K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới : Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé.Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp.. Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá, mấy cây sung và chích...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới : 

Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé.

Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp.. 

Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá, mấy cây sung và chích choè huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đoá hoa kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập loè của đoá đèn hoa ấy.

Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thức nhung gấm, bạc, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. Thật là giàu sang mà cũng thật là trinh bạch, cảnh vườn là cảnh vắng lặng dung hoà với nghìn thứ âm nhạc, có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá. 

a) Phân đoạn bài bằng cách dùng hai gạch chéo ( // ) để ngăn cách . 

b) Xác định nội dung của từng đoạn . 

Nhanh nhé ! Mình đang cần gấp lắm ! 

2
10 tháng 9 2019

đó là bài tập làm văn gì đấy ạ??

10 tháng 9 2019

Sau trận mưa rào bn nhé !  

SAU TRẬN MƯA RÀOMột giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé.Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp…Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá, mấy cây sung và chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến...
Đọc tiếp

SAU TRẬN MƯA RÀO
Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé.
Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp…Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá, mấy cây sung và chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đóa hoa kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của đóa đèn hoa ấy.
Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thức nhung gấm, bạc, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. thật là giàu sang mà cũng thật là trinh bạch. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng dung hòa với nghìn thứ âm nhạc, có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá. 

Gạch chân dưới bộ phận chủ ngữ trong từng câu văn trong bài

1
12 tháng 3 2018

SAU TRẬN MƯA RÀO
Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé.
Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp…Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá, mấy cây sung và chích chòe huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đóa hoa kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của đóa đèn hoa ấy.
Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thức nhung gấm, bạc, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. Thật là giàu sang mà cũng thật là trinh bạch. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng dung hòa với nghìn thứ âm nhạc, có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá. 

Mik chưa chắc chắn lắm đâu, nếu mak có sai mong bn thông cảm!!

5 tháng 11 2017

người ta

5 tháng 11 2017

con dong

17 tháng 10 2021

Tn: Mùa hè

Cn: Mặt đất

Vn: cũng chóng khô như đôi mắt em bé

17 tháng 10 2021

 Mùa hè, / mặt đất / cũng chóng khô như đôi má em bé

   TN           CN                              VN

1 tháng 5 2023

Cứu tôi vớiiiiiiiiiiiiiiiiii

1 tháng 5 2023

1. (0.5 điểm) A. Đôi má em bé

2. (0.5 điểm) D. Mặt trời

3. (0.5 điểm) C. Ba

4. (0.5 điểm) C. Ba hình ảnh

5. (0.5 điểm) C. Gõ kiến, cây sung, ong, gió, mặt trời, hoa cẩm chướng, hoa kim hương, bướm

6. (0.5 điểm) B. Tả vẻ đẹp tươi mát, rực rỡ của cảnh vật sau trận mưa rào

7. (1 điểm)

- Nhóm 1: phân vân, do dự

- Nhóm 2: se sẽ, nhè nhẹ

- Nhóm 3: quyến luyến, quấn quýt

8. (1 điểm)

Sau cơn mưa, cây cối đã tràn đầy vẻ tươi mát, không còn khô héo như ngày hôm qua.

9. (1 điểm)

- Nghĩa gốc: Bé đi trên sân trường.

5 tháng 1 2021

Giải được mình cho

5 tháng 1 2021

cho nhé

Bài tập hè 2023.ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 Phần I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới: “Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có...
Đọc tiếp

Bài tập hè 2023.ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1 Phần I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới: “Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát. Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Và đối với người có tư duy tích cực, “nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity). Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.” (Theo Tony Buổi sáng, Cà phê cùng Tony, Tư duy tích cực, NXB Trẻ, 2016, tr 37) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong câu văn và nêu tác dụng “Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát.” Câu 3. Xét về cấu tạo, câu văn “Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch.” thuộc kiểu câu gì ? Câu 4. Từ “cháy” trong câu văn “Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.” được tác giả dùng nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? vì sao? Phần II. LÀM VĂN Câu 1. (2,0 điểm)Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, viết đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) em hãy trình bày suy nghĩ của mình về lòng vị tha. Câu 2. (5 ,0 điểm)Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong phần trích sau: “... Chàng quỳ xuống đất vâng lời dạy. Nàng rót chén rượu đầy tiễn chồng mà rằng: - Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thể là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trồng liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cảnh không bay bổng. Nàng nói đến đây, mọi người đều tựa hai hàng lệ. Rồi đó, tiệc tiễn vừa tàn, áo chàng đành rứt. Ngước mắt cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san! Bấy giờ, nàng đương có mang, sau khi xa chồng vừa đẩy tuần thì sinh ra một đứa con trai, đặt tên là Đản. Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được, Bà mẹ cũng vì nhớ con mà dân sinh ổm. Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn, Song bệnh tình mỗi ngày một trầm trọng, bà biết không sống được, bèn trối lại với nàng rằng: - Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời. (...) Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chăng pha lệ. Bà cụ nói xong thì mất, Nàng hết lời thương xót, phàm việc và cay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình." (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ, SGK Ngữ văn 9. Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam - 2017)

2
10 tháng 8 2023

Phần I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới:

“Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực. Cái thiện có thể sẽ thua cái ác trong một thời điểm nhưng chung cuộc sẽ chiến thắng. Cứ sau một sự cố, con người lại tìm nguyên nhân và khắc phục nó. Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch. Lỗi lầm của người khác, thay vì giữ trong lòng và tức giận, thôi bỏ qua, mình sẽ thấy thoải mái hơn rất nhiều. Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát. Trong từ Hán Việt, nguy cơ bao gồm nguy và cơ. Và đối với người có tư duy tích cực, “nguy” (problem) sẽ được họ biến thành “cơ” (opportunity). Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.”

(Theo Tony Buổi sáng, Cà phê cùng Tony, Tư duy tích cực, NXB Trẻ, 2016, tr 37)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận

Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong câu văn và nêu tác dụng “Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia ly, mất mát.”

BPTT: so sánh "sống được 100 năm, xem như là một bộ phim 100 tập"

Tác dụng: đóng vai trò bật nên suy nghĩ của tác giả về cách sống vui vẻ hạnh phúc lạc quan thay vì lúc nào cũng đau khổ mỏi mệt. Qua đó câu văn tăng nên giá trị diễn đạt hơn đến đọc giả.

Câu 3. Xét về cấu tạo, câu văn “Sau lũ lụt, phù sa sẽ làm màu mỡ hơn cho cánh đồng, sâu bọ sẽ bị quét sạch ra biển, dư lượng hóa chất trong đất đai sẽ bị rửa sạch.” thuộc kiểu câu trần thuật.

Câu 4. Từ “cháy” trong câu văn “Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.” được tác giả dùng theo nghĩa chuyển. Vì ý tác giả là sống và nỗ lực hết mình bằng hết tất cả thời gian công sức mình có được, tự tin vào bản thân, đốt cháy nên lòng đam mê và nhiệt huyết để từ đó cuộc đời ta thêm càng rực rỡ.

Phần II. LÀM VĂN Câu 1. (2,0 điểm)Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, viết đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) em hãy trình bày suy nghĩ của mình về lòng vị tha.

Dàn ý:

Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề nghị luận "lòng vị tha"

+ Gam màu cuộc sống sẽ thật héo hắt im chìm nếu con người ta sống mà không có lấy tấm lòng vị tha, bao dung người khác.

Thân đoạn:

- Lòng vị tha là tấm lòng tha thứ, bao dung và thấu hiểu cho những lỗi lầm nhỏ hay khuyết điểm nhỏ của người khác.

- Lòng vị tha xuất phát từ tình yêu thương trong tâm hồn và trái tim của mọi người.

- Chúng ta cần có lòng vị tha trong cuộc sống vì:

+ Lòng vị tha là một giá trị đạo đức quan trọng giúp chúng ta xây dựng một xã hội tốt đẹp

+ Lòng vị tha giúp chúng ta hiểu và chia sẻ khó khăn, đau thương của người khác.

+ Giúp chúng ta có thể tha thứ, đồng cảm và hỗ trợ nhau trong cuộc sống. => tạo ra môi trường hòa bình, đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau.

+ ....

- Phản đề:

+ Phê phán những người không có lòng vị tha trong cuộc sống.

- Liên hệ bản thân:

+ Mình đã có lòng vị tha chưa và mình thể hiện tấm lòng đó như thế nào qua việc gì?

Kết đoạn:

- Tổng kết lại vấn đề.

+ Lòng vị tha có khả năng lan tỏa và tạo ra một chuỗi hành động tốt đẹp. Khi chúng ta làm điều tốt cho người khác, họ có thể tiếp tục làm điều tương tự cho người khác hoặc giúp lại chính mình.

10 tháng 8 2023

Phần II:

Câu 2:

Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực. Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Người con gái ấy mang tên Vũ Nương, tài sắc vẹn toàn: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Khi ấy, trong làng có Trương Sinh - một chàng trai vô học lại có tính đa nghi mến dung hạnh của nàng xin mẹ trăm lạng vàng cưới về. Biết thế, nàng vẫn luôn đoan trang giữ phép không ngày nào để vợ chồng bất hòa. Làm một người vợ thương chồng, thảo với mẹ; 4 chữ "công", "dung", "ngôn", "hạnh" nàng đều có không sót gì. Khi chồng buộc phải đi lính đầu 3 năm, nàng rằng chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm và lo lắng cho chồng hết mực bằng cả tấm lòng chân thành thủy chung của mình: "tiện thiếp băn khoăn ... nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trong liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú!...". Nàng đặt mình ở thế dưới cũng lại đặt hết tình thương mình dành cho chồng. Rồi khi ngày qua tháng lại, mẹ Trương Sinh bệnh tình trầm trọng nàng hết lòng chăm sóc rồi cả hết sức thuốc thang lễ bái thần phật. Không chỉ chăm về sức khỏe nàng còn ngọt ngào khuyên lơn mẹ chồng. Khi bà cụ mất, nàng hết lòng thương xót tế lễ lo liệu vô cùng đủ đầy và tử tế. Từ đây ta thấy rằng Vũ Nương thực là một người vợ thương chồng con, có hiếu với mẹ chồng. Quả là một người phụ tài sắc toàn vẹn!

Tuệ Lâm

Đọc bài văn và thực hiện các yêu cầu ở dưới :                                                                       Cây cơm nguội      Dọc mấy dãy phố trung tâm có những hàng cây cơm nguội. Cái tên nghe chẳng gợi cảm tí nào. Cũng có người gọi nó là cây sếu vì cái thân hình gầy guộc, leo kheo của nó.      Hằng năm, cây đâm lá, ra hoa, nảy chồi như theo một lịch trình riêng, chẳng giống một loài cây...
Đọc tiếp

Đọc bài văn và thực hiện các yêu cầu ở dưới :
                                                                       Cây cơm nguội
      Dọc mấy dãy phố trung tâm có những hàng cây cơm nguội. Cái tên nghe chẳng gợi cảm tí nào. Cũng có người gọi nó là cây sếu vì cái thân hình gầy guộc, leo kheo của nó.
      Hằng năm, cây đâm lá, ra hoa, nảy chồi như theo một lịch trình riêng, chẳng giống một loài cây nào trong thành phố. Giữa mùa hè xanh ngát, cây cho bóng mát lăn tăn. Mùa đông, cây rụng hết lá, trơ cành trong sường mờ, trong mây bạc. Nhìn những hàng cây khẳng khiu trong gió lạnh, ta ngỡ như đang chơi vơi trong reanh thủy mặc. Cơm nguội rụng lá trước mọi loài. Tháng mười, khi hoa sữa vừa tỏa ngát hương thì cũng là lúc lá cơm nguội vàng au bay đầy mặt đất. Nhưng hồi sinh sớm nhất cũng chính là cơm nguội. Ngay từ giữa tháng Chạp, khi bàng còn đang mải miết thả những bức thư đỏ đầy mặt đất thì từ những cành tưởng như đã chết khô bật ra những chấm màu đồng điếu hay tím hông. Những chấm phá ấy chẳng bao lâu chuyển ra màu lá mạ hay xanh non như nõn chuối. Tắm trong nắng sớm, mưa xuân, lá cơm nguội nhỏ xíu gợi đến màu nõn nà ngon như những hạt cốm đầu mùa. Cơm nguội sống lâu hàng trăm năm, có khi còn dài hơn cả một đời người. Nó làm thơ mộng cho phố xá, nó như biết sẻ chia với người đời qua những tiếng thì thầm, lao xao, khi có cơn gió nhé.
      Hoa không thơm, cành không thẳng, lá không to, cơm nguội thật khiêm nhường. Nhưng hơn nhiều loài khác, nó có sức sống bền lâu và có khả năng vượt bậc về sức chịu đựng. Nó là loài cây kiên nhẫn.
1. Hãy nêu trình tự tả cây cơm nguội của tác giả.
2. Gạch dưới những hình ảnh so sánh có trong bài văn.

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
11 tháng 3 2019

1. Trình tự miêu tả của tác giả: theo trình tự thời gian. (theo mùa)

2. Các phép so sánh:

- Cây đâm lá ra hoa nảy chồi như theo một lịch trình riêng.

- Nhìn những cành cây khẳng khiu trong gió lạnh, ta ngỡ như đang chơi vơi trong tranh thủy mặc.

- Ngay từ giữa tháng Chạp, khi bàng còn đang mải miết thả những bức thư đỏ đầy mặt đất thì những cành cây tưởng như chết khô ấy bật ra những chấm màu đồng điếu điếu hay tím hồng.

- Những chấm phá ấy chẳng bao lâu chuyển ra màu lá mạ hay xanh non như nõn chuỗi.

- Tắm trong nắng sớm... màu nõn nà ngon như những hạt cốm đầu mùa.

- Nó làm thơ mộng cho phố xá, như biết cia sẻ với người đời qua  những tiếng thì thầm.

Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.a. Tá lá Có những cây mùa nào cũng đẹp, như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, có thể nhìn cả ngày không...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

a. Tá lá 

Có những cây mùa nào cũng đẹp, như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, có thể nhìn cả ngày không chán.

(Đoàn Giỏi)


– Câu mở đầu đoạn cho biết điều gì?

– Lá bàng được tả theo trình tự nào?

– Theo em, tác giả yêu thích màu lá cây bàng vào mùa nào nhất?

b. Tả hoa

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi toả khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhuỵ li ti giữa những cánh hoa.

(Mai Văn Tạo)


– Đoạn văn tả những đặc điểm nào của hoa sầu riêng?

– Biện pháp so sánh giúp làm nổi bật đặc điểm nào của hoa?

c. Tả quả

Mùa hè đã đến. Thoắt cái, những chùm nhãn mới đậu đã nhú đều như hạt gạo, hàng nghìn hàng nghìn quả. Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả. Thế là quả lớn như thổi: bằng hạt ngô, rồi bằng hòn bi, tròn, đều và chắc. Những quả nhãn no đầy sữa mẹ, ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.

(Theo Vũ Tú Nam)

– Tìm câu văn sử dụng biện pháp so sánh, nhân hoá để tả quả nhãn. 

– Nêu tác dụng của những biện pháp đó.

d. Tả thân cây

Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với ngón tay quều quào xoè rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.

(Theo Lép Tôn-xtôi)

Những từ ngữ nào tả thân cây sồi gây ấn tượng mạnh đối với em? 

1
NG
29 tháng 9 2023

a.

- Câu mở đầu đoạn cho biết cây bàng mùa nào cũng đẹp.

- Lá bàng được tả theo trình tự thời gian từ mùa xuân đến mùa đông

- Theo em, tác giả yêu thích màu lá cây bàng vào mùa đông nhất. Vì mùa đông lá bàng đỏ như đồng, có thể nhìn cả ngày không chán.

b.

- Đoạn văn tả những đặc điểm: thời gian trổ hoa, hương thơm, màu sắc và hình dáng của hoa sầu riêng.

- Biện pháp so sánh giúp làm nổi bật đặc điểm hương thơm và hình dáng cánh hoa của hoa.

c.

- Câu văn sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa để tả quả nhãn là: 

+ Câu văn sử dụng biện pháp so sánh: Thoắt cái, những chùm nhãn mới đậu đã nhú đều như hạt gạo, hàng nghìn, hàng nghìn quả. Như một bà mẹ thương con, cây nhãn dồn tất cả sữa ngọt sữa ngon của mình lên các chùm quả. Thế là quả lớn như thổi: bằng hạt ngô, rồi bằng hòn bi, tròn, đều và chắc. 

+ Câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa: Những quả nhãn no đầy sữa mẹ, ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè đã chín ngọt lự.

- Tác dụng của những biện pháp đó là:

+ Làm cho câu văn trở nên sinh động, gần gũi với con người.

+ Giúp người đọc hình dung rõ hơn về sự vật, sự việc được nói đến trong câu.

d.

- Những từ ngữ tả thân cây sồi gây ấn tượng mạnh đối với em là: sừng sững, nứt nẻ đầy vết sẹo, to xù xì không cân đối, quều quào xòe rộng, con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh, ....

4 tháng 7 2018

so sánh .Chúc bạn học tốt nha 

4 tháng 7 2018

so sánh