật nhũn nhặn. Hoa hướng dương nở vào dịp Tết. Chao ôi, bông hoa ởngọn mới đẹp làm sao! Nhìn hoa, em cứ tưởng ông Mặt Trời be bé đang ngự trị trên đầu ngọn cây. Hoa tròn như chiếc đĩa kiểu. Nhị hoa to ởgiữa, những cánh hoa mịn màng xếp quanh đều đặn. Nhìn xa xa, hoa thật giống đĩa xôi vàng ươm dưới nắng. Hoa hướng dương luôn quay về phía mặt trời. Có lúc ngắm hoa, em đã quên đi những đóa hồng nhung đang hé nở trước sân nhà. Để tôn thêm nét đẹp rực rỡ của cây hoa hướng dương, từ những nách lá ở giữa thân cây, những cành nhỏ chìa ra, mỗi cành đều có một bông hoa nhỏ hơn, nhưng chúng cũng rực rỡ dưới ánh mặt trời.

Hoa hướng dương thật đẹp, thật quí phái. Hoa tăng vẻ đẹp cho sân nhà, hoa tượng trưng cho một khát vọng vươn cao, vươn tới ánh sáng chân lí, vươn tới cái đẹp của cuộc đời. Bởi vì lẽ đó, em lại càng yêu thích loài hoa này. ôi, hoa hướng dương thật ý nghĩa với cuộc đời của mỗi con người. Em mong mọi người hãy sống như loài hoa hướng dương: luôn vươn tới ánh sáng tươi đẹp để hoàn thiện mình.

      Học tốt

12 tháng 12 2019

Trong vườn nhà tôi có rất nhiều loại hoa do ba tôi trồng: hoa lan, hoa hồng, hoa huệ, hoa đồng tiền, hoa cúc,… nhưng loài hoa tôi yêu thích nhất là hoa hướng dương. Những bông hoa hướng dương nở xòe to rộng như cái đĩa hướng về phía mặt trời.

Hướng dương thuộc loại cây thân mềm, thân cân chỉ cao khoảng một mét thôi. Còn lá cây thì trông lại rất to như những chiếc tai voi đang phe phẩy để hứng nắng gió. Lá hoa thường có màu xanh và thường càng về cuối gốc cây lá càng có màu xanh đậm, trên mép lá có răng cưa như muốn bảo vệ những bông hoa xinh đẹp của mình. Khi nhìn hoa hướng dương, bạn sẽ thấy thật rực rỡ, như những ông mặt trời đang chào đón mình. Bông hướng dương vừa to lại vừa nặng. Nó như những chiếc đĩa tròn đang ngự trên cành cây vậy, ở giữa hoa chính lạ nhụy hoa, xung quanh là những cánh hoa được xếp đều nhau. Những cành nhỏ luôn chìa ra đón nắng mới, mỗi cành đều có một bông hoa nhỏ, nhưng chúng lúc nào cũng trông thật tươi mới dưới ánh mặt trời sớm mai làm tôn thêm nét đẹp rực rỡ và quý phái cho bông hoa hướng dương. Những ánh nắng vàng ruộm chiếu rọi xuống khu vườn nhà, những bông hướng dương nở rộ rồi héo tàn, nhưng rồi lại vươn lên mạnh mẽ khi đón nhận ánh nắng sớm mai của ngày mới.

Hoa hướng dương thật là đẹp, và thật quí phái. hướng dương làm tăng vẻ đẹp cho sân nhà, ngoài ra hoa còn tượng trưng cho một khát vọng vươn cao, vươn tới ánh sáng chân lí, sự sống, sức vươn lên để vươn tới cái đẹp của cuộc đời.

Chính vì vậy, tôi lại càng yêu thích loài hoa này. Hướng dương thật ý nghĩa với cuộc đời của mỗi người. Tôi mong cho mọi người có thể sống như loài hoa hướng dương luôn vươn tới ánh sáng chân lý ấy để hoàn thiện trở nên rực rỡ.

hok tốt

16 tháng 2 2019

Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI truyện Quê nội (1974) của Võ Quảng - nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Đoạn trích đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người.

Vượt thác đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.

Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh. Tác giả đã tìm ra được những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng vùng con thuyền đã đi qua: vùng đồng bằng êm đềm thơ mộng, trù phú bao la với những bãi dâu trải ra bạt ngàn đến tận những làng xa tít; đoạn sông có nhiều thác dữ thì từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Khi con thuyền vượt qua thác dữ thì nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra.

Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô con cháu tiến về phía trước. Một hình ảnh so sánh đầy sức sáng tạo nhưng vẫn không mất đi độ chính xác và gợi cảm. Trong cách nhìn của người vượt thác, những cây to so với những cây thấp nhỏ lại giống như những cụ già đang hướng về phía con cháu họ mà động viên, thúc giục họ tiến về phía trước. Ẩn sau cách nhìn ấy là tâm trạng phấn chấn của những con người vừa vượt qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.

Điều đặc sắc hơn là những cây cổ thụ đều được ví với người để biểu hiện thêm những tầng nghĩa mới. Song điều đặc biệt ở đây là mỗi hình ảnh so sánh đều có nét riêng độc đáo không gây sự nhàm chán. Cho nên, nếu hình ảnh ở đoạn cuối văn bản là một hình ảnh so sánh rõ ràng (có từ so sánh “như”) thì hình ảnh ở đoạn trước (đầu văn bản) là một sự so sánh kín đáo, được thể hiện bằng một cách nhân hoá (qua cái dáng đứng trầm ngâm lặng nhìn - đặc điểm chỉ có ở con người để miêu tả cho những chòm cổ thu). Tạo được những hình, ảnh giàu sức biểu hiện như vậy là một thành công của Võ Quảng.

Khung cảnh thiên nhiên dù có đẹp đến đâu cũng chỉ là một cái nền để tôn vẻ đẹp của con người bởi con người bao giờ cũng là trung tâm của cảnh. Đó là chú Hai, vi tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái “thần” nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn.

Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.

Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.

Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.


 

Dài vậy bạn!