K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2019

“Hạ tạ từ khi tháng chín vừa sang
Thu bẽn lẽn như một nàng thiếu nữ
Mùa lại hẹn trở về trên lối cũ…”
Một khúc giao mùa ngân vang, một chút xôn xao kỉ niệm, một khung trời mơ
ước tuổi học trò. Thu sang với bao điều thú vị, thu đọng trong mắt ai là niềm vui,
niềm háo hức, thu đọng trong mắt ai là nỗi muộn phiền, lo toan, trăn trở, thu đọng
trong mắt ai là chút vấn vương kí ức, là nỗi nhớ một khoảnh khắc giao mùa…
Một sớm mai thức dậy, không còn thấy nắng tinh nghịch lọt qua khe cửa, trốn
tìm trong những “hòn bi ve trong veo” đọng trên cành lá, không còn thấy bầu trời
xanh biếc gợn mây. Khung trời của một ngày mới trắng xoá một màu của sương.
Sương làm cho những ngôi nhà, những khóm tre xào xạc lá tựa như nơi nghỉ ngơi
của ông tiên, ông bụt trong các câu chuỵện cổ tích đầy màu sắc huyền bí. Sương
mang lại cảm giác êm ái, mềm mại trong mắt. Sương làm cơ thể run lên vì lạnh.
Cơn gió đầu mùa khẽ mơn man nhẹ qua làn da ấm áp, một cảm giác se lạnh thật
khó tả. Hình như thu đang lướt qua, rất gần…Phải rồi, hạ đang mang đi những
chùm ổi trĩu quả thơm lừng, những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực rộn rã tiếng
ve…bao thức trái ngon hạ mang cất như để dành mùa sau. Gió lạnh đầu mùa chỉ
hơi khiến lòng tôi se lại. Những nỗi nhớ từ trong tiềm thức ào ạt ùa về. Nhớ mùa
hè với những chuyến đi đầy bổ ích. Nhớ những con đường Hà nội thơm mùi cốm
làng Vòng – cái thức quà riêng biệt của đất nước, mang trong nó hương vị mộc
mạc, giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Nhớ con đường từ Tiên
Yên đến thị xã Móng Cái mà hướng dẫn viên du lịch gọi là “đặc sản” bởi cái
ngoằn nghoèo, quanh co của đường một bên là núi, một bên là vực. Nhớ những
con đường ở Trung Quốc nhiều làn xe và không có bụi lại ít gặp ở Việt Nam… Và

nhớ rất nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi học trò. Nhớ ngày tựu trường năm ngoái còn
vui bạn vui bè, vô tư hồn nhiên thì giờ bạn mới thầy mới với bao bỡ ngỡ, vừa lạ
vừa quen. Thời khắc chuyển mùa dường như đang đến, cái thay đổi thất thường
của thời tiết giống như tính khí của mấy cô cậu học trò. Hạ chưa hẳn đã qua, thu
chưa hẳn đã sang, cái chùng chình nửa ở nửa đi ấy lại chính là cơ hội cho những
cơn mưa ngâu. Mẹ tôi kể ngày xưa Ông Ngâu, Bà Ngâu là hai vợ chồng nhưng
ông trời không cho họ ở với nhau mà phải cách xa hai phương trời. Hằng năm, chỉ
có dịp này hai ông bà mới được gặp nhau. Ông trời bắc cầu vồng để họ được thấy
nhau. Tình vợ chồng khiến ông Ngâu, bà Ngâu mừng tủi mà khóc, vừa sung sướng
vì hạnh phúc tràn đầy. Vì thế mà tiết trởi đang nắng lại đổ mưa, sau cơn mưa, cầu
vồng lại hiện lên bừng sáng như nói lên niềm vui hân hoan của hai vợ chồng Ngâu.
Tên mưa Ngâu có từ đó. Đối với tôi, mưa ngâu rất đặc biệt, bởi câu chuyện kể về
nó giống như một thần thoại, giống như một biểu tượng của những giọt nước mắt
hạnh phúc, của khát vọng tình yêu đôi lứa.
Thu đến mà không ồn ào, náo nhiệt như hạ, không tràn trề sức sống như xuân,
không lạnh lùng, khắc nghiệt như đông. Thu dịu dàng và hiền hoà như một cô gái
đang bước vào tuổi trưởng thành không còn quá nhiều ngây thơ, dại dột. Thời khắc
giao mùa để lại trong con mắt trẻ thơ là niềm háo hức tới trường, được học tập vui
chơi, để lại trong mắt tôi và bạn là niềm vui được gặp lại nhau sau một mùa hè
nghỉ ngơi đầy thú vị, để lại trong mắt mỗi chúng ta những xúc cảm diệu kì và tinh
tế về thiên nhiên. Nhưng thời khắc giao mùa lại để lại cho những người cha, người
mẹ nỗi lo toan, trăn trở về ngày tựu trường của con trẻ. Đó là vết chân chim nơi
khoé mắt cha nhọc nhằn từng ngày nuôi con ăn học, là mái tóc bạc trên đầu mẹ lo
nghĩ từng ngày để con khôn lớn thành người. Đừng bao giờ nghĩ rằng, cha mẹ chỉ
lao động vì cuộc sống mưu sinh, vì địa vị hay danh lợi, tiền bạc. Cha mẹ vẫn ngày
đêm lo lắng cho con. Dù cha bạn là một người thợ phu hồ hay mẹ bạn là một
người bán hàng rong, dù họ có là gì thì họ vẫn luôn là người che chở, nuôi nấng
bạn, cho bạn một cuộc sống, cho bạn một năm học mới với đầy đủ sách bút. Vì thế,
đừng bao giờ để cha mẹ buồn nghe bạn ?... Trong cái se lạnh ngoài trời, mặc cái áo

mẹ mua tôi thấy tiết trời thu thật ấm áp, nhưng bạn có biết còn bao sinh linh nhỏ
bé đang không có áo mặc, đôi vai đang run lên vì lạnh – chúng là những đứa trẻ
mồ côi, bị bỏ rơi ra ngoài lề xã hội. Tôi phải cảm thấy hạnh phúc vì mình được đến
trường, vì có biết bao đứa trẻ mơ ước điều đó mà không được. Giá như trong
khoảnh khắc giao mùa, tôi có một điều ước thì tôi ước sao đứa trẻ nào cũng được
đi học để cảm nhận niềm vui tới trường, để tình bạn sẽ sưởi ấm cho những tâm
hồn giá lạnh và non nớt ấy.
Thời khắc giao mùa thật đẹp, trong những giây phút tuyệt vời này, tôi thấy
mình dường như đang lớn lên. Tôi thấy thương cha những ngày phải làm ca đêm,
cái se lạnh của gió ban ngày thì đêm về lạnh gấp bội, thời tiết giao mùa khiến cha
tôi sức khoẻ giảm sút nhiều. Tôi thấy thương mẹ phải làm việc suốt ngày, mẹ hay
mệt mỏi mà có lúc vô tâm tôi chẳng hỏi han lấy một lời. Tôi thương nhiều lắm sự
vất vả của cha mẹ vì tôi. Tôi thấy mình cần phải cố gắng học tập để không phụ
công cha mẹ. Hãy cùng nói: Xin cha mẹ hãy tin tưởng vào con!
Thiên nhiên và đời sống con người trong thời khắc chuyển mùa sang thu thật
nhẹ nhàng, nó giống như một cơn gió lướt qua tâm hồn mang theo lá vàng rơi đầy
hiên và rơi đầy trên những con đường tới lớp, mang theo bầu trời thu trong veo
như cao hơn, nước thu trong veo như sâu hơn, mang theo ngày khai trường lấp
lánh niềm vui. Trong cuộc sống hối hả từng ngày, một chút cảm nhận về khoảnh
khắc giao mùa cũng khiến tôi và bạn thấy cuộc sống thật tuyệt vời.
“Cuối con đường ta gõ cửa mùa thu
Xin mượn khúc dịu dàng ru kí ức
Để ngày mai sống với gì là thực
Để thấy yêu hơn mỗi khúc giao mùa…”
Bài tham khảo 5
Một khúc giao mùa ngân vang, một chút xôn xao kỉ niệm, một khung trời mơ
ước tuổi học trò. Thu sang với bao điều thú vị, thu đọng trong mắt ai là niềm vui,
niềm háo hức, thu đọng trong mắt ai là nỗi muộn phiền, lo toan, trăn trở, thu đọng
trong mắt ai là chút vấn vương kí ức, là nỗi nhớ một khoảnh khắc giao mùa…

Một sớm mai thức dậy, không còn thấy nắng tinh nghịch lọt qua khe cửa, trốn
tìm trong những “hòn bi ve trong veo” đọng trên cành lá, không còn thấy bầu trời
xanh biếc gợn mây. Khung trời của một ngày mới trắng xoá một màu của sương.
Sương làm cho những ngôi nhà, những khóm tre xào xạc lá tựa như nơi nghỉ ngơi
của ông tiên, ông bụt trong các câu chuỵện cổ tích đầy màu sắc huyền bí. Sương
mang lại cảm giác êm ái, mềm mại trong mắt. Sương làm cơ thể run lên vì lạnh.
Cơn gió đầu mùa khẽ mơn man nhẹ qua làn da ấm áp, một cảm giác se lạnh thật
khó tả. Hình như thu đang lướt qua, rất gần…Phải rồi, hạ đang mang đi những
chùm ổi trĩu quả thơm lừng, những chùm hoa phượng vĩ đỏ rực rộn rã tiếng
ve…bao thức trái ngon hạ mang cất như để dành mùa sau. Gió lạnh đầu mùa chỉ
hơi khiến lòng tôi se lại. Những nỗi nhớ từ trong tiềm thức ào ạt ùa về. Nhớ mùa
hè với những chuyến đi đầy bổ ích. Nhớ những con đường Hà nội thơm mùi cốm
làng Vòng – cái thức quà riêng biệt của đất nước, mang trong nó hương vị mộc
mạc, giản dị, thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Nhớ con đường từ Tiên
Yên đến thị xã Móng Cái mà hướng dẫn viên du lịch gọi là “đặc sản” bởi cái
ngoằn nghoèo, quanh co của đường một bên là núi, một bên là vực. Nhớ những
con đường ở Trung Quốc nhiều làn xe và không có bụi lại ít gặp ở Việt Nam… Và
nhớ rất nhiều kỉ niệm đẹp của tuổi học trò. Nhớ ngày tựu trường năm ngoái còn
vui bạn vui bè, vô tư hồn nhiên thì giờ bạn mới thầy mới với bao bỡ ngỡ, vừa lạ
vừa quen. Thời khắc chuyển mùa dường như đang đến, cái thay đổi thất thường
của thời tiết giống như tính khí của mấy cô cậu học trò. Hạ chưa hẳn đã qua, thu
chưa hẳn đã sang, cái chùng chình nửa ở nửa đi ấy lại chính là cơ hội cho những
cơn mưa ngâu. Mẹ tôi kể ngày xưa Ông Ngâu, Bà Ngâu là hai vợ chồng nhưng
ông trời không cho họ ở với nhau mà phải cách xa hai phương trời. Hằng năm, chỉ
có dịp này hai ông bà mới được gặp nhau. Ông trời bắc cầu vồng để họ được thấy
nhau. Tình vợ chồng khiến ông Ngâu, bà Ngâu mừng tủi mà khóc, vừa sung sướng
vì hạnh phúc tràn đầy. Vì thế mà tiết trởi đang nắng lại đổ mưa, sau cơn mưa, cầu
vồng lại hiện lên bừng sáng như nói lên niềm vui hân hoan của hai vợ chồng Ngâu.
Tên mưa Ngâu có từ đó. Đối với tôi, mưa ngâu rất đặc biệt, bởi câu chuyện kể về

nó giống như một thần thoại, giống như một biểu tượng của những giọt nước mắt
hạnh phúc, của khát vọng tình yêu đôi lứa.
Thu đến mà không ồn ào, náo nhiệt như hạ, không tràn trề sức sống như xuân,
không lạnh lùng, khắc nghiệt như đông. Thu dịu dàng và hiền hoà như một cô gái
đang bước vào tuổi trưởng thành không còn quá nhiều ngây thơ, dại dột. Thời khắc
giao mùa để lại trong con mắt trẻ thơ là niềm háo hức tới trường, được học tập vui
chơi, để lại trong mắt tôi và bạn là niềm vui được gặp lại nhau sau một mùa hè
nghỉ ngơi đầy thú vị, để lại trong mắt mỗi chúng ta những xúc cảm diệu kì và tinh
tế về thiên nhiên. Nhưng thời khắc giao mùa lại để lại cho những người cha, người
mẹ nỗi lo toan, trăn trở về ngày tựu trường của con trẻ. Đó là vết chân chim nơi
khoé mắt cha nhọc nhằn từng ngày nuôi con ăn học, là mái tóc bạc trên đầu mẹ lo
nghĩ từng ngày để con khôn lớn thành người. Đừng bao giờ nghĩ rằng, cha mẹ chỉ
lao động vì cuộc sống mưu sinh, vì địa vị hay danh lợi, tiền bạc. Cha mẹ vẫn ngày
đêm lo lắng cho con. Dù cha bạn là một người thợ phu hồ hay mẹ bạn là một
người bán hàng rong, dù họ có là gì thì họ vẫn luôn là người che chở, nuôi nấng
bạn, cho bạn một cuộc sống, cho bạn một năm học mới với đầy đủ sách bút. Vì thế,
đừng bao giờ để cha mẹ buồn nghe bạn ?... Trong cái se lạnh ngoài trời, mặc cái áo
mẹ mua tôi thấy tiết trời thu thật ấm áp, nhưng bạn có biết còn bao sinh linh nhỏ
bé đang không có áo mặc, đôi vai đang run lên vì lạnh – chúng là những đứa trẻ
mồ côi, bị bỏ rơi ra ngoài lề xã hội. Tôi phải cảm thấy hạnh phúc vì mình được đến
trường, vì có biết bao đứa trẻ mơ ước điều đó mà không được. Giá như trong
khoảnh khắc giao mùa, tôi có một điều ước thì tôi ước sao đứa trẻ nào cũng được
đi học để cảm nhận niềm vui tới trường, để tình bạn sẽ sưởi ấm cho những tâm
hồn giá lạnh và non nớt ấy.
Thời khắc giao mùa thật đẹp, trong những giây phút tuyệt vời này, tôi thấy
mình dường như đang lớn lên. Tôi thấy thương cha những ngày phải làm ca đêm,
cái se lạnh của gió ban ngày thì đêm về lạnh gấp bội, thời tiết giao mùa khiến cha
tôi sức khoẻ giảm sút nhiều. Tôi thấy thương mẹ phải làm việc suốt ngày, mẹ hay
mệt mỏi mà có lúc vô tâm tôi chẳng hỏi han lấy một lời. Tôi thương nhiều lắm sự

vất vả của cha mẹ vì tôi. Tôi thấy mình cần phải cố gắng học tập để không phụ
công cha mẹ. Hãy cùng nói: Xin cha mẹ hãy tin tưởng vào con!

21 tháng 9 2019

Mở bài:
- Mỗi mùa có một nét đẹp riêng và người ta thường hay xao xuyến nhất ấy là vào
lúc giao mùa.
- Thời khắc ấy thường diễn ra những biến đổi tinh vi không chỉ ở thế giới của thiên
nhiên mà còn ở cả thế giới của con người.
- Với tôi khoảnh khắc giao mùa từ hè sang thu (từ đông sang xuân, xuân sang hạ…)
để lại nhiều ấn tượng và gợi niềm say mê hơn cả.
(B) Thân bài:
- Cảm nghĩ về thiên nhiên:
+ Nêu các dấu hiệu giao mùa (ví dụ mùa hè sang mùa thu: khí trời mát mẻ, ban
đêm trời se lạnh không đủ rét để mặc một chiếc áo mùa đông nhưng lạnh - đủ để
người ta cảm thấy rùng mình, hoa cúc trong các vườn đua nhau nở, sen trong các
ao úa tàn…)
+ Cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui,
buồn, nhớ nhung về một kỉ niệm tuổi thơ nào đó chẳng hạn…)
- Cảm nghĩ về đời sống con người:
+ Nhịp điệu cuộc sống thay đổi ra sao? (ồn ã, sôi động hay tẻ nhạt)
+ Con người: Vui tươi, phấn khởi, hào hứng đợi chờ (sang xuân) hay thu mình lại,
buồn hơn, suy tư hơn (thu sang đông)…
(C) Kết bài:
Tóm lại, khoảnh khắc giao mùa là những đợt “trở mình” rất duyên của trời đất.

Cảm nhận những biến chuyển lúc giao mùa ấy giúp ta mài sắc những giác quan,
giúp tâm hồn ta sinh động và tinh tế hơn lên.
* Lưu ý: Để làm tốt đề bài này có thể tham khảo thêm ý từ một số bài thơ như:
Sang thu của Hữu Thỉnh, Chợ tết của Đoàn Văn Cừ, Đây mùa thu tới của Xuân
Diệu, ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến…

9 tháng 11 2018

Dàn ý: Cảm nghĩ khi sang Thu

1. Mở bài:

- Mỗi mùa có một nét đẹp riêng, người ta thường có những cảm xúc khác lạ, đặc biệt trong khoảnh khắc giao mùa.

- Trong khoảng khác ấy, cả thiên nhiên, thời tiết và nhịp sống của con người đều có sự thay đổi tinh tế.

- Tôi đặc biệt ấn tượng và có nhiều xúc cảm mỗi khi mùa Thu về

2. Thân bài:

- Cảm nghĩ về thiên nhiên, thời tiết:

   + Nêu các dấu hiệu giao mùa:

Không khí dịu mát, bớt oi nóng.

Ve không còn kêu inh ỏi

Cây cối thay đổi (các loài hoa đặc trưng của mùa thu, lá cây ngả màu, … )

   + Cảm giác của bản thân trước các dấu hiệu chuyển mùa của thiên nhiên (vui hay buồn - nêu lí do)

- Cảm nghĩ về đời sống của con người:

   + Nhịp điệu cuộc sống thay đổi: Mọi người như chậm rãi, nhẹ nhàng hơn.

   + Hoạt động của mọi người thay đổi: thức dậy muộn hơn một chút, ra đường buổi sáng hay tối thì mang thêm áo khoác.

3. Kết bài:

   + Những thay đổi của đất trời khi sang thu thật nhẹ nhàng, tinh tế.

   + Cảm nhận những biến chuyển lúc giao mùa ấy giúp tâm hồn ta linh hoạt, sinh động và yêu cuộc sống hơn.

7 tháng 7 2021

THAM KHẢO

 

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả và bài thơ: Phạm Ngũ Lão là người văn võ toàn tài, có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên. Ông để lại cho đời hai bài thơ trong đó nổi tiếng hơn cả là bài Tỏ lòng.

- Khái quát những suy nghĩ, cảm nhận về tác phẩm này: Bài thơ với âm điệu tự hào về hào khí Đông A và sự tự ý thức về chí làm trai đời Trần làm dấy lên lòng yêu nước và tự hào về dân tộc.

II. Thân bài

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ ra đời trong không khí quân và dân nhà Trần đang hừng hực, sục sôi khí thế chiến đấu và chiến thắng quân Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai. Bài thơ mang âm hưởng tự hào, ngợi ca, cổ vũ, khích lệ.

2. Vẻ đẹp hào hùng của con người thời Trần

a. Vẻ đẹp người anh hùng vệ quốc

- Tư thế: “hoành sóc” – cầm ngang ngọn giáo

+ Ngọn giáo: Là vũ khí chiến đấu của quân đội thời trước

 

+ Tay cầm ngang ngọn giáo: thể hiện sự chủ động, tự tin

+ Bản dịch thơ là “múa giáo”: cách dịch mang tính hình ảnh, hoa mĩ, phù hợp với vần nhịp nhưng chỉ thể hiện được hành động phô trương, biểu diễn bên ngoài, không nói lên được được sức mạnh nội lực bên trong. Cách dịch không thoát ý.

→ Tư thế chủ động, tự tin, vững trãi đầy kiên cường, hiên ngang, hào hùng, sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng

- Tầm vóc

             X

+ Không gian: “Giang sơn” – sông nước, non sông, tổ quốc

-> Không gian vũ trụ rộng lớn, kì vĩ, rợn ngợp. Nam nhi thuở trước thường nói chí tỏ lòng qua không gian vũ trụ rộng lớn.

+ Thời gian: “kháp kỉ thu”: Con số ước lệ tượng trưng cho thời gian dài, vô tận

→ Khẳng định tầm vóc lớn lao, kì vĩ, sánh ngang tầm vũ trụ, lấn át cả không gian và thời gian của người anh hùng nhà Trần. Họ như những dũng tướng uy phong, lẫm liệt.

b. Vẻ đẹp sức mạnh của quân đội nhà Trần.

- Tiềm lực quân đội: “Tam quân” – ba quân tiền quân, trung quân, hậu quân: Ý chỉ quân đội nhà Trần, tiềm lực quân sự của cả dân tộc.

 

→ Tiềm lực quân đội mạnh mẽ, vững vàng

- Khí thế đội quân: Hình ảnh so sánh tăng tiến với hai cấp độ

+ Cấp độ một: “Tam quân” được so sánh với “tì hổ”: Cụ thể hóa sức mạnh của đội quân. Hổ báo là loài mãnh thú, chúa rừng là nỗi khiếp đảm của loài vật khác thì tiềm lực sức mạnh dũng mãnh của quân đội nhà Trần là nỗi khiếp đảm của quân thù

+ Cấp độ hai: Tác giả làm rõ sức mạnh ấy bằng hình ảnh “khí thôn ngưu” có hai cách hiểu, cả hai cách đều đúng:

(1) Khí thế ba quân hùng mạnh nuốt trôi trâu

(2) Khí thế hào hùng ngút trời làm mờ sao Ngưu

→ Khí thế dũng mãnh, hào hùng ngút trời, tinh thần “sát thát” của quân đội nhà Trần được cụ thể hóa bằng những hình ảnh ước lệ.

⇒ Hai câu thơ đầu mang âm hưởng của niềm tự hào mạnh mẽ, đó là biểu hiện của lòng yêu nước.

⇒ Qua hai câu thơ khiến ta thêm yêu và hiểu hơn về sức mạnh và tinh thần chiến đấu, ý chí chiến bại và phẩm chất anh hùng của quân đội nhà Trần. Từ đó có những suy nghĩ và hành động đúng đắn xứng đáng với cha ông.

 

3. Vẻ đẹp chí làm trai qua tâm tình tác giả

a. Món nợ công danh

- Chí nam nhi: Làm trai phải có ý chí nam nhi, xông pha, gánh vác.

- Nợ công danh: Theo quan niệm Nho gia, đây là món nợ mà một kẻ làm trai sinh ra đã phải có trách nhiệm trả. Nó bao gồm hai phương diện lập công và lập danh. Khi hoàn thành hai nhiệm vụ này mới được xem là trả xong món nợ.

→ Trân trọng sự ý thức, trách nhiệm về việc hoàn trả món nợ công danh của tác giả.

b. Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão.

- “Thẹn” là trạng thái xấu hổ, ngại ngùng khi thấy chưa bằng người khác

- “Thuyết Vũ Hầu”: Điển tích Trung Quốc nói về một con người tài năng, mưu chước, hết lòng báo đáp công ơn của chủ tướng, lập được công danh sự nghiệp lớn.

- Phạm Ngũ Lão cũng là một trang nam nhi hết lòng vì nước, cả công lao và danh tiếng đều vang xa. Vậy mà ông vẫn thẹn vì chưa báo đáp được hết ơn chiêu mộ của Trần Quốc Tuấn, chưa tận tâm tận lực trả hết món nợ công danh.

→ Đây là nỗi thẹn của một nhân cách lớn. Thẹn không làm hạ thấp nhân cách mà trái lại làm cho nhân cách cao thượng hơn

→ Thể hiện ý thức muốn cống hiến nhiều hơn nữa cho dân tộc. Đồng thời đánh thức ý thức làm người và chí làm trai cho nam nhi đời Trần.

⇒ Trân trọng ngợi ca nhân cách cao đẹp của người anh hùng Phạm Ngũ Lão

⇒ Rút ra bài học: Sống phải có ước mơ, hoài bão. Phải quyết tâm và cố gắng hết sức để thực hiện ước mơ ấy dù phải trải qua những khó khăn, thử thách.

III. Kết bài

- Khái quát nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Trình bày những cảm nhận chung về bài thơ: Cảm thức chủ đạo là lòng tự hào và niềm kính yêu với cha ông. Nhận thức và hành động của bản thân trong hiện tại và tương lai.


 

7 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Mở bài:

- Giới thiệu vê tác giả Phạm Ngũ Lão: Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn, ông có nhiều sáng tác nói về chí làm trai và lòng yêu nước.

 

- Giới thiệu khái quát nội dung và nghệ thuật bài thơ Tỏ lòng: Tỏ lòng là bài tơ Đường luật ngắn gọn, súc tích, khắc họa vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.

Thân bài:

1. Hình tượng con người và sức mạnh quân đội nhà Trần

a) Hình tượng con người thời Trần

- Hành động: hoành sóc – cầm ngang ngọn giáo

=>Tư thế hùng dũng, oai nghiêm, hiên ngang sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

- Không gian kì vĩ: giang sơn – non sông

=> Không gian rộng lớn, mênh mông, nó không đơn thuần là sông, là núi mà là giang sơn, đất nước, Tổ quốc

- Thời gian kì vĩ: kháp kỉ thu – đã mấy thu

=> Thời gian dài đằng đẵng, không biết đã bao nhiêu mùa thu, bao nhiêu năm đi qua, thể hiện quá trình đấu tranh bền bỉ, lâu dài.

=> Như vậy:

+ Hình ảnh người tráng sĩ cho thấy một tư thế hiên ngang, mạnh mẽ, hào hùng, sẵn sàng lập nên những chiến công vang dội

 

+ Hình ảnh, tầm vó những người tráng sĩ ấy sánh với núi sông, đất nước, với tầm vóc hùng vĩ của vũ trụ.

+ Người tráng sĩ ấy ra đi bảo vệ Tổ quốc ròng rã mấy năm trời àm chưa từng một giây phút nào cảm thấy mệt mỏi mà trái lại vẫn bừng bừng khí thế hiên ngang, bất khuất, hùng dũng

b) Hình tượng quân đội thời Trần

- “Tam quân” (ba quân): tiền quân, trung quân, hậu quân – quân đội của cả đất nước, cả dân tộc cùng nhau đứng lên để chiến đấu.

- Sức mạnh của quân đội nhà Trần:

+ Hình ảnh quân đội nhà Trần được so sánh với “tì hổ” (hổ báo) qua đó thể hiện sức mạnh hùng dũng, dũng mãnh của đội quân.

+ “Khí thôn ngưu”: khí thế hào hùng, mạnh mẽ lấn át cả trời cao, cả không gian vũ trụ bao la, rộng lớn.

=> Với các hình ảnh so sánh, phóng đại độc đáo, sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, giữa hình ảnh khách quan với cảm nhận chủ quan đã cho thấy sưc mạnh và tầm vóc của quân đội nhà Trần.

=> Như vậy, hai câu thơ đầu đã cho thấy hình ảnh người tráng sĩ hùng dũng, oai phong cùng tầm vóc mạnh mẽ và sức mạnh của quân đội nhà Trần. Nghệ thuật so sánh phong đại cùng giọng điệu hào hùng mang lại hiệu quả cao.

2. Nỗi lòng muốn bày tỏ của tác giả

- Giọng điệu: trầm lắng, suy tư, qua đó bộc lộ tâm trạng băn khoăn, trăn trở

 

- Nợ công danh: Theo quan niệm nhà Nho, đây là món nợ lớn mà một trang nam nhi khi sinh ra đã phải mang trong mình. Nó gồm 2 phương diện: Lập công (để lại chiến công, sự nghiệp), lập danh (để lại danh thơm cho hậu thế). Kẻ làm trai phải làm xong hai nhiệm vụ này mới được coi là hoàn trả món nợ.

- Theo quan niệm của Phạm Ngũ Lão, làm trai mà chưa trả được nợ công danh “thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”:

+ Thẹn: cảm thấy xấu hổ, thua kém với người khác

+ Chuyện Vũ Hầu: tác giả sử dụng tích về Khổng Minh - tấm gương về tinh thần tận tâm tận lực báo đáp chủ tướng. Hết lòng trả món nợ công danh đến hơi thở cuối cùng, để lại sự nghiệp vẻ vang và tiếng thơm cho hậu thế.

=> Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão hết sức cao cả của một nhân cách lớn. Thể hiện khát khao, hoài bão hướng về phía trước để thực hiện lí tưởng, nó đánh thức ý chí làm trai, chí hướng lập công cho các trang nam tử.

=> Với âm hưởng trầm lắng, suy tư và việc sử dụng điển cố điển tích, hai câu thơ cuối đã thể hiện tâm tư và khát vọng lập công của Phạm Ngũ Lão cùng quan điểm về chí làm trai rất tiến bộ của ông.

Kết bài

- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật.

- Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: Sống phải có ước mơ, hoài bão, biết vượt qua khó khăn, thử thách để biến ước mơ thành hiện thực, có ý thức trách nhiệm với cá nhân và cộng đồng.

7 tháng 7 2021

Cảm hứng chủ đạo của văn học dân tộc trong giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là cảm hứng yêu nước, anh hùng ca. Các tác phẩm phản ánh được âm hưởng hào hùng của các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, mang âm điệu khỏe khoắn của cuộc sống yên bình, thịnh trị. Hào khí Đông A chính là bầu không khí chung đầy nhiệt huyết, mạnh mẽ của văn học thời kì này, thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ, ý chí quyết tâm, khát vọng sâu thẳm, lòng tự hào.dân tộc đẹp đẽ của con người. Nằm trong mạch nguồn ấy, Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão là một bài thơ độc đáo, được ra đời trong không khí quyết chiến quyết thắng của triều đại nhà Trần chống giặc Mông xâm lược.

Hai câu thơ đầu tiên mở ra tư thế của người nghĩa sĩ, tráng sĩ trong cuộc chiến đấu của dân tộc. Đó ià một tư thế đẹp đẽ, oai hùng, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Bản dịch thơ làm mất giá trị gợi hình của bản phiên âm. Trong bản phiên âm, có sự đối lập giữa hình ảnh người tráng sĩ và không gian trời đất, vũ trụ, nhưng không thấy con người nhỏ bé, đơn chiếc mà hiển hiện một tư thế sừng sững, uy nghi. Hình ảnh người tráng sĩ cắp ngang ngọn giáo tạo nên bức tượng đài nghệ thuật về con người trong cuộc chiến đấu bảo vệ dân tộc, không mệt mỏi, chán nản mà tràn đầy khí phách.

Câu thơ thứ hai thể hiện khí thế, sức mạnh của “ba quân”. Đó không chỉ là sức mạnh của quân đội mà còn là sức mạnh của cả dân tộc, đất nước. Hình ảnh cả dân tộc đứng dậy- chông ngoại xâm truyền cho người đọc một cảm hứng ngợi ca, tự hào sâu sắc. So với bản phiên âm, bản dịch thơ chưa chuyển tải được khí thế hào hùng của dân tộc chống ngoại xâm khi đánh mất chữ tì hổ. Đó chính là ý thức sâu sắc của tác giả về sức mạnh, tiềm lực của dân tộc, đất nước. Đặc biệt, khí thê ấy có thể làm át cả sao Ngưu, trời cao. Sức mạnh của dân tộc lớn lao hơn cả sức mạnh của đất trời, của tạo hóa. Câu thơ thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc mạnh mẽ của Phạm Ngũ Lão.

Nếu như câu thơ đầu tiên thể hiện cái tôi tráng sĩ thì câu thơ thứ hai lại khẳng định cái ta cộng đồng dân tộc. Tư thế của con người được lồng trong tư thế của dân tộc. Chính sự hòa quyện, lồng ghép ấy tạo nên tứ thơ đẹp, kì vĩ, mang đậm âm hưởng sử thi, vừa hào hùng, vừa vĩ đại, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc. Hình ảnh người anh hung của cả một dân tộc anh hùng là hình ảnh cụ thể đặt trong hình ảnh mang tính chất khái quát, là cặp hình ảnh quen thuộc, truyền thống của thơ ca cổ, có giá trị nâng tầm thời đại, chở đi tư thế cả dân tộc đấu tranh, đầy đẹp đẽ, hiên ngang. Giọng thơ hào sảng, phấn chấn, mang đậm âm hưởng hào khí Đông A, hai câu thơ đầu là bức tranh hoành tráng về không khí chiến đấu, chiến thắng, về tư thế con người dân tộc trong đấu tranh. Thơ Phạm Ngũ Lão sử dụng hình ảnh ước lệ song vẫn bộc lộ được sự chân thực trong cảm xúc của tác giả. Hiện thực lịch sử là hoàn cảnh điển hình nảy sinh xúc cảm đẹp trong tâm hồn người nghệ sĩ và truyền cảm hứng ngợi ca, hào hùng đầy phấn chấn cho người tiếp nhận.

Hai câu thơ sau, Phạm Ngũ Lão đưa ra quan niệm về công danh, hay chính là quan niệm về chí làm trai trong xã hội phong kiến, liên quan đến thi cử, lập thân, đỗ đạt để ra làm quan. Quan niệm của Phạm Ngũ Lão có sự biến đổi mới mẻ: chí làm trai, công danh chính là sự gánh vác của con người với sự nghiệp lớn lao của đất nước, làm rạng danh dân tộc, làm vẻ vang quê hương. Quan íiiệm giặc còn, nợ công danh vẫn còn của ông thể hiện ý chí chiến đấu bền bỉ, lòng quyết tâm chống giặc mạnh mẽ. Người tráng sĩ phải có chí lớn, có trách nhiệm với quốc gia, dân tộc.

Nếu công danh là chí, là nợ thì thẹn công danh cũng là điều dễ hiểu. Phạm Ngũ Lão mượn cách nói ước lệ, sử dụng điển tích, điển cố mà gửi gắm tâm trạng của mình. Đó vừa là sự khiêm tốn, tế nhị, vừa là sự khẳng định một cách đúng mực về cái tôi của chính mình. Người đọc nhận ra cái thẹn cao cả, khẳng định một nhân cách đẹp đẽ, đáng kính trọng của Phạm Ngũ Lão. Như vậy, trong quan niệm của tác giả, người anh hùng phải có chí lớn, có cái tâm cao cả, phải là người anh hùng của cả một dân tộc anh hùng. Hào khí Đông A, tinh thần yêu nước không thể hiện bằng triết lí khô cứng mà là sự giãi bày nỗi lòng của tác giả, được viết ra bằng một giọng văn súc tích, “quí hồ tinh bất quí hồ đa”.

7 tháng 7 2021

THAM KHẢO

 

1.Mở bài: Giới thiệu cảnh cánh đồng đang mùa gặt hái.

(Sáng nay em thức giấc sớm hơn thường nhật bởi những âm thanh rộn rã của thôn quê đang vào mùa gặt. Cả cánh đồng vàng xuộm cũng bừng tỉnh dưới những tia nắng đầu tiên của ngày hè oi ả với cái mùi ẩm ẩm, nồng nồng, dằm dặm mà có lẽ lũ bạn nội thành của em chẳng bao giờ cảm nhận được)

 

2. Thân bài:

 

a. Tả bao quát

- Cánh đồng lúa từ xa xa như thế nào (tấm thảm khổng lồ), có điểm gì nổi bật khác với thường ngày? (rộn rã, đông vui, sắc màu, trù phú)

b. Tả chi tiết

- Từng cây lúa uốn cong trĩu hạt vàng

- Hương thơm thoang thoảng trong gió nhè nhẹ

- Mới đây cánh đồng còn phủ một màu xanh mà bây giờ đã thành màu vàng rực rỡ

c. Quang cảnh ngày mùa

- Mọi người đều tấp nập ra đồng thu hoạch lúa

- Những chiếc máy gặt ăn lúa rào rào, mọi người trò chuyện bàn tán về năng suất lúa rôm rả, vui vẻ

- Cánh đồng là thành quả lao động mệt nhọc của người nông dân

- Những chú chim sẻ tinh nghịch thỉnh thoảng lại sà xuống nhặt những hạt thóc rơi vãi

 

3. Kết bài:

 

- Nhận xét của em trước vẻ đẹp của cánh đồng lúa vào mùa gặt

- Tình cảm của em đối với cánh đồng và quê hương như thế nào?

- Em có suy nghĩ gì về công sức của người nông dân khi làm ra hạt gạo?

7 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

a. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về cánh đồng lúa chín mà em muốn miêu tả.

Gợi ý: Ở quê em vào những ngày hè tháng 6, nhịp sống bỗng trở nên nhộn nhịp và tấp nập. Người rửa sân, người dọn kho, người thuê máy móc… Tất cả, là bởi vì ruộng lúa được chăm sóc suốt bao tháng trời, nay đã đến ngày thu hoạch. Cả một cánh đồng rộng lớn ấy nay đã chín vàng ươm.

b. Thân bài

- Miêu tả khung cảnh chung ở cánh đồng:

Bầu trời mùa hè cao và rộng, trong xanh không một gợn mây

Ánh nắng ấm áp đổ thẳng xuống cánh đồng, ngôi làng như dòng suối

Những hàng cây đa, cây tre, cây bàng dọc bờ ruộng cao lớn, xanh um tỏa bóng mát

Vạt cỏ theo lối đi giữa các thửa ruộng tươi tốt, xanh ngắt

Luống nước chảy men theo các ô ruộng đầy nước mát, chảy róc rách vui tai

Trên tán cây, bầy chim sẻ ríu ra ríu rít chờ ngày mùa diễn ra

Những cơn gió mát rượi, quét qua cánh đồng, dòng sông mang theo hương lúa chín thơm ngào ngạt 

- Miêu tả cánh đồng lúa chín:

Cả cánh đồng lúa rộng mỏi cánh cò bay nay đã chín vàng rực rỡ

Màu vàng của lúa đẹp như màu của vàng bạc, châu báu vì nó mang đến sự ấm no, yên vui cho dân làng

Dưới ánh nắng rực rỡ của mùa hè, cả cánh đồng như phát sáng

Những bông lúa cong mình xuống như lưỡi liềm, phất phơ trong gió

Trên bông lúa là các hạt thóc vàng mẩy như hạt cườm, nặng trĩu

Mỗi khi có gió thổi qua, các bông lúa rung rinh, nhấp nhô, khiến cánh đồng như mặt biển đang dậy sóng

Thỉnh thoảng lại bắt gặp vào cánh cò trắng muốt bay lượn là là sát mặt lúa, đẹp như tranh vẽ

- Miêu tả hoạt động của con người trên cánh đồng lúa chín:

Người nông dân kiểm tra tỉ mẩn từng bông lúa, từng thửa ruộng để chọn ngày gặt hái

Người đi xem lúa đông vui, rộn ràng, ai cũng vui vẻ, hạnh phúc vì được đón một mùa bội thu

Ven bờ, các máy gặt đã được đưa về, chờ ngày sử dụng

Lác đác vào bạn học sinh ra đồng xem lúa theo bố mẹ, ngồi chơi đủ trò trên bãi cỏ cạnh cánh đồng

Có một vài người khách đem máy ảnh, điện thoại ra chụp để lưu giữ lại vẻ đẹp tuyệt vời này

c. Kết bài

Tình cảm của em dành cho cánh đồng lúa chín.

Gợi ý: Em yêu lắm cánh đồng lúa chín vàng ươm rực rỡ. Không chỉ vì đó là một cảnh đẹp tuyệt vời. Mà còn vì đó là thành quả sau bao ngày tháng vất vả của ông bà, cha mẹ. Em mong rằng trời hãy cứ mưa thuận gió hòa, người dân vẫn cứ khỏe mạnh, cần cù, để cánh đồng mỗi năm lại được hai lần vàng ươm.