K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2019

“Hạ tạ từ khi tháng chín vừa sang
Thu bẽn lẽn như một nàng thiếu nữ
Mùa lại hẹn trở về trên lối cũ…”
Một khúc giao mùa ngân vang, một chút xôn xao kỉ niệm, một khung trời mơ
ước tuổi học trò. Thu sang với bao điều thú vị, thu đọng trong mắt ai là niềm vui,
niềm háo hức, thu đọng trong mắt ai là nỗi muộn phiền, lo toan, trăn trở, thu đọng
trong mắt ai là chút vấn vương kí ức, là nỗi nhớ một khoảnh khắc giao mùa…
Một sớm mai thức dậy, không còn thấy nắng tinh nghịch lọt qua khe cửa, trốn
tìm trong những “hòn bi ve trong veo” đọng trên cành lá, không còn thấy bầu trời
xanh biếc gợn mây. Khung trời của một ngày mới trắng xoá một màu của sương.
Sương làm cho những ngôi nhà, những khóm tre xào xạc lá tựa như nơi nghỉ ngơi
của ông tiên, ông bụt trong các câu chuỵện cổ tích đầy màu sắc huyền bí. Sương
mang lại cảm giác êm ái, mềm mại trong mắt. Sương làm cơ thể run lên vì lạnh.
Cơn gió đầu mùa khẽ mơn man nhẹ qua làn da ấm áp, một cảm giác se lạnh thật
khó tả. Hình như thu đang lướt qua, rất gần…Phải rồi, hạ đang mang đi những
chùm ổi trĩu quả thơm lừng, những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực rộn rã tiếng
ve…bao thức trái ngon hạ mang cất như để dành mùa sau. Gió lạnh đầu mùa chỉ
hơi khiến lòng tôi se lại. Những nỗi nhớ từ trong tiềm thức ào ạt ùa về. Nhớ mùa
hè với những chuyến đi đầy bổ ích. Nhớ những con đường Hà nội thơm mùi cốm
làng Vòng – cái thức quà riêng biệt của đất nước, mang trong nó hương vị mộc
mạc, giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Nhớ con đường từ Tiên
Yên đến thị xã Móng Cái mà hướng dẫn viên du lịch gọi là “đặc sản” bởi cái
ngoằn nghoèo, quanh co của đường một bên là núi, một bên là vực. Nhớ những
con đường ở Trung Quốc nhiều làn xe và không có bụi lại ít gặp ở Việt Nam… Và

nhớ rất nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi học trò. Nhớ ngày tựu trường năm ngoái còn
vui bạn vui bè, vô tư hồn nhiên thì giờ bạn mới thầy mới với bao bỡ ngỡ, vừa lạ
vừa quen. Thời khắc chuyển mùa dường như đang đến, cái thay đổi thất thường
của thời tiết giống như tính khí của mấy cô cậu học trò. Hạ chưa hẳn đã qua, thu
chưa hẳn đã sang, cái chùng chình nửa ở nửa đi ấy lại chính là cơ hội cho những
cơn mưa ngâu. Mẹ tôi kể ngày xưa Ông Ngâu, Bà Ngâu là hai vợ chồng nhưng
ông trời không cho họ ở với nhau mà phải cách xa hai phương trời. Hằng năm, chỉ
có dịp này hai ông bà mới được gặp nhau. Ông trời bắc cầu vồng để họ được thấy
nhau. Tình vợ chồng khiến ông Ngâu, bà Ngâu mừng tủi mà khóc, vừa sung sướng
vì hạnh phúc tràn đầy. Vì thế mà tiết trởi đang nắng lại đổ mưa, sau cơn mưa, cầu
vồng lại hiện lên bừng sáng như nói lên niềm vui hân hoan của hai vợ chồng Ngâu.
Tên mưa Ngâu có từ đó. Đối với tôi, mưa ngâu rất đặc biệt, bởi câu chuyện kể về
nó giống như một thần thoại, giống như một biểu tượng của những giọt nước mắt
hạnh phúc, của khát vọng tình yêu đôi lứa.
Thu đến mà không ồn ào, náo nhiệt như hạ, không tràn trề sức sống như xuân,
không lạnh lùng, khắc nghiệt như đông. Thu dịu dàng và hiền hoà như một cô gái
đang bước vào tuổi trưởng thành không còn quá nhiều ngây thơ, dại dột. Thời khắc
giao mùa để lại trong con mắt trẻ thơ là niềm háo hức tới trường, được học tập vui
chơi, để lại trong mắt tôi và bạn là niềm vui được gặp lại nhau sau một mùa hè
nghỉ ngơi đầy thú vị, để lại trong mắt mỗi chúng ta những xúc cảm diệu kì và tinh
tế về thiên nhiên. Nhưng thời khắc giao mùa lại để lại cho những người cha, người
mẹ nỗi lo toan, trăn trở về ngày tựu trường của con trẻ. Đó là vết chân chim nơi
khoé mắt cha nhọc nhằn từng ngày nuôi con ăn học, là mái tóc bạc trên đầu mẹ lo
nghĩ từng ngày để con khôn lớn thành người. Đừng bao giờ nghĩ rằng, cha mẹ chỉ
lao động vì cuộc sống mưu sinh, vì địa vị hay danh lợi, tiền bạc. Cha mẹ vẫn ngày
đêm lo lắng cho con. Dù cha bạn là một người thợ phu hồ hay mẹ bạn là một
người bán hàng rong, dù họ có là gì thì họ vẫn luôn là người che chở, nuôi nấng
bạn, cho bạn một cuộc sống, cho bạn một năm học mới với đầy đủ sách bút. Vì thế,
đừng bao giờ để cha mẹ buồn nghe bạn ?... Trong cái se lạnh ngoài trời, mặc cái áo

mẹ mua tôi thấy tiết trời thu thật ấm áp, nhưng bạn có biết còn bao sinh linh nhỏ
bé đang không có áo mặc, đôi vai đang run lên vì lạnh – chúng là những đứa trẻ
mồ côi, bị bỏ rơi ra ngoài lề xã hội. Tôi phải cảm thấy hạnh phúc vì mình được đến
trường, vì có biết bao đứa trẻ mơ ước điều đó mà không được. Giá như trong
khoảnh khắc giao mùa, tôi có một điều ước thì tôi ước sao đứa trẻ nào cũng được
đi học để cảm nhận niềm vui tới trường, để tình bạn sẽ sưởi ấm cho những tâm
hồn giá lạnh và non nớt ấy.
Thời khắc giao mùa thật đẹp, trong những giây phút tuyệt vời này, tôi thấy
mình dường như đang lớn lên. Tôi thấy thương cha những ngày phải làm ca đêm,
cái se lạnh của gió ban ngày thì đêm về lạnh gấp bội, thời tiết giao mùa khiến cha
tôi sức khoẻ giảm sút nhiều. Tôi thấy thương mẹ phải làm việc suốt ngày, mẹ hay
mệt mỏi mà có lúc vô tâm tôi chẳng hỏi han lấy một lời. Tôi thương nhiều lắm sự
vất vả của cha mẹ vì tôi. Tôi thấy mình cần phải cố gắng học tập để không phụ
công cha mẹ. Hãy cùng nói: Xin cha mẹ hãy tin tưởng vào con!
Thiên nhiên và đời sống con người trong thời khắc chuyển mùa sang thu thật
nhẹ nhàng, nó giống như một cơn gió lướt qua tâm hồn mang theo lá vàng rơi đầy
hiên và rơi đầy trên những con đường tới lớp, mang theo bầu trời thu trong veo
như cao hơn, nước thu trong veo như sâu hơn, mang theo ngày khai trường lấp
lánh niềm vui. Trong cuộc sống hối hả từng ngày, một chút cảm nhận về khoảnh
khắc giao mùa cũng khiến tôi và bạn thấy cuộc sống thật tuyệt vời.
“Cuối con đường ta gõ cửa mùa thu
Xin mượn khúc dịu dàng ru kí ức
Để ngày mai sống với gì là thực
Để thấy yêu hơn mỗi khúc giao mùa…”
Bài tham khảo 5
Một khúc giao mùa ngân vang, một chút xôn xao kỉ niệm, một khung trời mơ
ước tuổi học trò. Thu sang với bao điều thú vị, thu đọng trong mắt ai là niềm vui,
niềm háo hức, thu đọng trong mắt ai là nỗi muộn phiền, lo toan, trăn trở, thu đọng
trong mắt ai là chút vấn vương kí ức, là nỗi nhớ một khoảnh khắc giao mùa…

Một sớm mai thức dậy, không còn thấy nắng tinh nghịch lọt qua khe cửa, trốn
tìm trong những “hòn bi ve trong veo” đọng trên cành lá, không còn thấy bầu trời
xanh biếc gợn mây. Khung trời của một ngày mới trắng xoá một màu của sương.
Sương làm cho những ngôi nhà, những khóm tre xào xạc lá tựa như nơi nghỉ ngơi
của ông tiên, ông bụt trong các câu chuỵện cổ tích đầy màu sắc huyền bí. Sương
mang lại cảm giác êm ái, mềm mại trong mắt. Sương làm cơ thể run lên vì lạnh.
Cơn gió đầu mùa khẽ mơn man nhẹ qua làn da ấm áp, một cảm giác se lạnh thật
khó tả. Hình như thu đang lướt qua, rất gần…Phải rồi, hạ đang mang đi những
chùm ổi trĩu quả thơm lừng, những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực rộn rã tiếng
ve…bao thức trái ngon hạ mang cất như để dành mùa sau. Gió lạnh đầu mùa chỉ
hơi khiến lòng tôi se lại. Những nỗi nhớ từ trong tiềm thức ào ạt ùa về. Nhớ mùa
hè với những chuyến đi đầy bổ ích. Nhớ những con đường Hà nội thơm mùi cốm
làng Vòng – cái thức quà riêng biệt của đất nước, mang trong nó hương vị mộc
mạc, giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Nhớ con đường từ Tiên
Yên đến thị xã Móng Cái mà hướng dẫn viên du lịch gọi là “đặc sản” bởi cái
ngoằn nghoèo, quanh co của đường một bên là núi, một bên là vực. Nhớ những
con đường ở Trung Quốc nhiều làn xe và không có bụi lại ít gặp ở Việt Nam… Và
nhớ rất nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi học trò. Nhớ ngày tựu trường năm ngoái còn
vui bạn vui bè, vô tư hồn nhiên thì giờ bạn mới thầy mới với bao bỡ ngỡ, vừa lạ
vừa quen. Thời khắc chuyển mùa dường như đang đến, cái thay đổi thất thường
của thời tiết giống như tính khí của mấy cô cậu học trò. Hạ chưa hẳn đã qua, thu
chưa hẳn đã sang, cái chùng chình nửa ở nửa đi ấy lại chính là cơ hội cho những
cơn mưa ngâu. Mẹ tôi kể ngày xưa Ông Ngâu, Bà Ngâu là hai vợ chồng nhưng
ông trời không cho họ ở với nhau mà phải cách xa hai phương trời. Hằng năm, chỉ
có dịp này hai ông bà mới được gặp nhau. Ông trời bắc cầu vồng để họ được thấy
nhau. Tình vợ chồng khiến ông Ngâu, bà Ngâu mừng tủi mà khóc, vừa sung sướng
vì hạnh phúc tràn đầy. Vì thế mà tiết trởi đang nắng lại đổ mưa, sau cơn mưa, cầu
vồng lại hiện lên bừng sáng như nói lên niềm vui hân hoan của hai vợ chồng Ngâu.
Tên mưa Ngâu có từ đó. Đối với tôi, mưa ngâu rất đặc biệt, bởi câu chuyện kể về

nó giống như một thần thoại, giống như một biểu tượng của những giọt nước mắt
hạnh phúc, của khát vọng tình yêu đôi lứa.
Thu đến mà không ồn ào, náo nhiệt như hạ, không tràn trề sức sống như xuân,
không lạnh lùng, khắc nghiệt như đông. Thu dịu dàng và hiền hoà như một cô gái
đang bước vào tuổi trưởng thành không còn quá nhiều ngây thơ, dại dột. Thời khắc
giao mùa để lại trong con mắt trẻ thơ là niềm háo hức tới trường, được học tập vui
chơi, để lại trong mắt tôi và bạn là niềm vui được gặp lại nhau sau một mùa hè
nghỉ ngơi đầy thú vị, để lại trong mắt mỗi chúng ta những xúc cảm diệu kì và tinh
tế về thiên nhiên. Nhưng thời khắc giao mùa lại để lại cho những người cha, người
mẹ nỗi lo toan, trăn trở về ngày tựu trường của con trẻ. Đó là vết chân chim nơi
khoé mắt cha nhọc nhằn từng ngày nuôi con ăn học, là mái tóc bạc trên đầu mẹ lo
nghĩ từng ngày để con khôn lớn thành người. Đừng bao giờ nghĩ rằng, cha mẹ chỉ
lao động vì cuộc sống mưu sinh, vì địa vị hay danh lợi, tiền bạc. Cha mẹ vẫn ngày
đêm lo lắng cho con. Dù cha bạn là một người thợ phu hồ hay mẹ bạn là một
người bán hàng rong, dù họ có là gì thì họ vẫn luôn là người che chở, nuôi nấng
bạn, cho bạn một cuộc sống, cho bạn một năm học mới với đầy đủ sách bút. Vì thế,
đừng bao giờ để cha mẹ buồn nghe bạn ?... Trong cái se lạnh ngoài trời, mặc cái áo
mẹ mua tôi thấy tiết trời thu thật ấm áp, nhưng bạn có biết còn bao sinh linh nhỏ
bé đang không có áo mặc, đôi vai đang run lên vì lạnh – chúng là những đứa trẻ
mồ côi, bị bỏ rơi ra ngoài lề xã hội. Tôi phải cảm thấy hạnh phúc vì mình được đến
trường, vì có biết bao đứa trẻ mơ ước điều đó mà không được. Giá như trong
khoảnh khắc giao mùa, tôi có một điều ước thì tôi ước sao đứa trẻ nào cũng được
đi học để cảm nhận niềm vui tới trường, để tình bạn sẽ sưởi ấm cho những tâm
hồn giá lạnh và non nớt ấy.
Thời khắc giao mùa thật đẹp, trong những giây phút tuyệt vời này, tôi thấy
mình dường như đang lớn lên. Tôi thấy thương cha những ngày phải làm ca đêm,
cái se lạnh của gió ban ngày thì đêm về lạnh gấp bội, thời tiết giao mùa khiến cha
tôi sức khoẻ giảm sút nhiều. Tôi thấy thương mẹ phải làm việc suốt ngày, mẹ hay
mệt mỏi mà có lúc vô tâm tôi chẳng hỏi han lấy một lời. Tôi thương nhiều lắm sự

vất vả của cha mẹ vì tôi. Tôi thấy mình cần phải cố gắng học tập để không phụ
công cha mẹ. Hãy cùng nói: Xin cha mẹ hãy tin tưởng vào con!

21 tháng 9 2019

Mở bài:
- Mỗi mùa có một nét đẹp riêng và người ta thường hay xao xuyến nhất ấy là vào
lúc giao mùa.
- Thời khắc ấy thường diễn ra những biến đổi tinh vi không chỉ ở thế giới của thiên
nhiên mà còn ở cả thế giới của con người.
- Với tôi khoảnh khắc giao mùa từ hè sang thu (từ đông sang xuân, xuân sang hạ…)
để lại nhiều ấn tượng và gợi niềm say mê hơn cả.
(B) Thân bài:
- Cảm nghĩ về thiên nhiên:
+ Nêu các dấu hiệu giao mùa (ví dụ mùa hè sang mùa thu: khí trời mát mẻ, ban
đêm trời se lạnh không đủ rét để mặc một chiếc áo mùa đông nhưng lạnh - đủ để
người ta cảm thấy rùng mình, hoa cúc trong các vườn đua nhau nở, sen trong các
ao úa tàn…)
+ Cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui,
buồn, nhớ nhung về một kỉ niệm tuổi thơ nào đó chẳng hạn…)
- Cảm nghĩ về đời sống con người:
+ Nhịp điệu cuộc sống thay đổi ra sao? (ồn ã, sôi động hay tẻ nhạt)
+ Con người: Vui tươi, phấn khởi, hào hứng đợi chờ (sang xuân) hay thu mình lại,
buồn hơn, suy tư hơn (thu sang đông)…
(C) Kết bài:
Tóm lại, khoảnh khắc giao mùa là những đợt “trở mình” rất duyên của trời đất.

Cảm nhận những biến chuyển lúc giao mùa ấy giúp ta mài sắc những giác quan,
giúp tâm hồn ta sinh động và tinh tế hơn lên.
* Lưu ý: Để làm tốt đề bài này có thể tham khảo thêm ý từ một số bài thơ như:
Sang thu của Hữu Thỉnh, Chợ tết của Đoàn Văn Cừ, Đây mùa thu tới của Xuân
Diệu, ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến…

3 tháng 5 2018

Bạn tham khảo nha:

I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
Học tập là một công việc mà mỗi chúng ta đều trải qua khi trong thời đi học. đi học giúp ta có nhiều kiến thức, nhiều hiểu biết trong xã hội và cuộc sống. chúng ta có thể học ở trường, ở nhà, ở lớp học them hay trên mạng. những nơi đó có thể cho chúng ta kiến thức. nhưng để có một kết quả tốt, bên cạnh việc học ở trường hay ở lớp học them chúng ta cần phải có tinh thần “ tự học”. tự học sẽ giúp bạn tiếp thu bài và hiểu bài hơn sau khi học ở trường về.

II. Thân bài
1. Thế nào là tự học?

  • Tự học là chúng ta tự mình học tập sau khi học ở trường, về nhà chúng ta có thể vạch ra một kế hoạch, một chương trình học cho bản thân mình
  • Tự học không hẳn là học sau khi lên lớp mà còn trước khi đến lớp

2. Chứng minh tự học là tốt trong quá trình học của chúng ta.

  • Mạc Đỉnh Chi vì không có tiền đi học mà phải học ké và về nhà a tự học và đã đỗ trạng nguyên
  • Mã Lương đã tự học và đã được nhiều người biết đến
  • Bác Hồ: bác Hồ đã bôn ba khắp năm châu và đã tự học được rất nhiều thứ tiếng trên thế giới

=> tự học là một công việc tốt và rất có ích cho việc học tập của mỗi chúng ta
3. Phê phán những người không có tinh thần tự học

  • Phê phán những người có thói gét học và xme đó là một cực hình
  • Phê phán những con người lười học
  • Phê phán những người học tủ, học vẹt

4. Đánh giá việc tự học

  • Tự học ở nhà là chúng ta tự học, tự soạn bài và học bài không cần ai nhắc nhở
  • Lên kế hoạch và thời khóa biểu mỗi môn học cho bản thân
  • Khi chúng ta tự học ở nhà thì những bài trên trường ta sẽ hiểu nhanh hơn và không mất thời gian học lại
  • Tự học là một công việc giúp chúng ta chủ động hơn trong học tập và các công việc khác


III. Kết bài

  • Nhờ tự học chúng ta sẽ biết được nhiều kiến thức và nắm vững kiến thức hơn
  • Tinh thần tự học rất cần thiết cho mỗi người kể cả những người không còn đi học
  • Cần tạo cho mình một thói quen tự học
3 tháng 5 2018

TỰ HỌC
I.MB :
- Trong nhà trường, ngoài việc tiếp thu kiến thức do các thầy cô truyền đạt, người học sinh cần có biện pháp mới có thể giỏi được.
- Một trong số những biện pháp có kết quả là phương pháp tự học.
II.TB :
1) GIẢI THÍCH :
-“Tự học” nghĩa là tự mình vạch ra kế hoạch, tự mình đặt ra biện pháp để giúp cho việc học tốt hơn.
-“Tự học” là phần làm việc ở nhà trước khi vào lớp tốt hơn.
2) CHỨNG MINH :
- Trong thực tế có biết bao gương tự học đã làm nên danh phận như: Mạc Đỉnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên, Mã Lương tự học và vẽ như thật, Bác Hồ tự học và biết nhiều thứ tiếng
3) PHÊ PHÁN :
- Những kẻ lười học, xem việc học là khổ sở, là bắt buộc nên chán học , lười hoc.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Việc tự học ở nhà của người học sinh thường là soạn bài,làm bài, học bài, xem trước bài mới
- Người học lên kế hoạch cho mình, học vào lúc nào, học những gì? Cài gì trước, cái gì sau.
- Học sinh chuẩn bị bài trước khi vào lớp sẽ dễ hiểu hơn,sẽ trả lời được các câu hỏi của thầy cô đặt ra, đồng thời tạo ra hứng thú hơn trong việc học.
-“Tự học” là biện pháp giúp người học sinh tự tìm hiểu lấy kiến thức.
-“Tự học” là phương pháp mới giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Đó còn là cơ sở thể hiện năng lực tư duy sáng tạo, biết sắp xếp công việc có khoa học.
- Người học sinh có biện pháp tự học là biết làm chủ lấy mình.
III.KB :
-Tinh thần tự học giúp con người nâng cao kiến thức, tự làm chủ lấy mình, tự đặt ra kế hoạch trong học tập.
- Tinh thần tự học rất cần cho tất cả mọi người.
- Mỗi học sinh cần đề ra cho mình biện pháp tự học.

5 tháng 7 2021

BN THAM KHẢO

 

Người ta thường bảo, ánh sáng mặt trời là thứ chói lóa và ấm áp nhất. Nhưng riêng em thì thấy không phải vậy. Thứ luôn tỏa sáng ấm áp, đem đến cảm giác hạnh phúc, tươi vui, đối với em chính là nụ cười của mẹ.

Nụ cười của mẹ vô cùng xinh đẹp, không phải vì mẹ là một người phụ nữ xinh đẹp. Vì thực ra, mẹ em có ngoại hình bình thường như bao người phụ nữ khác. Vẫn mái tóc đen, đôi mắt sáng, làn da rám nắng khỏe mạnh với bộ trang phục đơn giản. Thế nhưng, đối với em, nụ cười của mẹ đẹp như viên kim cương quý giá. Và có lẽ, trên thế giới này, bất kì người con nào cũng cảm thấy như vậy. Bởi mẹ thật sự là một thiên thần, từ trời cao giáng xuống chở che, bảo vệ cho đứa con thơ. Vậy nên, thật hiển nhiên khi em cảm thấy mẹ em đẹp nhất khi mỉm cười. Lúc ấy, khuôn mặt mẹ dãn ra, đôi mắt cong lên như vầng trăng. Đong đầy trong đôi mắt ấy là niềm vui, sự dịu dàng. Khiến em như chìm đắm vào chốn thiên đường ấy.

 

Mỗi khi được nhìn thấy mẹ cười, mọi mệt nhọc, lo âu trong em đều tan đi hết. Giống như một thần dược vậy. Vì thế, em luôn săn đón, mong chờ niềm vui ấy trong mỗi giây, mỗi phút. Em luôn dành thời gian để ở bên cạnh mẹ thật nhiều. Kể những câu chuyện nhỏ, múa hát, xoay quanh để ngóng chờ nụ cười của mẹ. Em cũng học làm những công việc nhà giúp mẹ, để mẹ được nghỉ ngơi nhiều hơn. Những khi đó, mẹ sẽ mỉm cười thật tươi, thật rạng rỡ - đó là nụ cười của niềm hạnh phúc.

Và em sẽ còn cố gắng hơn nữa, trưởng thành nhanh hơn nữa, để có thể trở thành niềm tự hào, thành điểm tựa cho mẹ. Để mẹ có thể luôn luôn luôn mỉm cười vui sướng.

5 tháng 7 2021

cẢM ơn rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của em ạ nhưng em muốn bài văn nó dựa vào dàn bài ạ ! Cảm ơn rất nhiều ạ

17 tháng 12 2015

Lên mạng coi

 

10 tháng 7 2016

Đánh câu hỏi dàn ý vào goodle biết ngay mà.

11 tháng 5 2016

Khoảnh khắc giao mùa giữa “Nàng Hạ” và “Nàng Thu” có lẽ là khoảnh khắc lạ lùng, xốn xang nhất của tự nhiên. Và bởi thế, nó gieo vào lòng người những xôn xao rung động khiến ta cũng như giao hoà, đồng điệu. Những nét đẹp tinh tế, êm ái ấy thơ ca nào mà cưỡng lại được! Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử,... từng có bao áng thơ rung rinh về thời khắc đặc biệt ấy. Và Hữu Thỉnh cũng nhè nhẹ góp “một chút này” cho thi đề giao mùa: bài thơ “Sang thu”.

       Nét đẹp chuyển thu của bài thơ là vẻ đẹp tinh tế, dịu dàng. Mở đầu bài thơ là sự chuyển động rất tinh vi của sự sống khi hạ dần qua và thu đang đến. Không như những nhà thơ khác cảm nhận màu thu qua sắc vàng của hoa cúc, của lá ngô đồng hay qua tiếng lá khô xào xạc:

“Ơ hay! Buồn vương cây ngô đồng Vàng rơi... vàng rơi... Thu mênh mông”

(Bích Khê)

“Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô”

(Lưu Trọng Lư)

     Cũng không day dứt, run rẩy như những câu thơ Xuân Diệu:

“Những luồng run rẩy rung rinh lá

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”,...

     Hữu Thỉnh đón nhận mùa thu từ những dấu hiệu đời thường, gần gũi:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se”

     Giữa những âm thanh, màu sắc và hương vị đặc trưng của mùa thu đang lan toả, chỉ có "hương ổi" làm nhà thơ bất chợt xao lòng. Đó là thứ hương vị thật dễ dàng để nhận ra ở chốn làng quê thôn dã. Nhưng có phải bởi quen thuộc quá nên đôi khi ta lãng đãng bỏ quên? Để đến khi nhận ra hết thảy chúng ta đều không khỏi bất ngờ: “Bỗng nhận ra hương ổi”. "Hương ổi" không chỉ lan toả mà còn vận động rất mạnh trong không gian: “phả vào trong gió se” như muốn quyện vào để giao hòa với gió. Có lẽ đó là sức sống dạt dào mà Hạ muốn tặng cho Thu chăng? Cơn gió se cũng là hình ảnh rất giản dị, quen thuộc. Đó là chút gió heo may se se lành lạnh mỗi độ đầu thu rất đặc trưng của miền Bắc Việt Nam. Trước Cách mạng, Xuân Diệu từng bị ám ảnh khôn nguôi bởi những làn gió ấy:

 

“Đã nghe rét mướt luồn trong gió”

“Những luồng run rẩy rung rinh lá”,...

       Có điều đó có lẽ bởi nhà thơ của những cảm xúc cảm giác đang độ tuổi thanh xuân rạo rực đang khao khát uống trọn những rung động thiên nhiên. Hữu Thỉnh thì khác, không chỉ bởi đây là khoảng khắc đầu thu dìu dịu mà còn bởi tuổi tác đã vững vàng, ông có đủ cái “tĩnh” để lặng lẽ quan sát những chuyến động của tự nhiên. Và như thế, “Sang thu” sẽ còn mang vẻ đẹp của một tâm hồn nhạy cảm mà điềm đạm, sâu sắc.

       Màn sương thu hình như cũng muốn tận hưởng trọn vẹn hương thơm ngọt ngào và cái lạnh tinh vi đó mà "chùng chình" chưa muốn tan đi.

“Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

      Không gian có sự hoà hợp giữa hương ổi dịu dàng, gió thu nhẹ nhẹ và sương thu mơ màng tạo nên một ấn tượng đặc biệt mà ta khó lòng quên được. "Chùng chình" là sự cố ý muốn làm chậm lại, rung rinh, lay động (sự rung rinh lay động của làn sương hay là sự rung động trong tâm hồn nhà thơ Hữu Thỉnh?). Vạn vật trong thời khắc chuyển mùa vì thế càng trở nên duyên dáng, nhịp nhàng. Cảm quan tinh tế cùa nhà thơ đã phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng, rất duyên đó để rồi xao xuyến: "Hình như thu đã về". Lời reo vui cũng thì thầm nhỏ nhẹ, bâng khuâng vang lên trong lòng Hữu Thỉnh như bước đi của mùa thu.

       Sau giây phút ngỡ ngàng và khe khẽ mừng vui, tác giả lấy lại được cái điềm đạm vốn có để tiếp tục ngắm nhìn thiên nhiên đất trời:

        “Sông được lúc dềnh dàng

 Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

      Vắt nửa mình sang thu".

      “Thu đã về” để sông không phải lo cuồn cuộn cuốn đi con lũ mùa hạ mà “được lúc” nghỉ ngơi “dềnh dàng”. Nhưng đàn chim cũng vì thế mà “bắt đầu” lo cho cái rét đang đến gần mà “vội vã" bay đi. Hai câu thơ đối nhau rất nhịp nhàng cân đối đồng thời dựng lên hai hình ảnh đối lập nhau: Sông dưới mật đất, chim ở trên trời; sông “dềnh dàng” chậm rãi, chim “vội vã” lo lắng,... Hai hình ảnh xinh xắn đó được đặt cạnh nhau để khái quát không gian mặt đất và bầu trời. Đọc đến đây, ta nhớ đến hai câu thơ của Huy Cận cũng có sức bao quát như thế:

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.”

       Nhưng hai câu thơ của nhà thơ “Tràng giang” gợi nỗi rợn ngợp, bơ vơ thoáng chút thảng thốt, hãi hùng: mây liên tiếp nở bung ra “đùn núi bạc” như muốn phủ lấp tất thảy, cánh chim cô đơn mỏng manh như đang sa xuống mặt đất cùng ráng chiều. Còn ở đây, trong câu thơ Hữu Thỉnh, mặt đất êm đềm như dòng sông đang lắng mình suy tư; bầu trời cũng như nhỏ lại, ấm áp hơn theo nhịp vận động “vội vàng” của cánh chim chăm chỉ. Huống chi, trên nền trời ấy còn có hình ảnh một “đám mây mùa hạ / vắt nửa mình sang thu" diệu kì như chiếc cầu vồng rực rỡ sắc màu. Hình ảnh ấy khiến lòng ta rung động, không phải là "lớp lớp mây cao đùn núi bạc" hay "mây biếc về đâu bay gấp gấp" mà lại là "đám mây mùa hạ, vắt nửa mình sang thu". Có thể là một đám, hai đám hay nhiều hơn nữa nhưng có lẽ trong Sang thu mây không thể nào "lớp lớp mây cao" được. Vì mùa thu mới bắt đầu chưa thể nhuốm đượm lên "lớp lớp" sự vật được. Hình ảnh đám mây là một phát hiện rất mới lạ và độc đáo của Hữu Thĩnh. Bức tranh chuyển mùa vì thế càng trở nên sinh động, giàu sắc gợi cảm.

       Không chi cảnh vật mà cả những dấu hiệu của thiên nhiên thời tiết cũng đang ngả dần sang mùa thu dịu mát:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần trong mưa

Sấm cũng bớt bất ngờ

    Trên hàng cây đứng tuổi”

      Nắng, mưa, sấm đã là của cuối mùa nắng lửa. Ánh nắng chói chang ngày nào nay đã "vơi dần trong mưa" trở nên mát mẻ, dễ chịu hơn nhiều. Hai câu thơ cuối cùng gợi cho ta nhiều suy nghĩ, liên tưởng thú vị.

“Sấm cũng bớt bất ngờ

         Trên hàng cây đứng tuổi “…

       Câu thơ không đơn thuần chỉ là giọng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ chiêm nghiệm về đời người. Nhìn cảnh vật biến chuyển khi thu mới bắt đầu, Hữu Thỉnh nghĩ đến cuộc đời khi đã "đứng tuồi". Phải chăng mùa thu của đời người là sự khép lại những tháng ngày sôi nổi với những bất thường của tuổi trẻ và mở ra một mùa mới, một không gian mới, yên tĩnh, trầm lắng hơn. Hai hình ảnh "sấm" và "hàng cây đứng tuổi" vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng cho thấy một Hữu Thỉnh rất đỗi tinh tế, nhạy bén trong cảm nhận và liên tưởng. Thu không đánh thức ta bằng những âm thanh vang động, màu sắc lộng lẫy, hương vị ngạt ngào mà gieo vào lòng ta những thoáng xao động, mơ màng, gợi trong ta những suy nghĩ sâu xa về cuộc sống. Có lẽ vì thế mà thơ thu, trong đó có Sang thu của Hữu Thỉnh rất giàu ý nghĩa.

       Thời khắc “Sang thu” trong bài thơ của Hữu Thỉnh mang một vẻ đẹp tinh tế, trong sáng và dịu nhẹ. Đó là mùa thu của những rung động hồn nhiên, giản dị trong tâm hồn một người thơ đã “đứng tuổi". Và cũng bởi vậy, bài thơ không chỉ đẹp bởi những hình ảnh thơ xinh xắn, đáng yêu mà còn bời một tâm hồn nhạy cảm, giàu chất suy tư và rất đỗi nhân hậu với cuộc đời.

30 tháng 11 2016

- Khi dùng một chiếc kim nhọn châm vào thân thủy tức, xung thần kinh sẽ lan nhanh ra khắp mạng lưới thần kinh, làm cho thủy tức co toàn bộ cơ thể.

- Phản ứng của thủy tức là phản xạ vì thủy tức có tổ chức hộ thần kinh.